DU LICH LICH SU

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

TỔNG KẾT 20 NĂM HOẠT ĐỘNG

TỔNG KẾT 20 NĂM: HOẠT ĐỘNG BỀN BĨ, LIÊN TỤC, KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TO LỚN VƯỢT BẬC CỦA CHI HỘ VÀ TT NGHIÊN CỨ VÀ THỰC HÀNH GIA PHẢ TP.HCM

(2012-10-18)

20 năm là một đoạn đường dài, đầy đủ những thực tiễn, từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiêm, về dòng họ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên  và về gia phả.

“Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả và Hồi ký” bắt đầu hình thành giữa năm 1992, mang tên Chi hội Nghiên cứu và Thực hành Gia phả và Hồi ký, với  Nhóm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả Hồi ký TP”. Sau đó, Hội KHLS quyết định tên mới là TTNCTHGPHK với chức năng nhiệm vụ thêm phần nghiên cứu khoa học; và vẫn giữ như cũ là Chi hội NCTHGPHK. Chúng tôi đã liên tục hoạt động cho đến hôm nay, được Hội KHLS đánh giá là tốt, hoạt động tích cực.

20 năm là một đoạn đường dài, đầy đủ những thực tiễn, từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiêm, về dòng họ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên  và về gia phả. Việc đúc kết nầy, đòi hỏi chúng tôi, phải vận dụng các cơ sở nhận thức tổng hợp về lịch sử, văn hóa, về phương pháp công tác dân vận, và luôn xem nó là “một môn khoa học mới, một lĩnh vực nghiên cứu mới, chuyên biệt về dòng họ Việt Nam”, nên luôn giữ thái độ nghiêm túc, thực sự cầu thị và thận trọng..

Bản tổng kết, nhằm rút ra ba vấn đề chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu của dòng họ, đồng thời cũng là mục tiêu của ngành gia phả học và của TTNCTHGP.

2. Chất lượng và hiệu quả của công cuộc nghiên cứu và thực hành gia phả và các mặt hoạt động kế cận, trong 20 năm qua, đã đóng góp cho chính bản thân mình, cho dòng họ, ngành gia phả, ngành sử học và cho xã hội về lý luận và thực tiễn nhiều mặt tích cực.

3. Đã hình thành ngành gia phả học và đội ngũ chuyên gia về gia phả. Kinh nghiệm hình thành, duy trì và phát triển Chi hội và Trung tâm Gia phả trong khuôn khổ Hội Khoa học Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, là đúng đắn, tốt, cần phát huy.

I./ MỤC TIÊU CỦA DÒNG HỌ CŨNG CHÍNH LÀ MỤC TIÊU NGÀNH GIA PHẢ:

Trước tiên, xin nêu nội dung thông điệp:

TỔ QUỐC THIÊNG LIÊNG, DÒNG HỌ VĨNH TRUYỀN, GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC.

Đối tuợng của môn gia phả là gia đình và dòng họ; nhận thức gia đình và dòng họ càng sâu sắc,  bảo đảm cho việc nghiên cứu và thực hành gia phả đạt chất lượng cao; bản thân của sự tồn tại của dòng họ VN trong việc tạo thành dân tộc, đồng bào, là một chân lý hiển nhiên, bao hàm  toàn bộ nội dung dòng họ mà ta đặt ra.

Lịch sử cổ đại phản ánh, dân tộc VN đã xuất hiện từ ba, bốn ngàn năm trước đây. Từ trước đó hằng vài chục triệu năm,, trải qua các thời đại dã man, mông muội và văn minh, đã sống trong tình trạng tính giao hỗn tạp của giai đoạn “bầy đàn”, qua thời kỳ mẫu hệ, phụ hệ, hôn nhơn cặp đôi, hôn nhơn một vợ một chồng, hôn nhơn cá thể, đến ngày nay, là một sự vận động phát triển không ngừng. Trong mỗi giai đoạn, thị tộc (và các bộ lạc) phải thích nghi, đấu tranh sinh tồn, với chính bản thân mình, đấu tranh với thiên nhiên và với các thế lực người xung đột khác, để vươn lên và để thể hiện chính danh cái bản chất cao đẹp “Con Rồng cháu Tiên” của mình, là sự phát triển vĩnh hằng, với vị tổ nguyên mẫu cao đẹp, mang đậm nét thiêng liêng, tâm linh; truyền nối, kế thừa truyền thống yêu nước thương nòi, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của nền nông nghiệp lúa nước (với nền Văn hóa nông nghiệp Hòa Bình), và truyền thống văn hóa, văn hiến nhuần nhị, cao đẹp, sáng chói VN. GS NGND Trần Văn Giàu đúc kết: Yêu nước, Cần cù, A

nh hùng, Sáng tạo, Lạc quan, Thương người và Vì nghĩa, là các giá trị tinh thần Việt Nam. Cá nhân – gia đình – dòng họ (tông tộc) - đồng bào (của Nguyễn Trải nêu đầu tiên, của Nguyễn Đình Chiểu và của Bác Hồ là cùng một gốc), cùng chung một dân tộc, là một thể chế xã hội bền vững, cụ thể, đương nhiên.

Dòng họ là sự liên kết những gia đình cùng chung ông tổ - bà tổ và tổ quán. Từ các gia đình quan hệ hữu cơ, hạt nhân hay mở rộng, có sự cố kết nhau, mang đậm sắc thái văn hóa tâm linh, phát triển vĩnh hằng, trường tồn trong không gian, thời gian. Đó là cách thức tồn tại, là lý tưởng của sự tồn tại.

Dòng họ phát triển theo qui luật hôn nhơn và di truyền. Hôn nhơn là ngẩu nhiên, di truyền là tất yếu. Đây cũng chính là cách mở rộng thân tộc, “sản xuất ra chính con người”, sanh con đẻ cái, là sự truyền giống, là xây hạnh phúc, cho tế bào xã hội là gia đình, ngay đó là cho đổng bào, dân tộc và cho cộng đồng người rộng lớn.

