DU LICH LICH SU

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

CHO HOA XUÂN TAN MAO 2011





































CHO HOA XUÂN TAO DAN TAN MAO 29/1/2010
Cũng như mọi năm ,cứ dịp xuân về công viên Tao Đàn mở hội hoa xuân ,có rất nhiều gian hàng ,từ những chậu hoa cúc vàng truyền thống ,hoa lan,bonsai,gian hàng hoa Đài Loan .Khu trưng bày những chậu hoa mai dự thi giải hàng năm những chậu hoa này có những lịch sử riêng cùa nó .Năm nay có những gian hàng cá kiểng loại quý hiếm ,những cây san hô sông ở dưới đáy biển ,những cây cỏ biển,Đặc biệt có những hồ cá lớn những con cá sẽ massag cho chúng ta theo dòng nước chảy do bơm tạo ra.những gian .Gian hàng trưng bày gốm mỹ nghệ , đồ trang sức bằng đá quý ,cẩm thạch ,những chậu bông tạo ra bởi bông hoa lá quả tạo hình dáng rồng phượng hoạc những con thú có ý nghĩa tôn giáo để chưng trên bàn thờ tổ tiên nền văn hoá Việt . Những gian hàng trưng bầy các loại đá ,chú ý nhất là cây hoá đá, bông hoá đá các bạn xem hình có ghi chú .Ảnh có 206 ,VIDEO 7clip
Trang saigonngaynay.blogger chợ hoa Tao Đàn Tân Mão 2011
http://chohoaxuantanmaotphcm2011.blogspot.com/
https://sites.google.com/site/saigonngaynay/trang-voanhtuan1948-viet-ve-du-lich-lich-su-dhia-danh-khoa-hoc-co-kem-video-va-hinh-anh-moi-cac-ban
Các bạn xem ảnh có 206 ảnh xin nhấn chuột trái vào link dưới
http://picasaweb.google.com/amthucsaigon2010/CHOHOATAODANTANMAO2011#
Xem VIDEO tất cả 7 clip ,khi xem VIDEO tại cửa sổ chú giải bên phải phía dưới khung chiếu VIDEO có mũi tên kép ,nhấn chuột trái vào đó cho mở rộng chú giải ,bạn sẽ thấy link ,nhấn chuột vào đây trang ảnh sẽ mở ra tất cả 206 ảnh chúc các bạn thành công
 



 


Cơn mưa đầu mùa ngày 15/6/2010 ở đường Pasteur Q.3 TPHCM




CHỢ HOA XUÂN TÂN MÃO 2011 QUÂ N.7 TPHCM

CHỢ HOA XUÂN TÂN MÃO 2011 Q.7 TPHCM
Chợ hoa Q. 7 khai trương ngày 25/1/2011,vị trí gần hồ bán nguyệt Q.7.Nếu các bạn đi từ cầu Tân Thuận qua quẹo phải theo đường Nguyễn văn Linh qua khỏi khu cầu vượt tới đèn xanh đèn đỏ Nguyễn Lương Bằng đi khoảng 400m thấy cổng chợ hoa Tân Mão bên tay phải đi vào 50m la khu trưng bày,có nhiều gian hàng san sát nhau ,khu trưng bày những chậu hoa truyền thống cúc vàng, cây mai ,hoa hướng dương,Có một thuyền đan bằng những thanh tre chất đầy những trái cây hoa quả truyền thống của VN đời Hùng Vương có cả tượng Âu Cơvà Lạc Long Quân ,Khu bán quần aó, những quầy hàng thức ăn nhanh, khu gốm mỹ nghệ vv..
Các bạn xem ảnh nhấn chuột trái vào link dưới
http://picasaweb.google.com/amthucsaigon2010/CHOHOAXUANTANMAO2011Q7TPHCM75AnhSo2#









anh tuan












NHUNG ALBUMS ANH OPERA TANTANBINH BLOG DONGXOAI1720











BLOG DẦY ĐỦ CỦA dongxoai1720.spacelive.com.blog
http://dongxoai1720.spaces.live.com/blog/

NHỮNG ALBUMS ẢNH opera tantanbinh
CHÙA GIÁC LÂM TPHCM 2010
http://my.opera.com/tantanbinh/albums/show.dml?id=4575182

ĐÊM NOEL 24/12/2010 Tại trung tâm Saigon
http://my.opera.com/tantanbinh/albums/show.dml?id=5731692



Slideshow.
KHU DU LỊCH SUỐI TIÊN TPHCM 2010
Created on Friday, 19. November 2010.
http://my.opera.com/tantanbinh/albums/show.dml?id=5324552

Slideshow.
ĐÁ CHÔNG và MIỆNG NÚI LỬA ĐỊNH QUÁN ĐÔNG NAI 2010
http://my.opera.com/tantanbinh/albums/show.dml?id=4887202


THUY DIEN TRI AN VA XA LO HANOI 9/2010
http://my.opera.com/tantanbinh/albums/show.dml?id=4798412


Dai lo Dong Tay ,cho Hoa Binh Q.5 TPHCM 2010
http://my.opera.com/tantanbinh/albums/show.dml?id=4732372

Slideshow.
LĂNG ÔNG BÀ CHIỂU Q.BÌNH THẠNH TPHCM 2010
http://my.opera.com/tantanbinh/albums/show.dml?id=4641042

Slideshow.
nhà cổ 100 cột ở xã long hựu đông huyện cần đước tỉnh long an 2010
http://my.opera.com/tantanbinh/albums/show.dml?id=4606482

Slideshow.

PHUNG SON TU TPHCM 2010
Created on Wednesday, 15. September 2010.
http://my.opera.com/tantanbinh/albums/show.dml?id=4581052

Slideshow.
Doi song sinh hoat, duong xa nha cua TPHCM 2010
http://my.opera.com/tantanbinh/albums/show.dml?id=4498242








NHỮNG BƯỚC ĐI CỦA LỊCH SỬ ĐỂ PHỤC VỤ CHO ĐA SỐ

đây chỉ là bước đi của lịch sử ,mọi sự sống cũng phải chết ,mọi sự sinh ra trải theo thời gian rồi cũng chêt ,hãy quan sát thiên nhiên ,và nhìn ngược lại lịch sử, mọi bước đi lịch sử phải phục vụ cho đa số

Gia dinh bà Ngô Đình Nhu một chi tiết nhỏ mở cánh cửa cho chúng ta rõ những bước đi của lịch sử .Lịch sử luôn luôn bước tới phục vụ cho đa số con người ,cùng tất cả mọi sự sống trên trái đất được tự nhiên ,an nhiên 3D tức mọi chiều , tôi dùng từ mới không dùng từ của các tôn giáo ,vì từ này khoa học hơn ,do quan sát mọi sự sự sống chung quanh mà có ý tưởng này

Anh tuan

Older nguồn

http://www.flickr.com/photos/34067378@N05/3552889057/in/photostream/

Gia dinh TT Ngo Dinh Diem tai SaiGon1963, Saigon, South Vietnam --- The South Vietnamese presidential family, (left to right) Ngo Dinh Le Thuy, 17, her mother, Mme. Ngo Dinh Nhu, Diem's brother, Archbishop Ngo Dinh Thuc, another brother, Ngo Dinh Nhu, President Ngo Dinh Diem, and Nhu's sons, Ngo Dinh Trac, Ngo Dinh Quynh, and daughter Ngo Dinh Le Quyen--- Image by © Bettmann/CORBIS

Comments and favesVIETNAM History in Pictures (1962-1963) (20 months ago reply)

Ngày hai anh em ông Diệm – Nhu bị hạ sát (2/11/1963) thì bà Trần Lệ Xuân đang ở đất Mỹ để “giải độc” cho chế độ nhà Ngô. Bà Trần Lệ Xuân cùng trưởng nữ là Ngô Đình Lệ Thủy đã tới nhà thờ để dự lễ cầu hồn cho người thân. Sau đó vài năm thì một người em chồng của bà là ông Ngô Đình Cẩn cũng đã bị phe đảo chánh giết hại. Nỗi đau tang gia chưa nguôi thì bà Lệ Xuân được tin mẹ chồng là bà Ngô Đình Khả (Phạm Thị Thân) hơn 90 tuổi đã tạ thế tại Huế. Quả phụ Ngô Đình Nhu cùng các con không được về nước chịu tang mẹ chồng và bà nội.