Dòng họ VN chỉ tôn vinh môt vị quốc tổ, là Lạc Long Quân và Âu Cơ, với các thời đại vua Hùng và với  một phả đồ rõ ràng mà ta đang tìm hiểu. Đây là một đặc sắc của dân tộc VN, thể hiện ý chí đoàn kết thống nhứt một khối. “Một mẹ trăm con, một bọc trăm trứng, nở trăm con”, một bọc có nghĩa là đồng bào, với cái nhìn của gia phả học và di truyền học, qua hôn nhơn nhiều đời: “Trong máu huyết của anh có hàm chứa máu huyết của tôi” (theo Bản đồ gen người hiện đại).

Dân tộc VN là dân tộc anh hùng, dòng họ VN cũng có các đặc tính ưu việt của nó, qua các truyền thống anh dũng, kiên cường trong chiến đấu, lao động bền bĩ, sáng tạo để mưu cầu cuộc sống, phẩm chất văn hóa tốt đẹp, đặc sắc. Trong thực tế, không có dòng họ “phản diện” tức dòng họ xấu, mang toàn nhược điểm như một số người đã nêu.

Cả nước là bao nhiêu họ, ta chưa có con số thống kê. Vấn đề ở đây cần nêu là: họ VN có từ bao giờ? Có thể đáp: “Đã có từ thời Bắc thuộc lần thứ nhứt” (111 tr Tây lịch). Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa, lịch sử VN mới ghi nhận các họ. Vậy trước đó, người ta dùng tín hiệu gì để thông tin tên (danh), như Đực, Cái và họ (tánh), như họ Hồng Bàng thị(?), họ Trưng chẳng hạn? Ta nêu giả thuyết: Lúc đó, để có tín hiệu về “danh” và “tánh”, để thông tin, sai bảo, các tên Đực, Cái, họ Núi, họ Sông đã hiện hữu.  Một số người trong các Ban Liên lạc dòng họ hiện nay, lại khẳng định, quyết đoán vị tổ của mình có lịch sử xa xưa hơn, từ thời Hùng Vương và luôn theo lối chọn Tổ là vị tổ huyền sử, (cách khác là chọn vị tổ lịch sử). Nói tốt, chọn vị tổ hoàn hảo cho dòng họ là một khuynh hướng nhân đạo cần  quan tâm. Đến Nhà Tiền Lý, với Lý Bôn, Lý Bí, Phạm Tu, trải qua Bắc thuộc lần thứ ba, tới thời kỳ thống nhứt, tự chủ thời đại, với Nhà Ngô, Nhà Đinh…thì “họ” đã thành phổ biến. Đã có một sự du nhập “cái tinh hoa” từ phương Bắc vào 

VN, hệ thống họ Trung Quốc, gốc Bách Việt, đã được đưa vào VN, trước tiên để phục vụ cho việc quản lý nhân đinh, nhân hộ khẩu của kẻ thống trị. Đồng thời đây cũng là cái cần thiết, thuận lợi, để áp dụng, cho đến ngày nay, như chữ Quốc ngữ Latin, “từ công cụ xâm lược thành vũ khí để kháng chiến” như GS NGND Trần Văn Giàu đã nói.

Thờ cúng tổ tiên, chăm lo phúc đức, tạo nhân nghĩa, giữ gìn hiếu thảo (của con cái) đối với cha mẹ, đã trở thành một cái đạo, một tín ngưỡng – Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đây vừa là một tập tục, một sắc thái văn hóa tốt đẹp, nó đã xuất hiện từ lâu, phổ biến, quảng đại, bao dung và thiêng liêng. Cùng với tín ngưỡng tôn giáo, như Phật giáo, Thiên chúa giáo sau nầy, đang tồn tại ở VN, với các đặc trưng riêng, tính hiện thực, gần gũi tình người, nhân ái ở từng người, từng gia đình, dòng họ đều thống nhứt với một loại hành xử giống nhau. Nhà ai cũng có bàn thờ gia tiên, tổ chức các sinh hoạt “quan - hôn - tang - tế”. Dòng họ nào cũng có từ đường, ở trên cùng có đền thờ quốc tổ. Cả hệ thống đó đã định hình, họp thành một thiết chế văn hóa dòng họ có từ trong lịch sử bốn ngàn năm. Nhiều dòng họ thờ chung một vị anh hùng dân tộc như thờ Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hồ Chí Minh. Mỗi làng thờ tiền hiền, hậu hiền, trong các ngôi đình, có Trấn thành hoàng ở các trấn, ở trung ương kinh đô lại có nhà thờ Đô thành hoàng. Trong dòng họ, trước tiên lo đoàn kết xây dựng dòng họ văn hóa, lo thờ cúng tổ tiên, lo việc họ, “tu thân, tề gia”, lo “sanh, tử, bịnh, lão”, “quan, hôn, tang, tế”, lo “gia phong, gia lễ, gia quy”…

Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng của dân gian, là tập tục tốt đẹp của nhân dân, là một nếp văn hóa đặc sắc VN, Nhà nước ta đã công nhận chính thức tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nêu trên, theo “Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo”, số 21/2004 của UBTVQH 11, ngày 16.6.2004. Làm thế, lợi ích nhiều mặt đã mang đến. Song trước tiên cần hình thành các cơ quan nghiên cứu khoa học về dòng họ, thờ cúng tổ tiên, gia phả. Vì đây là lãnh vực khoa học mới, sẽ có nhiều ý kiến dị biệt, cần sự minh định khách quan.

Hôn nhơn, huyết thống (di truyền) và quan hệ thân – thích: Đây là hai qui luật phát triển dòng họ: hôn nhơn và di truyền, trong đó, từng người có danh xưng khác nhau, có những nghĩa vụ khác nhau quan trọng theo từng vị thế của tùng người trong họ tộc. Hôn nhơn là ngẫu nhiên, di truyền là tất yếu như đã nêu.  Hôn hơn biến đổi địa vi các mối quan hệ con người, hôn nhơn thay đổi các mối quan hệ họ hàng hai bên, hôn nhơn duy trì mối quan hệ xã hội và các mô hình xã hội qua việc sanh con, đẻ cái và hôn nhơn phải bắt buộc thông qua một hình thức biểu tượng là lễ cưới hỏi. Cách khác: Hôn nhơn tạo hạnh phức lứa đôi, sinh con đẻ cái, nuôi dưỡng giáo dục con cái, tạo mới cơ sở kinh tế, tế bào mới xã hội và phát huy liên kết họ hàng, thông gia, sui gia. Chính hôn nhơn, mới là phương cách phổ biến, duy nhứt, trong viêc mở rộng thân - thích. Cha mẹ  phải định hướng cho con về hôn nhân trên các phương diện: đồng ý hướng, đồng tài và đồng sức, trong đó phải sớm biết để loại trừ gen bệnh tiểm ẩn và phát huy hôn nhơn tự nguyện, tiến bộ, theo luật pháp. Di truyền giữ gìn, nhân bản sự thông minh, tạng người, Các nước tiến bộ trên thế giới, người ta quan tâm quản lý và nhân bản mầm, giống, gen người thông minh, học giỏi.

Nghĩa vụ và quyền lợi của người trong thân tộc: Con trai, con gái rồi sẽ làm chồng (rễ), làm vợ (dâu), sẽ thành cha, thành mẹ, thành ông bà…Đó là những danh xưng, đồng thời là mỗi quyền lợi và nghĩa vụ đi kèm như các quyền về vị thế, về thừa kế. Có hàng trăm chức danh và quyền lợi của một người trong họ hàng. Tôn trọng chức danh đó là cách để duy trì dòng họ, duy trì  mối quan hệ xã hội, ổn định gia đình và xã hội.

Ban liên lạc các dòng họ VN: Hai chục năm qua, sau chiến tranh, trên đất nước ta, có nhu cầu lập các ban liên lạc dòng họ VN. Việc nầy, phản ánh đúng đắn nhận thức của các dòng họ. Quan hệ xã hội VN là từ các dòng họ, từ các gia đình hữu cơ (chứ không phải gia đình cơ học như có người lầm tưởng), cùng chung ông tồ, trăm nhánh cùng một gốc hợp thành. Họ qui tụ để xúc tiến xây dựng đoàn kết, tương thân, tương ái, thờ cúng tổ tiên, dựng phả, lo việc họ, mà chúng ta cho đó là xây dựng dòng họ văn hóa, theo tinh thần tự nguyện, đồng thuận, thiêng liêng, Đây là việc làm tốt, cần khuyến khích, chỉ cần giải quyết các mắc mướu, khi gặp nhau thì phân thế thứ, thưa gởi ra sao, cần cảnh giác sự nghiên cứu vỏ đoán của một số người nhân danh họ tộc mà công bố những điều sai trái, nhận thức có chiều sâu sự nghiệp xây dựng dòng họ văn hóa, tự cao tự đại dòng họ… Tại thành phố HCM, Cục Thống kê TP công bố số liệu có 356 dòng họ, họ Nguyễn đông nhứt với 2.256.960 người, chiếm 31,509%, họ Vụ với 101 người chiếm 0,001%. Đây là con số dòng họ chính thức đầu tiên được công bố tại thành phố Hồ Chí Minh.

Những gì cản trở dòng họ phát triển? Dòng họ, trong lịch sử vẫn đang vận động và phát triển  ở trạng thái “tự do”, trước nay là  vậy. Dòng họ vẫn phải  trải qua những đoạn đường, lúc bằng phẳng lúc khúc khuỷu, lồi lõm, và lặp đi lặp lại nhiều lần! Vấn đề của chúng ta hiện nay: có nhiệm vụ “cải tạo xã hội” và “xây dựng con người mới”, thì vẫn phải có trách nhiệm với sự phát triển từng dòng họ. Không để cho nguy cơ suy sụp, phá rã dòng họ, phải cảnh giác mọi người, không để ai ngăn cản bước tiến của dòng họ. Ngoài chiến tranh xâm lược, bá quyền nước lớn, sự đồng hóa, hủy hoại ngôn ngữ, văn hóa, nạn đói…ta phải tự cảnh giác mình. Loại trừ các tệ như: Cậy thế họ đông người ức hiếp họ ít người, huynh trưởng, đa thê (dù trá hình), bất bình đẳng nam - nữ, lẫn lộn giữa mê tín và tín ngưỡng, cái ác thắng cái thiện, tham lam, chiếm đoạt, chiếm hữu…

Nhà nước ta, đã có “Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo”, Điều 5 ghi: “Nhà nước ta bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo theo qui định của pháp luật, tôn trọng giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo, giữ gìn và phát huy những giá tri tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng, nhằm góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân” (Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, số 21/2004 PL-UBTVQH 11 ngày 16.6.2004). Và, mặt khác nếu Nhà nước chỉ “mặc  nhận” dòng họ thôi, là không đủ. mà phải đặt nó vào trung tâm của việc giải quyết mối quan hệ xã hội hiện nay, có các chủ trương đúng đắn, kịp thời việc phát huy, phát triển dòng họ, việc xây dựng dòng họ, việc bảo vệ dòng họ văn hóa  hiện nay và về sau.


II./ ĐÃ HÌNH THÀNH NGÀNH GIA PHẢ HỌC VÀ ĐỢI NGŨ CHUYÊN GIA GIA PHẢ Ở TP. HCM. DỰNG PHẢ VÀ THỰC HIÊN CÁC NHIỆM VỤ KẾ CẬN:

Nội dung thông điệp:

NGHIÊN CỨU GIA PHẢ LÀ KHOA HỌC 

THỰC HÀNH GIA PHẢ LÀ THIÊNG LIÊNG.

Ngành gia phả học đã định hình: Một ngành khoa học gia phả đã được định hình với tiêu chí: Ngoài đội ngũ chuyên viên đạt chuẩn, mục tiêu phương hướng, nội dung và biện pháp hoạt động đã xác định; phương pháp hoạt động vừa nghiên cứu vừa thực hành song hành, chú tâm áp dụng phương pháp lịch sử truyền miệng, dựa vào ký ức, tránh “tầm chương trích cú”; lấy thực tiển cuộc sống là chính. Kết quả về lý luận có đôi cái đã được xác định tương đối rõ, có nhiều cái đặt ra, chờ giải  quyết. Và đa số các cái xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, được kết luận rõ ràng, đã được nhận ra; hiệu quả tác động vào dòng họ là rất mạnh, rất tích cực. Từ đó chúng tôi đưa ra nhận định: Ngành gia phả học đang được hình thành, là một ngành khoa học mới sẽ có chỗ đứng của nó trong các ngành khoa học nói chung. 