Cả giám mục Ngô Đình Thục và ông Ngô Đình Luyện, cựu đại sứ VNCH tại Anh và đang sống lưu vong tại đó, cũng không được về nước chịu tang thân mẫu. 5 năm sau những biến cố ấy thì trưởng nữ của bà, Ngô Đình Lệ Thủy lại qua đời do tai nạn giao thông tại Paris (Pháp), vào năm 1968.

Sau đó bà Trần Lệ Xuân cùng các con nhỏ chuyển về sinh sống tại La Mã, nơi giám mục Ngô Đình Thục đang tạm sống ở đó.

Ngày 13/12/1984, mấy mẹ con quả phụ Ngô Đình Nhu lại nhận được tin giám mục Ngô Đình Thục đã từ trần tại đất Mỹ sau mấy năm bị khủng hoảng tinh thần và đang nghỉ dưỡng tại một dòng tu Công Giáo tại Mỹ. Khi còn ở Việt Nam, hay lúc sống lưu vong, ông Ngô Đình Thục lúc nào cũng thương yêu mẹ con bà Trần Lệ Xuân, do vậy, với gia đình bà, ông Ngô Đình Thục không chỉ là người thân ruột thịt mà còn là ân nhân của bà nơi đất khách. Khi được tin ông Ngô Đình Thục qua đời, mấy mẹ con bà Nhu định sang Mỹ phục tang, nhưng vì có chuyện xích mích trong gia đình họ Ngô nên ông Ngô Đình Luyện, em út trong gia đình họ Ngô, không đồng ý cho mẹ con bà sang Mỹ dự tang lễ Giám mục Ngô Đình Thục.

Gần 2 năm sau (28/7/1986), bà Lệ Xuân nhận được điện thoại của người em trai ruột của bà là Trần Văn Khiêm báo tin song thân là ông bà Trần Văn Chương đã qua đời nhưng không rõ nguyên nhân. Sau đó lại được tin Trần Văn Khiêm bị cảnh sát Mỹ bắt giữ do có liên quan đến cái chết của song thân. Cha mẹ qua đời bà cũng không thể qua Mỹ chịu tang được. Đến năm 1990, người em út của gia đình họ Ngô là Ngô Đình Luyện cũng qua đời tại Paris vì bệnh. Mẹ con bà Nhu cũng không sang dự đám tang vì trước đó họ đã có xích mích. Như vậy là cuộc đời bà Nhu đã phải chứng kiến tới 10 cái chết của những người thân họ hàng ruột thịt, từng khóc hết nước mắt nhưng đã không một lần được tham dự tang lễ, âu cũng là một chữ “Lệ”!

Vào tháng 3/2002, luật sư Trương Phú Thứ có sang Paris chơi và đã đến thăm gia đình bà quả phụ Ngô Đình Nhu. Khi về lại Mỹ, luật sư Trương Phú Thứ đã viết một bài khá dài về cuộc gặp gỡ với bà quả phụ Ngô Đình Nhu. Luật sư Trương Phú Thứ cho biết, bà Nhu ở một mình trong căn hộ của một tòa nhà mới xây gần tháp Eiffel (Paris). Bà Nhu là chủ sở hữu 2 căn hộ ở trên tầng lầu thứ 11 của tòa nhà cao tầng ở khu vực có địa thế rất đẹp của thủ đô Paris. Bà Nhu ở một cái và cái thứ hai cho thuê để lấy tiền sinh sống. Đó là lợi tức duy nhất của bà, cũng đủ sống và không cần nhờ vả đến các con. Bà sống ẩn dật đi về lẻ loi thầm lặng đến nỗi một khuôn mặt quen thuộc của cộng đồng người Việt tại Paris là cựu trung tướng quân đội Sài Gòn Trần Văn Trung vẫn tưởng là bà Nhu hiện đang sống ở Italia.

Bà Nhu tuy đã ngoài 80, nhưng vẫn khỏe mạnh. Bà đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi mắt to và sáng. Căn hộ của bà Nhu khá bình thường với hai phòng ngủ và một phòng khách. Trên tường phòng khách của bà có treo vài khung hình lớn của ông Diệm, ông Thục và ông Nhu, có cả ảnh trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thủy, và nhiều người trong thân tộc khác đã quá vãng.

Bà phân trần quanh chuyện có người nói rằng một người Pháp giàu có biếu Giám mục Ngô Đình Thục một món tiền lớn, rồi ông Thục đã cho bà để mua một căn trong tòa nhà cao tầng này, và sau đó bà đã dành dụm mua thêm được một căn nữa. Sự thật không phải như vậy. Bà Nhu cho biết bà đã trực tiếp nhận được một số tiền rất lớn từ một ân nhân ẩn danh. Có tiền trong tay, bà đã nhờ một cựu bộ trưởng thời Chính phủ De Gaulle giúp mua liền một lúc hai căn nhà này. Bà Nhu cũng cho biết: “Mấy thanh niên Việt mới bơ vơ đến Pháp được bà cho tạm trú ở căn thứ hai và không lấy tiền thuê mướn hay bất cứ chi phí điện nước nào cả. Một thời gian sau, những thanh niên này đã được thân nhân hay vì nhu cầu công việc ra đi tạo lập đời sống thì bà Nhu cho một nhà ngoại giao Nhật Bản thuê cho đến ngày nay.

Bà Nhu cũng cho biết: Vị ân nhân tặng bà Nhu số tiền kếch sù đó là bà Capici, một người Italia, từng lọt vào danh sách những người phụ nữ giàu nhất thế giới. Bà Nhu chưa được một lần gặp vị ân nhân này và mãi đến 4 năm sau khi bà Capici tạ thế bà Nhu mới được biết tên cũng như thanh thế và sự nghiệp của người đã gia ân cho mình. Trên bức tường ngăn phòng khách và nhà bếp có treo tấm hình đen trắng ngôi nhà của ông bà Nhu ở Đà Lạt.

Bà Nhu hiện nay không có ý định về thăm quê hương Việt Nam. Khi nói về những người con thì bà Nhu có vẻ bằng lòng với chút hãnh diện.

Người con trai lớn Ngô Đình Trác tốt nghiệp kỹ sư canh nông, năm nay cũng đã 55 tuổi, lấy vợ người Italia và đã có 4 con, (3 trai, 1 gái). Bà Nhu khoe là những đứa cháu nội (con trai ông Trác), ai cũng “cao một mét tám, to lớn và đẹp trai lắm”. Vợ ông Trác thuộc dòng dõi quý tộc giàu có. Ông Trác rất đam mê công việc trồng trọt chăn nuôi và đã chế tạo được nhiều dụng cụ nông cơ thích hợp cho việc canh tác những thửa đất nhỏ. Gia đình ông Trác sở hữu một biệt thự to và rất đẹp trong nội thành La Mã. Ngôi biệt thự này có phong cách cấu trúc và dáng dấp như một tu viện. Bà Nhu đã ở đây nhiều năm nên rất nhiều người lầm tưởng rằng bà Nhu đã tá túc ơ một tu viện Công giáo trong khoảng thời gian dài.