Dòng họ khuyết sử, biến thành dòng họ có lịch sử thành văn tức bộ gia phả, là một sự chuyển biến có tính chất quan trọng. Gia phả là cách phản ánh chính xác, toàn diện, vững chắc. Gia phả ghi quá trình hình thành, phát triển về con người trong họ, theo cách đặc trưng. Gia phả VN có từ thời Lý (1026) với bộ Hoàng Triều Ngọc Điệp, đến các đời sau, tới khoa thi chữ Hán cuối cùng, năm 1919, thì thoái hóa. Đó là gia phả của vua quan. Trong nhân dân cũng có các hình thức gia phả, họ “ghi” bằng hệ thống mồ mả ở đồng mả nông thôn, khu mả họ tộc, với các mộ bia, hoặc các bài vị đặt trong từ đường, cọng với ký ức của những người trong họ. Ký ức là “loại gia phả” đáng tin cậy song còn có những khiếm khuyết.

Chất lượng các sản phẩm gia phả sáng tạo trong 20 ăm qua, gồm 130 tác phẩm gia phả dựng mới, ban đầu là bộ gia phả ho Võ, ấp Bà Giả, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ chi, làm thí điểm, kéo dài hai năm mới xong, song đưa ra một bố cục khá hợp lý. Tiếp sau có các bộ gia phả họ Phan (Phan Công Hớn), Nguyễn (Nguyễn Ảnh Thủ), họ Võ (Võ Văn Tần). Các bộ hồi ký dẫn xuất từ phần ký sự, bộ đầu tiên là do nhóm chị Lý thực hiện, chủ yếu là biên tập và trình bày trang, tiếp sau là  hồi ký Diệp Thanh Phong, hồi ký Lâm Văn Thê, hồi ký Dương Kỳ Hiệp…Các bài dịch từ các bản Hán – Nôm, “Năm chi Tám phái họ Vũ Mộ Trạch”, “Trương Gia Từ Đường Thế Phả Toàn Tập” của Trương Minh Giảng, cọng với các kết quả nghiên cứu, các bài đăng trên các báo, đài, trên trang web của Trung tâm,v.v... đã tạo nên loại công trình quan trọng, một hiệu quả tổng hợp, tác động lên đối tượng dòng họ và  quá trình vận động hai chục năm qua. Chúng ta cũng quan tâm xuất bản sách, tài liệu, như sách “Cách Dựng Bộ Gia Phả Hoàn Chỉnh”, “Đình Mỹ An Hưng”, sách “Phả ký của 11 chi họ cố cựu xã Nông thôn mới Tân Thông Hội”…

Chất lượng hoạt động được đánh giá bằng các sản phẩm, tác phẩm làm ra. Bộ gia phả không ngừng nâng cao từng phần: các việc như lịch sử tổ quán, tiểu sử nhân vật, nghề nghiệp, hôn nhơn, phương hướng xây dựng dòng họ văn hóa. Nghiên cứu sâu việc chôn cất, danh sách quan hệ hôn nhơn, học vị…bổ sung, tăng lên từng bước. Sách hồi ký có những bộ đọc cảm động, viết theo phương pháp tiểu sử học.…

Đến đây cho phép chúng tôi nhận định: Hiệu quả của sự chuyển biến diễn ra trên diện rộng, các dòng họ VN, đặc biệt là ở nông thôn và các đô thị lớn ai cũng nhận biết và bắt đầu hoạt động về gia phả, trước tiên, trên cái nền ý thức nhiều đời  sâu sắc về dòng họ, về thờ cúng tổ tiên, nay có người “phát” thì sẽ“động”. Như một sức lực mới, mạnh mẽ. Phong trào “về nguồn”, chăm lo xây dựng dòng họ văn hóa, thờ cúng tổ tiên - thật sự đang chuyển động mạnh mẽ, không ngừng! 

Qua 20 năm hoạt động, ngành gia phả học và một đội ngũ chuyên gia về gia phả đang hình thành.

Dựng phả, trước hết phải cấu trúc, bố cục bộ gia phả hợp lý, hoàn chỉnh. Có hai yếu tố ắt có và đủ để bắt đầu dựng được bộ gia phả, đó là phải biết vị tổ đời I và biết tổ quán, “tam đại thành tổ” là một qui ước xưa. Bộ gia phả “Họ Võ, ấp 1, Bà Giả, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi”, là bản cấu trúc đầu tiên, do ông Võ Văn Sổ soạn, từ năm 1990 làm mẫu. Từ các bộ gia phả Hán – Nôm cổ, từ sách “Gia Phả Khảo Luận và Thực Hành” của cụ Dã Lan Nguyễn Đức Dụ, mà chúng ta đã soạn ra bố cục. Nội dung bộ gia phả mẫu: tên bộ gia phả theo địa danh hành chánh đương thời, lời nói đầu, phần chính phả, phả ký, phả hệ và phả đồ, phần ngoại phả và phần phụ khảo. 

Phần phả ký là khó viết nhứt, đòi hỏi thu thập tư liệu quán xuyến, toàn diện, khi viết phải vận dụng kiến thức tổng hợp, nhứt là sử, địa lý, xã hội học... Phát tích dòng họ, lịch sử tổ quán, truyền thống yêu nước, lao động và văn hóa, các giá trị tinh thần Việt, bao hàm đặc điểm hôn nhơn và di truyền. Đây là bộ sử toàn diện, chi tiết của chi họ, phản ánh ông tổ - bà tổ “đời I” và tổ quán, theo qui luật hôn nhơn và di truyền, chú ý hình dạng, tạng người, ghi các đời, hành trạng hoặc kỷ sự các đời, ghi dòng họ đã kết thông gia với ai, ghi mồ mả, nhà thờ tổ (từ đường), ghi chợ, bến sông, đình làng, trường học…Ghi các điểm ưu việt của dòng họ qua các truyền thống văn hóa, lao động và yêu nước và ghi khái quát ưu điểm sang chói của dòng họ, như họ Vũ – Võ là TRÍ TUỆ VÀ NHÂN ÁI, Đây là công việc khó. Phần kết của phả ký ta vạch ra phương hướng xây dựng dòng họ văn hóa. Hợp soạn gia phả là cái khó thực hiện trong thực tế các dòng họ hiện nay. 

Phần phả hệ: Các đời, hay thế hệ theo ước định từ người cha tới người con trưởng  là 25 năm và mỗi người con cách nhau là 2 tuổi. Từ thời Hai Bà Trưng cách đây là 2052 năm, tính bình quân ta có 82 đời. Phả hệ là ghi hệ thống các đời, đời một ghi trước, đời kế ghi sau, chi trưởng ghi trước, chi thứ ghi sau, con lớn ghi trước, con thứ ghi sau. Ghi hành trạng, tiểu sử, hay kỷ sự từng người. Có cách ghi ngang, có cách ghi dọc. Chi họ nhiều đời, nên ghi hết từng chi, rồi sang chi khác. Phải đến tận từng nhà để ghi, có chuyên viên ghi phiếu đưa trước, song ít kết quả. Và các hình thức phả đồ (với 6 cách vẽ khác nhau). Ký ức dòng họ, mồ mả, mộ bia, bài vị…các loại giấy khen, bằng sắc, là các tư liệu của các cuộc điền dã.

Ngoại phả: Khảo riêng những vấn đề về văn hóa, lịch sử quan trọng có liên quan tới dòng họ. Việc cúng giỗ, nhà thờ tổ, khu mồ mả, danh sách cưới gả, học vị…

Phụ khảo: khảo riêng về lịch sử, địa lý, nhân văn xóm ấp, lai lịch một người…Địa chí xóm ấp là nội dung của tổ quán.. Tiểu sử học là nội dung của kỷ sự, gồm có hồi ký, lý lịch học, hành trạng nhân vật. Miêu tả các tấm gương, đây là dịp ta đề cập các ngành nghề truyền thống.

Phương hướng chung là như vậy, trong thực tế, mỗi chuyên viên gia phả phải nổ lực, viết có “bút pháp, văn vẻ có nét riêng” Đây là sự sáng tạo cá nhân.

Dựng 130 gia phả cho chi họ, chúng tôi phát hiện hàng loạt các sự kiện, con người lịch sử, đặc điểm nổi bậc tùng chi họ. Thí dụ ở Nam bộ, ai vào truớc, ai vào sau, việc hòa hợp với người Khơ-me ra sao; các chi họ người Minh Hương và việc hòa hợp với người Việt. Nhờ dựng phả, chúng ta đã cụ thể hóa, bổ sung cho lịch sử một số yếu tố quan trọng.

Gia phả hoàn chỉnh sẽ bổ sung, làm cho lịch sử liên hệ gắn bó, sinh động thêm phần nhân dân. Gia phả có đời xa nhứt được dựng ở miền Bắc, khoảng 24 đời, gia phả miền Trung khoảng 17 đời, gia phả miền Nam khoảng 11 đời.

Tháng 3 năm 2011 Trung tâm thực hiện tặng 11 bộ gia phả cho 11 chi họ cố cựu xã Nông thôn mới Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, đã có bài nói sâu sắc của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, những nhận xét, đúc kết những vấn đề đặt ra về dòng họ hiện nay. Đã dựng gia phả, cũng để cống hiến, cho họ Trần ở xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành (Tầm Vu), tỉnh Long An (của giáo sư Trần Văn Giàu), giáo sư thuộc đời X, có viễn tổ 3 đời nữa ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Dựng gia phả họ Lê (Lê Văn Duyệt), phát hiện mộ cụ Lê Văn Phong ở khuông viên Quân khu 7, là người em ruột  ông Lê Văn Duyệt, cụ tổ chi họ Lê, có hậu duệ hiện nay là các bà Lê Thị Bân, Nguyễn Thị Thu Hà. Chúng tôi đề nghị dời mộ cụ Phong về xã Thái Mỹ, Củ Chi, huyện Củ Chi

Tổ Hán – Nôm, đã sưu tầm và dịch (riêng ông Võ Văn Sổ đã dịch 30 bộ gia phả, hàng trăm văn bia, liễn đối). hằng trăm bộ gia phả cổ, những bia ký, thơ văn, liễn đối, chủ yếu từ các dòng họ mang đến, đã có những sách cổ, Hán như “Tam tự kinh” do Lý Tường Quan, tức bá hộ Xường, diễn Nôm. Tác giả thơ Nôm “Phạm Công Cúc Hoa” là Dương Minh Đức, sáng tác năm 1880, cùng hàng trăm tài liệu Hán – Nôm quí giá. 

Tổ Hán – Nôm đã biên soạn một số hoành phi, câu đối tặng cho các từ đường dòng họ, đình làng và bia mộ, nghĩa trang dòng họ. Tổ Hán – Nôm đã tham gia viết câu đối góp phần trách nhiệm trong việc tô bồi văn hóa dân tộc tại Đền Hùng phía Nam thuộc Quận 9, được giải khuyến khích (không có giải I, II và III).

Trang web-site www.giaphatphcm.com, của Trung tâm, với cấu trúc phản ánh nội dung nghiên cứu và thực hành gia phả, cung cấp rộng rãi trên mạng những vấn đề  độc giả đang quan tâm.

Năm 2010, lập “Hội quán dòng họ và gia phả,” với  thông điệp dòng họ và gia phả mà tổ chức các diển đàn, đẩy mạnh hội nghị, hội thảo, sử dụng phương tiện báo đài một cách có hệ thống và liên tục, làm sách, cung cấp cho xã hội những quan điểm, ý kiến, công việc dòng họ, gia phả.