Người con trai thứ hai là Ngô Đình Quỳnh cũng đã trên 50 tuổi, tốt nghiệp Trường ESEC (Ecole Superieur de I’Economie et du Commerce) chứ không phải Trường HEC (Hautes Etudes Commerciales) như rất nhiều báo chĩ đã đưa tin. ESEC là trường tư đào tạo các chuyên gia kinh tế và tại chính, có học trình chặt chẽ và học phí rất cao. Sinh viên được nhận vào học trường này phải vượt qua những cuộc thi cử cam go và sau khi tốt nghiệp được các cơ quan kinh tế và tài chính trên toàn thế giới trọng vọng. Khi Ngô Đình Quỳnh học trường này bà Nhu đã không đủ khả năng trả học phí nên phải làm giấy xin nợ tiền bạc. Hiện ông Quỳnh làm đại diện thương mại cho một công ty Hoa Kỳ ở Brussels (thủ đô nước Bỉ). Ông Quỳnh không lập gia đình. Bà Nhu cười nói: “Thằng Quỳnh giống bác ruột” (hàm ý sống độc thân như ông Diệm).

Cô con gái út Ngô Đình Lệ Quyên có bằng tiến sĩ Luật từ Trường đại học Roma. Lệ Quyên là một luật sư ngành Công pháp rất nổi tiếng nhưng chỉ được mời thỉnh giảng và tham luận ở Phân khoa Luật của Đại học Roma mà thôi. Lý do đơn giản là Lệ Quyên không chịu nhập quốc tịch Italia. Luật pháp Italia không cho phép những người không có quốc tích được quyền giảng dạy một cách chính thức trong học trình.Lệ Quyên thường xuyên được mời dự các hội nghị quốc tế và có nhiều bài tham luận xuất sắc khiến các “cây đại thụ” của ngành công pháp thế giới phải ngưỡng mộ. Lệ Quyên có chồng người Italia nhưng đứa con trai 7 tuổi lại chính thức mang họ mẹ trên giấy tờ hộ tịch. Bà Nhu đã hãnh diện nói tên cháu bé là Ngô Đình Sơn. Niềm tự hào dòng họ là sự giữ gốc rễ dân tộc. Mỗi buổi sáng sớm, bất kể thời tiết, bà Nhu đều xuống đường đi bộ chừng độ 10 phút đến nhà thờ Saint dự thánh lễ hàng ngày, Thông thường sau thánh lễ, bà ở lại giúp dọn dẹp nhà thờ và xếp đặt, trưng bày hoa nến. Ngày chủ nhật, bà phụ trách dạy lớp giáo lý cho các trẻ nhỏ.

Bà Nhu hầu như rất ít đi mua sắm. Một bà bạn người Nhật đã lo cho bà về cái mặc rồi. Nói đến quần áo, bà có vẻ đăm chiêu: “Ở Sài Gòn nóng quá nên tôi mặc áo dài hở cổ. Tổng thống không bằng lòng”. Chiếc áo dài hở cổ được đặt tên là “kiểu áo bà Nhu” đã một thời là mốt của các thiếu nữ Sài Gòn và cũng là một đề tài xôn xao của những người vô công rỗi nghề.

Bà Nhu kể chuyện trước kia phải đại diện chính phủ tiếp đón phu nhân các vị quốc khách mà chẳng có đến một món trang sức nên thấy thiếu sót. Nhân có bà vợ một ông bộ trưởng muốn bán mấy món đồ trang sức làm bằng đá đỏ (rubi), bà Nhu có trình và xin ông Diệm số tiền là 6 ngàn đồng bạc Việt Nam thời đó (tương đương 6 triệu bây giờ) để mua lại. Tổng thống nghe lời giải bày cũng hợp lý nhưng yêu cầu người bán phải viết một tờ giấy biên nhận với đầy đủ lai lịch của những món đồ trang sức này.

Bà Nhu nói đó là lần duy nhất ông Diệm cho tiền và cũng chẳng còn nhớ những đồ trang sức đó bây giờ thất lạc nơi đâu. Luật sư Thứ cũng kể lại “bà Nhu có những phân tích, lượng giá vấn đề một cách chi tiết và hợp lý đồng thời đưa ra những kết luận làm người nghe dễ dàng bị thuyết phục”. Điều này chứng tỏ tuy sống khép mình trong một căn phòng nhỏ bé nhưng bà vẫn theo dõi thời cuộc một cách cẩn thận.

Bà Nhu cũng kể lại vào mùa xuân năm 1975. Hệ thống truyền thanh NBC của Mỹ có xin phỏng vấn trong 30 phút. Lý do bà chấp nhận lời yêu cầu của NBC và đòi 10 ngàn USD tiền thù lao với hai vé máy bay khứ hồi hạng nhất đi Paris – Washington DC, vì lúc đó Lệ Quyên còn rất nhỏ và muốn đi gặp ông bà ngoại. Vì không có tiền trang trải cho chuyến đi nhưng vì thương con nên bà bằng lòng trả lời cuộc phỏng vấn để có tiền đưa con gái đi gặp ông bà Trần Văn Chương ở thủ đô nước Mỹ. Đối với một tổ hợp truyền thông to lớn như NBC thì những điều kiện đó thật quá nhỏ bé và họ đã vội vàng thực hiện cuộc phỏng vấn. Đó là lần duy nhât bà đi Mỹ và cũng là lần duy nhất bà tiếp xúc với giới truyền thông quốc tế sau năm 1963. Ngoài ra, bà chưa từng gặp gỡ hoặc tiếp xúc với báo giới Việt ngữ dưới bất cứ hình thức nào.







Trang tổng hợp

Trang dongxoai1720space.live.com

http://1280.com/voanhtuan1948

























4 - Trang saigonngaynay-dulich Thai Lan blogger

http://saigonngaynay-dulichthailan.blogspot.com/










6 - Trang du lich nghiên cứu

http://sutienhoa.blogspot.com/





7 - Trang auffskeyvoanhtuan nhà 100 cột ở Cần Đước

Long An

http://tantanbinh-tanvu.blogspot.com/p/nha-co-100-cot-o-can-uoc-long.html





8 – Trang auffskeyvoanhtuan ảnh cô bác sĩ

http://www.blogger.com/post-create.g?blogID=7622694322564344924





9 – trang nhungsuynghi

http://tantanbinh.blogspot.com/





http://sutienhoa.blogspot.com/

10 - Trang auffskeyvoanhtuan nhà 100 cột ở Cần Đước

Long An

http://tantanbinh-tanvu.blogspot.com/p/nha-co-100-cot-o-can-uoc-long.html





11 – Trang auffskeyvoanhtuan ảnh cô bác sĩ

http://www.blogger.com/post-create.g?blogID=7622694322564344924





12 – trang nhungsuynghi

http://tantanbinh.blogspot.com/





13 – Trang 1280.com/tantanbinh

http://1280.com/tantanbinh





All trang ,tantanbinh,saigonngaynay, voanhtuan1948

1280.com/tantanbinh

http://1280.com/tantanbinh




















- Tantanbinh blogger suy nghi cuoc song

http://tantanbinh.blogspot.com/









-



-



Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

NHỮNG BƯỚC ĐI CỦA LỊCH SỬ ĐỂ PHỤC VỤ CHO ĐA SỐ



NHỮNG BƯỚC ĐI CỦA LỊCH SỬ ĐỂ PHỤC VỤ CHO ĐA SỐ







đây chỉ là bước đi của lịch sử ,mọi sự sống cũng phải chết ,mọi sự sinh ra trải theo thời gian rồi cũng chêt ,hãy quan sát thiên nhiên ,và nhìn ngược lại lịch sử, mọi bước đi lịch sử phải phục vụ cho đa số