Đã liên kết với “Hiệp Hội Doanh Nghiệp TP” toàn diện những vấn đề về doanh nhân với dòng họ và thờ cúng tổ tiên, dựng phả; đã ký kết liên tịch với Trung tâm Kỷ lục VN, được đơn vị nầy “xác lập kỷ lục dựng nhiều bộ gia phả nhất”; đã bảo trợ, tư vấn cho “Khu Nhà thờ Quốc Tổ - An viên Vĩnh hằng”, cũng như có chủ trương đầu tư xây dựng “Khu Văn hóa – Nhà từ đường ở núi Dinh”, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 

Việc đào tạo, xây dựng đội ngũ và đội ngũ kế thừa là nhiệm vụ quan trọng. Ban đầu là “Nhóm gia phả” với các anh chị: Võ Ngọc An, người sáng lập,  ông Võ Văn Sổ, Văn Công Chí, Võ Thị Tâm, Trần Mạnh Tiến, Nguyễn Thanh Bền, Nguyễn Ứng, sau có chị Phan Kim Dung, Nguyễn Hữu Trịnh và nhiều anh chị khác lần lượt tham gia. Giờ đây, Trung tâm đã tập hợp được 25 chuyên viên và một đội ngũ sinh viên nhiệt huyết. Thanh niên rất quan tâm tới dòng họ và gia phả. Ta phải nêu ra, thanh niên sẽ tiếp nhận, đó là điều chắc chắn! 

Các lớp bồi dưỡng, tập huấn tổ chức với Sở VHTT Long An, với Hội Khoa học Lịch sử Đồng Tháp, tổ chức lớp học nhiều ngày tại Nhà Văn hóa Phụ Nữ. Đặc biệt, lớp huấn luyện dựng phả cho 50 sinh viên năm thứ 4 và thứ 3 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, kết quả hết sức mỹ mãn. Các em đều thấu hiểu vai trò, vị trí gia phả. Các em tỏ bày: “các thầy có nói chúng em mới biết”. Khi thực hiện bài thu hoạch ra lớp bằng gia phả dòng họ mình từ ông nội trở xuống, có nhiều bài cảm nghĩ đạt loại khá hoặc tốt. Việc soạn bài giảng với các bài: “Cơ sở lịch sử, văn hóa và cơ cấu xã hội về dòng họ và gia phả Việt Nam”, “Chính phả (Phả ký, phả hệ và phả đồ), ngoại phả và phụ khảo”, “Dựng phả là từ ký ức dòng họ, hay “Những bài học kinh nghiệm trong việc đi nghiên cứu, khảo sát và điền dã về gia phả”. Các bài đọc thêm: “Cuộc Nam tiến và gia phả”, “Hán – Nôm và gia phả”, “Các Ban liên lạc dòng họ và sự nghiệp xây dựng dòng họ văn hóa, phát huy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và việc dựng phả”, “Hiện đại hóa sự nghiệp dựng phả hay gia phả trực tuyến”.


III./ CHI HỘI GIA PHẢ-HỒI KÝ VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU THỰC HHÀNH GIA PHẢ HỒI KÝ TP. TRỰC THUỘC HỘI KHOA HỌC LỊC SỬ.

Chi hội và Trung tâm NCTHGPTPHCM, trước sau thực hiện ba mục tiêu căn bản: (a) nghiên cứu, tổng kết có chiều sâu về dòng họ, thờ cúng tổ tiên, về gia phả và các đề tài kế cận; (b) dựng phả; và (c) chăm lo đội ngũ kế thừa.

Với ba mục tiêu trên, chúng tôi thể hiện cân đối, xuyên suốt và liên tục trong 20 năm qua. Là đơn vị “hội đoàn”, mặt khác, là đơn vị “sự nghiệp văn hóa”, chúng tôi luôn đề cao ý thức tự lực, đồng thuận, dân chủ. Nghiên cứu là khoa học, là tôn trọng lịch sử khách quan; mặt khác, hướng tổ chức bộ máy gọn nhẹ, chặt chẽ, họp hội được định kỳ, áp dụng phương pháp hoạt động theo  “nhóm công tác”, trưởng nhóm với mục tiêu nhiệm vụ được giao rõ ràng từng lúc, đề ra công việc cụ thể, các chuyên viên thực hiện theo kế hoạch, thực hiện và kiểm tra với trách nhiệm cao.

Cả Chi hội lẫn Trung tâm đều trực thuộc Hội Khoa học Lịch sử TP HCM, Chúng tôi được GS. Mạc Đường, Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, PGS. Huỳnh Lứa và Nhà gia phả học Dã Lan Nguyễn Đức Dụ (đã qua đời) làm cố vấn. Trước khi dự định thành lập nhóm, chúng tôi có gặp, xin ý kiến thầy Trần Văn Giàu. Thầy đáp: “Thành lập nhóm nghiên cứu và thực hành gia phả là tốt.” 

Hiện nay, Chi hội và Trung tâm tập hợp thường xuyên 25 người tham gia. Họ là những chuyên viên tự nguyện cao, được rèn luyện chủ yếu trong thực tiễn, nhận công việc cho là thiêng liêng và làm trong tư thế hãnh diện. Bên cạnh , tổ chức “CLB Tuổi trẻ với Dòng họ và Gia phả”, làm lực lượng kế thừa, khả năng, phương thức hoạt động sinh động, đầy hứa hẹn. Những chuyên viên nầy nắm bắt tốt nội dung dòng họ và gia phả, từ các chuyên viên có người đã trang bị cho mình kiến thức của các chuyên gia. Tất cả những người trên, trong việc nghiên cứu và thực hành, họ giữ thái độ khách quan lịch sử, khiêm tốn, nhẫn nại đi vào dân, dòng họ; những điều kết luận được đã xây dựng thành chủ để và đưa ra truyền đạt, giảng dạy và người khác lãnh hội được.

Đã đặt văn phòng đại diện của Trung tâm ở Hà Nội, Đà Nẳng, Long An, Cần Thơ, Cà Mau, Tây Ninh.

Đã ký kết liên tịch với “Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Văn hóa Dòng họ VN”, với “Hiệp hội Doanh Nghiệp TP”, toàn bộ về dòng họ và gia phả, nhận làm tư vấn cho “Sàn giao dịch Hưng Gia Việt” xây dựng Đền Quốc tổ, Đền Liệt sĩ miền Đông Nam bộ ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, đồng thời làm tư vấn, bảo trợ và hậu thuẩn việc xin đất, đầu tư, xây dựng “Khu Văn hóa – Từ đường Dòng họ” ở núi Dinh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Việc quan hệ, hội họp, xin ý kiến, đóng hội phí với “Hội Khoa Học Lịch Sử TP” là thường xuyên, liên tục, luôn ý thức đó là “Hội chủ quản”, là thế đứng hoạt động, thể hiện sự tôn trọng, nghiêm túc ở cơ sở làm tốt là đóng góp cho trên những điều bổ ích.

IV./  CÁC ƯU KHUYẾT ĐIỂM:

Hai mươi năm, ưu và khuyết có nhiều, ở đây xin đưa ra những ưu điểm để phát huy, khuyết điểm để khắc phục:

- Nhiệm vụ đề ra là đúng, toàn diện, khó khăn phức tạp, song việc tổ chức thực hiện còn hạn chế. Các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử hiện hữu ở thành phố là to lớn, song việc huy động,  móc nối,  mời gọi còn yếu, nên khi triển khai những việc mới còn hạn chế.

- Chất lượng bộ gia phả và những sản phẩm kế cận, có xây dựng được mẫu, song chưa đạt, khi thực hiện, trình độ chuyên viên không đều, nên tác phẩm làm ra, nội dung cao thấp khác nhau.

- Bồi dưỡng vật chất chưa tương xứng, nếu tổ chức tốt hơn, thì kết quả đạt được sẽ cao hơn, còn mỏng so với nhiệm vụ đặt ra. Có những lãnh vực, do trình độ Trung tâm còn hạn chế, nên chưa triển khai như phong thủy, di truyền…

- Cơ sở vật chất của Trung tâm, nhìn chung còn yếu, bị động, vay mượn.

- Ít nhận được sự hướng dẫn, chỉ thị của Hội KHLSTP, cần tranh thủ Hội chủ quản sắp tới mạnh hơn nữa.

- Có hai cơ chế tổ chức song hành là Chi hội và Trung tâm, là tốt, song Chi hội hoạt động chưa mạnh.

Phương hướng hoạt động tới, Năm 2012, Trung tâm có bản nhận xét, rút kinh nghiệm như những năm tiếp tục phát huy ưu điểm, tìm cách khắc phục khuyết điểm, nhắm mục tiêu dòng họ VN phát triển mà kiên trì thực hiện nhiệm vụ của mình. Phải nhắm mục tiêu cao cả hơn, toàn diện và xuyên suốt hơn: Xây dựng dòng họ văn hóa, phát huy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và dựng phả. Phải có đội ngũ kế thừa đủ mạnh, tiếp tục chọn thêm hình thức tổ chức, cơ chế phù họp như  hình hức “doanh nghiệp xã hội”; tập trung việc dựng phả là nhiệm vụ trung tâm. Gia phả học là môn khoa học mới, phải có thái độ tiếp cận, ứng xử mới. Phải nổ lực suy nghĩ, lắng nghe và hoàn chỉnh không ngừng. Không ngừng tổng kết, rút kinh nghiêm và nhân ra một cách sâu sắc, tích cực, góp phần  cho sự nghiệp xây dựng dòng họ văn hóa, phát huy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và dựng gia phả hiện nay.

Nghiên cứu gia phả là khoa học

Thực hành gia phả là thiêng liêng.

TỔ QUỐC THIÊNG LIÊNG

DÒNG HỌ VĨNH TRUYỀN

GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

                                                                                Võ Ngọc An

(Giám đốc Trung tâm)

TRANG CHỦ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH GIA PHẢ

CÁC TIN MỚI

Trong nền văn hóa dân tộc
19-10-2012

Gia phả học cho mọi gia đình
18-10-2012

Vài suy nghĩ về mối quan hệ gia tộc và thành viên gia tộc Việt Nam
18-10-2012

20 năm hình thàng và phát triển của Trung tâm Nghiên cứu và Thức hành Gia phả TP.HCM (1992-2012)
18-10-2012

CÁC TIN CŨ

Sở VH,TT&DL Long An tặng bằng khen cho Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TP.HCM
17-10-2012

20 năm dựng 130 bộ gia phả
15-10-2012

Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TP.HCM đã xây dựng được 130 bộ gia phả
15-10-2012

Lập gia phả cho nhiều nhà lãnh đạo và cách mạng
15-10-2012

Trao gia phả Trần Văn Giàu nhân ngày truyền thống ngành Văn hóa thông tin
15-10-2012

Tiêu chí xây dựng dòng họ văn hóa
04-07-2012

Các dòng họ Việt Nam là dòng họ ưu việt...
21-05-2012

Nhà mồ giữa thành phố
28-04-2012

Buổi ra mắt Câu lạc bộ “Tuổi trẻ với dòng họ - gia phả”
06-04-2012

Về vấn đề xây dựng văn hóa dòng họ
07-03-2012

Nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải phát biểu tại lễ trao tặng gia phả
05-03-2012

11 họ tộc ở TP HCM được tặng gia phả
05-03-2012

Đọc lịch sử từ gia phả
05-03-2012

Trao tặng gia phả cho 11 chi họ xã anh hùng
05-03-2012

Tặng gia phả cho11 dòng họ
19-02-2012

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: Trao gia phả cho các dòng họ của xã anh hùng
19-02-2012

Tổng kết lớp tập huấn về phương pháp dựng phả
02-02-2012

Góp phần xây dựng dòng họ văn hóa tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM
22-12-2011

Cổ vũ mạnh mẽ những ý tưởng sáng tạo
18-12-2011

Những "bí mật" về hệ gene của con người
06-07-2011

Dòng họ "tay vượn"
25-06-2011

Ngày hội sản phẩm dịch vụ văn hóa 2011 - Nhiều người quan tâm gia phả
16-06-2011

Vài suy nghĩ về vai trò của văn hóa gia đình, văn hóa dòng họ trong công cuộc xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam
15-06-2011