Gia dinh bà Ngô Đình Nhu một chi tiết nhỏ mở cánh cửa cho chúng ta rõ những bước đi của lịch sử .Lịch sử luôn luôn bước tới phục vụ cho đa số con người ,cùng tất cả mọi sự sống trên trái đất được tự nhiên ,an nhiên 3D tức mọi chiều , tôi dùng từ mới không dùng từ của các tôn giáo ,vì từ này khoa học hơn ,do quan sát mọi sự sự sống chung quanh mà có ý tưởng này







Anh tuan







Older nguồn



http://www.flickr.com/photos/34067378@N05/3552889057/in/photostream/







Gia dinh TT Ngo Dinh Diem tai SaiGon1963, Saigon, South Vietnam --- The South Vietnamese presidential family, (left to right) Ngo Dinh Le Thuy, 17, her mother, Mme. Ngo Dinh Nhu, Diem's brother, Archbishop Ngo Dinh Thuc, another brother, Ngo Dinh Nhu, President Ngo Dinh Diem, and Nhu's sons, Ngo Dinh Trac, Ngo Dinh Quynh, and daughter Ngo Dinh Le Quyen--- Image by © Bettmann/CORBIS







Comments and favesVIETNAM History in Pictures (1962-1963) (20 months ago reply)







Ngày hai anh em ông Diệm – Nhu bị hạ sát (2/11/1963) thì bà Trần Lệ Xuân đang ở đất Mỹ để “giải độc” cho chế độ nhà Ngô. Bà Trần Lệ Xuân cùng trưởng nữ là Ngô Đình Lệ Thủy đã tới nhà thờ để dự lễ cầu hồn cho người thân. Sau đó vài năm thì một người em chồng của bà là ông Ngô Đình Cẩn cũng đã bị phe đảo chánh giết hại. Nỗi đau tang gia chưa nguôi thì bà Lệ Xuân được tin mẹ chồng là bà Ngô Đình Khả (Phạm Thị Thân) hơn 90 tuổi đã tạ thế tại Huế. Quả phụ Ngô Đình Nhu cùng các con không được về nước chịu tang mẹ chồng và bà nội.







Cả giám mục Ngô Đình Thục và ông Ngô Đình Luyện, cựu đại sứ VNCH tại Anh và đang sống lưu vong tại đó, cũng không được về nước chịu tang thân mẫu. 5 năm sau những biến cố ấy thì trưởng nữ của bà, Ngô Đình Lệ Thủy lại qua đời do tai nạn giao thông tại Paris (Pháp), vào năm 1968.







Sau đó bà Trần Lệ Xuân cùng các con nhỏ chuyển về sinh sống tại La Mã, nơi giám mục Ngô Đình Thục đang tạm sống ở đó.







Ngày 13/12/1984, mấy mẹ con quả phụ Ngô Đình Nhu lại nhận được tin giám mục Ngô Đình Thục đã từ trần tại đất Mỹ sau mấy năm bị khủng hoảng tinh thần và đang nghỉ dưỡng tại một dòng tu Công Giáo tại Mỹ. Khi còn ở Việt Nam, hay lúc sống lưu vong, ông Ngô Đình Thục lúc nào cũng thương yêu mẹ con bà Trần Lệ Xuân, do vậy, với gia đình bà, ông Ngô Đình Thục không chỉ là người thân ruột thịt mà còn là ân nhân của bà nơi đất khách. Khi được tin ông Ngô Đình Thục qua đời, mấy mẹ con bà Nhu định sang Mỹ phục tang, nhưng vì có chuyện xích mích trong gia đình họ Ngô nên ông Ngô Đình Luyện, em út trong gia đình họ Ngô, không đồng ý cho mẹ con bà sang Mỹ dự tang lễ Giám mục Ngô Đình Thục.







Gần 2 năm sau (28/7/1986), bà Lệ Xuân nhận được điện thoại của người em trai ruột của bà là Trần Văn Khiêm báo tin song thân là ông bà Trần Văn Chương đã qua đời nhưng không rõ nguyên nhân. Sau đó lại được tin Trần Văn Khiêm bị cảnh sát Mỹ bắt giữ do có liên quan đến cái chết của song thân. Cha mẹ qua đời bà cũng không thể qua Mỹ chịu tang được. Đến năm 1990, người em út của gia đình họ Ngô là Ngô Đình Luyện cũng qua đời tại Paris vì bệnh. Mẹ con bà Nhu cũng không sang dự đám tang vì trước đó họ đã có xích mích. Như vậy là cuộc đời bà Nhu đã phải chứng kiến tới 10 cái chết của những người thân họ hàng ruột thịt, từng khóc hết nước mắt nhưng đã không một lần được tham dự tang lễ, âu cũng là một chữ “Lệ”!







Vào tháng 3/2002, luật sư Trương Phú Thứ có sang Paris chơi và đã đến thăm gia đình bà quả phụ Ngô Đình Nhu. Khi về lại Mỹ, luật sư Trương Phú Thứ đã viết một bài khá dài về cuộc gặp gỡ với bà quả phụ Ngô Đình Nhu. Luật sư Trương Phú Thứ cho biết, bà Nhu ở một mình trong căn hộ của một tòa nhà mới xây gần tháp Eiffel (Paris). Bà Nhu là chủ sở hữu 2 căn hộ ở trên tầng lầu thứ 11 của tòa nhà cao tầng ở khu vực có địa thế rất đẹp của thủ đô Paris. Bà Nhu ở một cái và cái thứ hai cho thuê để lấy tiền sinh sống. Đó là lợi tức duy nhất của bà, cũng đủ sống và không cần nhờ vả đến các con. Bà sống ẩn dật đi về lẻ loi thầm lặng đến nỗi một khuôn mặt quen thuộc của cộng đồng người Việt tại Paris là cựu trung tướng quân đội Sài Gòn Trần Văn Trung vẫn tưởng là bà Nhu hiện đang sống ở Italia.







Bà Nhu tuy đã ngoài 80, nhưng vẫn khỏe mạnh. Bà đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi mắt to và sáng. Căn hộ của bà Nhu khá bình thường với hai phòng ngủ và một phòng khách. Trên tường phòng khách của bà có treo vài khung hình lớn của ông Diệm, ông Thục và ông Nhu, có cả ảnh trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thủy, và nhiều người trong thân tộc khác đã quá vãng.







Bà phân trần quanh chuyện có người nói rằng một người Pháp giàu có biếu Giám mục Ngô Đình Thục một món tiền lớn, rồi ông Thục đã cho bà để mua một căn trong tòa nhà cao tầng này, và sau đó bà đã dành dụm mua thêm được một căn nữa. Sự thật không phải như vậy. Bà Nhu cho biết bà đã trực tiếp nhận được một số tiền rất lớn từ một ân nhân ẩn danh. Có tiền trong tay, bà đã nhờ một cựu bộ trưởng thời Chính phủ De Gaulle giúp mua liền một lúc hai căn nhà này. Bà Nhu cũng cho biết: “Mấy thanh niên Việt mới bơ vơ đến Pháp được bà cho tạm trú ở căn thứ hai và không lấy tiền thuê mướn hay bất cứ chi phí điện nước nào cả. Một thời gian sau, những thanh niên này đã được thân nhân hay vì nhu cầu công việc ra đi tạo lập đời sống thì bà Nhu cho một nhà ngoại giao Nhật Bản thuê cho đến ngày nay.







Bà Nhu cũng cho biết: Vị ân nhân tặng bà Nhu số tiền kếch sù đó là bà Capici, một người Italia, từng lọt vào danh sách những người phụ nữ giàu nhất thế giới. Bà Nhu chưa được một lần gặp vị ân nhân này và mãi đến 4 năm sau khi bà Capici tạ thế bà Nhu mới được biết tên cũng như thanh thế và sự nghiệp của người đã gia ân cho mình. Trên bức tường ngăn phòng khách và nhà bếp có treo tấm hình đen trắng ngôi nhà của ông bà Nhu ở Đà Lạt.







Bà Nhu hiện nay không có ý định về thăm quê hương Việt Nam. Khi nói về những người con thì bà Nhu có vẻ bằng lòng với chút hãnh diện.







Người con trai lớn Ngô Đình Trác tốt nghiệp kỹ sư canh nông, năm nay cũng đã 55 tuổi, lấy vợ người Italia và đã có 4 con, (3 trai, 1 gái). Bà Nhu khoe là những đứa cháu nội (con trai ông Trác), ai cũng “cao một mét tám, to lớn và đẹp trai lắm”. Vợ ông Trác thuộc dòng dõi quý tộc giàu có. Ông Trác rất đam mê công việc trồng trọt chăn nuôi và đã chế tạo được nhiều dụng cụ nông cơ thích hợp cho việc canh tác những thửa đất nhỏ. Gia đình ông Trác sở hữu một biệt thự to và rất đẹp trong nội thành La Mã. Ngôi biệt thự này có phong cách cấu trúc và dáng dấp như một tu viện. Bà Nhu đã ở đây nhiều năm nên rất nhiều người lầm tưởng rằng bà Nhu đã tá túc ơ một tu viện Công giáo trong khoảng thời gian dài.







Người con trai thứ hai là Ngô Đình Quỳnh cũng đã trên 50 tuổi, tốt nghiệp Trường ESEC (Ecole Superieur de I’Economie et du Commerce) chứ không phải Trường HEC (Hautes Etudes Commerciales) như rất nhiều báo chĩ đã đưa tin. ESEC là trường tư đào tạo các chuyên gia kinh tế và tại chính, có học trình chặt chẽ và học phí rất cao. Sinh viên được nhận vào học trường này phải vượt qua những cuộc thi cử cam go và sau khi tốt nghiệp được các cơ quan kinh tế và tài chính trên toàn thế giới trọng vọng. Khi Ngô Đình Quỳnh học trường này bà Nhu đã không đủ khả năng trả học phí nên phải làm giấy xin nợ tiền bạc. Hiện ông Quỳnh làm đại diện thương mại cho một công ty Hoa Kỳ ở Brussels (thủ đô nước Bỉ). Ông Quỳnh không lập gia đình. Bà Nhu cười nói: “Thằng Quỳnh giống bác ruột” (hàm ý sống độc thân như ông Diệm).







Cô con gái út Ngô Đình Lệ Quyên có bằng tiến sĩ Luật từ Trường đại học Roma. Lệ Quyên là một luật sư ngành Công pháp rất nổi tiếng nhưng chỉ được mời thỉnh giảng và tham luận ở Phân khoa Luật của Đại học Roma mà thôi. Lý do đơn giản là Lệ Quyên không chịu nhập quốc tịch Italia. Luật pháp Italia không cho phép những người không có quốc tích được quyền giảng dạy một cách chính thức trong học trình.Lệ Quyên thường xuyên được mời dự các hội nghị quốc tế và có nhiều bài tham luận xuất sắc khiến các “cây đại thụ” của ngành công pháp thế giới phải ngưỡng mộ. Lệ Quyên có chồng người Italia nhưng đứa con trai 7 tuổi lại chính thức mang họ mẹ trên giấy tờ hộ tịch. Bà Nhu đã hãnh diện nói tên cháu bé là Ngô Đình Sơn. Niềm tự hào dòng họ là sự giữ gốc rễ dân tộc. Mỗi buổi sáng sớm, bất kể thời tiết, bà Nhu đều xuống đường đi bộ chừng độ 10 phút đến nhà thờ Saint dự thánh lễ hàng ngày, Thông thường sau thánh lễ, bà ở lại giúp dọn dẹp nhà thờ và xếp đặt, trưng bày hoa nến. Ngày chủ nhật, bà phụ trách dạy lớp giáo lý cho các trẻ nhỏ.







Bà Nhu hầu như rất ít đi mua sắm. Một bà bạn người Nhật đã lo cho bà về cái mặc rồi. Nói đến quần áo, bà có vẻ đăm chiêu: “Ở Sài Gòn nóng quá nên tôi mặc áo dài hở cổ. Tổng thống không bằng lòng”. Chiếc áo dài hở cổ được đặt tên là “kiểu áo bà Nhu” đã một thời là mốt của các thiếu nữ Sài Gòn và cũng là một đề tài xôn xao của những người vô công rỗi nghề.







Bà Nhu kể chuyện trước kia phải đại diện chính phủ tiếp đón phu nhân các vị quốc khách mà chẳng có đến một món trang sức nên thấy thiếu sót. Nhân có bà vợ một ông bộ trưởng muốn bán mấy món đồ trang sức làm bằng đá đỏ (rubi), bà Nhu có trình và xin ông Diệm số tiền là 6 ngàn đồng bạc Việt Nam thời đó (tương đương 6 triệu bây giờ) để mua lại. Tổng thống nghe lời giải bày cũng hợp lý nhưng yêu cầu người bán phải viết một tờ giấy biên nhận với đầy đủ lai lịch của những món đồ trang sức này.







Bà Nhu nói đó là lần duy nhất ông Diệm cho tiền và cũng chẳng còn nhớ những đồ trang sức đó bây giờ thất lạc nơi đâu. Luật sư Thứ cũng kể lại “bà Nhu có những phân tích, lượng giá vấn đề một cách chi tiết và hợp lý đồng thời đưa ra những kết luận làm người nghe dễ dàng bị thuyết phục”. Điều này chứng tỏ tuy sống khép mình trong một căn phòng nhỏ bé nhưng bà vẫn theo dõi thời cuộc một cách cẩn thận.







Bà Nhu cũng kể lại vào mùa xuân năm 1975. Hệ thống truyền thanh NBC của Mỹ có xin phỏng vấn trong 30 phút. Lý do bà chấp nhận lời yêu cầu của NBC và đòi 10 ngàn USD tiền thù lao với hai vé máy bay khứ hồi hạng nhất đi Paris – Washington DC, vì lúc đó Lệ Quyên còn rất nhỏ và muốn đi gặp ông bà ngoại. Vì không có tiền trang trải cho chuyến đi nhưng vì thương con nên bà bằng lòng trả lời cuộc phỏng vấn để có tiền đưa con gái đi gặp ông bà Trần Văn Chương ở thủ đô nước Mỹ. Đối với một tổ hợp truyền thông to lớn như NBC thì những điều kiện đó thật quá nhỏ bé và họ đã vội vàng thực hiện cuộc phỏng vấn. Đó là lần duy nhât bà đi Mỹ và cũng là lần duy nhất bà tiếp xúc với giới truyền thông quốc tế sau năm 1963. Ngoài ra, bà chưa từng gặp gỡ hoặc tiếp xúc với báo giới Việt ngữ dưới bất cứ hình thức nào.







NHỮ NG TRANG CÙNG TAC GIẢ



















Trang tổng hợp







Trang dongxoai1720space.live.com







http://1280.com/voanhtuan1948
1 - Trang saigonngaynay-dulich Thai Lan blogger

http://saigonngaynay-dulichthailan.blogspot.com/

http://saigonngaynay-sutienhoa.blogspot.com/p/trang-tong-hopgom-du-lichlich-su-ia.html

2 - Trang những suy nghĩ về cuộc sống

http://tantanbinh.blogspot.com/

3 - Trang du lich nghiên cứu Trang tổng hợp

http://sutienhoa.blogspot.com/2010/12/nhung-iem-thoi-gian-then-chot-su-tien.html

4 - Trang saigonngaynay-dulich Thai Lan blogger

http://saigonngaynay-dulichthailan.blogspot.com/

http://saigonngaynay-sutienhoa.blogspot.com/p/trang-tong-hopgom-du-lichlich-su-ia.html

5 - Trang những suy nghĩ về cuộc sống

http://tantanbinh.blogspot.com/

6 - Trang du lich nghiên cứu

http://sutienhoa.blogspot.com

7 - Trang auffskeyvoanhtuan nhà 100 cột ở Cần Đước

Long An

http://tantanbinh-tanvu.blogspot.com/p/nha-co-100-cot-o-can-uoc-long.html

8 – Trang auffskeyvoanhtuan ảnh cô bác sĩ

http://www.blogger.com/post-create.g?blogID=7622694322564344924

9 – trang nhungsuynghi

http://tantanbinh.blogspot.com/

http://sutienhoa.blogspot.com

10 - Trang auffskeyvoanhtuan nhà 100 cột ở Cần Đươc
Long An

http://tantanbinh-tanvu.blogspot.com/p/nha-co-100-cot-o-can-uoc-long.html

11 – Trang auffskeyvoanhtuan ảnh cô bác sĩ

http://www.blogger.com/post-create.g?blogID=7622694322564344924

12 – trang nhungsuynghi

http://tantanbinh.blogspot.com/

13 – Trang 1280.com/tantanbinh

http://1280.com/tantanbinh

All trang ,tantanbinh,saigonngaynay, voanhtuan1948

- 1280.com/tantanbinh

- http://1280.com/tantanbinh
- Voanhtuan1948

- http://vn.360plus.yahoo.com/voanhtuan1948/

- Tantanbinh blogger suy nghi cuoc song

- http://tantanbinh.blogspot.com/












-











-







Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

NÚI ĐÁ CHỒNG MIÊNG NÚI LỬA Ở ĐỊNH QUÁN ĐỒNG NAI

- http://tantanbinh.blogspot.com/

- http://tantanbinh.blogspot.com/

Đá Chồng ,miệng núi lửa ,tại Định Quán Đồng Nai

Nếu đến Định Quán Đồng Nai ,Những di tích của địa chất cách đây khoảng 150 triệu năm . Núi lửa phun trào cuối cùng cach đây 400.000 năm <tài liệu của các nhà địa chất>.như vây vùng này cách đây 4 trăm ngàn năm , kế tiếp là biển ,vùng này thời kỳ này cây cối tốt tươi ,có nhiều đồi núi suối rạch,nên nơi này là thiên đàng của sinh động vật ,khi cả một vùng rộng lớn xanh tươiđầy sự sống,vào mùa .khi thời kỳ trái đất ánh nắng chứa chan ,thì áp xuát thấp hơn vì có nhiều cây cối và sông rạch, khi đó ngoài biển áp suất sẽ cao hơn do nước bốc hơi ,do đó áp suất cao sẽ di chuyển đến vùng áp suất thấp, đem theo hơi nước tạo ra mưa lũ,gió và sâm sét .Theo thời gian ,cả mấy trăm ngàn năm toàn bộ đất bị trôi đi trơ ra những tảng đá cả một vùng rộng lớn toàn bộ đất trôi ra bồi ra biển và tạo ra miền nam ngày nay ,hiện nay,từ Cà Mâu và dọc theo các cửa biển miền nam,vẫn bồi ra biển hàng năm hàng trăm mét.Đây cũng chỉ là quy luật thiên nhiên ,mà các nhà bác học địa chất gọi là các đại lục trôi đi và tách ra

Anh Tuan

Đá chồng vị trí tại thị trấn Định Quán

Từ bến xe miền Đông TPHCM ,mua vé xe đi Phương Lâm Định Quán .Nếu muốn thoải mái không bị cảnh chen lấn đón khach , thì chúng ta chọn xe Phương Trang có máy lạnh nhưng giá gấp đôi .xuống định quán cây số 113 km ,sát lề quốc lộ chúng ta thấy những tảng đá chông 3 khối đá chồng lên nhau cao gần 40m . vào cổng nhà văn hoá có đường ra phía sau,có rất nhiều khối đá lớn chồng lên nhau ,ấn tượng nhất là trên 1 khối đá lớn người ta làm một tượng phật rất lớn xem hình,người ta xây những bậc thang bằng gạch và xi măng,lên tận bệ đặt tượng phật từ đây chúng ta nhìn được toàn cảnh thị trấn Định Quán, và khu vực chung quanh, và những núi đất trên ngọn vát ngang vì dó là miệng phun của núi lửa của ,xa hướng đông nam nhìn thấy cả miệng núi lửa cuối cùng cách đây 400.000 năm ở cây số 118km ,nếu nhìn bằng ống dòm thì càng rõ .

Miệng núi lửa sau cùng cách đây 4 trăm ngàn cây số 118km tính từ Saigon

Từ thị trấn Định Quán chúng ta đón xe ôm,đi 5km đến miệng núi lửa cuối cùng cách đây 400.000 năm ,ở bên phải cây số 118km<phải hỏi anh xe ôm nào biết và chở mình đến tận chân miệng núi lửa và chờ mình ở đó> từ đây phải trèo lên cao 100m mới tới miệng ,từ bờ miệng nhìn xuồng đáy miệng y như một cái chảo khổng lồ , nhớ đi vào mùa khô ,mới leo xuống đáy chảo được vì độ dốc mà gặp mưa gió ,thì trượt té vì trơn ,sẽ không chụp hình quay phim được. Phải có óc nghiên cứu thì mới làm việc này được. Hiện nay lòng chảo ,người ta trồng cây công nghiệp phủ đầy, kể cả từ chân tới miệng cũng trồng trọt phủ kín.

Anh Tuan, thực hiện

Các bạn nhấn chuột vao link xem VIDEO

http://www.youtube.com/user/saigonngaynay#p/u/14/FEZ7XUW9gr8

Trang cùng tác giả  
   

Các bạn nhấn chuột vào link xem nh Chụp

http://my.opera.com/tantanbinh/albums/show.dml?id=4887202

altaltaltaltaltalt

Anh Tuan, thực hiện

Các bạn nhấn chuột vao link xem VIDEO

http://www.youtube.com/user/saigonngaynay#p/a/u/1/JWcI58S2qU0

Các bạn nhấn chuột vào link xem Ảnh Chụp

http://my.opera.com/tantanbinh/albums/show.dml?id=4887202

Thứ Tư, 12 tháng 1, 2011

tn_20101019093227798

top_pic1

NĂM NGHĨA VỤ THIÊNG LIÊNG CỦA CÁC TÍN ĐỒ HỒI GIÁO

(The five ritual duties of Islam)

Cũng như các tôn giáo đôc thần khác, đạo Hồi có những nghi lễ tôn giáo riêng biệt được giáo hội qui định để các tín đồ tuân hành một cách nghiêm túc và đồng nhất trong việc tôn thờ Thiên Chúa cũng như trong việc chấp hành luật đạo. Khi thực hiện các nghi lễ này, đạo Hồi buộc tín đồ phải tập trung chú ý (intention) và phải hết sức chân thành (full sincerity). Nếu thiếu một trong hai điều kiện này thì mọi nghi lễ sẽ bị coi là vô ích.

Có 5 nghi lễ quan trọng nhất trong đạo Hồi, thường được gọi là "Năm cột trụ của Hồi Giáo" (The five pillars of Islam):

Thứ nhất: Công khai tuyên xưng một Thiên Chúa là Allah và tin rằng ngoài Allah ra không có một Thiên Chúa nào khác. Đồng thời tín đồ phải công khai tuyên xưng Muhammad là sứ giả của Thiên Chúa thì mới nhận lãnh được ơn Chúa (There is no Deity but Allah. Obey Allah and the Messenger so that you may find mercy - Koran 3:132)

Thứ hai: Khi cầu nguyện Allah, phải quay mặt về phía thánh địa Mecca (thủ đô xứ Saudi Arabia ngày nay)

- Lần thứ nhất vào lúc rạng đông

- Lần thứ hai đúng ngọ

- Lần thứ ba sau trưa

- Lần thứ tư lúc mặt trời lặn

- Lần thứ năm lúc nửa đêm.

Dù tín đồ Hồi Giáo đang làm gì và ở bất cứ đâu (ở giữa sa mạc hoặc trên đường phố, tại sở làm hay tại trường học, bến xe, chợ búa v.v...) cứ đến giờ cầu nguyện là họ quì mọp xuống đất để thực hiện các nghi lễ này. Mọi du khách đến các nước Hồi Giáo thường rất ngạc nhiên về nghi thức cầu nguyện đặc biệt của các tín đồ Hồi Giáo.

Trong các cộng đồng Hồi Giáo, có một người chuyên trách việc nhắc nhở các tín đồ cầu nguyện một ngày 5 lần, tiếng Ả Rập gọi người đó là MUEZZIN. Trong suốt 14 thế kỷ qua, những người muezzin trên khắp thế giới luôn luôn đọc một câu không hề thay đổi như sau: "Thiên Chúa Allah là Đấng Tối Cao trên hết mọi sự. Tôi tin không có một Thiên Chúa nào khác ngoài Allah. Tôi tin Muhammad là thiên sứ của Chúa. Mọi người hãy cầu nguyện, hãy đến để nhận ơn cứu rỗi. Thiên Chúa Allah vĩ đại vô cùng".

(God is the Supreme Being over all thing. I bear witness that there is no Deity but God. I bear witness that Muhammad is the Messenger of God. Come to prayer. Come to Salvation. Allah is most great).

Khi cầu nguyện tại nhà thờ Hồi Giáo, mọi người đàn ông đứng thành hàng ngang sát nhau. Đàn bà luôn luôn xếp hàng ở phía sau đàn ông hoặc cầu nguyện tại nhà riêng. Trong nhà thờ Hồi Giáo (giống như Tin Lành) không có bàn thờ hoặc ảnh tượng, không có người chủ lễ. Chỉ có người hướng dẫn cầu nguyện (prayer-leaders) tiếng Ả Rập gọi là Imam. Các Imam là người thường (không phải là tu sĩ) có khả năng đọc kinh Koran và các sách khác của đạo Hồi. Ngoài việc hướng dẫn cầu nguyện, các Imam còn giảng thuyết về giáo lý hoặc hô hào vận động về các vấn đề tôn giáo, xã hội, chính trị v.v... Các Imam thường có uy tín lớn trong các cộng đồng Hồi Giáo và được mọi tín đồ kính trọng.

Sau khi cầu nguyện xong, mọi người quay sang trái sang phải bắt tay và cúi chào những đồng đạo ở quanh mình. Họ chúc nhau "bình an và đầy ơn Chúa" (peace and blessings of God). Cử chỉ thân thiện giữa những người đồng đạo với nhau đã được thực hiện trong thế giới Hồi Giáo từ 14 thế kỷ qua. Mới đây, người Công Giáo đã bắt chước và làm những cử chỉ tương tự trong các buổi lễ Misa tại nhà thờ.

Thứ ba: Bố thí cho kẻ nghèo (Almsgiving). Hồi Giáo coi việc bố thí này là một thứ thuế tôn giáo (a religious tax) đối với mọi tín đồ có lợi tức. Số tiền này được ấn định là 1/40 hoặc 2.5% lợi tức hàng năm. Trong các nước Hồi Giáo được coi là quốc giáo thì tiền bố thí được chính thức gọi là "thuế bố thí" (Zakat) do chính phủ trực tiếp thu. Tuy vậy, người nạp thuế vẫn có quyền đóng nhiều hay ít tùy theo khả năng và hoàn cảnh riêng của mình. Tổng số tiền thu được trở thành một thứ quĩ xã hội của quốc gia để cứu giúp hữu hiệu những người nghèo khó, cô quả, già yếu, bệnh tật, hoạn nạn hoặc không còn khả năng làm việc. Kinh Koran dạy rằng: "Bố thí là bổn phận do Thiên Chúa đòi hỏi". Do đó, các tín đồ Hồi Giáo quan niệm bố thí là nghĩa vụ chứ không phải là một hành vi bác ái hoặc từ thiện.

Thứ tư: Ăn chay trong tháng Ramadan (tháng 9 âm lịch Hồi Giáo). Việc ăn chay này kéo dài suốt tháng: không ăn không uống trong suốt thời gian ban ngày (daylight hours) tức từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn từ ngày đầu tháng đến rạng mồng một tháng mười. Người ăn chay chỉ được phép ăn một cách từ tốn sau khi mặt trời lặn. Trong suốt tháng Ramadan không ai được uống rượu, làm tình hoặc hút thuốc.

Việc ăn chay cũng có một số ngoại lệ. Đối với những xứ có nhiệt độ khí hậu cao, ngày dài đêm ngắn, các người già, thiếu nhi hoặc người bị đau yếu đều được miễn ăn chay vì nhịn nước quá lâu sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng. Tại các xứ kỹ nghệ cần có nhiều nhân công làm việc, các tín đồ chỉ cần ăn chay vài ngày trong tháng Ramadan mà thôi.

Thứ tư: Hành hương các thánh địa tại Saudi Arabia. Mecca là thánh địa số một của thế giới Hồi Giáo vì đó là nơi sinh của giáo chủ Muhammad và có ngôi đền Ka'ba được tin là do Abraham và Ismael xây dựng lên. Các tín đồ Hồi Giáo không phân biệt nam nữ đều được khuyến khích đến thăm Mecca ít nhất một lần trong đời. Thời gian chính thức của thế giới Hồi Giáo hành hương Mecca là vào tháng 12 Âm Lịch Hồi Giáo. Mỗi lần viếng thánh địa phải kéo dài ít nhất 5 ngày. Hiện nay, số tín đồ viếng Thánh Địa Mecca mỗi năm từ 3-5 triệu người.

Vấn đề bảo vệ an ninh và cung cấp mọi phương tiện cho số khách hành hương khổng lồ này là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ Saudi Arabia. Mỗi năm, chính phủ Saudi Arabia dành ra khoảng vài tỷ đô la để thực hiện chu đáo mọi công tác bảo vệ an ninh trật tự, cung cấp đầy đủ thực phẩm, nhà ở, y tế, vận chuyển và mọi nhu cầu cần thiết cho khách hành hương.

Tất cả mọi tín đồ hành hương đến Mecca phải làm việc đầu tiên là cởi bỏ quần áo riêng của mình để mặc vào một bộ đồ trắng đơn giản sau khi đã tắm rửa sạch sẽ. Đây là một việc bắt buộc mang ý nghĩa: Các tín đồ Hồi Giáo, không phân biệt màu da, giàu nghèo, địa vị xã hội, tất cả đều là con cái của một cha là Thiên Chúa, tất cả là anh chị em của nhau và tất cả đều bình đẳng trước mặt Chúa. Các phụ nữ có quyền mặc quốc phục của mình nhưng tất cả đều phải trùm khăn che kín tóc.

CÁC ĐỊA ĐIỂM HÀNH HƯƠNG TẠI SAUDI ARABIA

Đia điểm 1: Đền Thờ KA'BA. Tiếng Ả Rập Kaba có nghĩa là hình khối (The Cubic Building). Đây là một kiến trúc độc đáo có một không hai trên thế giới. Kiến trúc hình khối rộng 9m, dài 11m, cao 5m5 (36 feet x 30 feet x 18 feet). Nóc và chung quanh kiến trúc đều được phủ bằng vải đen. Đền thờ này là trung tâm đức tin của 1 tỷ 200 triệu tín đồ Hồi Giáo vì đây là thánh địa số một của thế giới đạo Hồi. Từ nhiều ngàn năm trước khi có đạo Hồi, đền thờ Kaba đã hiện diện tại nơi đây và người Ả Rập đã gọi đền thờ này là Nhà Của Chúa (Bayt Allah = House of God).

Từ xa xưa đến nay, mỗi khi đến viếng đền thờ Kaba các tín đồ xếp hàng đi ngược chiều kim đồng hồ 7 lần, (tượng trưng cho 7 tầng trời) vừa đi vừa đọc kinh Koran. Sau đó, mọi người đến viếng Hòn Đá Đen (The Black Stone). Đây là một thiên thạch (meteorite) đã từ trời rơi xuống nơi này không biết từ bao giờ, có thể là từ hàng chục ngàn năm về trước.

Theo niềm tin Hồi Giáo thì tổ tông loài người là Adam đã xây dựng đền Kaba. Sau đó, Abraham và Ismael đã tu sửa lại đền thờ như ta thấy ngày nay.

Đia điểm 2: Suối Zamzam. Đối diện với Hòn Đá Đen là Suối Zamzam. Từ nhiều ngàn năm trước, suối Zamzam đã nổi tiếng khắp vùng vì đây là một dòng suối lớn hiếm có trong sa mạc mênh mông. Thưở xưa, các đoàn lữ hành từ các nước miền Nam bán đảo Ả Rập muốn làm ăn buôn bán với các nước phía Bắc, như Syria chẳng hạn, đều phải ngừng chân tại suối Zamzam để lấy nước trước khi lên đường mạo hiểm vượt qua sa mạc Syro-Arabia. Từ nhiều thế kỷ trước khi có đạo Hồi, người Ả Rập đã loan truyền khắp nơi sự tích về Abraham: Sau khi vợ lớn của Abraham là Sarah sinh ra Isaac thì bà này nổi máu ghen với cô vợ bé của Abraham là Hagar. Bà buộc Abraham phải đuổi hai mẹ con Hagar ra khỏi nhà. Abraham đành phải dẫn Hagar và con trai Ismael đến sa mạc. Tại đây, thiên thần Gabriel đã hóa phép cho một dòng suối lớn xuất hiện giữa sa mạc và Ngài đặt tên là Suối Zamzam. Từ đó, Abraham và thiên thần Gabriel đã giúp cho hai mẹ con Hagar sinh sống. Đến khi Ismael trưởng thành, Abraham và Ismael đã xây dựng lại đền thờ Kaba do Adam xây dựng từ xa xưa nay đã hư nát do trận đại hồng thủy đời No-e (Noah).

Địa điểm 3: Cánh đồng Arafat. Cách Mecca 13 miles có một cánh đồng rộng bao la gọi là cánh đồng Arafat. Ngay giữa cánh đồng có một ngọn núi nhỏ gọi là Núi Ơn Chúa (Mount of Mercy). Đây là nơi Muhammad giảng đạo lần cuối cùng trước khi qua đời. Mọi tín đồ phải đến đây trước buổi trưa, sau đó leo lên núi để cầu nguyện cho đến khi mặt trời lặn. Tất cả mọi việc được làm trong yên lặng. Nghi lễ này có tính cách bắt buộc cho mọi tín đồ hành hương vì thiếu việc này thì toàn bộ cuộc hành hương bị coi như không hoàn thành.

Địa điểm 4: Lễ Hy Sinh tại Mina. Lễ Hy Sinh diễn ra ngày 10 tháng 12 Âm Lịch Hồi Giáo tại thị trấn Mina, cách cánh đồng Arafat 8 miles. Giáo lý Hồi Giáo dạy rằng: Mina chính là nơi Abraham nhận được lệnh của Thiên Chúa phải đích thân giết đứa con trai đầu lòng của mình là Ismael để làm Lễ Hy Sinh (Sacrifice) tế Chúa.

Abraham là người tôn thờ Chúa trên hết mọi sự nên đã tuân lệnh Chúa một cách triệt để không chút chần chừ. Nhưng khi Abraham đưa con dao lên định giết con mình thì Thiên Chúa ra lệnh ngưng. Ngài truyền cho Abraham giết một con dê để thế mạng cho Ismael. Từ đó, kho tàng ngôn ngữ của nhân loại có thêm một danh từ kép là "con dê tế thần" (the scape-goat). Cũng từ câu chuyện này, dân Do Thái và dân Ả Rập có tục lệ giết súc vật làm lễ hy sinh tế lễ Thiên Chúa (Animal Sacrifice) để kỷ niệm Lễ Hy Sinh của Abraham. Người Do Thái làm Lễ Hy Sinh hàng năm vào buổi chiều trước Lễ Vượt Qua (Passover). Tục lệ này có từ 2000 năm TCN đến năm 70 sau Công Nguyên là năm Jerusalem bị quân La Mã tàn phá bình địa và toàn dân Do Thái phải bỏ xứ tứ tán khắp nơi. Đạo Hồi làm Lễ Hy Sinh (Feast of Sacrifice) vào cuối chương trình hành hương thánh đia Mecca hàng năm. Các súc vật thường bị giết trong Lễ Hy Sinh khắp thế giới không có cơ hội đi hành hương Mecca cũng giết súc vật tại nhà để làm lễ hy sinh kỷ niệm việc Abraham toan giết con trai đầu lòng của mình để tế Chúa. Nhiều chục triệu súc vật đã bị giết trong dịp Lễ Hy Sinh này.

Địa Điểm 5: Medina. Chặng cuối của cuộc hành hương Thánh đia Hồi Giáo là thăm ốc đảo Medina, cách thủ đô Mecca 300 dặm về phía Bắc. Đây là nơi Muhammad đã sống 10 năm cuối cuộc đời của ông (622-632) cùng với nhiều bà vợ và với cộng đồng Hồi Giáo đầu tiên trong lịch sử (the first Muslim community). Muhammad qua đời ngày 12 tháng 3 Âm Lịch Hồi Giáo năm 632. Các tín đồ hành hương đến đây để kết thúc cuộc hành trình có tính cách tôn giáo thiêng liêng bằng cách đến viếng mộ của vị thiên sứ cuối cùng của Thiên Chúa và đến cầu nguyện tại đền thờ Medina là đền thờ đầu tiên của Hồi Giáo trên thế giới.

Charlie Nguyễn