Ngày Bác đến Trường Dục Thanh
30-05-2011

MỘT THIẾT CHẾ VĂN HÓA DÒNG HỌ ĐÃ ĐỊNH HÌNH
27-04-2011

Hướng dẫn hoạt động hội đồng gia tộc ở các xã ấp
09-04-2011

Mỗi chi họ trong cùng một họ hãy truy tìm, liên kết, nhận họ nhau
22-02-2011

Thượng tướng Phan Trung Kiên nói về vai trò dòng họ trong cách mạng Việt Nam
22-02-2011

Xây dựng văn hoá nghề nghiệp
11-02-2011

Trung tâm Nghiên cứu & Thực hành Gia phả TP.HCM tổng kết năm 2010
17-12-2010

Dựng gia phả cho nhân vật lịch sử và cộng đồng
11-12-2010

Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ hội nhập
10-12-2010

Văn hóa dòng họ: Diện mạo và hướng đi
10-12-2010

Vai trò và ý nghĩa của nghiên cứu Hán Nôm đối với nghiên cứu văn hóa Việt Nam
06-08-2010

Tinh thần hiếu học - Một giá trị tiêu biểu của văn hoá Bắc Miền Trung
31-07-2010

SẮC CHỈ VỊ THÀNH HOÀNG ĐÁNH RƠI
31-07-2010

MỘT SỐ PHONG TỤC CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG THỜI ĐẠI CHỐNG BẮC THUỘC
23-07-2010

VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY
23-07-2010

Chuyện họ của Hai Bà Trưng
10-07-2010

Nam quyền trong chế độ mẫu hệ ở Việt Nam
10-07-2010

Bữa cơm gia đình
03-07-2010

Bửa cơm gia đình trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
03-07-2010

TƯ LIỆU ĐỊA BẠ TRONG NGHIÊN CỨU LÀNG XÃ VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG (KHẢO SÁT ĐỊA BẠ LÀNG VIỆT VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ)
01-07-2010

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KINH (VIỆT) Ở TRUNG QUỐC
01-07-2010

Suy nghĩ khái niệm gốc Việt
18-06-2010

Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa
12-06-2010

Vai trò của gia đình và văn hóa gia đình
12-06-2010

Chính thức khởi công xây dựng Nhà Tưởng niệm danh nhân Cao Bá Quát
09-06-2010

Hội nhập với thế giới và bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam
09-06-2010

Nhân Ngày Gia đình Việt Nam (28.6.2001-28.6.2007): Gia đình Việt Nam thời kỳ hội nhập
09-06-2010

Văn hóa dòng họ đang lên ngôi
18-05-2010

HỌ HUỲNH Ở BÌNH TRỊ ĐÔNG A - NHỮNG NGƯỜI CHA VÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
25-04-2010

Người đại diện Trung tâm gia phả ở các tỉnh, thành phố
03-03-2010

Tổng kết hoạt động Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TP.HCM năm 2009 và phương hướng hoạt động năm 2010
03-03-2010

GIA PHẢ TỘC LÊ THÔN PHÚ XUÂN, XÃ ĐÔNG Á, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH VÀ Ý KIẾN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU & THỰC HÀNH GIA PHẢ TP.HCM
29-12-2009

THỬ NHÌN LẠI CÁCH GHI ĐỊA DANH BẰNG CHỮ HÁN
19-12-2009

Dòng họ muốn phát triển vững chắc phải thực hiện sự đoàn kết thống nhất và tôn trọng luật pháp Nhà nước
07-12-2009

Gian nan trong khâu điền dã
07-12-2009

Vài kinh nghiệm khi làm phả hệ
07-12-2009

Tham luận về Hán Nôm: Một số hiểu biết về Hán - Nôm
06-12-2009

Dựng gia phả cho toàn họ tộc được không?
06-12-2009

Tạo cơ chế kích thích nhu cầu hiểu chữ hán - Nôm trong nhân dân qua hoạt động gia phả
06-12-2009

Đám giỗ có vị trí quan trọng trong việc thờ cúng tổ tiên
25-10-2009

Trao giả phả cho họ Bùi (Vĩnh Long)
18-10-2009

Từ đâu để có nội dung cho gia phả?
09-10-2009

Hôn nhân là qui luật phát triển của dòng họ
09-10-2009

Đồng mả nông thôn Nam bộ
09-10-2009

Đồng mả nông thôn Nam bộ
30-09-2009

Tương lai rạng rỡ của sự nghiệp dựng phả các dòng họ Việt Nam
27-09-2009

Quá trình của việc lập gia phả trong xã hội Việt Nam
21-09-2009

Về người viết gia phả lớn nhất nước Việt
21-09-2009

Đưa gia phả lên mạng
21-09-2009

Gia phả nét văn hóa các dòng họ Việt Nam
17-09-2009

Hôn nhân là qui luật phát triển dòng họ
17-09-2009

Cần có trung tâm phả học Việt Nam
17-09-2009

Các vấn đề rút ra qua 17 năm dựng phả cho các chi họ
30-08-2009

Trung tâm nghiên cứu thực hành gia phả TP.HCM giúp nhận được họ qua gia phả cổ
30-08-2009

Sự nghiệp dựng phả các dòng họ là thiêng liêng và khoa học
23-08-2009

Để gia phả trở thành nhân tố tích cực trong việc phát huy truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam
23-08-2009

Dự báo hôn nhân và gia đình trong tương lai
23-08-2009

Gia phả với ngày gia đình Việt Nam
23-08-2009

Theo chân những người "vạch bóng thời gian tìm nguồn cội"
21-07-2009

Gia phả - hồi ký: chứng tích của sự có mặt
21-07-2009

Dựng gia phả để nghiên cứu lịch sử
21-07-2009

Những ông đồ Sài Gòn đi... làm gia phả
21-07-2009

Dựng phả, một dịch vụ hấp dẫn
21-07-2009

Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28.6: Bàn về đạo gia đình, đạo họ hàng
21-07-2009

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét