DU LICH LICH SU

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

NHỮNG CƠ SỞ LỊCH SỬ

NHỮNG CƠ SỞ LỊCH SỬ

StarSchoolCameraWorkLeft hugSchool bus

ban tay viet

Nếu máy bạn kg đọc được tiếng Việt bộ font chữ 2003 hoạc Dowload bộ font chữ về càI vô máy
bộ gõ tiếng Viêt nhấn chuột đường link dưới

http://fontchu.com/blog/2008/08/download-bo-go-tieng-viet-unikey-va-vietkey/

Cách 2 bạn download toàn bộ bàI về máy ,nếu máy bạn càI word 2003 thi máy bạn
chuyển đổI thành tiếng việt ; nếu không được bạn vẫn bạn vẫn phảI download bộ
pont chữ về  càI vào máy

 

LỜI NÓI ĐẦU

Tập lược sử Đoàn và phong trào học sinh-sinh viên Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định trong kháng chiến chống Mỹ do Câu Lạc Bộ Truyền Thống Thành Đoàn biên soạn đã hơn mười năm mà chưa có tập lược sử trước đó kết nối lại : phong trào Học sinh-Sinh viên thời kháng chiến chống Pháp và phong trào đấu tranh từ khi đất nước bị xâm lược . Nhóm sưu tầm biên soạn tập tư liệu lịch sử nầy gồm bốn cựu cán bộ Thành Đoàn- Trần Văn Nhiệm, Lê Thanh Văn, Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Văn Ly- ý thức rằng càng chậm trể, công việc càng khó hơn vì các nhân chứng lịch sử sẽ lần lượt ra đi nên từ sáu năm nay chúng tôi vừa nghiên cứu sưu tầm sách báo, tài liệu tại Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp. Trung Tâm Lưu Trử Quốc Gia 2, nghiên cứu các tập hồi ký và gặp gỡ các đồng chí thời kháng chiến chống Pháp tại thành phố nầy . Cũng may lúc đó các thầy Bùi Đức Tịnh, Phan Văn Phổ, Lại Minh Lương và bác sáu Trần Văn Giàu còn khỏe . Chúng tội tiếp tục gặp bác Nguyễn Thọ Chân, nguyên bí thư thành ủy Sài Gòn- Chợ Lớn, chị Nguyễn Thị Minh, con cụ Nguyễn An Ninh, chị Huỳnh Ngọc Thanh nguyên ủy viên liên chi học sinh-sinh viên, chị Huỳnh Ngọc Thu, chị Hoàng Thị Kim Dung cựu học sinh Gia Long, anh Quốc Phượng, anh Nguyển Thiện Chiến, anh Bùi Công Đặng, đại tá quân đội nhân dân Việt Nam Dương Tiến Luật cựu học sinh Pétrus Ký, chị Đổ Thị Kim Chi và anh Lê Trung Nghĩa trong phong trào ngày 9/1/1950, thầy Nguyễn Văn Hợi dạy một số trường trung học, cô Nguyễn Bình Minh dạy Trường Quốc Gia Âm Nhạc, anh Nguyễn Văn Thiện, nguyên bí thư chi bộ trường trung học Pétrus Ký, thầy Nguyễn Thu Duy Lương và anh Bùi Tiến An, cựu cán bộ Đoàn trong tổ chức Hướng Đạo .

Ngoài các cuốn hồi ký của bác sáu Trần Văn Giàu, chú Huỳnh Văn Tiễng, chú Mai Văn Bộ và nhạc sỉ Lưu Hữu Phước, các sách báo chúng tội nghiên cứu khá nhiều trong đó có những tài liệu ít được biết đến :

- Gia Định Báo, 271 số, từ tháng 8/1868 đến tháng 12/1898 .

- Lục Tỉnh Tân Văn, 7741 số, tháng 4/1910 đến tháng 9/1944 .

- Long Giang Độc Lập, 86 số, từ tháng 5/1934 đến tháng 11/1936 .

- Phong trào Thanh Niên Tiền Phong .

- Ngòi pháo ngày 9/1 v. v. .

Những lời kể của nhân chứng lịch sử, nội dung các hồi ký, các tài liệu sách báo làm nổi lên những chấm son trong tiến trình đấu tranh chống xâm lược Pháp của đồng bào cả nước và Học sinh-sinh viên Sài Gòn- Chợ Lớn góp phần làm rạng rỡ trang sử vàng chống xâm lược của nhân dân ta ở hai thời kỳ trước và sau khi có lãnh đạo của Đảng .

1-/ Thực Dân Pháp sau khi đánh chiếm Gia Định, Nam Kỳ Lục tỉnh và tiếp tục xâm chiếm cả nước ta không mấy khó khăn do nhà Nguyễn suy yếu, mục nát, mất lòng dân nhưng vấp phải sức kháng cự mãnh liệt nhân dân khắp ba miền đất nước. Thực tế chứng minh Nghĩa quân và nhân dân ta yếu hơn Pháp về vũ khí, không thiện chiến bằng nhưng hơn hẵn về tinh thần chiến đấu, dũng cảm, mưu trí và lòng yêu nước nồng nàn như dự báo tương lai không xa giặc Pháp sẽ thất bại, nhân dân ta sẽ giành lại độc lập tự do .

2-/ Để củng cố bộ máy cai trị, thực dân Pháp ban hành chính sách giáo dục hạn chế với việc mở trường Hậu bổ, trường Thông ngôn ở Sài Gòn, trường tiểu học ở một số làng xã, huyện lỵ, một vài trường trung học ở Sài Gòn, Mỹ Tho, Cần Thơ và trường Cao Đẳng, Đại Học Đông Dương ở Hà Nội để đào tạo đội ngủ tay sai . Nhưng học sinh-sinh viên Việt Nam dù với nền giáo dục nhồi sọ, ngu dân; không dập tắt lòng yêu nước, không bưng bích được thông tin, qua sách báo chữ Pháp mở rộng được tầm nhìn ra thế giới, tiếp thu những tư tư tưởng tiến bộ nên phần đông đều không hợp tác hoặc chống lại chúng .

3-/ Với ý đồ thâm độc nhằm chon vùi nền văn hóa Hán nôm, chúng chỉ cho dạy chữ Pháp và một số giờ “ Quốc Ngữ “(do hai giáo sĩ người Bồ Đào Nha, Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa, Latin hóa tiếng Việt và cố đạo Alexandre de Rhodes đưa ra xuất bản những công trình về chữ Quốc ngữ phục vụ cho việc truyền đạo .) ở bậc sơ, tiểu và trung học, nhưng những trí thức yêu nước người Việt với trí thông minh , nhạy cảm, đã bổ sung hoàn toàn chinh chữ quốc ngữ để chống nạn mù chữ cho nhân dân, nâng cao dân trí, phát triễn nền văn hóa nước nhà, tiếp thu văn minh thế giới làm lợi cho cuộc đấu tranh chống xâm lược .

4-/ Đặc điểm của Sài Gòn, Chợ Lớn trong thời gian tuy chưa có trường cao đẳng, đại học ; nhưng có đội ngủ sinh viên khá đông so với các địa phương khác, do được đào tạo tại Pháp và Hà Nội trở về . Phần đông họ đều đứng về phía nhân dân, ủng hộ và tham gia các cuộc đấu tranh yêu nước của học sinh, công nhân lao động, tham gia tổ chức thanh niên cao vọng của nhà yêu nước Nguyễn An Ninh. Cùng nhân dân xuống đường chống thực dân Pháp . Vai trò của lực lượng sinh viên ngày càng quan trọng và là lực lượng xung kích trong tổ chức các hoạt động văn nghệ,thể thao, du ngoạn, xã hội… là thế lực đấu tranh yêu nước “ đáng gờm “ chống thực dân và tay sai .

5-/ Các cuộc đấu tranh và phong trào yêu nước của học sinh-sinh viên Sài Gòn-Chợ Lớn trong những năm từ 1920 đến 1945 với các hình thức bải khóa, viết khẫu hiệu chống Pháp ở trường học, cùng đồng bào xuống đường đấu tranh, đặc biệt phong trào xếp bút nghiên vang dội, hoạt động biểu diễn văn nghệ yêu nước cuốn hút giới trí thức và phong trào thể thao du ngoạn ( Scola-club ) hấp dẫn thanh niên học sinh-sinh viên . Nhìn chung phong trào khá liên tục, rộng rãi do truyền thống yêu nước và có sự tác động của các cuộc khởi nghĩa ở Nam Bộ, phong trào Cần Vương ở Trung và Bắc Bộ và cuộc khởi nghĩa Yên Bái, nhưng chưa thật mạnh mẽ, quyết liệt, Phải đến khi có sự lãnh đạo của Đảng, học sinh-sinh viên Sài Gòn-Chợ Lớn trung thành đi theo Đảng, truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh dũng cảm được phát huy mạnh mẽ, hăng hái tham gia phong trào Thanh Niên Tiền Phong cướp chính quyền trong cách mạng tháng tám, anh dũng đấu tranh ngày 9/1/1950, đã đi vào lịch sử là ngày học sinh-sinh viên toàn quốc, tham gia cuộc xuống đường rầm rộ, quyết liệt, chống âm mưu can thiệp Mỹ được lịch sử ghi nhận là”ngày toàn quốc chống Mỹ “ , 19 tháng 3 năm 1950 .

Suy nghỉ của nhóm sưu tầm biên soạn là : Chúng tôi không phải là những nhà viết sử chuyên nghiệp, chưa có dủ tư cách, trình độ, điều kiện để thẩm định chắc lọc vươn đến tầm mức cho ra đời một quyển sử chính thống về phong trào đấu tranh của học sinh-sinh viên Sài Gòn chống thực dân Pháp xâm lược. Tuy nhiên với nhiệt tình và trách niệm, không thể để thời gian làm mai một đi nhiều điều ta chưa biết, chưa thấu rõ thực tiễn lịch sử của phong trào đấu trnh của học sinh-sinh viên Sài Gòn trước năm 1954, nên cách đặt vấn đề của chúng tôi là quyển sách được viết dưới dạng “ Những Cơ Sở Lịch Sử Của Phong Trào “ như trong tựa đề cuốn sách nầy là thông qua tư liệu sách báo sưu tầm, đặc biệt là thông qua nội dung phát biểu của các nhân vật, nhân chứng lịch sử mà chúng tôi tìm đến trực tiếp phỏng vấn, có sự đối chiếu với các tư liệu, các nguồn thông tin và có sự thẩm định chủ quan của nhóm .

Điều mà chúng tôi rất phấn khởi là với cách làm trên, chúng tôi phát hiện nhiều điều thú vị có giá trị mà bản thân nhóm chúng tôi không biết và có thể không mấy ai biết đến . Nếu kéo dài có thể bị chôn vùi theo sự ra đi của các nhân vật, nhân chứng lịch sử. Do đó chúng tôi hy vọng quyển sách nầy sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều điều bổ ích và thú vị, chắc không đến nổi khô khan như chính sử .

Chúng tôi hoàn toàn chưa thỏa mản vì sự thật lịch sử còn nhiều điều, nhưng khả năng ,điều kiện của nhóm không thể sưu tầm, nắm bắt hết được, và chắc chắn ngay trong quyển sách nầy còn rất nhiều sai sót .

Mong rằng với tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình đối với truyền thống đấu tranh rất anh hùng, rất sáng tạo của phong trào đấu tranh của học sinh-sinh viên Sài Gòn, các bạn đọc hãy tiếp tục đóng góp để công trình nầy trở thành công trình chung của mọi người chúng ta với giá trị và độ chính xác cao nơn nhiều .

Nhân đây chúng tôi xin chân thành cám ơn các vị lão thành cách mạng, các thầy, các cô và các cựu cán bộ Đoàn đã cung cấp tư liệu, thông tin có giá trị cho chúng tôi biên soạn tập sách nầy .

NHỮNG CƠ SỞ LỊCH SỬ CỦA

PHONG TRÀO HỌC- SINH SINH VIÊN

SÀI GÒN TRONG THỜI KỲ CHỐNG PHÁP

1862 – 1954 .

PHẦN MỞ ĐẦU

Vùng đất phương Nam trước khi nền giáo dục thực dân Pháp ra đời.

Gia Định và vùng đất Phương Nam đã được người Việt vào khai phá từ thế kỷ XVII. ( 1658 ) (1) , người Việt đã đến Biên Hòa, Gia Định . Đến thế kỷ XVIII , lớp lưu dân người Việt đã làm thay đổi vùng đất hoang vu, hình thành và mở rộng địa bàn định cư , cật lực khai phá, khắc phục khó khăn, canh tác thành thuộc trên đất Đồng nai, Gia Định .Thôn xã đã hình thành .Cư dân không ngừng tăng lên, hình và ngày càng mở rộng các trung tâm định canh , định cư đã được khai khẩn . Cuộc sống của người dân dần dần ổn định . Cùng với xây đình , lập chợ , việc học chữ cũng được đặt ra . Khi đời sống không còn là nổi lo , lưu dân tìm thầy, tổ chức trường cho con em đi học.

-------------------------------------------------

(1)Sách Sài Gòn Năm Xưa của Vương Hồng Sễn , Nhà Xuất Bản thành phố Hồ Chí Minh , trang 16 .

Chữ học trên vùng đất mới bấy giờ vẫn là chữ Nho hoặc Hán Nôm . Học và dạy học có nhiều hình thức . Học tại nhà. Học ở lớp học do dân lập ra có thầy dạy . Học ở chùa do các nhà sư phụ trách , phù hợp với hoàn cảnh nông thôn và tình hình sản xuất nông nghiệp lúc đó .Phần đông các lớp dạy học được mở ra tại nhà dân hay tại nhà thầy , ít có trường học được xây cất riêng biệt.

Thầy dạy chữ Nho hầu như không qua trường lớp sư phạm nào , nhưng rất được nhân dân trọng vọng, không đơn thuần vì kiến thức mà còn vì lối sống thanh bần nho nhả . Ý thức “ tôn sư trọng đạo “ giúp các thầy yên tâm dạy dỗ trong sự đùm bọc quý trọng của đồng bào . Việc học chữ Nho trong chùa khá thuận tiện . Nhà sư trụ trì chùa cũng là nho sĩ . ngoài dạy kinh cho tăng ni, còn dạy chữ cho con em trong vùng .

Về sau , do nhu cầu của đời sống, một số thầy từ phía ngoài vào mở trường dạy cho lớp trẻ biết đọc sách để giao dịch thư từ, cho toa trị bệnh, ghi chép sỏ sách vay mượn nợ… Bến Nghé ( Sài gòn ) từ 1788 bắt đầu trở thành một trung tâm kinh tế , chính trị , văn hóa của vùng đất Phương Nam , tiến hành tổ chức học hành thi cử . Nhưng đến 1813 mới mở trường thi Gia Định . Theo Quốc Triều Hương Khoa Lục, trong 20 khoa thi được tổ chức tại trường thi Gia Định chỉ dành cho thí sinh từ Bình Thuận và Nam Kỳ lục tỉnh . Năm 1820 , Minh Mạng thứ 5 cho xây Văn Miếu ở thôn Phú Mỷ , nay là Thị Nghè , quận Bình Thạnh Tp Hồ Chí Minh . Các phủ học , huyện học được thành lập nhiều nơi, có nơi xuống đến huyện tổng . Tuy nhiên việc học ở thôn làng hoàn toàn do người dân tự lo liệu .

CHƯƠNG MỘT

I. NHO HỌC CỦA NHÀ NƯỚC ĐẠI NAM TRÊN VÙNG ĐẤT GIA ĐỊNH .

Sau khi đánh bại Tây Sơn vào năm 1802 làm chủ vùng đất này, nhà nước Đại Nam khuyến khích việc học hành. Ở Sài gòn-Gia Định bấy giờ có ba trường tư lớn nổi tiếng trên vùng đất phương Nam : “Trường Võ Trường Toản (2) ở Hòa Hưng, trường Ông Nghè Chiêu và trường của Ông Đặng Đức Thuật “. Tuy nhiên , triều Nguyễn không mở các trường công mà để cho các thầy Nho mở trường tư dạy học trò, Chính quyền chỉ lo tổ chức ôn

----------------------------------------------

(2). Trong thời kỳ Tây Sơn, Nguyễn Ánh 1774- 1789 , thầy Võ Trường Toản ở ẩn, mở trường dạy học . Trong hàng trăm học trò do Ông đào tạo có những người nổi tiếng như Trịnh Hòai Đức Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Trương Minh Giảng , Nguyễn Hửu Huân , Lê Bá Phẩm , Nguyễn Đình Chiểu , Pnan Văn Trị , Bùi Hữu Nghĩa , Huỳnh Mẫn Đạt v .v .

tập luyện thi. Trường thi Gia Định mở vào năm 1813 , thời Gia Long thứ 12, năm Quý Dậu. Người học, ứng thí đạt trình độ Tú Tài và Cử Nhân trong các kỳ thi Hương và thi Hội. Đến thi Đình, các sĩ tử phải lều chõng ra kinh đô Huế. Việc học hoàn toàn do gia đình tự lo liệu. Theo truyền thống hiếu học của dân tộc, không riêng gì những người giàu mà ngay cả những gia đình chỉ đủ ăn, cũng đều có ý thức cho con ăn học để biết được chữ nghĩa của Thánh Hiền, đọc được Gia Phả, biết cung cách ứng xử cho có lễ độ với họ tộc, xóm làng .

Trường học cao nhất ở nước ta là Quốc Tử Giám. Người đứng đầu gọi là Tế Tửu. Phụ trách giáo dục cấp tỉnh là Đốc Học, ở phủ là Giáo Thọ, huyện là Huấn đạo. Những bậc Tế Tửu, Đốc Học, Huấn Đạo có trách nhiệm giảng dạy về các kinh điển nho giáo và lịch sử. Việc thi cử thời xưa là một biện pháp đánh giá , động viên quan trọng nhất đối với người học và người dạy , được tổ chức chu đáo . Để dự được các kỳ thi, ngoài việc theo thầy “nấu sử sôi kinh”, người học phải chuẩn bị ròng rã “mười năm đèn sách .Thi Hương là khoa thi được tổ chức định kỳ, thường là ba năm , do triều đình tổ chức cho một tỉnh hoặc liên tỉnh hay một vùng. Trên vùng đất Phương Nam, kể cả tỉnh Bình Thuận, chỉ có mỗi trường thi ở Gia Định .Thi Hội cứ ba năm một lần, năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội nhằm tuyển chọn người vào thi Đình ,còn gọi là thi Điện . Đó là kỳ thi cuối cùng trong hệ thống thi cử thời bấy giờ. Thi Đình được tổ chức ngay tại cung vua, để phong danh hiệu Tiến Sĩ, Bảng Nhản, Thám Hoa. Vị tiến sĩ đầu tiên người Nam Bộ là Phan Thanh Giản , thi đỗ vào năm 1926 .

Nhìn chung việc tổ chức giáo dục ngày xưa khác xa với sự nghiệp giáo dục hiện nay của đất nước. Quyển sách học đầu tiên là quyển Tam Tự Kinh – do Vương Ứng Long đời nhà Tống Trung Quốc biên soạn theo từng câu ba chữ, có vần. Học hết Tam Tự Kinh thì chuyển qua Sơ Học Vấn Tâm, Ấu Học Ngữ Ngôn Thi, Minh Tâm Bửu Giám… tất cả đều là những sách có

vần, dễ học thuộc lòng. Sách chứa đựng những nguyên lý có sẵn, những kiến thức lịch sử có ích cho sau này. Tiếp theo sách vở lòng là Tứ Thư, theo thứ tự Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đại Học, Trung Dung. Học xong bộ Tứ Thư thì chuyển sang học làm câu đối. Bắt đầu từ cách đối một chữ; ví như: Trời với Đất, sau đến đối hai chữ, cho đến bốn chữ. Tiếp theo học sách Ngũ Kinh, bắt đầu bằng Kinh Thi, kết thúc bằng Kinh Dịch.

Lối học lấy sách quyết định tất cả, nên môn đồ phải học thuộc lào , phải nhớ kinh sách. Ngoài học thuộc lòng rồi còn phải tập viết từ chữ lớn sang chữ nhỏ dần, đến hàng tám, tức một trang giấy khổ hẹp chia làm tám, hàng đứng – chứ không phải hàng ngang, tập viết ám tả từ một câu học thuộc lòng nào đấy theo yêu cầu của thầy. Về làm bài thì người học chỉ phải học những bài văn mẫu đủ loại : phú, văn sách, kinh nghĩa… cứ theo mẫu mà viết, không cần giải thích vì sao. Người học còn phải học Bắc Sử, vì có trong chương trình thi ; tác phẩm phải học là Thông Giám Cương Mục của Chu Hy từ đầu đến hết thời Bắc Tống 1121. Để đi thi, người học phải học Bắc Sử, vì phần nầy nằm trong chương trình thi cử.

Người đỗ đầu kỳ thi Hương gọi là Hương Nguyên, đỗ đầu thi Hội gọi là Hội Nguyên và đỗ đầu thi Đình gọi là Đình Nguyên. Nếu đỗ đầu cả ba kỳ thi Hương - Hội - Đình , được gọi là Tam Nguyên Hoàng Giáp ví như Nguyễn Khuyến , thường gọi là Tam Nguyên Yên Đỗ . Người thi Đình đỗ Tiến sĩ, Phó Bảng… đều gọi chung là đỗ Đại Khoa. Người học có trình độ khá được giữ chức vụ ở làng xã, nếu thi đỗ có thể ra làm quan, thi không đỗ có thể làm thầy thuốc, thầy cúng, thầy địa lý, thầy đồ dạy học…Việc dạy học ngày xưa rất được xã hội quý trọng. Những người cùng học một thầy, một trường coi nhau là “đồng môn”, gắn bó keo sơn, mật thiết .

Nhìn theo quan điểm lich sử thì nền giáo dục thuở trước đã đem lại tác dụng không nhỏ đối với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Ở vào những giai đoạn nhất định của lịch sử, nền giáo dục ấy đã đào tạo được nhiều thế hệ trí thức, tinh hoa của dân tộc và chính tầng lớp “sĩ phu” đã đóng vai trò quan trọng trong công cuộc vun bồi nền Văn Hiến Việt Nam Vào cuối thế kỷ XVIII, tại Gia Định . Những trí thức tiêu biểu như Trịnh Hoài Đức , Ngô Nhân Tịnh , Lê Quang Định và Ngô Tùng Châu …cùng lập thi xã , nâng cao Văn Hiến một thời . Năm 1848 , số văn nhân nổi tiêng ở Nam Kỳ như tiến sĩ Pnan Thanh Giản , thủ khoa Nguyễn Hữu Huân , cử nhân Phan Văn Trị , tú tài Nguyễn Đình Chiểu , thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa , cử nhân Nguyễn Thông , tức Nguyễn Thái Thông , Trần Viễn , Huỳnh Mẫn Đạt .v, v, đã xây dựng nên nền văn phong cho vùng đất phương Nam .Nền Nho học ấy đã sản sinh ra những tinh hoa như Nguyễn Đình Chiểu thà đui mà giữ đạo nhà, với hào khí chở bao nhiêu đạo thuyền không khẩm, đâm mấy thằng gian bút chẳng tà , như Phan Văn Trị mà lời thơ như những nhát kiếm đánh vào lóp sĩ phu hèn nhát , cam tâm làm tay sai cho giặc, phản bội giống nòi ; hay như Hồ Huấn Nghiệp khi sắp bị hành hình, thung dung ngâm thơ rồi chịu chết .

Nho giáo rất coi trọng luân lý, lễ nghĩa, từ đó mà đóng góp xây dựng nền tảng đạo đức nhân văn trong xã hội. Nhà nước phong kiến coi trọng Nho Sĩ, tổ chức những kỳ thi nghiêm ngặt cốt để tuyển chọn hiền tài, được coi là nguyên khí của quốc gia và không có phân biệt tuổi tác, thành phần xuất thân, nên đã có tác dụng động viên, cổ vũ người dân hăng hái học tập suốt đời để tiến thân , giúp nước.

Lịch sử dựng nước và giữ nước đã cho hậu thế hiểu các sĩ phu, không phải bao giờ cũng phục vụ chế độ một cách vô điều kiện , nhất là khi nhà nước của triều đại đó suy vi, mục nát. Không thiếu sĩ phu xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, đã mạnh mẽ chối từ phục vụ triều đình. Họ đã treo ấn từ quan, không hợp tác, thậm chí vì lợi ích nhân dân mà đứng lên khởi nghĩa chống lại triều đình. Mặc dù chương trình học chịu ảnh hưởng nặng nề về văn bóa, giáo dục Trung Hoa , nhưng các sĩ tử , sĩ phu vẫn luôn phát huy tinh thần yêu nước , độc lập tự chủ ; sẵn sàng xả thân bảo vệ chủ quyền , chống xâm lược phong kiến từ phương Bắc .

II. SÀIGÒN VÀ VÙNG ĐẤT PHƯƠNG NAM

KHI PHÁP XÂM LƯỢC 1802 – 1862 .

Đất nước Đại Nam thời kỳ 1802-1859 , trong hơn nửa thế kỷ trị vì, các vua quan phong kiến nhà Nguyễn đã để lại cho dân tộc ta một thể chế phong kiến mục ruỗng, một xã hội đầy dẫy bạo loạn, nhân dân cơ cực, lầm than. Trên 450 cuộc nổi dậy của quần chúng, kể từ vua Gia Long lập quốc (1802), đã bị đàn áp bởi các vua quan triều Nguyễn. Thời kỳ Gia Long trị vì ( 1802 – 1820 ), đã có tất cả 73 cuộc nổi dậy, đáng kể nhất là cuộc khởi nghĩa của thủ lãnhTrần và Cao Văn Dung ở Thanh Hóa (1805); của Nguyễn Trọng Phan và Cả Tổng ở Hải Dương (180 . Dưới triều vua Minh Mạng ( 1820-1840 ) số cuộc nổi dậy kỷ lục : 234 cuộc . Các cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành ở Nam Định (1821), của Lý Khai Bả ở Hưng Yên (1823), của Lê Duy Lương ở Ninh Bình và Thanh Hóa (1833), Lê Văn Khôi ở Gia Định (1833), của Nông Văn Vân (1836). Thời vua Thiệu Trị cũng đã có 5 cuộc , đáng kể nhất là cuộc nổi dậy của Dinh Tuân ở Tây Ninh (1841), Nguyễn Vi và Lâm Sum ở Trà Vinh (1841), Nguyễn Văn Nhàn ở Sơn Tây (1844) và Nguyễn Hữu Chinh ở Ninh Thái (1847).

Khi Tự Đức lên ngôi năm 1841, đến khi ký hòa ước với Pháp, nhượng 3 tỉnh miền Đông năm 1862 đã có đến 100 cuộc nổi loạn làm cho chế độ phong kiến lâm vào tình thế khủng hoảng, đất nước ngày càng điêu linh, kinh tế càng ngày càng kiệt quệ. Những cuộc nổi dậy đó đã làm cho chế độ phong kiến nhà Nguyễn ngày một suy yếu và cũng đã phản ánh chế độ cai trị mất lòng dân của triều đình . Một chế độ dựa vào vũ lực để bảo vệ địa vị thống trị , bác bỏ hết thảy mọi đề án canh tân đất nước, cố kìm hãm sức vươn lên của dân tộc, đưa đất nước rơi vào tình cảnh nghèo nàn lạc hậu . Nhân dân đại bộ phận là nhà nông , nhưng ruộng đất lại tập trung vào điền chủ, quan lại. Người làm ruộng từ lúc rạng đông cho đến đỏ đèn, miệt mài trên mảnh ruộng thuê mà quanh năm vẫn thiếu đói. Sưu cao, thuế nặng, hạn hán, bão lụt; khiến cho người dân không thể sống nổi chính nơi cắt rốn chôn nhau mà đành phải lưu tán, phiêu bạt ; tiềm năng và sức sống dân tộc của cả nước nói chung và Nam Kỳ lục tỉnh nói riêng, càng bị suy yếu .

.

Tự Đức dù đã nhiều lần xuống chiếu “tìm người và cầu lời nói thắng” , nhưng thực tế, nhiều phương sách canh tân đất nước đã bị chính Ông và các quan lại bảo thủ khước từ . Chính sách bế quan tỏa cảng, chính sách “trọng nông ức thương” càng làm cho nhân dân rơi vào tình cảnh khốn khổ, bần cùng. Ngay khi Tự Đức lên ngôi ,Trương Quốc Dung đã tâu: “Tài lực của nhân dân không bằng năm sáu phần mười năm trước ”. Mười ba năm sau, khi quân Pháp bắt đầu tấn công Đà Nẵng , 1859 , Nguyễn Tri Phương đã phải than : “Quân và dân ta, của đã hết, sức đã yếu”.

Từ đầu thế kỷ thứ XVIII, thực dân pháp vẫn theo con đường xâm nhập để gây cơ sở chính trị từ bên trong nước ta và tìm đủ mọi cách để can thiệp ngày càng trắng trợn hơn .Thực hiện âm mưu bành trướng thuộc địa , thực dân Pháp luôn dòm ngó đến các nước vùng Đông Nam Á, trong đó Việt Nam đã nằm trong tầm ngắm không thể bỏ qua, bởi vị trí và tiềm năng kinh tế của nó. Pháp chiếm lấy Việt Nam để có một thị trường lớn và có một căn cứ quân sự , thuận lợi cho sự xâm nhập vào các nước khác ở Viễn Đông . Những câu “ khai hóa “ , :văn minh “ , “bên vực đạo “ chỉ là son phấn để đánh lừa dư luận quần chúng .Số cha cố trong” Hội Truyền Giáo Đối Ngoại như cố đạo Pellerin, Retord và Legrand De La Liraye, Alexandre de Rhodes ... không những họ ra sức thuyết phục Pháp Hoàng dùng vũ lực lập một vùng nhượng địa ở Việt Nam mà chính họ còn trực tiếp can thiệp vào nội tình đất nước ta bằng cách tài trợ, xúi giục các phần tử bất mãn nổi lên chống phá triều đình .

Chính sách bế quan tỏa cảng của triều Nguyễn, luôn từ chối mọi giao dịch với Tây Phương. Nhiều sứ thần của các nước Anh, Pháp, Hoa Kỳ đến Việt Nam đã nhiều lần dâng quốc thư và tặng phẩm để xin mua bán, đều bị khước từ. Thực dân Pháp lấy cớ các giáo sĩ và tín đồ Kitô giáo bị giết hại để xâm lược Nam Kỳ rồi tiến đến thôn tính toàn cỏi Việt Nam. Năm 1847, Pháp một mặt gởi thư lên vua Tự Đức xin bãi bỏ việc cấm đạo và cũng đồng thời cho tàu hải quân bắn vào các đồn ven biển miền Trung để thị oai.

clip_image002 Ngày 31/8/ 1858, quân Pháp phối hợp cùng quân Y Pha Nho tức Tây Ban Nha, huy động một lực lượng hùng hậu gồm 14 thuyền chiến với 2500 quân Pháp và 450 quân Tây Ban Nha , do Đô đốc Rigault de Genouilly chỉ huy, tấn công vào Đà Nẵng . Dưới quyền điều động của Nguyễn Tri Phương , quân dân ta chống trả quyết liệt và gây cho giặc Pháp nhiều thương vong . Tướng Pháp Rigault de Genouilly buộc phải rút lui quân, chỉ để lại một ít quân ở Đà Nẵng, đem quân vào đánh chiếm thành Gia Định . Để triễn khai kế hoạch xâm lược Nam Kỳ, R. de Genouilly xua quân đánh thành Gia Định vào ngày 18/2/ 1859 . Hộ đốc Võ Duy Ninh và án sát Lê Từ tự sát (3) . Giặc Pháp đoạt được 200 khẫu đại bác , trên 80 vạn ký thuốc sung và khoảng 18 vạn quan Pháp và rất nhiều vũ khí , lúa gạo ; sau đó phá tan tành thành Gia Định .

Ngày 24/2/1861, Đô đốc Charner Pháp công phá Đại đồn Chí Hòa (4). Sau 2 ngày chiến đấu quyết liệt , Nguyễn Tri Phương bị thương . Ngày 25/2/1861 , Đại đồn thất thủ , quan quân triều đình rút về Biên Hòa .Thừa thế, Pháp đánh lấy tỉnh Định Tường ngày12/4/1861), đánh chiếm thành Biên Hòa ngày 14 / 12 /1861 và đến ngày 23/3/1862, chiếm thành Vỉnh Long . Triều đình Huế ký “ hòa ước 1862 ( 5 ) nhượng đứt 3 tỉnh miền Đông và đảo Côn Nôn cho Pháp, đi kèm với điều khoãn bồi thường chiến phí . Sau khi hiệp ước được phê chuẩn, vua Tự Đức cử một pnái bộ do Pnan Thanh Giản cầm đầu sang Pháp xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông

clip_image004

nhưng không thành . Phan Thanh Giản được cử làm Kinh lược sứ tỉnh Vĩnh Long để tìm kế giữ 3 tỉnh còn lại . Thực dân Pháp vẫn rắp tâm thực hiện âm mưu xâm lược. Ngày 5/6/1967 , De La Grandière đưa quân đánh

chiếm tỉnh Vĩnh Long , An Giang , 22/6/1867 và Hà Tiên , 24/6/1967 (6) . Phan Thanh Giản nhịn ăn , uống thuốc độc tự tử ngày 4/8/1867 ( 7) . Triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Harmand ngày 25/8/1883 , thừa nhận Nam Kỳ Lục Tỉnh là thuộc địa của Pháp .

Đại học sĩ Phan Thanh Giản. Kinh lược sử tỉnh Vĩnh Long 1862 - 1867

III./ SỈ PHU VÀ HỌC TRÒ CÙNG ĐỒNG BÀO SÀIGON - GIA-ĐỊNH

CHỐNG XÂM LƯỢC PHÁP -1859-1864 .

Chiếm được Sàigon và Nam Kỳ, thực dân Pháp phải đương đầu với những cuộc chiến chống xâm lăng của nhân dân ta. Dưới sự lãnh đạo của Sĩ Phu yêu nước . Khắp nơi nhân dân nhất tề vùng lên , phất cờ khởi nghĩa. Cho dù vũ khí thô sơ, các lãnh tụ kháng chiến với những đoàn “dân dũng” , “nghĩa binh “ đông đến hàng ngàn người , phần đông là môn đồ Sài gòn-Gia định , áp dụng chiến thuật đánh du kích ; bằng tầm vông, giáo mác, tấn công thần tốc gây cho giặc Pháp nhiều tổn thất . Trần Thiện Chánh và Lê Huy đã tập hợp 5000 “Dân dũng “ đấp ụ trên bờ, cắm cọc dưới sông, anh dũng chiến đấu , làm cho quân xâm lược Pháp phải thất điên bát đảo .

-------------------------------------------------------

(3) Thành do vua Minh Mạng xây năm 1836 .Ngày 8/3/1859, quân Pháp đặt 35 ổ cốt mìn phá tan tành thành . Binh lính Pnáp dùng sắt và vôi gạch xây thành lính Sơn Đá tục danh “ Thành 11è R.I.C. “ ( Trại Bộ Binh Thuộc Địa , Đội thứ 11, ) trại nẩy nẳm gần đúng vị trí Citadelle Việt xưa .Thành Gia Định “ Citadelle”, đóng khung trong bốn con đường : Pnan Đình Phùng , tức Richard cũ ( nay là đường Nguyễn Đình Chiểu )-đường Nguyễn Bỉnh Khiêm ( Rousseau cũ ) – đường Nguyễn Du ( Mossaard cũ ). Theo sách sử để lại Thành bắt đầu từ khu Lê Thánh Tôn ( d ‘ Espagne cũ ) chay dài xuống mé sông Thị Nghè –Sách Sài gòn Năm Xưa, của Vương Hồng Sển- Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh, trang 74-75 .

(4) Đại đồn Chí Hòa , ở vùng Chí Hòa và Phú Thọ, thành phố Hồ Chí Minh.

(5)Theo tác giã sách “ Promenades dans Saigon “ 1948 , bà Hilda Harnold , thì tờ điều ước 1862, giữa 3 nước Pháp- Y Pha Nho-Đại Nam vẫn ký nơi trường thi GiaĐịnh . theo sách Sài gòn Năm Xưa , tác giả Vương Hồng Sển , trang14 Nhà Xuất Bản TP Hồ Chí Minh .

(6) Theo Giám Đốc Sở Nội Vụ Pháp , Paulin Vial : “ Sự sáp nhập 3 tỉnh miền Tây được sắp đặt một cách kín đáo .Hơn một năm trước đã tuyển các nhà hành chánh sẽ cai trị các lãnh thổ mới . Nhiều cuộc thám sát thường xuyên khắp mọi nơi , được thực hiện bởi nhân viên An Nam “

/1862 đến 20/ 8/1864 , của Nguyễn Thành Ý (7), Nguyễn Trung Trực, tên thật là Nguyễn Văn Lịch ngày 23/8/1867 đến 27/10 /1868 , của Lãnh Binh Nguyễn Ngọc Thăng và của Phan Liêm, Phan Tôn các con của Phan Thanh Giản ở Bến Tre . Thiên Hộ Võ Duy Dương lập căn cứ chống Pháp ở Đồng Tháp Mười ,1859 . Phong trào kháng chiến của Phủ Cận và thủ khoa Nguyễn Hữu Huân ,1864 ở Mỹ Tho , huyện Thoại ở Gò Công , của Nguyễn Văn ở Vĩnh Long năm 1866 , Trần Văn Thành ở Núi Thưa Châu Đốc ,Trương Quyền , con Trương Định ở Tây Ninh . .

clip_image006 clip_image008

Nguyễn Trung Trực thủ lĩnh phong tràokhởi nghĩa Thiên Hộ Võ Duy Dương 1827-1864

Ở Tân An và Rạch Giá. Đỉnh Hồng Nhật Tảo Kinh Chiều chiều mây giục gió vần

Thiên địa.Kiếm Bạc Kiên Giang Khắp Quỷ Thần Cảm thương Thiên Hộ xả thân cứu đời

clip_image010 clip_image012

Tận Trung Báo Quốc vì nước vì dân

15 hoạt động của anh hùng dân tộc Anh Hùng Trương Định 1820-1864

Nguyễn Hữu Huân 1830-1875

Trong phong trào chống Pháp xâm lăng còn có những nông dân việc cuốc , việc cày , việc bừa , việc cấy, tay vốn quen làm ; tập khiên, tập súng , tập mác , tập cờ mắt chưa từng ngó “ cũng đã anh dũng đứng lên cầm vũ khí chống giặc . Những gương chiến đấu hy sinh của đạo quân du kích nổi tiếmg đó đã được Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi trong “Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc “. Những anh linh như Phan Văn Đạt , Phan Quang Nghị, Nguyễn Công Duy, Hồ Huấn Nghiệp và bao nhiêu sĩ phu yêu nước đất Gia Định và Nam Kỳ Lục tỉnh ( 9 ) luôn đươc nhân dân tôn thờ.

Đồng bào ta không khuất phục kẻ xâm lăng. Sĩ Phu đất Gia Định bất hợp tác với chính quyền thực dân, trừ Tú tài Tôn Thọ Tường. Hương chức

hội tề cùng nhân dân sống trong 40 thôn làng , dài theo sông Bến Nghé và quanh thành Gia- Định đã tản đi khỏi vùng địch chiếm , nơi mà đồng bào cho là vùng “ đất quỷ “. Sài gòn - Chợ lớn có hơn 50.000 dân, chỉ còn 8000 người , đó là dân theo đạo Ki Tô và người Hoa ở làng Chợ Quán (10).

--------------------------------------------------------

(7). Phan Thanh Giãn là vị tiến sị đầu tiên ở Nam Kỳ, thi đổ vào năm 1826 , làm quan dưới ba triều vua , Minh Mạng , Thiệu Trị , Tự Đức . Ông là một người tài giỏi, một nhà văn , một nhà thơ và là một vị quan thanh liêm, ngay thẳng . Ba tỉnh miền Tây lọt vào tay quân xâm lược Pháp lúc Ông được giao trọng trách kinh lược sứ trấn giữ các tỉnh nầy . Thành mất , ông đã chọn cho mình cái chết như một vị tướng trung liệt, thành mất thì mất theo thành .Hơn 140 năm qua, sau khi mất , ông còn mang nổi đau vì bị kết tội bán nước . Ngày 24/1/2008 , Cục Di Sản Văn Hóa đã có công văn cho phép tôn vinh nhân vật Phan Thanh Giản, dựa trên đánh giá của Viện Sử Học .

(8 )Nguyên là Tổng lãnh sự của triều đình Huế tại Sàigòn trong thời quân Pháp xâm lượt NamKỳ.

(9) Danh từ Nam Kỳ Lục Tỉnh chỉ có từ 1834 vào thời Minh Mạng năm thứ 15 . Sài gòn Năm Xưa , tác giả Vương Hồng Sển , trang 8 . Nhà Xuất Bản TP Hồ Chí Minh .

(10)-. Theo cuốn” Annuaire de la Cochinchine” vùng Sài gòn đếm được 40 làng ở dài theo sông Bến Nghé và chung quanh Quy Thành. Sài gòn Năm Xưa, tác giả Vương Hồng Sển, trang 97. Nhà Xuất Bản TP Hồ Chí Minh . Các làng như Làng Hòa Mỹ , Tân Khai ,Long Điền ,Trương Hòa , Mỹ Hội ,Nam Chơn , Long Hưng , Tân Thới ( Cầu Kho ) ,Chợ Quán, Tâng Kiễng , An Bình , Hòa Nghĩa ,Long Hưng Môn, Nhân Hòa, Hòa Thạnh , Tân Thạnh, Bình Yên ,Phú Hội Thôn, Tân Châu , An Bình Thôn,An Hòa ,An Điềm ,Khánh Hội ,, Bình Xuyên,Tứ Xuân , An Thành, Bình Hòa , An Hòa Đông , Hưng Phú ,Nhơn Ngải,Phú Nhuận ,Hòa Hưng ,Phú Mỹ , Chí Hòa , Mỹ Hòa , Quới Đớc , An Nhơn , Đúc Lập , Xuân Hòa ,Nghĩa Hòa .

Đáng kể nhất là các cuộc khởi nghĩa của Trương Định , ngày1/12 Sau khi triều đình Huế ký hòa ước 1862, giao 3 tỉnh miền Đông cho Pháp , các sỉ phu yêu nước tại Biên Hòa, Gia-Định , Định Tường quyết không khuất phục , không chịu hợp tác với kẻ thù, cùng nhau kéo xuống ba tỉnh miền Tây “ tị địa” , tìm chổ nơi lập căn cứ mới để lo việc kháng chiến , khôi phục chủ quyền . Các sĩ phu chẳng những dời gia đình mình đi mà còn dời cả di cốt của người thầy Võ Trường Toản từ Hòa Hưng về Ba Tri , quyết không để hài cốt thầy nằm nơi đã bị giặc Pháp chiếm (11) . Mặc dù sống trong cảnh dầu sôi lửa bổng; nhưng giới sĩ phu đã gấp rút xây dựng Văn Thánh Miếu , lập Văn Xương Các ở làng Long Hồ, tỉnh Vỉnh Long. Tuy danh nghĩa là đề cao Nho Giáo nhưng thực chất là xây dựng một tụ điểm hoạt động văn hóa, đề cao các bậc tiền hiền, giáo dục lòng yêu nước.

Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị , Bùi Hữu Nghĩa , Nguyễn Thông , Huỳnh Mẫn Đạt , Nguyễn Văn Lạc đã dùng ngòi bút của mình vừa chiến đấu với giặc Pháp và vừa động viên nhân nhân dân kháng chiến . Nhà sử học Pháp Cultru , trong sách Cultru Histoire de la Cochinchine lịch sử của xứ Nam Kỳ thuộc Pháp nhận xét: “Nếu vì một phép mầu nào đó mà sĩ phu Việt Nam, phản lại vua của họ, hợp tác với Pháp thì việc cai trị Nam Kỳ sẽ dễ dàng như một trò chơi. Những người Việt Nam có học thức, hạng thượng lưu đều trung thành với luật pháp của đất nước họ; họ chỉ có thể xem chúng ta là cừu thù ” . Hay như De Grammont, thanh tra quân đội viễn chinh Pháp báo cáo về chính quốc: “Hầu hết các quan lại cũ, nho sĩ đều lẩn tránh .Tổ chức, xã thôn đều tan rã. Vườn không nhà trống, ruộng đất bỏ hoang , L’Amiral peint par lui même BSEIESEM xuất bản 1937 .

Sau khi chiếm Gia Định , năm 1859 , Pháp vội vã bắt tay xây dựng cơ sở quân sự, tổ chức bộ máy thống trị, triển khai kinh tế thực dân trên vùng đất Bến Nghé – Sài Gòn. Trường thi Gia Định giờ trở thành trại lính của Pháp (12). Thành Gia Định và nhà cửa của đồng bào bị phá bỏ. Giặc Pháp gấp rút quy hoạch, xây dựng Sài Gòn trở nên một đô thị với nhiều chức năng: quân sự, hành chính, kinh tế và thương cảng , phục vụ cho mưu đồ thôn tính toàn cỏi Việt Nam .…

(11) . Một số sỉ phu Gia định, trong đó có Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông Phạm Hữu Chinh , Trương Gia Hội …., đã chủ trương dời di cốt thầy Võ Trường Toản cùng vợ con từ làng Hòa Hưng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình , Tỉnh Gia định về làng Bảo Thạnh , quận Ba Tri , tỉnh Bến tre ( 15 / 12 / 1865 ). Văn bia dựng tại ngôi mộ do Phan Thanh Giản soạn. Sau đó Nguyễn Thông đã viết lời tường thuật cuộc cải táng , khắc ở mặt sau bia .

(12) Địa điểm khuôn viên Nhà Văn Hóa Thanh Niên, số 4 đường Duy Tân quận một ,TP. Hồ Chi Minh.

CHƯƠNG HAI

I / SỰ RA ĐỜI CỦA NỀN GIÁO DỤC THỰC DÂN PHÁP VÀ SỰ MAI MỘT CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC CHỮ NHO TRUYỀN THỐNG ( 1867 – 1945 ) .

Trước năm 1862 Pháp chưa có chính sách rõ rệt về giáo dục , còn tạm thời duy trì tình trạng dạy học chữ Nho trong dân gian . Sau đó Pháp mở trường dạy chữ quốc Ngữ La- tinh (13) và chữ Pháp, đào tạo viên chức từ làng, tổng ,đến huyện , tỉnh để phục vụ cho bộ máy cai trị ở thuộc địa .Tuy vậy , trong thời gian nầy , bên cạnh hệ thống trường của thực dân vẩn tồn tại song song các trường dạy chữ Nho của các thầy đồ . Theo con số thống kê của Pháp, đến ngày 1/1/1866, ở Nam Kỳ vẫn còn 426 thầy đồ dạy ở các trường tư, với tổng số học sinh là 9.496 người (14) .

clip_image014

Sài Gòn là nơi ra đời các trường dạy chương trình Pháp sớm nhất như Ecole d’ Adran (15) của dòng đạo, do giám mục Puginier thành lập, thường gọi là trường thầy dòng Bá Đa Lộc ,15/1/1862. Trường thông ngôn tức Collège des Interprètes thành lập ngày 16/7/1864 . Ngày 10/7/1871 , thống đốc Nam Kỳ Ohier ra nghị định thành lập trường Sư phạm thuộc địa , Ecolle Normal Des Instituteurs , tại địa điểm nhà giam , gần trường thi Gia Định cũ , để đào tạo giáo viên và nhân viên các công sở . Đến ngày 14/11/1874 , trường Sư phạm này sau đổi thành Lycée Chasseloup Laubat (16). Trường Taberd, do linh mục Henri de Kerlan lập 1874 , trường do dòng Kitô giáo lập (17). So với số dân Sàigon và Nam Kỳ lúc bấy giờ là 1.606.010 người, thì số người đi học chỉ chiếm khoảng 0,86% . Hầu hết các trường chỉ làm nhiệm vụ đào tạo nhân viên hành chánh thông ngôn, kí lục, giáo viên, thợ vẽ; nhằm phục vụ cho bộ máy cai trị của thực dân. Học sinh được chọn từ con của chức sự, con của những người đã chứng tỏ hết lòng phục vụ Chính phủ Pháp (18). Lycée Chasseloup Laubat, ban đầu chỉ dành cho học sinh Pháp, hoặc học sinh có quốc tịch Pháp. Về sau, con của các nghiệp chủ giàu có và chủ các hiệu buôn bán lớn cũng được thu nhận. Bằng cấp Certificat d’Etudes Elémentaires, cấp cho học sinh hai trường

---------------------------------------------

( 13) Theo giáo sư tiến sĩ Phạm Văn Hường , đại học Bordeaux Pháp , do hai giáo sĩ người Bồ Đào Nha tạo ra cách dùng chữ La-tinh để ghi âm tiếng Việt mà sau nầy gọi là chữ quốc Ngữ , từ năm 1638 .

(14) Sách Lịch sử giáo dục Việt nam trước cách mạng tháng do Nguyễn Đăng Tiến chủ biên 8/1945, trang 192 . Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 1966

(15) - Chổ trường Taberd bây giờ , theo sách Sài gòn Năm Xưa của tác giả Vương Hồng Sển , trang 239 , Nhà Xuất Bản T.P. Hồ Chí Minh . ồ Chí Minh

16) -. Tục danh là “ Trường Bổn Quốc “ , Sài gòn Năm Xưa của tác giả Vương Hồng Sển, trang 282, Nhà Xuất Bản T P Hồ Chí Minh .

(17) . Theo Gia Định Báo , số 8 , ra ngày 22 / 3 / 1882 .

(18 )- .Sách Sài gòn Từ Khi Thành Lập Đến Giữa Thế Kỷ XIX, trang 144 của Trịnh Tri Tấn,Nguyễn Minh Nhật, Phạm Tuấn .

d’Adran và Lycée Chasseloup Laubat, dùng để làm việc cho chính quyền đô hộ .

Pháp cũng lập ra tại tỉnh Mỹ Tho một trường mang tên Collège de MyTho , ngày 17/3/1879 , để thu nhận học sinh trong các hạt MyTho, Gò Công, Tân An, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Sa Đéc . Năm 1917, Collège de MyTho mở thêm một chi nhánh ở CầnThơ với tên gọi Collège de CanTho , đến năm 1926 Collège de CanTho không còn là chi nhánh của Collège de My Tho . Năm 1882, số học sinh ở Sài Gòn, Chợ Lớn và các tỉnh Nam Kỳ , độ khoảng 13.812 học sinh, trong đó Sài Gòn có 931 học .sinh và Chợ Lớn có 280 học sinh. Số giáo viên trong toàn 18 tỉnh thành chỉ có 365, vừa thiếu lại vừa phân bổ không đều. Chiếm đóng Nam Kỳ từ 1862 - 1882 , Pháp chỉ lập khoảng 520 trường, trong tổng số 2500 làng ở Nam Kỳ, trong đó có 70 trường do Ki tô gíao . Để trông coi việc giáo dục , năm 1879 thống đốc Nam Kỳ Lafont ra nghị định thành lập Sở Học Chính Nam Kỳ ,Service de l’instruction Publique. Khoa thi mở tại Sài Gòn vào ngày 10/1/1887 chỉ có mỗi một thí sinh thi đậu bằng Supérieur và 5 thí sinh khác

đậu bằng Elémentaire (19). Thời kỳ từ 1862 đến 1889, các trường công cũng như tư hầu hết được giao cho các giáo sỉ người Pháp cai quản. Sau khi Pháp đóng cửa trường Thông ngôn ,Collège des Interprètes ở Sài Gòn , ngày 8/9/1887, tiếp đến thống đốc Nam Kỳ ra nghị định đóng cửa trường Collège de My Tho ,14/12/1889 và các trường công lập của các địa hạt gồm Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Gò Công, Tân An, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Long Xuyên, Sa Đéc và Sóc Trăng, với lý do được viện dẫn là “ thiếu ngân sách.”

Đến kỳ nhập học, học sinh Collège de MyTho được phân bổ vào 2 trường Lycée Chasseloup Laubat và Ecole d’Adran ở Sài Gòn. Các trường Sở tại của 18 hạt , được gọi là trường Tổng bậc nhì. Chế độ lương bổng cho 112 giáo viên đứng lớp , thầy Tây 26, thầy Việt 86 – trong đó có 23 thầy dạy chữ Nho . Chi phí về người giúp việc và vật liệu vẫn duy trì bằng ngân sách địa hạt. Việc dạy chữ Nho trong các trường được ấn định chỉ với 90 phút , học sinh học vào sáng thứ năm hàng tuần. Hiệu trưởng các trường đều phải báo cáo việc dạy chữ Nho lên Chủ tỉnh và Thống đốc Nam Kỳ. Ngày 10/12/1906 ,Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập trường thợ máy Á Châu , thường gọi là Trường Bá Nghệ , sau gọi là Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng , nhằm đào tạo đội ngũ thợ cơ khí phục vụ cho nhu cầu hàng hải thương thuyền của thực dân Pháp .

Năm 1913, Pháp cho xây một trường tiểu học ở Sàigon , dành cho con gái bản xứ .Đến 1922-1923, trường này mở thêm bậc Cao Đẳng Tiểu Học và đổi thành Collège Des Jeunes Filles-Indigènes , tức Nữ Học Đường Sài Gòn, thường gọi là Trường Áo Tím , vì các nữ sinh mặc đồng phục áo

----------------------------------------------

(19)- Gia Định báo số 6 ra ngày 5/2/1887 Diplôme d’Etudes Primaires Supérieures Indochinoises .

tím , do Hội Đồng Giáo Chức chọn màu tím làm đồng phục. Lớp học đầu có 42 học sinh. Trường về sau đổi là trường Gia Long , nay là trường Phổ Thông Trung Học Nguyễn Thị Minh Khai . Năm 1918, Pháp mở trường Collège (20) Calmette dạy theo chương trình Pháp, về sau đổi là Collège de Marie Curie. Chữ Pháp được sử dụng làm ngôn ngữ chính trong các trường.

Ngay buổi đầu hệ trường Collège đều đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của Ban Đốc Học, Ban Giám Thị và các giáo viên người Pháp. Học sinh bị buộc phải nói tiếng Pháp, học và viết chữ Pháp , học lịch sử, địa lý nước Pháp và bổn phận của “công dân ” thuộc địa Nam Kỳ đối với mẫu quốc Pháp. Tiếng Việt đã trở thành môn ngoại ngữ ngay chính trên quê hương đất nước mình. Nội dung giáo dục ở nhà trường, ngoài chủ trương không truyền bá một nền học vấn đầy đủ cho học sinh bản xứ, Pháp còn đưa vào nhà trường những nội dung giảng dạy mang nặng tính chất thực dân.

Từ bậc Tiểu Học, học sinh phải học môn Lịch sử và Địa lý của “mẫu quốc “, như: “ Sự nghiệp của nền Đệ III Cộng Hòa Pháp”, Sơ lược cai trị của người Pháp ở Việt Nam .Thâm độc hơn, Pháp bắt học sinh các lớp Trung Học, học bằng sách Pháp và phải học thuộc lòng những điểu mà chúng từng dạy cho trẻ con người Pháp rằng : “ Tổ Tiên Chúng Ta Là Người Gaulois “, trong khi môn Quốc Văn chỉ chiếm một phần nhỏ trong chương trình học (21).

Theo thống kê ngày 8-5-1888 của Gia Định Báo, thì số học sinh học Tiểu Học của các trường Lycée Chasseloup Laubat là 320 , d’Adran là 280 , Collège de MyTho là 220 và các trường sở của 18 hạt là 600 học sinh. Toàn quyền Albert Sarraut trong bài thuyết trình tại tỉnh Bến Tre ngày 21/1/1917 ở Nam Kỳ đã thiết lập hệ thống học đường từ Ấu Học , trường làng , Sơ Đẳng , trường Tổng, Tiểu Học , trường Tỉnh và Trung Đẳng tức Trung Học Phổ Thông ngày nay. Trường Sơ Đẳng gồm có 3 lớp: Cours Enfantin , lớp Đồng Ấu , Cours Préparatoire , lớp Dự Bị , Cours Elémentaire , lớp Sơ Đẳng . Trường Tiểu Học gồm có 6 lớp: 3 lớp Sơ Đẳng, thêm Cours Moyen 1 , lớp nhì năm thứ nhất ; Cours Moyen 2 , lớp nhì năm thứ hai, Cours Supérieur , lớp Nhất . Ở Sàigon, Chợlon, Gia- định, trường Tiểu Học được mở tại các điểm tập trung đông dân cư như: Gò Vấp, Bà Chiểu, Tân Định, Phú Lâm, Chí Hòa, Chợ Quán, Xóm Củi , Nhưng trường làng, trường

tổng không đủ chỗ cho học trò đi học. cho dù học xong cũng không biết làm gì .

-----------------------------------------------------

(20) Collège, trường trung học, chỉ dạy đến Bằng CaoTiểu Đông Dương, Diplôme d’Etudes Primaires Supérieures Indochinoises .

(21) - .Sách Giáo giới SàiGòn Gia Định, của nhiều tác giả, trang 31, Câu Lạc Bộ Nhà Giáo Hưu Trí T.P. Hồ Chí Minh.

Toàn Nam Kỳ khởi từ năm 1862 , số học sinh chưa đến 50.000 Trong đó các trường Tổng độ 20.000 , các trường làng khoảng 20.000 và 7.000 học sinh của các trường tỉnh và Sài Gòn. So với số dân 3.000.000 người và số 300.000 trẻ đến tuổi đi học, chỉ có trên dưới 50.000 học sinh trường công và 7.000 học sinh các trường tư của thầy dòng (22), sĩ số được đi học chỉ chiếm khoảng 1,9% . Điều đó nói lên rằng số người mù chữ ở Sài Gòn và Nam Bộ chiếm hơn 98%, trong thực trạng trên 50 năm chính quyền thực dân thiết lập các cơ sở học đường .

Nguyễn Ái Quốc đã viết :“Dân chúng đang đòi hỏi phải có trường học mà hiện nay trường học đang thiếu một cách tệ hại. Mỗi năm cứ đến ngày khai trường, những bậc cha mẹ dù có đi gõ cửa khắp nơi, cầu xin mọi sự giúp đỡ, thậm chí xin nộp gấp đôi tiền ăn học mà họ vẫn không gởi được con cái đến trường. Và những đứa trẻ này có đến hàng nghìn, bị đẩy vào cảnh ngu dốt chỉ vì không đủ sở trường cho chúng đi học“ (23).

Để xoa dịu tinh thần bất mãn trong nhân dân, từ 1920 trở đi, Pháp cho mở một số trường tư, dạy cấp Sơ học, về sau dạy đến cấp Tiểu học .

Trung học. Ở Sài Gòn có các trường Nguyễn Xích Hồng tức An Nam Học Đường, Huỳnh Khương Ninh lập 1922 , Lê Bá Cang, Đồng Nai, Lycéum Nguyễn Văn Khuê, Huỳnh Công Phát 1922 . Ở Chợ Lớn có trường Huỳnh Văn Chợ, trường Nguyễn Phan Long...Tỉnh Định Tường có trường Pensionnat Nguyễn Văn Ngữ. Tân An có trường tư Dương Xuân Hội, Vĩnh Long có trường Khương Hửu Phụng , Cần Thơ có trường Võ Văn Thôn, Sa Đéc có Sa Đéc Học Đường . v..v.

Trên báo Lục Tỉnh Tân Văn, ông Lê Hoằng Mưu viết : “ Học trò trường tỉnh đi thi độ 2.000,có hơn một nửa bị đánh rớt sẽ không trở về trường tỉnh mà học lại được. Trường tư có mà cha mẹ nghèo, không có tiền phải chịu về ngồi nhà. Khóa thi Sơ học 30/6/1924 tại Bến Tre có đến 200 thí sinh, chỉ có 21 được chấm đậu. Học trò bị đánh rớt nhiều vì học phí nhà nước cấp để theo học lớp lớn quá ít. Thêm nữa, học trò bị đuổi ở trường tư này , đi xin học ở trường khác cũng không được thâu nhận cho dù là trường tư “ (24). Ông Hồ Văn Lang phản ánh : “Việc xin xây cất trường cũng lắm nhiêu khê . Hể muốn xin cất trường là phải làm phúc bẩm dâng lên, coi số học sinh trong tỉnh đó là bao nhiêu, việc tra xét này mấy tháng mới xong;

thường tra xét từ 5 đến 7 tháng. Chừng quan chủ tỉnh chịu thì phải lo xuất công kho hoặc xuất kho địa hạt. Xong rồi còn phải gởi lên quan thống đốc chuẩn phê. Như nhằm quan thống đốc muốn mở mang dân trí, phê cho thì lại phải vẽ họa đồ gởi quan giám tạo phê y rồi lo đấu giá. Đấu xong, cho quan trên phê rồi mới khởi công xây cất (25) .

-----------------------------------------------------------

(22)) - Báo Lục Tỉnh Tân Văn số 497, ra ngày 6/9/1917 .

(23) - Sách Hồ Chí Minh Toàn Tập, Quyển I (1919-1924 ) , trang 154, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia.

(24) Báo Lục Tỉnh Tân Văn , số 1516, ra ngày 23 / 8 /11923 .

(25) Báo Lục tỉnh tân văn, số1851, ra thứ sáu ngày 10/10/1924.

Ở Sài Gòn, Pháp mở trường Ecole d’Art năm 1913, tức trường Trang Trí Mỹ Thuật Gia Định, trường Canh Nông Bến Cát ngày10/12/1917. Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký năm 1928 , dành cho nam sinh người Việt, ban đầu có tên Collège Cochinchine, sau đổi tên là Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký, nay là trường Phổ Thông Trung Học Lê Hồng Phong.

Ngày 23/10/1925, trên báo Lục Tỉnh Tân Văn Ông Lê Hoằng Mưu trần tình : “ Điều ước vọng của người An Nam cần nhất là mở rộng đàng học vấn. Cũng như người Tây Lang Sa phần nhiều không muốn cho dân An nam học thông, hiểu tận, nghe rộng, thấy xa, chẳng muốn cho An nam biết rõ phận sự nó, biết nhân quyền, tự do. Xã hội bấy giờ đã phân hóa giữa lớp người An Nam cũ, An Nam mới . An Nam cũ là lớp người già ở thôn quê, an phận. Còn An Nam mới là lớp thanh niên mới có học, lại muốn mở mang nền học vấn . Lớp trẻ thời nầy ở Sài gòn và Nam Bộ, học thi đậu bằng Sơ học mà gia cảnh nghèo thì con đường học vấn xem như cùn đường , tột nẻo .. “ .

Nguyễn Ái Quốc , Chủ Tịch Hồ Chí Minh, đã đau xót : “May mắn thay, tuy chúng ta thiếu trường học, nhưng nước Pháp đã ban cho chúng ta rất nhiều nhà thổ, tiệm hút thuốc phiện và ty rượu . (26) .

Chủ trương và âm mưu thiết lập nền giáo dục nô dịch của thực dân Pháp ở Nam Kỳ ngay từ buổi đầu không vì “ mục đích mở mang kiến thức cho dân chúng “ mà là để đào tạo cấp tốc một đội ngủ tay sai người “ bản xứ “ . Chính quyền thuộc địa Nam Kỳ cũng cho một số học sinh đi sang Pháp du học mà trước hết là con cái của những người giúp việc trung thành với nước Pháp nhằm sử dụng sau nầy . Chính sách giáo dục của thực dân Pháp ngay khi triển khai ở Sài gòn và Nam Kỳ đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của đồng bào ta , trước hết là những sĩ phu yêu nước, vốn chịu chịu ảnh hưởng sâu nặng với nền Nho học nước nhà . Tuy nhiên số đông nhà Nho tiến bộ lúc bấy giờ , sớm biết gắn việc học chữ quốc Ngữ La-tinh, chữ Pháp như một nhu cầu cần thiết ; ủng hộ việc giáo dục kiến thức với giáo dục tinh thần yêu nước .

Nhà trường dạy chữ quốc ngữ La-tinh thời đó không có nhiều học trò. Do đó Pháp phải sai làng lính tìm bắt thiếu niên đi học, chẳng khác nào bắt phu đi sưu. Nhà giàu tìm mướn con nhà nghèo học thay cho con mình

vì họ lo sợ khi học xong, con họ sẽ bị nhà nước trưng dụng. Việc Pháp dạy chữ quốc Ngữ La-tinh , giáo sư sử học Trần văn Giàu cho rằng : “ Chúng cố đấu tranh về tư tưởng và chính trị với sỉ phu và nhân dân , tuyệt đối không

có một ý nghĩa gì rằng quốc ngữ là một cổ xe chở văn hóa ; chúng không dè và không thể dè rằng cái chữ quốc Ngữ La-tinh đó phát triễn lên sẽ trở thành một vũ khí sắc bén để chống kẻ xâm lăng một cách rất đắc lực . “

---------------------------------------------------------

(26)-Hồ Chí Minh Toàn Tập, Quyển I , 1919-1924 , trang 314 , Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc gia.

Từ khi Sở Học Chính Nam Kỳ thành lập 1879 , việc dạy chữ Nho trong nhà trường đã giảm dần. Thực dân Pháp dùng chữ Quốc Ngữ La-tinh và chữ Pháp dạy trong các trường Sơ Học, thay thế dần chữ Hán - Nôm nhằm phổ biến văn hóa Pháp đến đồng bào ta ở Sài Gòn và Nam Kỳ. Việc mở trường dạy chữ quốc Ngữ La-tinh (27) và chữ Pháp nhằm tạo ra tầng lớp quan chức phục vụ cho chế độ thuộc địa với âm mưu đẩy lùi dần nền Văn Hóa Dân Tộc . Lúc đầu nhân dân Sàigon và Nam Kỳ “tẩy chay” các trường dạy chữ quốc Ngữ La-tinh vì xem đó là công cụ xâm lược của thực dân Pháp và ”Chữ Quốc Ngữ là của giặc ( Xem Phụ lục II ) . Trong dân đã truyền miệng câu hát :

Anh về học lấy chữ Nhu ( Nho),

Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ ..” .

Ngày 6/4/1878 , Đô đốc Duperré ra nghị định, trong đó quy định :

1/. Ngày 6/4/1882, các công văn , nghị định , văn bản niêm yết công khai đều phải viết bằng chữ quốc ngữ La-Tinh.

2/. Kể từ ngày 16/6/1882 , những ai biết chữ quốc ngữ mới được bổ dụng vào bộ máy cai trị từ cấp tổng trở lên , và mới được thăng trật , lên lương . Trước đó , ngày 14/6/1980, thống đốc Nam Kỳ , Le Myre De Villers bắt buộc lập trường dạy chữ quốc ngữ ở các làng xã …Như vậy , trong thực tế đời sống , chũ Nho đã bị chính quyền thuộc địa Nam Kỳ loại bỏ .

Thế hệ Nho Học theo điều tra của Pháp có khoảng 20.000 Nhà Nho lúc bấy giờ đã rơi vào tâm trạng chán nản. Lo về nổi tương lai của quốc dân , tác giả Bi Thời Khách viết : “ Người tưổi tác đã thành một hạng người chán đời , hoài cổ , bọn thanh niên có học lại sa vào chốn tước lộc cân đai :

Bao nhiêu nợ nước, ơn thầy

Như trăng đáy biển, như mây ven trời” (28 ) .

Nhà thơ Tú Xương đã trào lộng chua cay :

Nào có ra gì cái chữ Nho

Ông Nghè, Ông Cống cũng nằm co

Chi bằng đi học làm Thầy Phán.

Tối rượu Sâm banh (champagne), sáng sữa bò”.

-----------------------------------------------

(27)- Chữ quốc ngữ do 2 giáo sĩ Bồ Đào Nha, Ông Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa sáng tạo ra cách dùng chữ Latin để ghi âm tiếng Việt và được gọi là chữ Quốc ngữ từ năm 1638 , theo báo Người Lao Động, số ra ngày 7/1/2007 , Hồ Sơ Một Thời Của Chúng Ta.

(28)- Báo Lục Tỉnh Tân Văn số 1286, ra ngày7/11/1922.

Tuy chữ Nho đã bị chính quyền thuộc địa loại bỏ , song trong vùng quanh Sài gòn và nông thôn Nam Kỳ vẫn tồn tại các trường tư của Thầy Đồ dạy chữ Nho , vẫn thu hút đông đảo con em đồng bào đến học ngày một đông . Do đó , tháng 11/1874 , chính quyền thực dân Pháp ban hành một qui chế giáo dục, cấm các trường tư không được mở, nếu không có phép của chính quyền .Theo thống kê của Pháp , đến ngày 1/1/1866 đã có 246 thầy dạy Chữ Nho và chữ quốc Ngữ La-tinh ở thôn, làng với 108.426 học trò theo học (28) .Trên thực tế các thôn làng ở Nam Kỳ trước Cách mạng tháng 8/1945, vẫn duy trì dạy và học chữ Nho , lúc bấy giờ đồng bào ta gọi chữ Nho là chữ An Nam .

Lo về nổi tương lai giữa Cựu học với Tân học , báo Lục Tỉnh Tân Văn viết : “ Dân tộc ta với chữ Nho không thể lìa hẵn ra được, vì trong chữ quốc Ngữ có nhiều tiếng phải dùng chữ Nho . cựu học phải nhường chổ cho tân học , trong vài ba mươi năm nay, tân học mở mang thêm ra chừng nào thì cựu học lại cũng lùi lại chùng ấy . Cho đến bây giờ là lúc tân học toàn thạnh .

Tuy cựu học không còn đắc dụng , nhưng đối với xã hội vẫn còn một mối quan hệ sâu xa ; dân tộc nầy đã mấy nghìn năm gây dựng nên được là một nước có văn hiến . Vì vậy muốn được sống làm người dân Việt Nam chân chính dầu theo Tân học mà chớ quên hẵn Cựu học “ (29).

.Sự mai một của việc dạy và học chữ Nho không đồng nghĩa với sự khuất phục trước làn sóng giáo dục của phương Tây mà luôn ẩn chứa yếu tố bất khuất đối với nền học vấn đô hộ của thực dân Pháp , một sự mai một không đầu hàng .

II /. VĂN SĨ VÀ VĂN CHƯƠNG

KHÁNG CHIẾN Ở SÀI GÒN VÀ NAM KỲ.

Cuộc kháng chiến của nhân dân Sài Gòn và Nam Kỳ chống thực dân Pháp xăm lăng, đồng thời chống cả triều vua Tự Đức, đã hình thành một trào lưu văn học kháng chiến với những hình thức Hịch, Văn Tế, Thơ, Phú, Ca Dao, thơ Lục bát, thơ Đường, văn Xuôi của những sĩ phu yêu nước phát triển mạnh mẽ .Trong Cáo Thị gọi dân ứng nghĩa và kể tội giặc Pháp xâm lăng, khơi sâu lòng căm thù giặc, tin tưởng vào sự chiến thắng.nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu viết :

----------------------------------------

(29) Báo Lục tỉnh Tân Văn số 4067 ra ngày 18 tháng 4 năm 1932.

“Nay Tây cùng ta: Muôn trùng non nước cách xa.

Trăm việc ở ăn lạ thói

Tuy rằng có tàu đồng ống khói, tuy là nhiều súng thép đạn chì.trăm trận cũng hao ngôi tướng soái .

Ở đâu mà chẳng thấy, đào mồ mã, phá miếu chùa, làm những việc bất nhân.

Ở đâu mà chẳng hay,đốt nhà cửa hảm vợ con, làm những điều vô đạo “ .

Trong Văn Tế Nghĩa Sĩ Dân Trận Vong Văn , Nguyễn Đình Chiểu đã mạnh mẽ lên án thực dân và khơi sâu nợ nước thù nhà:

Từ thuở Tây qua cướp đất, xưng tân trào gây nợ oán cừu.

Các bậc sĩ nông công cổ, liền mang tai với súng song tâm.

Mấy nơi tổng lý xã thôn, đều mắc hại cùng cờ tam sắc…

Phạt cho đến kẻ hèn người khó, thân của quay treo,

Tội chẳng tha con nít đàn bà, đốt nhà bắt vật.

Trải mười mấy năm chầy khốn khó, bị khảo, bị tù, bị đày, bị giết, trẻ già nào đếm xiết họ tên.

Đem ba tấc hơi mọn bỏ liều, hoặc sông, hoặc biển, hoặc núi, hoặc rừng, quen lạ thảy đều rơi nước mắt.

Gần: Côn Lôn, xa: đại hải, máu thây trôi nổi ai nhìn.

Hàng cai đội, bậc quản cơ, xương thịt rả rời ai cất?.

Nguyễn đình Chiểu phê phán những kẻ theo giặc :

Sống làm chi theo quân tà đạo , quăng vùa hương , xô bàn độc , thấy lại thêm buồn .

Sống làm chi ở lính mã tà , chia rượu lạc , gậm bánh mì, nghe càng thêm hổ “.

Dù thất bại, nhân dân ta vẫn quyết chí phục thù . Cử nhân Phan Văn Trị (30) đã công khai đối đáp với tú tài Tôn Thọ Tường theo Tây , đe dọa sĩ phu kháng chiến :

“Hơn thua chưa quyết đó cùng đây,

Chẳng đã nên ta phải thế nầy,

Bến Nghé quản bao cơn lửa cháy,

Cồn Rồng dầu mặc bụi tro bay

Nuôi muông, giết thỏ còn chờ thuở.

Bủa lưới săn nai cũng có ngày,

Đừng mượn hơi hùm rung nhác khỉ,

Lòng ta sắt đá há lung lay.”

clip_image015 clip_image017

Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu Cử nhân Phan Văn Trị ,Dùng ngòi bút

Một trong những người đã hình thành làm vũ khí chống giặc lên án kẻ theo tây

Một trào lưu văn học kháng chiến đe doạ sĩ phu

--------------------------------------------------------

(30)- Phan Văn Trị đổ Cử Nhân khoa Kỷ Dậu năm 1849 tại trường thi Gia định. Cùng khoa với Nguyễn Thông và Nguyễn Đình Chiểu và là bạn bè đồng chi cùng chung lý tưởng chông xâm lược và tay sai . Ông lôi cuốn Bùi Hữu Nghỉa và Huỳnh Mẫn Đạt trong cuốc đấu tranh tư tưởng đầu tiên của lịch sử văn học, thể hiên tinh thần chiến đấu , ý thức trách nhiệm và khí phách của sĩ phu .

Các tầng lớp Sĩ phu yêu nước ở Sài Gòn- Gia Định và Nam Kỳ đều trải qua cửa Khổng sân Trình, một số đổ đạt làm quan, dạy học, trực tiếp truyền đạt những đạo lý cương thường của Nho giáo. Nay trước cảnh quốc phá gia vong, tư tưởng và thái độ phản kháng quân xâm lược của Sĩ phu hầu hết đều bắt nguồn từ tấm lòng yêu nước, thương dân. Trước họa ngoại xâm , thi phú của sĩ phu đã chuyển kịp thời sang phục vụ kháng chiến. Sĩ phu Sài Gòn và Nam Kỳ luôn đi đầu, mặt giáp mặt với kẻ thù, bằng những áng văn ái quốc, yêu tha thiết nhân dân . Họ căm thù giặc , ghét cay ghét đắng kẻ phản bội, đầu hàng ; quyết không đội trời chung với quân cướp nước .

Văn thơ yêu nước của Sĩ phu là tiếng gọi của nhân dân, động viên mọi người kiên trì kháng chiến cứu nước, sẵn sàng hy sinh, đền nợ nước trả thù nhà. Nguyễn Đình Chiểu đã có sự hợp tác chặt chẽ với Trương Định, một sự hợp tác giữa người anh hùng cầm gươm, cầm súng với người cầm bút, đi bên nhau trong cuộc chiến đấu, chống giặc Pháp xâm lăng , luôn thôi thúc người người đấu tranh giải phóng dân tộc .Những trí thức nổi tiếng trên văn đàn và nhất là trong việc tập hợp quần chúng chống Pháp phần lớn là tú tài , cử nhân. Tú tài Nguyễn Đình Chiểu, cử nhân Phan Văn Trị đã dùng ngòi bút làm vũ khí sắc bén chống giặc . Văn chương kháng chiến chẳng những có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ người đương thời mà còn

tác dụng dài lâu đối với nhân dân, trong nhiều thế hệ mai sau .Đặc biệt nó đã tác động sâu sắc đến nhiều thế hệ thanh niên, học sinh- sinh viên Sàigon và Nam Kỳ sau nầy.

III./ NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC ĐỐI VỚI HỌC SINH SÀI GÒN .

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất ,

1914 -1918 kết thúc . Ngày 8 tháng

Nguyễn Ái Quốc ở Paris ,6/1919

6/1919, Nguyễn Ái Quốc ở Pháp , thay mặt Hội Người Việt Nam gởi đến Hòa hội Versailles , ngày 8/6/1919 bản yêu sách 8 điểm, đòi Pháp thừa nhận quyền tự do bình đẳng của dân tộc Việt Nam, Người đã tiếp cận Bản Luận Cương của Lê-Nin và khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ ” .

clip_image019

Hoạt động cách mạng trong những năm 1918- 1923 của những trí thức yêu nước Phan Văn Trường, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thế Truyền, từ ngôi nhà số 6, Villa des Gobelins ở Pháp đã có những tác động tích cực với sinh viên và người Việt yêu nước ở Pháp, cho dù ý hướng hoạt động các cụ có khác nhau. Phan Văn Trường ( Xem Phụ chú IV ) cùng chí sĩ Phan Châu Trinh sáng lập Hội Đồng Bào Thân Ái, tập hợp khoảng 20 thành viên, hoạt động với mục đích tương tế.

Nguyễn Ái Quốc tổ chức Hội Người Việt Nam Yêu Nước và ra báo Le Paria , tức người Cùng Khổ . Nguyễn An Ninh sau khi tốt nghiệp cử nhân luật đã gia nhập Hội Người Việt Nam Yêu Nước tại Pháp 1921 đã cọng tác và cùng biên tập báo Le Paria . Từ bến cảng Sài gòn trung tâm của Nam Kỳ lúc bấy giờ , thông qua những con tàu viễn dương nước ngoài , Nguyễn An Ninh cũng đã chuyển bí mật nhiều tài liệu , sách báo cách mạng , trong đó có Bản yêu sách 8 điểm của Nguyễn Ái Quốc (31) gửi cho Hòa hội Versailles (32) và quốc hội Pháp , để truyền bá trong giới trí thức, thanh niên, học sinh và đồng bào Sài gòn .

Những tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư sản dân quyền Pháp , thông qua số sinh viên du học, những thủy thủ, những lính thợ Việt Nam bị đưa qua Pháp phục vụ cho chiến tranh cùng một số nhà giáo chân chính có chân trong đảng Xã Hội và đảng Cộng Sản Pháp đã du nhập vào Sài gòn .Cuộc cách mạng tháng 10-1917 ở Nga qua các báo xuất bản ở Pháp, như tờ L’ Humanite , Le Paria của Nguyễn Ái Quốc, tờ Việt Nam Hồn của Nguyễn Thế Truyền được bí mật chuyền tay nhau đọc trong nhiều trường công tư ở Sàigon và các tỉnh Nam Kỳ .

Giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp đã bí mật sang Nga , tham gia hoạt động trong phong trào quốc tế Cộng Sản và học kinh nghiệm để về Việt Nam thành lập đảng Cộng Sản. Nguyễn An Ninh lúc bấy giờ cũng quyết định bỏ học về Sài gòn hoạt động , thức tỉnh quần chúng (33) . Ông mời Phan Văn Trường về Sài gòn, 2/1923 , cùng làm báo. Phan Văn Trường viện cớ xin về miền Bắc thăm quê ngày 10/12/1923 rồi vào Sài gòn cùng Nguyễn An Ninh làm báo La Cloche Fêlée, tức Chuông Rè , để giác ngộ đồng bào thấy rõ tội ác và chính sách cai trị ngu dân của bọn thực dân (34).

Năm 1924, Nguyễn An Ninh sang Pháp tổ chức đón cụ Phan Châu Trinh về Sài Gòn , càng làm cho đồng bào, thanh niên, trí thức, học sinh quan tâm nhiều hơn đến thời cuộc. Truyền thống yêu nước của học sinh Sài gòn dần phát triển theo các phong trào đấu tranh của dân tộc. Những nhà giáo như Hà Huy Tập, Hoàng Minh Giám, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh... là những trí thức không chịu cộng tác với nhà cầm quyền Pháp, cũng có ảnh hưỡng tích cực đến nhân dân Sài gòn, nhất là giới trẻ, thanh niên, học sinh... Những giáo chức yêu nước, chống thực dân trong nhiều trường luôn khơi gợi cho học sinh về “ quốc sự ”, một điều cấm kỵ của chính quyền. Học sinh trong nhiều trường cũng để tâm bàn “ quốc sự “, Họ ngợi ca :

-----------------------------------

( 31)-H Chí Minh Toàn Tập, Quyển I, trang 435-436 .

(32)- Hòa ước Versailles, được ký tại điện Versailles ( Paris ) , kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ nhứt giữa bên thắng là Pháp, Anh và bên thua là Đức, Áo, Hungari .

(33) -Sách Nguyễn An Ninh “ tôi chỉ làm cơn gió thổi “ , trang 53 của Nguyễn Thị Minh, Nhà Xuất BảnTrẻ .

(34) - Theo sách Nguyễn An Ninh” tôi chỉ muốn làm cơn gió thổi “, trang 64 của Nguyễn Thị Minh . Nhà xuất Bản Trẻ .

Hỏa hồng Nhật Tảo kinh thiên địa “ hoặc : “ Chừng nào hết cỏ Tháp Mười, Nhân dân ta mới hết người đánh Tây “ của Nguyễn Trung Trực . Những chiến công của “Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định, của lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng ở “ đám lá tối trời “ , hào khí của Thủ Khoa Huân ở MỹTho và tấm lòng kiên trung một lòng vì dân vì nước của Thiên Hộ Dương ở Đồng Tháp Mười v...v.. Đông đảo trong họ tìm đến sách báo tiến bộ, kín đáo truyền cho nhau văn thơ các sĩ phu yêu nước , Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt… Lớp trẻ ái mộ những bậc anh hùng “sống có danh, thác cũng có danh” và họ như tìm thấy nớl đó nguồn lửa thiêng, hun đúc về nợ nước , quyết chí tu thân ; muốn làm người trung nghĩa.

Từ sau năm 1919, Sài Gòn - Chợ lớn và Nam Kỳ , nhiều tổ chức hội yêu nước của nhân dân hoạt động , như Hội kín còn gọi là Thiên địa hội ,Nghỉa Hòa Hội , Duy Tân Hội , Thi Bình Hội , Phục Hưng Hội, Ái Quốc Hội … đều là tổ chức tự phát của nông dân và dân nghèo. Chính quyền thực dân luôn theo dõi và khủng bố gắt gao. Trần Văn Ngãi, người làng Xuân Hòa , huyện An Lạc , tỉnh Sa Đéc , tham gia hoạt động “ Hội kín “ bị Pháp bắt , ghép vào tội “ phá rối thiên hạ “, bị biên phong 10.000 giạ lúa, 3.000 đồng bạc, 92 mẫu ruộng , 3 ghe lớn và 3 ghe nhỏ. Tất cả số tài sản nói trên đều bị Pháp tịch biên. Trần Văn Ngải bị đày ra nhà tù Côn Đảo.

clip_image021

Thời kỳ 1923 – 1925, học sinh Sàigon nồng nhiệt tham dự những buổi diễn thuyết , do trí thức trẻ Nguyễn An Ninh thuyết trình về “ Ung đúc nền học vấn cho dân An Nam ”, “Lý tưởng thanh niên An Nam” ở Hội Khuyến Học Nam Kỳ 15/10/1923 (35). Lần đầu tiên Nguyễn An Ninh chỉ ra cho đồng bào và thanh niên , học sinh Sài gòn “Văn hóa là tâm hồn dân tộc” , “ niềm tự hào về lịch sử Việt Nam “, Ông khuyên thanh niên sống phải có hoài bão, ước mơ mà ước mơ cao đẹp là phụng sự đất nước (36) .

Nhà sử học Trần Văn Giàu vẫn nhớ như in rằng: “Có thể nói ngay là bọn thiếu niên, thanh niên chúng tôi được thức tỉnh, dấn thân vào hướng đi cách mạng. Chính đó là “bài lý tưởng thanh niên Việt Nam”. Nguyễn An Ninh khuyên thanh niên đừng để bị ràng buộc của gia đình nữa. Phải “ từ biệt cái nhà tổ phụ để đi xa, đi xa, đi thật xa. Đó là một đòn sét đánh đối với chúng tôi. Thời đó lớp trẻ chúng tôi gắn bó rất chặt với gia đình, tổ phụ.”

.Và “Anh Ninh căn dặn rằng làm một người thanh niên phải biết ước mơ. Lý tưởng thanh niên do

Nguyễn An Ninh trí thức trẻ tầm cỡ

Nguyễn An Ninh khởi xướng đã dẫn dắt tôi đến lý tưởng Cộng Sản Chủ Nghĩa, vào năm 1929, tôi gia nhập Đảng Cộng Sản

--------------------------------------------------

( 35 )- Tại 76 đường Aviateur Garros, nay là Thủ Khoa Huân (cửa Bắc chợ Sài Gòn) .

(36) - Theo sách Đời Tôi, Những Điều Nghe , Thấy Và Sống , Hồi Ký Cách Mạng của Hà Huy Giáp, Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh , trang 73 thì Cái “Chuông Rè “ của Ông Ninh góp phần thức tỉnh lỏng yêu nước của nhân dân , đặc biệt là dân ở Cao Lãnh .

Pháp và năm 1930 tham gia Đảng cộng sản Đông Dương” (37) .Trong thời kỳ nầy các trường Cao đẳng , Trung học, trường Bá Nghệ Sài Gòn , học sinh chịu tác động sâu sắc các sách báo : L’ humanité tức Nhân Đạo , Le Populaire , tức Dân Chúng , Tuyên Ngôn Cộng Sản, ABC Chủ Nghĩa Cộng Sản, báo Le Paria, Việt Nam Hồn do chính Nguyễn An Ninh bí mật chuyển từ nước ngoài về , dựa vào ông Huỳnh Tấn Kiệt , một nhân viên hảng tàu Les Chargeurs ở cảng Sài gòn . Sách “Bản Án Chế độ Thực Dân Pháp”, báo Le Paria, báo “Việt Nam Hồn” được học sinh nhiều trường như Lycée Chasseloup Laubat, Thợ Máy Á Châu, trường tư Huỳnh Khương Ninh, trường Collège des Jeunes Filles- Indigènes ở Sài Gòn , đón nhận nồng nhiệt.

Một số học sinh đã bí mật tham gia vào các tổ chức yêu nước như : “ Kỳ Bộ Thanh Niên Cách Mạng “ ở Sài Gòn , “ Nam Kỳ Học Sinh Liên Hiệp Hội”, “Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên”, “ Thanh Niên Cộng Sản Đoàn “... như các ông Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trân, Nguyễn Văn Nguyễn... khi đang theo học trường Lycée Chasseloup Laubat .

Người thợ máy Tôn Đức Thắng thành lập “ Công Hội Đỏ “ , 25/ 2 / 1920 , để tập hợp công nhân tiên tiến trong nhiều xí nghiệp ở Sài Gòn – Chợ Lớn, đứng lên đấu tranh chống Pháp .

Tại Sài gòn “Kỳ Bộ Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội “ được thành lập ngày 25-02-1927. Đến năm 1928, tổ chức Kỳ Bộ đã có 150 đồng chí . Kỳ bộ đã đưa 15 đồng chí xuống tàu Đại Phúc Tinh rời Sài Gòn đi Quảng Châu – Trung Quốc, trong số có Châu Văn Liêm , tham gia lớp huấn luyện của Nguyễn Ái Quốc . (38) Kỳ Bộ Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội kết tập nhiều thanh niên, học sinh Sài gòn và Nam kỳ.

Cuối 1925 đầu 1926, Nguyễn An Ninh thành lập tổ chức Thanh niên Cao Vọng Đảng mà theo Ông sẽ là lực lượng quần chúng để tuyển chọn kết tập vào Đảng Cộng Sản. Ông Mai Văn Ngọc, người rất giỏi Hán học và Tây học , là một học giả uyên thâm ở Nam Kỳ , rễ của bà Sương Nguyệt Anh đã sát cánh cùng Nguyễn An Ninh, đi vào quần chúng lao động để vận động, tổ chức Thanh Niên Cao Vọng . Nguyễn An Ninh bồi dưỡng chính trị cho lớp thanh niên yêu nước kiên trung nầy để giới thiệu cho Đảng. Thanh Niên Cao Vọng Đảng là tổ chức cách mạng nhứt ở Nam Kỳ thời bấy giờ .

----------------------------------------------------------

(37)- Nhà Cách Mạng Nguyễn An Ninh, Những Tiếng Chuông Đầu Tiên Thức Tỉnh Chúng Tôi, Bài của giáo sư Trần Văn Giàu, sách Kiều Bào Và Quê Hương, trang 154,155,156 và 157, Nhiều Tác Giả, Ủy Ban Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoàt- Nhà Xuất Bản Trẻ.

(38) - Theo sách Dương Quang Đông , tức Dương Văn Phúc xuyến Tây, trang 26 , tác giả Nguyễn Hùng, Nhà xuất Bản Trẻ.

IV./- PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA HỌC SINH

SÀI GÒN - CHỢ LỚN- GIA ĐỊNH .

Năm 1920 một cuộc bãi công của 226 thủy thủ nước ngoài nổ ra ngoài trên các tàu Maneheim, Ménes,Sharnhort, Afénas,Neidenfels-Brisgaya,Aminal Camteaume, Buenos Aires ngày 8/3/1920 tại cảng Sài Gòn. Khoảng 500 học sinh trường Lycée Chasseloup Laubat cùng một số thầy cô tổ chức bài học, hưởng ứng cuộc đấu tranh của thủy thủ, đã gây tiếng vang lớn, làm cho thực dân Pháp lo sợ cho cuộc đấu tranh có “ khuynh hướng theo Mac-xít “. Lycée Chasseloup Laubat đã đuổi học 61 học sinh và cắt phần tiền sở phí ăn học của 47 học sinh khác (39) .

Năm 1923, học sinh Sài Gòn tham gia cuộc đấu tranh chống chính quyền thuộc địa cho phép công ty của Pháp độc chiếm Cảng Sài Gòn để xuất nhập khẩu

hàng hóa. Cuộc đấu tranh của nhân dân và học sinh

Sài Gòn khiến Chính quyền Pháp ở chính quốc buộc phải ra lệnh cho chính quyền Nam Kỳ tạm ngừng việc thực hiện quyết định độc chiếm nói trên. Riêng trường Bá Nghệ học sinh Tôn Đức Thắng (40) vận động học sinh toàn trường bãi khóa, làm thất bại ý đồ xấu xa của bọn cầm quyền thực dân.

clip_image023 Tháng 5 năm 1925, học sinh nhiều trường Sài gòn bải học , đòi chính quyền thực dân Pháp ân xá cụ Phan Bội Châu đã bị chúng xử tử hình tại phiên tòa ngày 23-11-1925 tiến hành ở Hà Nội . Trước sức ép của dư luận , ngày 25/12/1925 , Tổng thống Pháp phải ký sắc lệnh : ân xá “ Phan Bội Châu . Tòan quyền Đông Dương , Varenne đưa Cụ về quản thúc ở Huế .

Ngày 4/8/1925 , hơn 1000 công nhân Ba Son tổ chức bãi công đòi tăng lương 20% và giữ chế độ nghỉ trước nửa tiếng trong ngày nhưng vẫn lãnh đủ lương. Thực dân Pháp toan điều học sinh trường Bá Nghệ Sài gòn đến thay. Tức thời, học

sinh Tôn Đức Thắng kêu gọi học sinh nhà trường ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân (41) .

Ngày 24/ 3 /1926 , học sinh các trường , Lycée

Tôn Đức Thắng ,kêu gọi học sinh nhà trường

ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân

Chasseloup Laubat , Sư phạm, Nữ Học Sinh bản xứ, Nữ hộ sinh, Taberd, Tiểu học Chợ Đũi, Tân Định, Phú Lâm và nhiều trường tư như Huỳnh Khương Ninh, Phan Xích Long, Huỳnh Công Phát ở Sài Gòn v.v… cùng với đồng bào nội ngoại

------------------------------------------------

(39)-Báo Lục Tỉnh Tân Văn , số 859 , ra ngày 5/1/1921 .

(40) - Học sinh trường Bá Nghệ Sài gòn, đã lãnh đạo học sinh của

trường bãi khóa ủng hộ cuộc bãi công của công nhân xưỡng Ba Son năm 1912, bị lùng bắt, Ông trốn sang Pháp , làm công nhân cho một công ty hàng hải rồi làm thợ máy trong hải quân Pháp . Năm 1919. Ông tham gia cuộc binh biến của các thủy thủ Pháp phản đối việc điều hạm đội Pháp sang Biển Đen để giúp quân Bạch vệ Nga chống lại chính quyền Xô Viết và bị trục xuất về Sài gòn vào cuối năm 1919 .

(41) - Sách Phan Châu Trinh Qua Những Trang Tư Liệu Mới , trang 651-652 của tác giả Lê Thị Minh -tức Phan Thị Minh , Nhà Xuất Bản Đà Nẳng.

ở Sài gòn tham gia đám tang nhà yêu nước Phan Châu Trinh ; bất chấp Đốc lý Sài gòn, Rouelle ra quyết định “ không cho phép các cuộc biểu tình nào trên đường phố bất cứ từ đâu đến . Tất cả các cuộc biểu tình trên

clip_image025

Lễ tang Phan Châu Trinh biểu dương thế hệ lên đường

đường phố hoàn toàn bị cấm ngặt “ .Hiệu trưởng một số trường cản trở học sinh quyên góp, sắm sửa đồ phúng điếu và mang băng tang, nên đã nổ ra xung đột giữa Ban Giám Hiệu và học sinh , dẩn đến học sinh bãi khóa .Tại trường Phú Lâm, 700 học sinh nam đồng loạt bãi khóa

và nhắn tin cho học sinh nữ hãy “ noi theo phong trào và bỏ ra khỏi trường “, tức thời 50 nữ sinh hưởng ứng , chỉ khoảng 50 do bị cảnh sát canh giữ chặt , phải ở lại trong trường . Học sinh Sài gòn phối hợp với nhóm “ An nam trẻ “ , tuyên truyền rầm rộ trong tất cả các trường, công lập và tư thục, vận động để tang cụ Phan Châu Trinh. Lễ an tang chí sĩ Phan Châu Trinh tại Sài gòn ngày 4/ 4 /1926, trở thành cuộc biểu dương lực lượng chưa từng có của hàng chục ngàn quần chúng nhân dân, học sinh các trường Lycée Chasseloup Laubat, Sư phạm , Nữ học bản xứ , Nữ hộ sinh , tiểu học Chợ Đũi , các trường tư Nguyễn Phan Long , Huỳnh Khương Ninh , Huỳnh Công Phát , Gia Long … tham dự đưa tang (42) . Chính quyền thuộc địa Pháp ở Nam Kỳ đã chỉ đạo cho Sở Học Chánh Nam Kỳ ra quyết định đuổi học hàng loạt học sinh. Các trường Lycée Chasseloup Laubat , Sư Phạm, Nữ sinh Áo Tím đã có 665 học sinh bị đuổi học. Trường Taberd cũng đuổi học 60 học sinh . Thống đốc Nam Kỳ Le Fol ra Nghị định số 1870, ngày7/5/1926 : “ Học sinh phế học, tức bãi khóa, bị đuổi…cha mẹ phải bồi thường 500 đồng . giá gạo thời bấy giờ 9,5 đồng 100 kg. Cha mẹ học sinh đưa đơn đến tòan quyền ,J. Breviées ,phản đối việc đuổi học và bắt bồi thường tiền học phí (43). Le Fol Thống Đốc Nam Kỳ sau đó buộc phải ra lệnh bải bỏ .

Giữa lúc Sài gòn đang sôi nổi với các cuộc đấu tranh đòi dân sinh , dân chủ, nhà trí thức yêu nước Nguyễn An Ninh, thần tượng của giới thanh niên và học sinh bị thực dân Pháp bắt giam đúng vào ngày mất của Chí sĩ Phan Châu Trinh .Tin Nguyễn An Ninh bị bắt đã làm chấn động dư luận Sài Gòn, Phong trào đấu tranh đòi thả Nguyễn An Ninh nổ ra rầm rộ. Ngày 5/4/1926 , nhân viên Đông Dương Ngân Hàng và công nhân Hảng cao su Labbé bải công hưởng ứng .

Ngày 11 tháng 4 năm 1926, học sinh các trường Lycée Chasseloup Laubat, Pétrus Ký, Sư phạm Sài Gòn,Thợ Máy Á Châu, Nữ Áo Tím. cùng đồng loạt bãi khóa đòi chính quyền thuộc địa Nam Kỳ phải trả tự do ngay cho Nguyễn An Ninh . Ngày 19/4/1926 , trên báo La Cloche Fêlée tức Chuông Rè , số 58 đăng lá thư có 1.000 người ký tên đòi thả Nguyễn An Ninh và những người bị bắt ..

------------------------------------------------------

(42) Sách Phan Châu Trinh Qua Những Trang Tư Lệu Mới, trang 651, 652 của tác giả Lê Thị Minh, tức Phan Thị Minh- Nhà Xuất BảnĐà Nẳng.

(43) - Theo Báo Lục Tỉnh Tân Văn số 2384, ra ngày 20/7/1926.

Ngày 7 tháng 6 năm 1929 lại nổ ra cuộc bãi khóa của 350 học sinh trường Ecole Normal d ‘Institution de Saigon tức trường sư phạm thuộc địa , ở số 7 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm . Các giáo sinh yêu cầu nhà trường thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký (44) . Trong hợp đồng quy định sau bốn năm học, giáo sinh ra trường được bổ nhiệm đi dạy với tiền lương 45 đồng tháng. Từ khi trường thành lập cho đến năm 1925, hợp đồng được trường thực thi đầy đủ. Đến năm 1929, trường đột ngột đề ra qui định mới. Giáo sinh ra trường không đậu trung học cũng được bổ nhiệm đi dạy, nhưng lương tháng phải giảm đi một nửa Việc qui định bất hợp lý như đã đưa đến cuộc bãi khóa ngày 17 tháng 6 năm 1929. Cuộc đấu tranh của các giáo sinh trường sư phạm đã được học sinh nhiều trường như Lycée Chasseloup Laubat, Nữ Áo Tím , Huỳnh Khương Ninh… hưởng ứng

Học sinh tổ chức quyên góp tiền, ủng hộ học sinh bãi khóa, giúp đỡ 60 học sinh bị đuổi học, bị buộc phải bồi hoàn tiền cấp học bổng trong các năm đã học . Cuộc bãi khóa đã được các thầy Lê Văn Huấn, Phạm Thiều, Dương Minh Thới và cả thầy người Pháp,Torreilles đang dạy học tại trường đồng tình ủng hộ. (45) .

Năm 1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng ngày 9/2/1930 bị thất bại. Trên cả ngàn người Việt yêu nước bị chính quyền thực dân Pháp đàn áp dả man . Nguyện Thái Học cùng với 12 cốt cán lãnh đạo bị kết án tử hình đã dấy lên làn sóng căm phẩn trong thanh niên , sinh viên học sinh và các tầng lớp nhân dân .

Tại thủ đô của nước ở Paris Pháp , ngày 21/5/1930, hàng mấy trăm Việt kiều yêu nước cùng với hàng trăm sinh viên đang du học (46 ) đã biểu tình trước điện Elysées, đòi thả các chiến sĩ khởi nghĩa Yên Bái. Nhà cầm . bắt giam 19 sinh viên và sau đó tất cả đều bị trục xuất về Sài gòn ; trong số có sinh viên Trần Văn Giàu[1], Nguyễn văn Tạo,Trần văn Hiển,Trần , Lê Văn Thử (47) . vănThạch, Lê Bá Cang, Hồ văn Ngà, Tạ Thu Thâu, Phan văn Chánh , Huỳnh văn Phương, Trần văn Đởm, Hồ Hữu Tường, Ngô quang Huy

clip_image027 clip_image029

Sinh viên Trần Văn Giầu tham gia biểu tình ở Điện Elysees ở Paris 21/5/1930

Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã được giáo sư sừ học Trần Văn Giàu , thời sinh viên du học ở Pháp cho biết: “ Thời kỳ 1930 , Đảng Cộng Sản và Tổng Liên Đoàn Lao Động Pháp tổ chức rất nhiều cuộc mít tinh , có những cuộc rất lớn , trong đó sinh viên chúng tôi đều có tham gia để phản đối khủng bố của thực dân Pháp ở Đông Dương . Hàng mấy trăm người Việt có cả sinh viên chúng tôi lần đầu tiên tổ chức biểu tình trước Điện Elysées , nơi mà xưa nay chưa ai dám làm . Biểu tinh có khẫu hiệu miệng , có băng đơ rôn viết bằng tiếng Pháp . Chủ yếu là phản đối khủng bố và đòi không được hành hình 13 người ở Yên Bái . Cảnh sát Pháp đi ngựa , cầm dùi cui , tất nhiên là có súng. Chúng giựt băng đơ rôn và bắt chúng tôi . Trong số vái chục sinh viên bị bắt . Tôi nghỉ sinh viên đang học như chúng tôi nhiều lắm là không cho học . Không dè chính phủ Pháp lựa trong số sinh viên bị bắt , họ trục xuất 19 sinh viên , trong đó có tôi “ .

Bí thư Xứ Ủy Nam Kỳ , Ung Văn Khiêm biết trong số sinh viên bị trục xuất Trần Văn Giàu là đảng viên Đảng Cộng Sản Pháp nên phân công Ông cùng với Hải Triều tuyên truyền cộng sản trong giới học sinh Sài gòn. Công việc bị lộ , Ông Trần Văn Giàu được bố trí trở sang Pháp tiếp tục học Năm 1931, từ Pháp, Ông tìm cách sang Liên Xô theo học tại trường Đại Học Phương Đông Matcơva cùng với Lê Hồng Phong , Hà Huy Tập , Nguyễn Khánh Toàn ..v…v

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ,1929-1933, ảnh hưởng nặng ở Sài Gòn và Nam Kỳ . Nhiều nhà máy hoặc đóng cửa , hoặc hoạt động cầm chừng . Công nhân bị sa thải, lâm vào cảnh thất nghiệp . Buôn bán ế ẩm .Tiểu thương khốn đốn vì sức mua giảm . Viên chức nhỏ bị sa thảy hàng loạt , Đời sống nông dân ảm đạm. Lúa gạo sụt giá . Thuế lại tăng , một suất sưu năm 1929 bằng 50 kg gạo , đến năm 1932 bằng 100kg và năm 1933. bằng 300kg .Một nhà đủ ăn thì 80 nhà nghèo đói, đành để con dốt nát Dân số Sài gòn-Chợ lớn thời bấy giờ là 255.781 người thì có đến 115.354 người (45%) không có nhà ở (48) . Tình hình kinh tế quẩn bách đã tác

-----------------------------------------------------

(47)- Báo Lục Tỉnh Tân Văn ở Sài gòn số 3517 ,ra ngày 24/5/1930 loan tin ngày 24 tháng 5 năm 1930 tại Paris lối 60 người Việt Nam la ó ( ở Pháp ) biểu tình cùng kéo nhau đến Dinh Giám đốc mà rập la ó lên rằng : “ Đánh đổ Đức Giám Quốc, bọn nầy có trương cây cờ vải trắng viền đen, có phát truyền đơn nói lại vụ loạn ở Yên Bái và xung đột với cảnh sát, có mấy người bị bắt “.

(48)- Trên báo Lục Tỉnh Tân Văn tháng10 năm 1931 ,Tác giả Kim Xuân viết,

trường Nhà nước kém bề tài chánh, trường tư kém số học sanh hơn trước…trường học ở thành thị ít học trò, bớt lớp nay còn khá, chớ trường tiểu học ở thôn quê, ôi thôi đóng cửa, huyên thiên, học sanh và giáo viên chịu thiệt thòi. Vì đó mà thầy giáo. mới ra trường không có chổ trống nào đễ lãnh việc, vì đó mà trẻ em trong tuổi đi học không nơi học hỏi; vì đó mà học sinh cam gián đoạn sách đèn động tiêu cực đên việc học ở hương thôn . Báo Lục Tỉnh Tân Văn số ra ngày 29/8/1932 đã viết : “ Đến như mấy cậu có phước hơn học đến dự bị, sơ đẳng, thi may ra đậu thì ôm cái bằng Tiểu học về nhà , thế là cùn đường, trừ mấy con nhà dư ăn thì mới có thể ra tỉnh thành, vào trường Trung đẳng (49) Năm học 1933-1934 học sinh tựu trường giảm nhiều.

Đổ đạt bằng cấp nầy, bằng cấp nọ, giờ đây về đi cày . Hạng người “ sống bằng cây viết” bây giờ không thể kiếm ăn bằng cây viết, lở quan, lở làng, lở lính, “trí thức” không có chỗ làm (50). Số 600 thí sinh dự thi tú tài ở Sài gòn niên khóa 1933-1934 chỉ có 50 được chấm đậu. Thi bằng thành chung 800 thí sinh, chỉ 104 thi đậu. Bức tranh “thất nghiệp trí thức “ đã phản ánh trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư lúc bấy giờ :

“Văn chương phú lục chẳng hay

Trở về làng cũ học cày cho xong”

Năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời , sau đổi thành Đảng Cộng Sản Đông Dương . Trường Cơ khí Á Châu Sài gòn đã thành lập chi bộ Đảng. Bí thư chi bộ Tôn Đức Thắng, một học sinh luôn có mặt trong các phong trào đấu tranh tranh chống thực dân Pháp.

Tổ chức Thanh Niên Hướng Đạo ở Sài gòn ra đời ngày 24/7/1932 . Phong trào Hướng Đạo đã lôi cuốn học sinh các trường , từ trung học đến tiểu học ở Sài Gòn và Nam Kỳ . Tổ chức Hướng Đạo đã lấy các địa danh và những nhân vật lịch sử như Bạch Đằng, Vạn Kiếp, Chi Lăng, Chương Dương, Lam Sơn, Đông Đô, Thăng Long, Chi Lăng, Yên Thế, Hoa Lư, Phiên An, Gia Định, Hồng Bàng, Hùng Vương, An Lạc, Văn Lang ; để đặt tên nhằm giáo dục đoàn sinh lòng yêu nước, yêu dân tộc. Các cuộc đi cắm trại , hành hương về nguồn , tham quan các di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh với ý hướng giáo dục tinh thần xã hội, tính nhân ái trong học sinh ...

Ngày 24/11/1936, trên 40 đại biểu học sinh trong 7 Ban người Hoa Chợ lớn, kéo đến Đại Sứ Quán của họ ở de la Somme nay là đường Hàm Nghi, xin gặp lãnh sự quán Trần Văn Chẫm, đề nghị can thiệp chính phủ Pháp cho đi lạc quyên gởi về Hoa Bắc, cứu giúp đồng bào quê hương kháng Nhật. Chẫm không tiếp, anh chị em vẫn ngồi đợi suốt cả ngày. Đến chiều, hơn 400 Hoa kiều Chợ lớn lại kéo đến biểu tình, vây kín Sứ Quán. Quá hoảng hốt, Trần văn Chẫm điện thoại đến Sở Tuần thành, tức Sở cảnh sát thời nay , nhờ can thiệp. Sở cho điều ngay lính đến đàn áp, giải tán cuộc biểu tình .

-------------------------------------------

(49) -Báo Lục Tỉnh Tân Văn , sỗ 4176 , ra ngày 29/8/1932 .

(50) - Theo báo Lục Tỉnh Tân Văn , số 5776 , ra ngày 24/11/1936 .

Ngày 5/8/1937, để bảo vệ quyền lợi vật chất và tinh thần, khoảng 300 giáo sinh tổ chức đại hội tại trường Sư Phạm Sài Gòn. bầu Ban Tri Sự, Hội lấy tên là Hội Cựu Sinh Viên Trường Sư Phạm và các lớp sư phạm Sơ Học Nam phần , Association des Anciens Elèves de l’école Normal . Trần Thái Nguyên được bầu Hội trưởng. Ban trị sự Hội gồm 15 thành viên

Tháng 4/1936 chính phủ Mặt Trận Bình Dân Pháp do Đảng Xã Hội cầm đầu và cử phái đoàn Quốc Hội Pháp sắp sang điều tra tình hình Đông Dương , Nguyễn An Ninh khởi xường cuộc vận động tổ chức Đông Dương Đại Hội Đảng Cộng Sản Đông Dương chủ trương phát động một phong trào cách mạng rộng lớn trong các tầng lớp nhân dân , đấu tranh công khai , hợp pháp, nêu yêu sách có chữ ký của nhân dân vê tự do dân chủ, cải thiện đời sống, . Đồng bào Sài gòn tổ chức nhiều cuộc biểu tình , đình công , bải chợ , đòi tự do dân chủ, đòi triệt để thi hành luật lao động , miễn thuế cho dân nghèo .

Trong tình hình chính trị sôi động ấy , học sinh trường Lycée Pétrus Ký cùng với học sinh trường Thợ Máy Á Châu, Huỳnh Khương Ninh và nhiều trường trong thành phố, lập ra nhiều nhóm đọc báo Đảng, vận động nhân dân ủng hộ các đảng viên Cộng Sản ứng cử vào Hội Đồng thành phố năm 1936 . Ông Huỳnh Văn Tiễng , học sinh Ban Tú Tài trường Pétrus Ký thời bấy giờ nhớ lại :” Khi còn là học sinh chúng tôi sôi nổi tham gia những cuộc mít tinh , dự các buổi diễn thuyết, nghe tranh luận tổ chức tại Dinh Xã Tây, nay là trụ sở Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh , làm cho chúng tôi mở mang thêm nhận thức và tầm nhìn về thời cuộc .

Lo sợ trước sự phát triển của phong trào , thống đốc Nam Kỳ, Pagès điện báo khẩn về chính phủ Pháp rằng: “ Nhân dân Đông Đương nổi loạn với 600 Ủy Ban Hành Động mọc lên mọi nơi, gây náo loạn các làng xóm, các Ban Hội Tề không còn hoạt động.” Chính quyền thuộc địa Pháp qui cho Đông Dương Đại Hội là phạm pháp luật, gây rối trị an. Ngày 15/9/1936, từ Paris, Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp gởi công điện cho Toàn quyền Đông Dương , yêu cầu : “Phải ngăn chận bạo động…” Chính quyền thực dân ra lệnh giải tán các Ủy Ban Hành Động , cấm tất cả những cuộc hội họp, mít ting , các báo cổ động đều bị tịch thu. Nhiều đại biểu cộng sản bị bắt . Hội nghị Nhân Dân Đông Dương bị giải tán. Nhà cầm quyền thực dân ráo riết

đàn áp, khủng bố.

Các trường như Pétrus Ký, Huỳnh Khương Ninh... một số học sinh và giáo viên tích cực hoạt động trong phong trào đã bị bắt . Bất chấp Toàn Quyền Jules Breviées và Thống Đốc Pagès cấm đoán, đe dọa rằng :“không muốn chính tri lọt vô học đường “ nhưng học sinh trường Pétrus Ký , lớp tú tài vận động ký kiến nghị gởi lên Thống đốc Nam kỳ và Đô trưởng Sài gòn, đòi trả tự do cho những dân biểu Cộng Sản (51). Trước kỳ nghỉ Hè 1937,

--------------------------------------------

(51)- Theo sách nhìn lại cuộc đời Xếp Bút Nghiên Lên Đàng, trang 19, tác giả Huỳnh Văn Tiểng Nhà Xuất Bản Trẻ 2001.

Hiệu trưởng Valencot tập hợp học sinh các lớp lớn của trường để cảnh cáo và đe dọa về bản kiến nghị do học sinh chuyền tay lấy chữ ký lên án thái độ kỳ thị chủng tộc đối với học sinh Việt Nam của một số giáo sư Pháp .

Ngày 21/11/1938, khoảng 300 học sinh trường Lycéum Doumer ở Chợ Lớn, đồng loạt bãi học, đưa nguyện vọng đòi chỗ ăn ngủ phải có vệ sinh; đòi phải có một Ban kiểm soát thức ăn ; xin cho 6 bạn học sinh bị đuổi vào học lại, xin cho mướn thêm người nấu ăn; xin giảm tiền ngủ ở trong trường từ 8$ xuống còn 5$. (52) . Ngày 21/11/1938, khoảng 300 học sinh trường Lycéum Doumer ở Chợ Lớn, đồng loạt bãi học, đưa nguyện vọng đòi chỗ ăn ngủ phải có vệ sinh; đòi phải có một Ban kiểm soát thức ăn ; xin cho 6 bạn học sinh bị đuổi vào học lại, xin cho mướn thêm người nấu ăn; xin giảm tiền ngủ ở trong trường từ 8$ xuống còn 5$. (52) . Trong tình hình ở Sài gòn bị địch khủng bố gắt gao , Huỳnh Văn Tiểng , tìm đến Hội Đức Trí Thể Dục, một tổ chức gồm những nhà trí thức , thân hào , điền chủ, tư sản tiến bộ, rất có thân thế vốn và có thiện cảm với giới học sinh. Được các ông Lê Văn Huấn, dược sĩ Trần Kim Quan, giáo sư Hồ Văn Lái kỷ sư tổng thư ký Nguyễn Văn Đức và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát giúp sức , khuyên nên dựa vào S.A.M.I.P.I.C. để thành lập Ban Học Sinh và hoạt động theo tôn chỉ của Hội .

Tháng 9/1939 , Câu Lạc Bộ Học Sinh , thường gọi là Scola Club , một tổ chức hợp pháp , công khai hoạt động của học sinh Sài gòn được thành lập , nhằm động viên tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm đối với tương lai nước nhà . Hội sở của Đức Trí Thể Dục (53) trở thành nơi sinh hoạt , hội hợp và hoạt động của Câu Lạc Bộ .

Mục đích của Câu Lạc Bộ nhằm đoàn kết học sinh trường Pétrus Ký và học sinh các trường công tư khác ở Sài Gòn . Chỉ trong 3 tháng, Câu Lạc Bộ đã tập hợp trên 3.000 học sinh của nhiều trường công và tư ở Sài Gòn như: Petrus Ký, nay là Lê Hồng Phong, Nữ Học Đường, tức Collège des Jeunes Filles Indigènes, còn gọi là trường Áo tím, trường Bá Nghệ, Mỹ Thuật Gia Định, Huỳnh Khương Ninh, Lê Bá Cang, Lycéum Nguyễn Văn Khuê và trường đạo Taberd, mà nồng cốt là đại biểu học sinh Petrusky

---------------------------------------------

(52) – Báo Dân Chúng, xuất bản tại Sài gòn , số ra ngày 23/11/1938

(53) – Hội Đức Trí Thể Dục thành lập 1927, tức S.A.M.I.P.I.C, chữ viết tắt từ tiếng Pháp, Société l’Amélioration Moral Intellectuelle , Physique des Indigènes de Cochinchine, thành lập 1927 ,Hội sở tại số 76 , đường La Grandière , nay là Lý Tử Trọng .Thời kỳ kinh tế khủng hoảng những năm 1929-1933, Hội Đức Trí Thể Dục đấu giá mua lại ngôi nhà có tên Villa Nhơn Giang, số 98 , Boulevard Galliéni , nay là đường Trần Hưng Đạo ,của một phú ông giàu có vùng Chợ Quán, ngôi nhà choán chổ nền cũ Chùa Miên, làm trụ sở Hội . Năm 1941 ,quân đội Nhật chiếm ở, rồi chuyển qua quân Pháp vào cuối 1945. Sau 1954 trở thành trụ sở cơ quan cố vấn quân sự Mỷ.Trước tháng 8/1945, trụ sở Hội S.A.M.P.I.C dời về căn phố ở ngả tư Nguyễn Trải- Phát Diệm, nay là đường Tôn Thất Tùng .

clip_image031Nhóm nòng cót Scola CluB

như Huỳnh Văn Tiễng, Mai Văn Bộ, Luu Hữu Phước, Trần Văn Khê, Phan Huỳnh Tấn , tức Phan Hữu Tùng, Nguyễn Văn Dỹ. Quách Vũ, tức Quách Vĩnh Chương, Trần Thanh Xuân, Trương Công Cán, tức Trương Công Nhơn, Nguyễn Phùng Xuân, Nguyễn Vă Dỹ và Vương Văn Lễ là lực lượng đã từng hoạt động trong tổ chức Hướng Đạo Sài gòn . Scola Club tổ chức các các buổi văn nghệ ca nhạc lành mạnh, các cuộc thi đấu thể thao đá banh, bơi lội, các cuộc hội thảo về văn hóa, lịch sử và sáng tác bài hát Hành Khúc Thanh Niên Nam Kỳ để cổ vũ tinh thần đoàn kết và học tập, để gíáo dục tinh thần dân tộc, tình yêu nước trong học sinh (54). Tổ chức Scola Club lan tỏa nhanh chóng

Câu Lạc Bộ thường xuyên tổ chức biểu diễn ca nhạc tại Hội Đức Trí Thể Dục . Bài hát Ta Cùng Đi, dấy lên luồn sinh khí mới trong giới học sinh, giúp tuổi trẻ học đường tránh xa với những ca khúc ủy mị , đầu độc của thực dân . Vở hài kịch “Thầy Pháp Gạt Dân” chữ Pháp Viết hoa hàm ý chỉ thực dân Pháp (55) , của Huỳnh Văn Tiểng cùng với Bài phú dài 40 trang do chính Ông sáng tác, được công diễn trước học sinh , nhân lễ đưa ông Táo vào cuối năm 1939 , trước khi trường nghỉ Tết, rất được “khán giả học sinh “ hiểu ngầm ngụ ý của tác giả, lên án sự cai trị tàn bạo , ngu dân của bọn thống trị cũng nhằm nói lên lòng yêu thương nòi giống.

Tháng 6/1940 , Câu Lạc Bộ chuẩn bị ra mắt tại Nhà hát Tây, có bán vé để gây quỹ cho Câu Lạc Bộ , nhằm giới thiệu ý nghĩa, mục đích của Scola Club, trình diễn bài Đoàn Ca và một số nhạc phẩm khác, cùng hai vở kịch của Huỳnh Văn Tiểng: vở “Những người đau khổ Nhất Thế Gian” và vở “Lương Kha”, được Trần Văn Khê (56) dàn dựng, tập dượt công phu. Chương trình biểu diễn tuy không quảng bá, nhưng rất được các giới đồng bào Sài Gòn ủng hộ đến mức vé vào rạp đã bán hết chỉ trong một tuần lễ Ngày 30/8/1940 chính quyền thực dân ra lệnh cấm trình diễn hai vở kịch lên án chế độ cai trị của thực dân, chẳng những bị cấm biểu diễn mà thực dân còn cấm luôn hoạt động của Câu Lạc Bộ (57) .

-------------------------------------------------------------

(54)- Theo gợi ý của Huỳnh Văn Tiểng , Câu lạc bộ cần phải có một hành khúc với nội dung cổ vũ tinh thần đoàn kết và yêu nước Lưu Hữu Phước soạn nhạc, Mai Văn Bộ viết lời bằng tiếng Pháp bài “ Hành Khúc Thanh Niên Nam Kỳ “ , bởi nhà cầm quyền thực dân quy định “ học sinh thuộc địa Pháp chỉ được phép hát bằng tiếng Pháp, phù hợp với học sinh thuộc địa Nam Kỳ.

( 55)) - Sách Phong Trào Thanh Niên Tiền Phong Và Các Phong Trào Học Sinh , Sinh Viên , Trí Thúc Sài Gòn của Huỳnh Văn Tiểng và Bùi Đức Tịnh.trang 35 . Nhà Xuất Bản Trẻ, trang ,Phan Trọng Tân viết: Vở kịch các thứ thầy của Huỳnh Văn Tiểng chống mê tín dị đoan. Tác giả châm biếm thầy pháp cho là “Thầy Pháp gạt dân “Tác giả chơi chữ.Thầy Pháp viết hoa ám chỉ Pháp,

(56)- Trần Văn Khê chỉ huy dàn nhạc học sinh của trường Petrus Ký.

(57) -Sách Nhìn Lại Cuộc Đời Xếp Bút Nghiên Lên Đàng, trang 23 , của Huỳnh Văn Tiểng , Nhà Xuất Bản Trẻ.

Ngày 1/9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ II đã nổ ra. Chính phủ Pháp ký hiệp ước đầu hàng nước Đức ,12/6/1940 . Nhân dân Bắc Sơn vùng lên khởi nghĩa, 24/9/1940 . Tiếp đến cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ đồng loạt nổ ra đêm 23/11/1940 trên khắp 13 trong 21 tỉnh Nam Kỳ , mạnh nhứt tỉnh MỹTho, Chợ lớn, Gia Định. Cuộc Khởi nghĩa bị thất bại và bị địch dìm trong biển máu (58). Nhà sử học Trần Văn Giàu viết về cuộc Khởi Nghĩa Nam Kỳ bị thất bại như sau : ” Đồng chí bị giết . bị bắt hàng ngàn. Nhiều hơn bất cứ lúc nào.Trung Ương,Thường Vụ bị bắt; chưa lập lại được thì tới phiên Xứ Ủy Nam Kỳ hai lần bị bắt, Tỉnh Ủy bị bắt, cơ sở Đảng và quần chúng bị đánh tan tác. Nhà tù đầy nhóc, địch phải dùng sân banh , rào kẽm gai để nhốt người dưới nắng, dưới mưa ; địch xỏ sâu người bị bắt để đưa về trại giam, xỏ dây kẽm ngang bàn tay; địch phải dùng tới xà lan để giam nhốt chiến sĩ cách mạng, số người bị giam đông đến mức chỉ có chỗ đứng, không có chổ ngồi, nói chi chỗ nằm; thực dân cho uống bằng vòi rồng , cho ăn bằng cách rải cơm xuống xà lan như người ta rải lúa cho gà trên sân; đến lúc nào đó thì thực dân ra lệnh cho ca - nô dắt những xà lan ghe chài nhốt đầy người kia, đưa ra cửa biển rồi lạnh lùng đánh chìm. ! Nghe đau thương hết sức . “

Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ngày 23/11/1940 bị thực dân Pháp đàn áp dã man , khiến không ít học sinh Sài Gòn rơi vào tâm trạng bàng hoàng, u uất . Mai văn Bộ và Nguyễn Mỹ Ca sáng tác bài hát Khóc Quốc Hồn, nấu nung lòng yêu nước thương nòi : “ Hương trầm theo gió đưa .Khơi nguồn thương tiếc xưa .Tiếng nước non vang rền dư âm .Điêu tàn thay quốc gia .Đau lòng thương xót xa .Khóc giống nòi bao đời lầm than “.

clip_image033

Cuộc khởi nghĩa tuy bị thất bại, bị khủng bố ác liệt, nhưng lòng yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân ta vẫn tiếp tục dâng cao . Lực lượng học sinh yêu nước ở Sài Gòn lúc nầy vẫn chưa tập hợp và cũng chưa có phong trào .Từ giữa năm 1940 , những sự kiện trọng đại có liên quan đến vận mệnh của dân tộc liên tiếp xảy ra . Ngày 27/6/1940 , chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức . Ngày 22/9/1940 , xung đột Pháp Nhật lại nổ ra ở Lạng Sơn , quân Pháp thua, vì không đủ sức kháng cự với đội quân Nhật nên phải ký nhượng ước , chấp nhận đóng vai đảm bảo an ninh và đảm bảo hậu cần cho quân Nhật .

Ngày 21/9/1940 , từ Lạng Sơn , Hải Phòng, quân Nhật ồ ạt kéo vào Hà Nội , bắt đầu cuộc chiếm đóng Đông Dương , càng làm cho sinh viên các trường Đại hoc bị tác động trước thời cuộc . Thực dân Pháp vội vã đóng cửa các trường Đại học và xua sinh viên đi khỏi Hà Nội . Số sinh viên Sài gòn liên hệ với Hội Nam Kỳ Tương Tế , Secour Mutuel des Cochinchinois , viết tắt S.M.C , ở số 18 đường Tôn Đản đề nghị Ban Trị sự S.M.C. được sử dụng Hội quán làm nơi sinh hoạt cho sinh viên.

--------------------------------------------------------

(58)Theo số liệu của địch , tính từ tháng1/1941 đến năm 1944, chúng bắt 7048 người, lập tòa án quân sự xét xử 2.057 người . Kết án tử hình 218 người.tù chung thân 219 người, chưa kể hàng ngàn người bị tàn sát do bom đạn và bị thủ tiêu.

Thường trực Ban Trị Sự gồm bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng và các sinh viên Nguyễn Tấn Jean, Lưu Hữu Phước , Lê Văn Ngươn. Nhân Tết cổ truyền, tháng 2/1941 , với sự có mặt đông đủ hội viên, nhóm sinh viên Sài gòn tổ chức. mừng xuân .Tốp ca sinh viên trình diễn tấu hài , hợp xướng, tạo không khí ấm cúng trong ngày Tết cổ truyền .

Từ Đông Dương bị Nhật chiếm , Hội sở Nam Kỳ Đức Trí Thể Dục và nhiều trường Trung Tiểu học ở Sài gòn đã bị Nhật biến thành trại lính. Trường Lycée Petrus Ký thầy trò phải dời về học tạm tai trường Sư Phạm Thuộc Địa, số 9 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm .Tâm trạng chung trong giới học sinh hầu như bị cuốn hút vào thời cuộc .

Toàn quyền Decoux , được cử sang thay Catroux , vừa thực thi nhiều biện pháp cai trị phản động vừa đồng thời đưa ra một số chính sách nhằm

lôi kéo thanh niên, sinh viên , học sinh như phát triển rầm rộ phong trào thể dục, thể thao , ra sức mị dân bằng khẩu hiệu “chấn hưng văn hóa dân tộc “, cổ vũ bằng tổ chức các giải thưởng văn học, phô trương những cuộc triễn lãm nghệ thuật nhằm tranh giành ảnh hưởng với Nhật , bắt buộc học sinh , sinh viên phải chào lá cờ tam tài Pháp hàng tuần . Ở nhiều trường , sinh viên học sinh chống chào cờ Pháp bằng nhiều hình thức khôn khéo như làm mất trật tự, vận động cùng hát sai lời bài quốc ca Pháp, dù luôn bị các Giám thị người Pháp theo dõi, đe dọa .

clip_image035

Bí thư xứ ủy Trần Văn Giàu (59) nhận thấy : “Trên mặt trận văn hóa, chúng tôi không có những phản ứng kịp thời. Chúng tôi bị động. Chúng tôi chỉ biết nói rằng đó là cách bọn Pháp xoa dịu tinh thần dân tộc đang lên trong cuộc chiến tranh Thế giới. Mãi cho tới khi sinh viên Hà Nội nghỉ học ở Nam Kỳ về ,cùng với học sinh Sài gòn và Lục tỉnh họp nhau lại để tổ chức diễn những vở kịch yêu nước, hát những bài hát yêu nước, được đồng bào hoan nghênh nhiệt liệt thì chúng tôi ở Sài gòn mới sang mắt thêm rằng văn nghệ có tác dụng chính trị to lớn .

clip_image037

Trân Văn Giàu nguyên Bí thư xứ uỷ Nam kỳ đảng cộng sản Đông Dương 1943-1945

V. /- HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA SINH VIÊN SÀI GÒN Ở HÀ NỘI.

1/. HÀNH HƯƠNG VỀ NGUỒN-

PHONG TRÀO CA HÁT THANH NIÊN VÀ LỊCH SỬ.

clip_image039

Niên khóa 1941-1942, sinh viên luật khoa Dương Đức Hiền được bầu làm chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương, cũng với thiên hướng học giỏi mà “xem thường công danh như phù vân”. Trong Ban Chấp Hành , nhóm sinh viên nòng cốt Sài gòn như Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước, Đặng Ngọc Tốt, Huỳnh Bá Nhung, Nguyễn Tôn Hoàn vẫn cố gắng học giỏi, nhưng hướng về nếp sống lành mạnh, hướng về cội nguồn dân tộc .

Dương Đức Hiền Chủ tịch Tổng Hội sinh viên niên khoá 1941-1942

---------------------------------------------------------------.

(59) Lúc bấy ông Trần Văn Giàu cùng Hải Triều phụ trách Ban học sinh và Ban phản Đế,( thời kỳ Bí Thư Xứ Ủy Ung Văn Khiêm 1930 ) , xốc mạnh vô phong trào.

Trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Sinh Viên có thêm sinh viên Nam ,Trung , Bắc yêu nước và hoạt đông xã hội được tín nhiệm. Sinh viên Mai Văn Bộ được giao làm chủ bút tờ báo Le Monome , tức Một khối của Tổng Hội Sinh Viên . Lưu Hữu Phước và Trần Văn Khê làm trưởng và phó Ban âm nhạc . Huỳnh Văn Tiễng , phó Ban du ngoạn du ngoạn di tích lịch sử . Huỳnh Bá Nhung và Đặng Văn Chung ủy viên công tác xã hội . Đặng Ngọc Tốt và Trần Bữu Kiếm phụ trách liên lạc các trường công lập và tư thục ở Hà Nội . Các sinh viên Đặng văn Chung, Huỳnh Bá Nhung, Trần Nam Hưng ,Ngô Như Hòa Đặng Ngọc Tốt, Trần Cửu Kiến, Lâm Chánh Bình, Trần Bửu Kiếm, Nguyễn Việt Nam, Bùi Văn Hai tức Bùi Sĩ Hùng , Võ văn Thậm, Nguyễn Đăng Pierre, Diệp Minh Châu, Lê Văn Nhàn, Tạ Bá Tòng,Trương Công Nhơn, Quách Vĩnh Chương tức nhạc sĩ Quách Vũ , Bùi Thị Lẫm , Nguyễn Thị Thương, đã làm thay đổi cán cân Tổng Hội Sinh Viên ; hoàn toàn làm chủ Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương , phát triển mạnh các phong trào “ Hành hương về nguồn “ và phong trào ca hát “Thanh niên và Lịch sử “, tổ chức các trại hè Sinh viên khắp ba miền .

Phong trào yêu nước của sinh viên Đại học lúc bấy giờ có chuyển biến tích cực , có mối quan hệ chặt chẽ với phong trào học sinh các trường trung học. Hoạt động yêu nước bắt đầu từ trong giới sinh viên, học sinh và dần dần mở rộng ra trong thanh niên. (60). Nhiều sinh viên Sài Gòn và Nam Kỳ nhiệt liệt hưởng ứng Hành Hương Về Nguồn . Ban du ngoạn tồ chức nhiều đoàn sinh viên đi xe đạp, viếng những di tích lịch sử nhằm bồi dưỡng tinh thần dân tộc và nhiệt tình yêu nước chống ngoại xâm .

clip_image041Đoàn sinh viên Saigon và Hanoi đi du ngoạn Noel 1945

Noel năm 1940 , Ban du ngoạn tổ chức đoàn mười sinh viên đi từ Hà Nội dài đến Bắc Ninh , Kiếp Bạc , Đông Triều , Hòn Gai , Hải Phòng , qua sông Phả Lại , sông Bạch Đằng . Trên đường đi , đoàn dừng lại tham quan nhiều nơi như xem hang Đầu Gỗ, viếng Đền thờ Trần Hưng Đạo ở Kiếp Bạc . Khi Đoàn sang sông , người lái đò chỉ xuông mặt nước và nói : “ Đây là sông Bạch Đằng “. Anh em sinh viên như trông thấy trong khói sông vô số thuyền chiến của Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp lọt vào trận địa, chạm vào cộc gỗ nhọn của quân ta cắm xuống lòng sông, bị lửa đốt cháy rực trời . Ôi ! Từ khi Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng .Từ chuyến qua sông với những cảm xúc hào hùng . Lưu Hữu Phước sáng tác bài hát lịch sử đầu tiên, bài ” Bạch Đằng Giang “, để khẳng định lại dân tộc ta là một dân tộc anh hùng , Nam- Bắc -Trung cùng chung một nòi giống .

Khi viếng Cổ Loa Thành vào một tối chủ nhật, nhóm Huỳnh Văn Tiễng , Mai Văn Bộ , Lưu Hữu Phước, làm một cuộc đối thoại giữa người thời xưa và người thời nay . Bài hát “ Người Xưa Đâu Tá “ ra đời đã làm xúc động lòng người trước không khí chiến tranh và các cuộc khởi nghĩa vào năm 1940 .

clip_image043 Sinh viên Lưu Hữu Phước clip_image045 đã sáng tác nhiều bài ca lịch sử từ 1940 Ải Chi Lăng thuộc xã và huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn

-----------------------------------------------

(60). Theo sách Âm Nhạc Và Cuộc Sống của Lưu Hửu Phước , trang 21 , Nhà Xuất Bản thành phố Hồ Chí Minh .

Để tìm về nơi quân ta chém đầu Liễu Thăng , sinh viên đi xe đạp lên Hửu Lủng, xem cảnh trí núi Cai Kinh vùng Ải Chi Lăng hùng vĩ , Lưu Hữu Phước muốn khuấy động mạnh mẽ tinh thần dân tộc bất khuất từ thiên hùng ca , bài hát “ Ải Chi Lăng “ , lồng trong những nốt nhạc vang rền tiếng chiêng Khua , tiếng trống thúc…

Tham quan Hồ Lãng Bạc , nơi quân Hai Bà Trưng đánh nhau với quân Mã Viện đã khơi nguồn cho bài hát “ Hận Dài Sông Hát “ , để tưởng nhớ đến những oan hồn của người đã chết mà oán hận như vẫn chưa tan . Phong trào : Hành Hương Về Nguồn cùng với sự ra đời có hệ thống những bài hát lịch sử , nói lên khát vọng yêu nước và cách mạng của sinh viên lúc bấy giờ . Phong trào ca hát “ Thanh Niên Và Lịch Sử” đã lôi cuốn mạnh mẽ cả một thế hệ trẻ sinh viên-học sinh trong thời kỳ tiền khởi nghĩa .

Từ 1942, toàn quyền Jean Decoux (61) mở rộng Đại học, lập thêm trường phổ thông, tổ chức một số trường hoạt động khôi phục nghệ thuật Lào, nghệ thuật Khmervà nghệ thuật Việt Nam. Ở Nam kỳ, Decoux mở rộng 3 trường mỹ nghệ ở Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Gia Định . Chính sách chấn hưng văn hóa dân tộc của thực dân Pháp dưới thời Decoux “ khởi phát dưới hình thức giả vờ dân tộc, với ý đồ lôi kéo thanh niên, học sinh, sinh viên làm cho đồng bào lầm tin rằng thực dân Pháp không còn áp bức dân tộc .” Phong trào học sinh - sinh viên , với nhóm Hoàng Mai Lưu lúc bấy giờ đã khôn khéo khai thác chủ nghĩa dân tộc được cho phép của Decoux, để đẩy mạnh các hoạt động công khai hợp pháp, tuyên truyền sâu rộng chủ nghĩa yêu nước trong sinh viên , học sinh và đồng bào mình.

clip_image047 Năm 1942 , nhân ngày hội sinh viên .Tổng Hội Sinh Viên với sự nổ lực của sinh viên Sài gòn và Nam Kỳ, tổ chức buổi biểu diễn nghệ thuật . Những điệu dân ca Bắc Trung Nam, Lào và Cao Miên lần đầu tiên dược dàn dựng và đưa lên sân khấu Nhà Hát Lớn thủ đô Hà Nội, trong khi tình hình đang bị coi rẻ dân ca , chê dân ca không hay .Những điệu hò mái đẩy , hò cò lả , hò cấy lúa Bếntre…được công chúng nồng nhiệt tán thưởng , làm cho sinh viên-học sinh và đồng bào yêu mến hơn vốn ca nhạc dân tộc . Hàng năm vào dịp Tết, Tổng Hội Sinh Viên đều tổ chức Dạ hội ở sân khấu Nhà Hát Lớn Hà Nội .Tiếng Gọi Sinh Viên luôn là bài hát chính thức đã được dàn nhạc của trường Đại Học do Trần Văn Khê chỉ

Sinh viên Trần văn Khê 1942

huy (62) , long trọng trổi lên , tất cả khán giả ,từ các quan Tây đếnToàn quyền Pháp đều đứng dậy chào (63) .

clip_image048

Nhà hát lớn Hanoi

------------------------------------------------------------

(61)- Theo Đại sứ Mai Văn Bộ , Decoux được chính phủ Pétain bổ nhiệm làm Toàn quyền Đông Dương, thay tướng De Catroux, vì ông nầy có xu hướng ủng hộ De Gaulle .

(62) -Trần Văn Khê được toàn thể nhạc sĩ bầu chỉ huy dàn nhạc trường Đại Học , Ông đứng trước hàng chục đàn violon và hàng loạt nhạc cụ phương Tây cổ điển khác như piano , clarinet, cenlo, combat …trước hai mươi nhạc sĩ , trong đó có một sinh viên Pháp, gốc Châu Phi , khá sành nhạc phương Tây.

(63) -.Sách Mai Văn Bộ , Lưu Hữu Phước , Con Người Và Sự Nghiệp, trang 113, Nhà Xuất Bản Trẻ 1989 .

clip_image050

Đền Hùng ở tỉnh Phú Thọ huyện Lâm Thao xã Huy Cương

Ngày 10-3-1942 , hơn hai trăm sinh viên và thanh niên tổ chức du ngoạn về Đền Hùng, viếng Quốc Tổ Hùng Vương. Tổng Hội Sinh Viên tổ chức đêm hội trại . Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Dương Đức Hiền cùng một số sinh viên trong đêm tối, cầm đuốc thực hiện cuộc chạy bộ , “ cuộc chạy tìm dấu vết người xưa “. Đến một ngọn tháp lưng chừng núi Nghĩa Lĩnh, Hiền trèo lên ngọn tháp và hô to ba lần: “ Việt Nam Độc Lập Muôn Năm ! “ .Hơn 200 sinh viên và thanh niên dự hội trại đồng thanh hưởng ứng: “ Muôn Năm ! Muôn Năm ! Muôn Năm !. Bài Tiếng Gọi Sinh viên của Lưu Hữu Phước được Ban Đồng Ca Sinh Viên trình diễn với đoạn mở đầu

Này sinh viên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi

“Đồng lòng cùng đi, đi đi mở đường khai lối.

Vì non sông nước xưa, nghìn năm ta chớ quên.

Nào anh em Bắc Nam, cùng nhau ta kết đoàn. “

Và kết thúc với điệp khúc:

Sinh viên ơi! Ta quyết đi đến cùng.

Sinh viên ơi! Ta nguyền đem hết lòng.

Tiến lên đồng tiến, gió tung nguồn sống.

Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng .”

.Ban Ca Nhạc Sinh Viên trình diễn một chuổi bài hát lịch sử rất nổi tiếng của Lưu Hữu Phước, như Bạch Đằng Giang, Ải.Chi Lăng, Người Xưa Đâu Tá . Trong lửa trại lập lòe, một hồi kèn chầm chậm mở đầu, Trần văn Khê hóa trang thành một lão nông, khăn đóng áo dài, đầu râu tóc bạc, bắt đầu hát Bài Người Xưa Đâu Tá:

“ Trời mây u ám, gió cuốn tả tơi hoa cỏ .

Thời xưa lưu dấu, âm vang nỉ non trong gió .

Người xưa đâu tá ! Có khóc những đêm lạnh lẽo .

Người xưa đâu tá ! Có khóc những khi trời chiều .”

Xung quanh đống lửa , toàn thể sinh viên cùng hát họa :

“Tưởng nhớ tới bao khi ai kia cưởi sóng Bạch Đằng hùng tráng .

Tưởng nhớ tới bao khi ai kia nâng cao ngọn cờ Việt Nam “ .

Điệp khúc Người Xưa Đâu Tá , làm cháy bổng tâm hồn thanh niên , sinh viên ,học sinh và đồng bào trong đêm hội trại. Nội dung bài hát mượn lời người xưa để thúc giục người thời nay :

“Người nay đâu tá ! Có biết hổ cùng đèn lửa ?.

Còn ai nghe đến những tiếng nước non đâu nữa?

Nào ai mê ngủ, mê man trên đường lợi danh .

Nào ai mê ngũ, say sưa trụy lạc quên mình. “

Bài hát mang khí phách anh hùng của Người Xưa, giuc giã con cháu hãy cùng nhau đứng lên cứu nước .Và trong thâm sâu bài hát , đã ẩn chứa một lời nguyền vì dân , xả thân cứu nước:

“Người xưa đâu tá ?. Hãy giúp thiếu niên dũng cảm !.

Người xưa đâu tá?. Hãy giúp tấm lòng can đảm!

Người xưa đâu tá? . Hãy nổi gió mưa lửa sóng !.

Người xưa đâu tá? .Hãy giúp cho dân Lạc Hồng !. “

Phó Ban du ngoạn, Huỳnh Văn Tiễng cho rằng : “ Bài Người Xưa Đâu Tá trong đêm lữa trại tại chân núi Đền Hùng đã dấy lên những cảm xúc mạnh mẽ cho người xem . đăc biệt là đoạn “ Người xưa đâu tá ?. Hãy nổi gió mưa, lữa sóng , Người xưa đâu tá ? .Hãy giúp cho dân Lạc Hồng . “

Đất tổ Hùng Vương của dân Lạc Việt luôn gợi lên cho sinh viên nhiều cảm hứng , đặc biệt những cảm hứng khổ đau thời bấy giờ , Lưu Hữu Phước sáng tác bài “ Tám Mươi Năm “ từ thưở ấy . Ngày nay, giáo sư, tiến sỉ nhạc sỉ Trần Văn Khê , tuy tuổi ngoài tám mươi mà Ông vẫn nhớ như in và hát rất có hồn :

“ Tám mươi năm sống đời tối tâm .

Ta tiêu diệt tàn bạo, giết tàn bạo !.

Bọn đế quốc nén đè chúng ta ,

Ta quyết đi tiêu diệt tàn bạo, giết tàn bạo .

Quyết khôi phục tự do ! .

Quyết rữa sạch hận thù ! .”

Phong trào ca hát “Thanh Niên Và Lịch Sữ “đã có bước chuyển nhanh , thể hiện tính kế thừa tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm của các Đấng Tiền Nhân . Sinh viên bày tỏ trước đồng bào nguyện ước , sẵn sàng vấn thân vào công cuộc khôi phục tự do , rữa sạch hận thù . Nhiều bài hát do Nhóm Hoàng Mai Lưu sáng tác, được sinh viên yêu nước và hoạt động xã hội trong Tổng Hội Sinh viên hưởng ứng nhiệt thành .

Phong trào ca hát yêu nước và cách mạng đã lan tỏa trong giới học sinh các trường công tư từ Bắc chí Nam , phát triển sâu rộng . Nó vượt ra ngoài phạm vi trường Đại học, tác động trực tiếp đến phong trào Hướng Đạo . Hầu như toàn bộ sinh viên và nam nữ học sinh Hà Nội đều có mặt trong phong trào ca hát và nhiều nhóm , nhiều phần tử tích cực nổi lên khắp nơi (64) .

2/. – TỔ CHỨC DẠ HỘI , TRIỄN LÃM VÀ DIỄN THUYẾT.

clip_image052

Nhà hát Tây ở Saigon ;sinh viên tổ chức ba đêm dạ hội đầu năm 1943

Đầu năm 1943 , sinh viên đã làm nên chuyện, mang đến cho người

-----------------------------------------------------------

(64) ,Sách Lưu Hữu Phước , Con Người Và Sự Nghiệp của Mai Văn Bộ , trang 113, Nhà Xuất Bản Trẻ 1989 ..

Sài gòn đầy bất ngờ . Nhân chính quyền thực dân Pháp ở Sài Gòn mở Hội chợ 15-12-1942. Tổng Hội Sinh Viên từ Hà Nội tổ chức một Đoàn hơn 150 sinh viên vào Sài Gòn, phối hợp cùng học sinh nam nữ các trường Lycée Petrus Ký , Nữ Học Đường và trường Tiểu học Tân Định , đẫy mạnh họat động văn nghệ. Nhiều bài hát , vở kịch nói lên tinh thần quật khởi của dân tộc , phát triển từ phong trào ca hát mới của sinh viên đã làm nổi sóng Bạch Đằng ngay giữa “ trung tâm Sài gòn, bất chấp màng lưới mật thám không chỉ có Pháp mà cả quân phiệt Nhật . Lần đầu sinh viên, học sinh được vào Nhà Hát Tây Sài Gòn, tổ chức diễn thuyết với đề tài “Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên” và giới thiệu những bài hát yêu nước , trước khán giả đông nứt rạp.

Sinh viên tổ chức 3 đêm Dạ hội: Một đêm dành cho nữ giới có sự góp mặt trình diễn của nhóm Nữ Học Đường với các tiết mục Sinh viên Việt Nam, Thiếu Nữ Việt Nam và Việt Nữ Gọi Đàn và vở kịch lịch sử Nợ Mê Linh “cùa tác giả Huỳnh Văn Tiễng do nữ sinh Nguyễn Thị Phụng đảm nhận vai Trưng Trắc .Vở kịch kết thúc bằng lời thề của Trưng Trắc , trước bàn thờ chồng, khói hương nghi ngút “ Nguyện xả thân đền nợ nước , trả thù nhà “ .

Đêm thứ hai dành cho nam giới , mở đầu với hoạt cảnh Sinh viên Việt Nam qua các thời đại lịch sử. Những ca khúc yêu nước như : ” Cầu Nguyện Hai Bà “, “ Bạch Đằng Giang “, “ Ải Chi Lăng “, “ Hội Nghị Diên Hồng “ rền vang trong tiếng trống, tiếng kèn hào hùng, giục giã. Một sáng tác nổi bật của sinh viên Huỳnh Văn Tiểng, vở kịch Đêm Lam Sơn có ảnh hưởng sâu sắc trong học sinh, sinh viên và đồng bào . Khởi đầu từ lúc Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt và bị áp giải về phương Bắc cho đến khi Lê Lợi tụ nghĩa , huy động toàn dân vùng lên giết giặc. Hồi cuối vở kịch, kết thúc bằng lời thề đanh thép của Lê Lợi , do sinh viên Nguyễn Đăng Pierre đóng . Ông chỉ vào vầng hồng đang lố dạng , vào cuối đêm tụ nghĩa Lam Sơn , thét lớn : “ Nhục nước phải trả bằng máu ”.

Đêm diễn thứ ba dành cho cả nam và nữ giới , mở đầu bằng màn “ Gọi Hồn Đất Nước “ . Trước đỉnh hương trầm nghi ngút, giới thiệu bài hát “Khốc Quốc Hồn “ của Nguyễn Mỹ Ca qua giọng ca trầm hùng của Quách Vĩnh Chương ,tức Quách Vũ . Ấn tượng mạnh nhất đối với khán giả là kịch bản “ Hội Nghị Diên Hồng “. Hoạt cảnh nêu lên tinh thần đoàn kết , chống ngoại xâm , do Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ và Lưu Hữu Phước đồng sáng tác , với phần kết bằng lời thề mạnh mẽ của các Bô Lão, đáp lời Hưng Đạo Vương : “ Hy sinh! Hy sinh ! Thề liều thân cho sông núi “…đã khiến toàn thể khán giả đồng đứng bật dậy, cùng hò hào hưởng ứng, nhịp chân rầm rập xuống sàn nhà và cùng hát đi, hát lại bài “Tiếng Gọi Sinh Viên “ trong khí thế sôi nổi , hào hùng .

Ông Nguyễn Đăng Pierre , kỷ sư nông nghiệp , thời sinh viên đóng vai Lê Lợi đã cảm kích : Kịch bản Đêm Lam Sơn của sinh viên Huỳnh Văn Tiễng viết , nó hay lắm . Ngay mình đọc cũng thấy hay rồi , nhất là màng cuối cùng . Ông hồ hởi tái diễn đầy cảm xúc :“ Tổ quốc Việt Nam đã bị giày xéo dưới gót giặc nhà Minh.

clip_image054Kỹ Sư Nguyễn Đăng đã đóng vai Lê Lợi ;Đêm LamSơn
Tại nhà hát Tây Saigon 1942

Dân tộc Việt Nam đang rên rỉ dưới ách bạo tàn của quân xâm lược .

Lòng căm thù ngút tận trời xanh, chí quật cường chuyển rung sông núi . Trước vong linh của bậc anh hung tiên liệt ; trước ngọn lữa thiêng chứng giám lòng thành. Tất cả chúng ta chung một lời thề -

Tôi rút gươm đưa lên , gươm tôi mang từ Hà Nội về thét lớn :

– Nhục nước phải rữa bằng máu !

Anh em nghĩa sỉ cùng rút gươm đưa lên và đồng hô vang :

- Xin thề ! Xin thề ! Xin thề !

Hướng về khán giả, tôi như nói với người người :

- Hãy nhìn thẳng vầng hồng lố dạng ở chân trời , báo hiệu nước Việt Nam ta thoát khỏi vòng hắc ám . Rạng rỡ trong hào quang tự doViệt Nam độc lập muôn năm !.Dân tộc Việt Nam tự do muôn năm -

Cùng với với ba đêm dạ hội, sinh viên, học sinh còn có một cuộc triển lãm về “Nguồn gốc dân tộc Việt Nam “ với tài liệu lịch sử của nhà sử học ,Trần Văn Khang cung cấp ; tổ chức những buổi diễn thuyết mang nội dung “Con đường mới của thanh niên” kéo dài một tuần tại dinh Đốc Lý Sài Gòn , nay là trụ sở Ủy Ban Nhân Dân thành phố thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến Mỹ Tho và Cần Thơ, đã gây tiếng vang lớn . Ông Đặng Ngọc Tốt (65) thời sinh viên đã đăng đàn diễn thuyết , hào hứng nhớ lại : “ Khi thuyết trình về Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trải rất được người nghe nhiệt liệt hoan nghênh càng giúp cho tôi mạnh dạng, trình bày hùng hồn về - con đường mới của thanh niên -, càng lôi cuốn mạnh mẽ lớp trẻ dự nghe “. (66) . Ngoài tổ chức Dạ ba đêm hội và diễn thuyết, sinh viên đã tổ chức buổi

họp mặt trên 300 trí thức, tư sản để giới thiệu tôn chỉ, mục đích của

clip_image056Ô.Đặng Ngọc Tốt ,thời sinh viên đã đăng đàn diễn thuyết
----------------------------------------------------

(65)- Ông Đặng Ngọc Tốt về sau là giảng viên trường Đại học y khoa . Viện trưởng Viên Quân y

(66) - Đoàn Tấn, Chủ tịch Hội S.A.M.I.P.I.C. có bài tường thuật đăng trên báo Điểm Tin lúc bấy giờ như sau : “ Chiều ngày 25 tháng chạp năm 1942 , tại rạp Hát Tây ở Sài gòn , một nhóm sinh viên ở Hà Nội vào xem triển lãm có tổ chức một buổi diễn thuyết và hòa nhạc có ý nghỉa . Cậu Huỳnh Văn Tiễng nói một cách nhiệt tình về ý nghỉa mục đích hoạt động của Tổng hội sinh viên Đông Dương . Nghe qua ai cũng bất ngờ có dè đâu sinh viên ngoài việc học vẫn còn lo giúp ích cho xứ sở “.

Tổng Hội Sinh Viên  hướng về phục vụ lợi ích của Tổ quốc và Đồng bào ;  gặp gở thân mật với trên 10 nhân sĩ, trí thức ,  trao đổi ý nghĩa phát triễn phong gở thân mật với trên 100 nhân sĩ, trí thức ,  trao đổi ý nghĩa phát triễn phong trào yêu nước trong sinh viên-học sinh và trí thức ; thành lập nhà xuất bản Hoàng Mai Lưu

.Trong ba đêm hội , có một thành viên trong Ban Cán Sự Sài gòn ,ông Nguyễn Oanh , lặng lẽ dỏi theo và về báo cáo trong xứ ủy. Bí thư Trần Văn Giàu đặt vấn đề : “Ta hãy tìm xem số sinh viên nầy, họ là ai , làm sao mà mướn được nhà hát Tây , làm sao mà dám diễn khởi nghĩa Lam Sơn tại nhà hát Tây giữa Sài gòn ? Họ muốn nói gì với Pháp đây ? .Hoặc có thể đây là mưu đồ của Decoux , con bài của Pháp trong thế cờ mới , muốn làm cho đồng bào ta lầm tin rằng Pháp không còn là kẻ áp bức Dân tộc ; hoặc là số sinh viên nầy lợi dụng tuyên bố thừa nhận dân tộc của Decoux ở Việt Nam để tạo ra một phong trào yêu nước trong sinh viên ; đáng nghi mà cũng đáng khâm phục, đáng hy vọng . Hy vọng với sức phát triễn mạnh mẽ của phong trào thanh niên, sinh viên-học sinh “.

Trong Hồi Ký 1940-1945 , nguyên Bí thư Xứ Ủy Trần Văn Giàu đã viết : “Dư luận Sài Gòn nêu cao sức thông cảm sâu sắc của người xem. Đêm ấy anh Oanh đi xem về, kết luận rõ ràng ta phải đến với nhóm sinh viên- học sinh nầy, phát huy đầy đủ khả năng của họ, hướng dẫn họ đi cho đúng đường, bằng không thì địch , Pháp hay Nhật sẽ lợi dụng họ…Ba vở kịch: Đêm Lam Sơn, Nợ Mê Linh, Hội Nghị Diên Hồng, toàn là những đề tài lịch sử, đề tài yêu nước chống ngoại xâm. Công chúng Sài Gòn hoan nghinh Đêm Lam Sơn dữ lắm. Điều đó chứng tỏ một tâm trạng chính trị của quần chúng mà những người cán bộ Đảng Cách Mạng không thể xem thường ; bằng mọi cách khêu gợi lòng yêu nước, kêu gọi tinh thần dân tộc, khêu gợi tự hào dân tộc thì dễ khuấy lên được phong trào quần chúng, đẩy nhanh Các mạng tới trước. Không thể kéo dài cuộc ẩn náo trong rừng tràm , trong vườn thơm nữa. Phải mau mau trở về Sài Gòn . Khoảng vài tháng đầu năm 1943, tôi có mặt gần như thường trực ở Sài Gòn ” (67) .

3 /. TỔ CHỨC TRẠI HÈ SUỐI LỒ Ồ.

Sau cuộc nói chuyện với một số trí thức, nhân sĩ Sài gòn ,Tổng Hội Sinh Viên Hà Nội chủ trương mở trại hè ở Suối Lồ Ồ, địa điểm làng Bình Trưng, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định. Suối Lồ Ồ nằm cạnh con đường Thủ Đức đi Biên Hòa đã điều nghiên cho thấy nơi đây đồng bào đang ăn đói, mặc rách, mù chữ đang bị bệnh sốt rét hành hạ. Ngoài tình nhân ái giúp đỡ người nghèo , trại hè nhằm mục đích tập hợp thanh niên, học sinh, sinh viên trí thức Sài gòn để tuyên truyền , phát động tinh thần yêu nước, chuẩn bị lực lượng cho khởi nghĩa sau này. Nhà cầm quyền Pháp đoán được ý đồ của sinh viên nên vào tháng 8/1943 , thống đốc Nam Kỳ Hoeffel rút giấy phép mở trại suối Lồ Ồ .

---------------------------------------------

(67)-Hồi ký 1940-1945 của Trần Văn Giàu , trang 115.

Chủ tịch Tổng hội Sinh Viên , Dương Đức Hiền đã phải nhiều lần vào Sài Gòn gặp thống đốc Nam Kỳ Hoeffel , yêu cầu cho phép mở trại . Dù biết đây là một cưộc tập họp chính trị, song Hoeffel không thể không chấp thuận

cho mở trại hè , song Hoeffel ra điều kiện , Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Đặng Ngọc Tốt, bị y cho là  phần tử quá khích , phải chịu sự quản thúc tại

địa phương, không được dự Hội trại .Tổng Hội Sinh Viên phối hợp với Đoàn SET cùng tổ chức trại hè . Tuy bị quản thúc, Lưu Hữu Phước dồn tâm sức hoàn tất phổ nhạc bài hát Suối Lồ Ồ ,do Huỳnh Văn Tiễng viết lời kịp phục vụ cho Hội trại (68) .

Sinh viên Đặng Văn Chung (69) , tình nguyện làm Trưởng trại với sự trợ giúp của ba phó trại , Huỳnh Bá Nhung (70) , Huỳnh Văn Tiễng , Ngô Như Hòa sau nầy là giáo sư bác sĩ khoa mắt . Tham gia trại hè có Trần Bửu Kiếm, Quách Vũ Chương, Nguyễn Việt Nam, Lê Văn Nhàn, Trịnh Hy Liệt .Rất đông thanh niên trí thức ồ ạt đăng ký tham gia xây dựng Trại , nhưng chỉ khoảng 300 người được thu nhận vào trại sinh . Ngày khai mạc trại , 8/1943 , ban tổ chức chỉ kéo cờ đỏ của sinh viên mà không có cờ tam sắc của Pháp , trước mặt quận trưởng Thủ Đức ,Trần Văn Viễn , được Hoeffel ra lệnh theo dõi để báo lên thượng cấp, nhưng bản thân Ông lại rất ủng hộ sinh viên-học sinh .

Buổi lễ khai mạc với bài hát Đăng Đàn Cung và bài đồng ca Tiếng Gọi Sinh Viên ; các bài diễn văn trong buổi lễ tất thảy đều bằng tiếng Việt .

-----------------------------------------------------

(68) - Sách Âm Nhạc Và Cuộc Sống, của Lưu Hữu Phước , trang 24 , Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chi Minh . Lời bài hát :

« Suối Lồ Ồ ! Suối Lồ Ồ !  .

Nước suối trong veo với tiếng cười trong trẻo

Suối Lồ Ồ ! Suối Lồ Ồ !.

Tiếng chim vui hót trong rừng .

Tiếng ai hát tưng bừng .

Về đây nuôi chí cả , gian lao nào chi xá.

Vì nhân dân đói nghèo .

Vì tương lai giống nòi.

Vì lý tưởng tưởng tự do sẵn sàng hiến thân mình.

Siết tay nhau đồng tiến .

Đốt lửa thiêng bừng sáng . »

(69)- Đặng Văn Chung, sinh năm 1911, từ năm 1931, học Đại học Y khoa đậu bác sĩ . Năm 1952 Ông đi Pháp học thi đậu thạc sĩ Y khoa, văn bằng y khoa cao nhất ở Pháp. Năm 1954 được phong Giáo sư thạc sĩ, bác sĩ .

(70)- Sinh năm 1917 tại Sài gòn, nguyên quán xã Phú An Hòa , huyện An Hóa , nay là huyện Châu thành, tỉnh Bếntre. Ông học Đại Học Y Khoa Hà Nội 1931 .Năm 1944 thi đậu bác sĩ . Nam Bộ kháng chiến 23/9/1945 ,Ông ra chiến khu, đảm nhận chúc vụ Trưởng Quân Y Viện của tỉnh đội Gia-Định-Ninh ( hai tỉnh Gia Định và Tây Ninh ) . Năm 1953 , Ông bị quân đội Pháp bắt ở Đức Hòa ,Tân An và bị chúng sát hại bằng cách bắn lén vào ngày 22/11/1953.

Hội trại không đá động gì đến « công lao »  của Pháp đối với Nam Kỳ và Liên Bang Đông Dương thuộc Liên Hiệp Pháp . Trên 200 học sinh - sinh viên Sài Gòn tham dự, đốt lửa trại, ngâm thơ, hát những bài hát yêu nước. Công chúng Sài gòn lần đầu tiên nhìn thấy nam nữ sinh viên-học sinh, hóa trang thành nông dân trong sinh hoạt đồng án , nghe giọng hò Đồng Tháp, điệu hò cấy lúa Bến Tre , cất lên trên đồng ruộng bao la . Người xem ai ai cũng nhận thấy sinh viên – học sinh quả đã làm nhiều điều độc đáo , táo bạo . Trại viên rèn luyện cho mình tinh thần tự lập, kỷ luật tự quản, sáng đi công tác quần chúng, phổ biến những bài hát yêu nước cho thanh niên địa phương, lao động củng nhân dân và tỉm hiểu đời sống các mặt của nhân dân tổ chức khám chữa bệnh , phổ biến kiến về vệ sinh phòng bệnh .

Công chúng Sài gòn lần đầu tiên nhìn thấy nam nữ sinh viên-học sinh, hóa trang thành nông dân trong sinh hoạt đồng án , nghe giọng hò Đồng Tháp, điệu hò cấy lúa Bến Tre , cất lên trên đồng ruộng bao la . Người xem ai ai cũng nhận thấy sinh viên – học sinh quả đã làm nhiều điều độc đáo , táo bạo . Trại viên rèn luyện cho mình tinh thần tự lập, kỷ luật tự quản, sáng đi công tác quần chúng, phổ biến những bài hát yêu nước cho thanh niên địa phương, lao động củng nhân dân và tỉm hiểu đời sống các mặt của nhân dân tổ chức khám chữa bệnh , phổ biến kiến về vệ sinh phòng bệnh, hướng dẫn những bài hát cho thanh niên thôn xóm. Trại tổ chức hội thảo , thuyết trình về lịch sử oanh liệt của nước nhà, khơi gợi niềm tự hào dân tộc, tinh thần tự lập, tự cường của cha ông. Hàng ngày, nhất là vào thứ bảy và chủ nhật, đồng bào, trí thức, nhân sĩ, thanh niên, học sinh Sài Gòn và các tỉnh đến thăm trại, hòa nhập vào sinh hoạt “luyện thân tráng kiện, rèn chí dũng cường ; thân khỏe, trí dũng, giành lại quê hương ”.

Trại hè suối Lồ Ồ tuy kéo dài trong vòng một tháng , nhưng ảnh hưởng rất lớn trong giới thanh niên, học sinh, sinh viên , trí thức và đồng bào về tinh thần yêu nước, sẵn sàng phục vụ Tổ quốc , nung nấu nhiều hoài bão và tâm huyết của thanh niên , sinh viên –học sinh về những việc phải làm trước thời cuộc đang chuyển biến rất nhanh. ‘’Toàn bộ trại hè suối Lồ Ồ là một lớp huấn luyện chính trị tổng hợp cho những trí thức trẻ tâm hồn trong sáng yêu nước sẵn sàng phục vụ Tổ Quốc .Lực lượng nầylà nồng cốt tổ chức những phong trào sinh viên-học sinh trí thức yêu nước vừa qua từ năm 1939 . Thời gian của trại không dài nhưng đã gom lại làm bật lên một tia lửa sáng chói là quyết tâm chuyển ý thức yêu nước thành hành động yêu nước ” .(71)

Trại Hè Suối Lồ Ồ thật sự tạo ra một mẫu cắm trại phổ biến trong học sinh nhiều trường học ở Sài Gòn. Trong sách Lưu Hữu Phước Con Người Và Sự Nghiệp , ông Mai Văn Bộ cho «  đây là tiền đề để báo trước

-------------------------------------------------------------

(71)- Nhìn lại cuộc đời Xếp Bút Nghiên Lên Đàng của Huỳnh Văn Tiễng , trang 58 . Nhà Xuất Bản Trẻ .

sự tập hợp chưa từng thấy của trí thức, thanh niên, sinh viên và học sinh gắn liền với nông dân ngoại thành và công nhân lao động nội thành Sài gòn trong phong trào Thanh Niên Tiền Phong, ngòi pháo của cuộc khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 » (72) .

4/. TỔ CHỨC ĐOÀN SET CỦA HỌC SINH SÀI GÒN.

. Dựa vào phong trào thể thao Ducoroy và hiệu trưởng Lejeannic có cách

nhìn thức thời cho phép , được thầy cô Việt Nam , giáo sư, giám thị, huấn luyện viên thể thao của trường ủng hộ cổ vũ , năm học 1943-1944 nhóm học sinh lớp tú tài trường Lycée PétrusKý (73) thành lập Ban cắm trại và

Du lịch tức Section d’Excursion et de Tourisme ,thường gọi là Đoàn SET (74). Ở mỗi lớp học đoàn viên được tập hợp thành một Đội , có Đội trưởng và Đội phó . Đoàn SET về sau đổi là Đoàn Hùng ,vói huy hiệu “Con đường ” nền màu xanh tươi, viềng màu đỏ hồng, ngầm hiểu: Nền xanh là tuổi trẻ, đường đỏ là đường Cách mạng. Đoàn Hùng với đồng phục, quần soóc xanh, áo sơ mi trắng, ngực đeo huy hiệu. Học sinh dự trại, đi tập trung thành hàng, vừa đi vừa hát vang bài “Tiếng gọi thanh niên”, “Sông Bạch Đằng”, Đoàn viên ,được tập hợp thành Đội, có Đội trưởng, Đội phó và cácTiểu ban chuyên môn đọc thơ, Ban ca hát, Ban diễn kịch lịch sử. Tổ chức du ngoạn, cắm trại. Đoàn tổ chức cấm trai khu lăng mộ Võ Tánh ở Phú Nhuận và trở lại Suối Lồ Ồ , hội Đoàn ở Gò Dưa và hội Đoàn ở đình Bà Lụa Thủ Dầu Một ; nhằm đưa học sinh đi vào hoạt động tập thể, sinh hoạt lành mạnh. Nhiều buổi cắm trại tập hợp từ 50 đến 100 đoàn viên tham gia và sự ủng hộ nhiệt tình của đồng bào. Bài hát của Đoàn Hùng do Huỳnh Văn Tiễng , Tổng Hội Sinh Viên Hà Nội gởi về, được dùng làm Đoàn ca (75)

clip_image057 clip_image059

GS.BS. Trịnh Kim Ảnh;Đoàn trưởng Lycee Petrusky

đoàn Set học sinh Saigon 1940-41

------------------------------------------------------

(72)- Lưu Hữu Phước , Con Người Và Sự Nghiệp, trang 131, tác giả Mai Văn Bộ . Nhà Xuất Bản Trẻ .

(73)- Đoàn trưởng Trịnh Kim Ảnh và hai Đoàn phó,Võ Thế Quang phụ trách học sinh ngoại trú và Nguyễn Văn Ảnh phụ trách học sinh nội trú . Năm học 1944-1945 lãnh đạo Đoàn được bàn giao cho Đổ Tường Hoàn và Nguyễn Công Tộc.

. ( 74)- Huỳnh Văn Tiễng-Bùi Đức Tịnh- Thanh Niên Tiền Phong Và Các Phong TràoHọc Sinh-Sinh Viên, Trí Thức Sài Gòn , trang 31- Nhà Xuất Bản Trẻ 1995 .

(75 ) –Bài hát Đoàn Hùng, nhạc của Lưu Hữu Phước, lời của Huỳnh Văn Tiểng, sách Thanh Niên Tiền Phong Và Các Phong Trào Học Sinh, Sinh Viên Trí Thức Sài Gòn , trang 176, tác giả Huỳnh Văn Tiểng-Bùi Đức Tịnh. Lời bài hát được viết :

  :’‘ Khắp sơn hà sấm thiêng thét rền Nào ai son sắc đứng lên cùng tìm tương lai.

Nòi Rồng Tiên chen vai bền gan tiến.

Sóng gió xông pha thêm rèn lòng trai

.Người Việt muôn năm tranh đấu hiên ngang giết loài gian ác.

Mau vùng lên thanh niên !

Đồng nguyện thi gan mong đến vinh quang muôn hồi sấm vang kêu Đoàn ta lên đàng.

Trong màn u ám gầm trời bao la tươi sáng cùng tiến lên tìm tương lai chốn xa khơi thanh niên ơi .Nghe lời Giang Sơn thanh niên ơi .,

Rung gầm long trời ,Tâm hồn phơi phới, ta tìm không gian thay mới.

Nào đứng lên thi gan trai . 

Một thời gian sau ở Sài Gòn các trường trung học như Huỳnh Khương Ninh, Nguyễn Văn Khuê, Lê Bá Cang, Taberd, Bá Nghệ, Nữ Học Đường cũng thành lập Đoàn SET cho học sinh nhà trường . Học sinh Đặng Quang Hổ, theo học trường trung học tư thục Huỳnh Khương Ninh trước cách mạng tháng 8/1945 ( sau nầy là Đại tá nhà báo, nhà văn Minh Khoa của Quân đội ) cho biết, Ban lãnh đạo Đoàn SET, do học sinh Hoàng Bá Giỏi làm Đoàn trưởng; học sinh Đặng Quang Hổ, làm Đoàn phó phụ trách tổ chức; học sinh Nguyễn Văn Lộc, Đoàn phó phụ trách các Ban học sinh nội trú của trường .

. Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, ôngTrần Văn Giàu nhận xét : “ Đoàn SET có thể được xem như dọn một khúc đường cho Thanh Niên Tiền Phong sau này. Xứ ủy viên Dương Văn Phúc , tức Dương Quang Đông từ lâu cho rằng “Việc lập ái hữu trợ táng, đổi công, hội thể thao… những thứ biến tướng đó vào buổi này, không mấy hấp dẫn và không mấy tác dụng trong tình thế chiến tranh và Cách mạng. Đối với thanh niên. Đoàn SET có phần hấp dẫn, nhưng nó là một tổ chức văn hóa, còn cái mà ta cần hiện giờ và sắp tới là một tổ chức rộng lớn, mang tính chất chính trị cần hơn SET, chẳng những của học sinh mà của tầng lớp tuổi trẻ khác nửa « .

Cao hơn SET là cái gì? Chưa trả lời được.. Bí thư Xứ Ủy Nam Kỳ, ông Trần Văn Giàu cho rằng, dù sao sự xuất hiện của SET, sự hoạt động của SET, cũng gợi ra cho chúng ta rất nhiều điều .

Cuộc chiến ở châu Âu vào cuối 1943, phe trục Đức - Ý liên tiếp bị thất bại nặng nề. Chiến thắng Stalingrad (76) mở ra bước ngoặc lịch sử, Hồng quân Liên Xô phản công và liên tiếp đánh bại phát xít Đức trên chiến trường châu Âu . Các báo tiếng Pháp, tiếng Việt ở Sài Gòn khách quan trong đăng tin về Hồng quân Liên Xô đuổi quân phát xít về phía Tây. Quân phiệt Nhật ở Đông Á và Thái Bình Dương , không những thua trên bộ mà đặc biệt là thua mạnh trên biển . Người dân đều ý thức được rằng sự thua trận của Nhật chỉ còn là thời gian

Dù thế, Viện văn hóa Nhật ở Đông Dương vẫn bưng bít, quảng bá nền văn hóa Nhật , phô trương thuyết “Đại Đông Á “ với những luận điệu “Đồng văn đồng chủng”. “Thịnh vượng chung” , mưu đồ lôi kéo quần chúng vào lực lượng thân Nhật để tranh giành ảnh hưởng với bộ máy tuyên truyền của Pháp. Tờ báo Tân Á xuất bản ở Sài Gòn số ra ngày 20/12/1942, ầm ỉ rằng : “ chỉ có Nhật mới là người bênh vực các dân tộc nhỏ yếu ở Đông Nam Á thoát khỏi ách thống trị của người da trắng, mới giúp dân tộc các vùng này giành lại độc lập tự do.”

--------------------------------------------------

(76)-Tháng 2/1943 quân đội Xô Viết giành thắng lợi lớn ở Stalingrad, 300.000 quân tinh nhuệ của phát xít Đức bị tiêu diệt ( Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam ,trang 359, Tập I ).

Toàn quyền Decoux đáp trả bằng cách cho tổ chức nhiều hoạt động vui, khỏe. Chính sách ru ngủ và mị dân bằng phong trào Ducoroy với khẩu hiệu: “Đoàn kết và khỏe để phụng sự” được cổ vũ ầm ĩ, nhằm đánh lạc hướng thanh niên, sinh viên-học sinh . Nhà cầm quyền Pháp và quân chiếm đóng Nhật sử dụng tất cả các phương tiện ra sức truyền bá chủ nghĩa “Pháp Việt Phục Hưng”, “Liên Á của Nhật ” .

Nhiều đoàn thể thân Pháp, thân Nhật ra sức tuyên truyền cổ động trên báo chí, bằng các hoạt động văn hóa thể thao , nghệ thuật, giáo dục. Bí thư Trần Văn Giàu cho rằng: “Điều mà ta ngó thấy quá rõ là cả Nhật lẫn Pháp đều ra sức hoạt động để lôi kéo thanh niên, trước hết là thanh niên có học thức. Ta cần phải gấp rút tìm cho được những hình thức tổ chức thích hợp để thu phục thanh niên về ta, về Cách mạng giải phóng dân tộc. Các cuộc xung kích chiến đấu sau này phải cậy nhiều ở thanh niên và công nhân. Tin cậy thanh niên thì cầm chắc không thất vọng”.

Năm 1943 , khi Ban khi cán sự Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập , ngoài thành phần công nhân như : Nguyễn Oanh, Tư Chi, Đặng Văn Thức, còn bổ sung thêm hai ủy viên , học sinh Hảo , tốt nghiệp trường Kỹ Nghệ Thực Hành và học sinh lớp tú tài trường Lycée Pétrus Ký , Đỗ Tường Hoàn ( 77) .

IV- PHONG TRÀO HỌC SINH-SINH VIÊN SÀI GÒN

TỪ KHI CÓ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG.

1 / .PHONG TRÀO XẾP BÚT NGHIÊN.

Trước tình hình chiến tranh thế giới lần thứ II bước vào giai đoạn chót với chiến thắng vang dội của Hồng Quân Xô Viết ở Stalingrad ngày 2/ 2/1943, đã đảo ngược cục diện chiến tranh .Nước Đức phát xít  từ đánh đâu thắng đó , không tránh khỏi bại . Nhật tuy còn chiếm đóng Việt Nam, Lào và Cao Miên, tức Campuchia và bành trướng ở Thái Bình Dương chẳng những bị ngăn chận mà còn bị đẩy lùi trươc sự phản công của Mỹ . Bom Mỹ đã ném xuống ga Hàng Cỏ Hà Nội . Máy bay Mỷ dội bom , bắn phá các cầu từ Huế trở ra ; ngày 5/5/1944, Mỹ ném bom xuống Sài Gòn và các vùng phụ cận . Cầu cống, các công trình, một số vùng dân cư bị tàn phá . Nhân dân ta chịu cảnh chết chóc, đau thương, tan nát cửa nhà .

Phong trào yêu nước và hoạt động cách mạng của sinh viên từ đầu năm 1944 đã nhanh chóng chuyển hướng hoạt động .Trong số 1222 sinh viên Đại học và Cao Đẳng bấy giờ ( xem phụ lục I ) , hầu hết cùng có chung tâm trạng , thời cuộc đang thúc giục sinh viên bỏ học, nhất là từ khi

-------------------------------------------------

(77) - Hồi ký 1940-1945 của Trần Văn Giàu – trang 83.Thư viện nhà riêng Giáo Sư Trần Văn Giàu.

sinh viên Huỳnh Văn Tiễng , trong nhóm Hoàng- Mai- Lưu bắt liên hệ với hai ÔngLê Quang Đạo và Vũ Quý, những cán bộ của Đảng ở Hà nội . Cùng lúc , Dương Đức Hiền từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà nội , bí mật truyền đạt tài ltệu Việt Minh trong nhóm sinh viên Sài Gòn và Nam Kỳ đang học ở Hà Nội , càng thôi thúc sinh viên xếp bút nghiên cùng nhân dân vùng lên giành lấy độc lập tự do .

clip_image061 clip_image062

Trường Đại học Tổng Hợp ở Hanoi Đại diện Tổng Bộ Việt Minh ở Hanoi Lê Quang Đạo

Truyền đạt tài liệu cho nhóm sv Saigon và Nam Kỳ

Năm 1944

Sinh viên Sài Gòn và Nam Kỳ quyết định phát động phong trào  Xếp Bút Nghiên , chỉa mũi nhọn vào Đông Dương Học Xá đồ sộ, để lôi cuốn sinh viên Huế và sinh viên Hà Nội đồng lòng bỏ học, tham gia phong trào Việt Minh . Sinh viên họp nhau lại , cùng tập những bài hát yêu nước của Lưu Hữu Phước . Họ hát công khai trước Giám đốc mà không sợ bị kỷ luật, hay bị trục xuất hoặc, bị đánh trượt trong kỳ thi hoặc kiểm tra vào cuối năm .

Sau cuộc hợp ngày 5/1/1944 với đại diện của Tổng Bộ Việt Minh tại số 80 , đường Jackin, nay là Ngô Thời Nhiệm thủ đô Hà Nôi , nhóm sinh viên Sài gòn và Nam Kỳ quyết định phát động phong trào bỏ học trong sinh viên, với lý do Hà Nội luôn bị máy bay Mỹ dội bom, không thể ngồi yên trên ghế giảng đường , tạm nghỉ học một thời gian trở về với gia đình. Trong khu

Đông Dương Học Xá Sinh viên, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước và Đặng Văn Tốt đã cùng nhau thức trắng đêm , gấp rút sáng tác

bài « Xếp Bút Nghiên » (78) . Trong các cuộc họp tại Đông Dương Học Xá , sinh viên sôi nổi hát bài Xếp Bút Nghiên , bắt đầu kêu gọi, thúc giục nhau Xếp Bút Nghiên Lên Đường Tranh Đấu , bước vào vận hội mới của lịch sử, của cuộc đời. Đối với những sinh viên còn do dự, sống vô nghỉa, không lý tưởng , không mục đích , Huỳnh VănTiễng yêu cầu phải có tiếng sáo Trương Lương , để thúc đẫy phong trào . Sinh viên Đặng Ngọc Tốt viết

(78)- nhạc của Lưu Hữu Phước , lời Của Huỳnh Văn Tiễng. Lời của bài hát :

« Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu!

Xếp bút nghiên, coi thường công danh như phù vân.

Sơn hà xao xuyến, tiến ta tiến ! .

Một lòng yêu non sông, vì dân, ta liều thân.

Thấy đoàn ta tiến tới.

Nước non chào mời.

Hèn thay đời nhàn cư !

Hèn thay vui yêu đương ! .

Lúc quê hương cần người , Dứt làn tơ vương ,

Giã trường lên yên ! .

Hồn Việt Nam hùng thiêng,

Từ ngàn xưa bừng chuyển,

Kêu ta lên đường cứu quốc gia  » .

ngay lời bài Mau Về Nam, Lưu Hữu Phước phổ nhạc (79) .Bài Mau Về Nam luôn vọng vang trong Đông Dương Học Xá, đã lôi cuốn nhiều thêm sinh viên bỏ học sau đó . Cùng lúc Mai Văn Bộ cũng hoàn tất lời bài hát Gieo Ánh Sáng (80). Nhóm Hoàng Mai Lưu phân lực lượng sinh viên Nam Kỳ thành ba nhóm. Số sinh viên sắp hoàn thành học kỳ Y Dược , Nông Lâm , Khoa Học như Nguyễn Đăng Pierre, Phan Văn Phổ , Võ Văn Ty , Huỳnh Xuân Hương , tiếp tục ở lại thi xong tốt nghiệp, sẽ lên đường sau .Số mới vào Đại học hay học được vài năm thì cương quyết ngưng học cùng về Nam . Nhóm 9 sinh viên gồm Huỳnh Văn Tiễng ,Nguyễn Việt Nam, Đặng Ngọc Tốt , Nguyễn Tôn Hoàn (81). Tạ Bá Tòng , Lưu Hữu Phước , Trương Cao Phước , Lê Văn Ký , Vương Văn Lễ , thu xếp , cấp tốc về Nam bằng xe đạp (82) . Đoàn sinh viên Sài gòn sau đó đã cùng nhau xếp bút nghiên về Nam bằng xe đạp. Ngày lên đường được hàng trăm sinh viên Hà Nôi tiễn đưa. Khi Đoàn vào tới Hà Nam , bị mật thám Pháp chặn bắt áp giải về Hà Nội Do có chuẩn bị , nên khi bọn mật thàm khảo cung từng sinh viên trả lời : «  Chúng tôi bỏ học về gia đình vì Hà Nội bị bom đạn Mỹ . Việc bỏ học đã có báo với hiệu trưởng trường Đại học Charton , Vì đường xe lửa bị bom đạn Mỹ nên một nhóm sinh viên có việc gấp phải lên đường bằng xe đạp .

clip_image064

Nhóm sv Saigon và Nam Kỳ ở Hanoi xếp bút nghiên về Nam bằng xe đạp năm 1942

«  Việc tiễn đưa rầm rộ thuộc sinh viên Hà Nội, không tùy thuộc vào chúng tôi . Chúng tôi cực lực phản đối việc bắt giữ trái phép nầy, yêu cầu nhà cần quyền trả tự do ngay để chúng tôi tiếp tục về Nam . Bảy ngày sau chúng trả tự do cho 7 sinh viên ,trừ Đặng Ngọc Tốt và Trần Bữu Kiếm bị cho là có

----------------------------------------------------------

( 79) « Mau về Nam mở tung nguồn sống quyết tung chí hùng anh trong trời xanh.

Hà thành nay suốt đêm còi rú báo động liền trưa sớm hoài ngày xuân.

Tuổi thanh xuân , buồn trôi vẩn vơ trong ao tù tối tâm, đời sống âm thầm.

Nay ta quyết mở toang nguồn sống vui kết đoàn về Nam.

Mau xông tới ! Đấp xây đời mới.

Ta kéo nhau về Nam, đi về thôi ! , »

(80)- -Nhạc Lưu Hữu Phước . lời của Mai Văn Bộ. Lời bài hát Gieo Ánh Sáng :

«  Lòng vui sướng anh em ơi tim thắm nhuần tình dồng bào trai đời mới , sao cho nên tiếng trai.

Cùng đi gieo khắp nơi vào hồn người đọa đày.

Cùng đi gieo khắp nơi chữ ta.

Nơi hương thôn tối tăm, đời mịt mù xót xa,

Tiếng kêu than ,tiếng rền vang đồng quê.

Đánh thức giấc đoàn dân chìm đắm trong cơn mê nhọc nhằn , mới nên danh thanh niên . »

(81)- Nguyễn Tôn Hoàn về sau tham gia trong bộ máy ngụy quyền thời Mỹ Diệm.

(82)-Vì đường xe lửa bị máy bay Mỹ bắn phá hư hỏng, xe lửa phải ngừng chạy .

hoạt động trong giới học sinh Hà Nội nên bị chúng đày lên giam ở trại giam Vụ Bản Hòa Bình , mãi sau Nhật đảo chánh mới đươc trả tự do , tiếp tục về Nam (83 ) .

Nguyễn Việt Nam và Tạ Bá Tòng, trưởng và phó Đoàn cùng sinh viên tiếp tục đạp xe gấp rút xuôi về Nam .Trên nhiều địa điểm dừng chân ở Thanh Hóa , Nghệ An , Hà Tỉnh, Đoàn được thanh niên và các bô lão đón tiếp nồng nhiệt , lo giúp chổ nghỉ , chổ ăn chu đáo . Đến Huế Đoàn gặp nhóm sinh viên Lê Khắc Thiềng , Lê Bá Hoang , Lê Thiệu Huy và những nữ sinh trường Đồng Khánh tiếp đón, cùng hát bài Tiếng Gọi Sinh Viên , Xếp Bút Nghiên...như gởi gấm niềm tin vào sự nghiệp cứu nước đối với sinh viên .Từ Huế , đường xe lửa Huế- Sài gòn chưa bị Mỹ ném bom , Đoàn lên xe lửa về Sài gòn .

Phong trào Xếp Bút Nghiên đã cuốn hút sinh viên Huế miền Trung và Hà Nội miền Bắc bỏ học tham gia phong trào Việt Minh , Xếp Bút Nghiên lên đường tranh đấu đã tấn công vào Đông Dương Học Xá đồ sộ , bề thế,

chổ dựa cho các trường Cao Đẵng và Đại học ở Hà Nội (84) một nơi mà chính quyền thực dân Pháp hy vọng lôi kéo sinh bằng những phòng ở đầy đủ tiện nghi với giường nệm , bàn viết có đèn bàn , cửa sổ màng trắng

nuốt , phí thu giá chỉ 6 đồng mỗi tháng, ăn uống đầy đủ , thế mà sinh viên Xếp Bút Nghiên vẫn cứ tăng lên mỗi tuần đã làm thất bại cay đắng cho chính sách khai hóa , cải cách giáo dục cùa thực dân .

Tháng 7/1944 , nhiều tài liệu Việt Minh được một số sinh viên nhận

chuyển về Nam . Tiếp xúc với nhóm biên soạn chúng tôi , nhà giáo Phan Văn Phổ, sinh viên thời ấy cho biết : Khi Dương Đức Hiền giao hết số tài liệu Việt Minh cho tôi để đưa vào Sài gòn , tôi chép tài liệu nầy hoàn toàn bằng tay trái , trên giấy mỏng .Tôi có khả năng viết bằng tay trái rất giỏi mà nếu địch có lấy được tài liệu thì cũng không biết đó là của ai ; có đem giảo tự cũng tìm không ra . Chép xong tôi nhét toàn bộ trong đế giày đem về Sài gòn và giao trọn cho Huỳnh văn Tiễng , vì Tiễng là lãnh tụ của sinh viên.

clip_image066

Nhà giáo Phan Văn Phổ 7/1944 (ảnh chụp lại trong phim tư liệu )

-------------------------------------------

(83)- Nhìn Lại Xếp Bút Nghiên Lên Đàng- Huỳnh Văn Tiễng- Nhà Xuất BảnTrẻ , trang 68 và,69 .

(84) Năm 1902 , toàn quyền Paul Bert cho mở Trường Y Khoa Đông Dương- Ecole de Médecine de l ‘Indochine ngày 25/10/190, đến 29/12/1913 đổi thành Trường Cao Đẳng Y Khoa Đông Dương,tức Ecole Supérieure de Médecin et Pharmacie de l ‘Indochine Năm 1912, toàn quyền Albert Sarraut thành lập Trường Cao Đẳng Nông Lâm - Ecole Supérieur d ‘Agriculture et de Sylviculture , Trường Cao Đẳng Thương Thủy-, Ecole Supérieur de Navigation , Trường Cao Đẳng Sư Phạm -Ecole Supérieur de Pédagogie , Trường Cao Đẳng Thương Học - Ecole Supérieur de Commerce , Trường Đại Học Luật Khoa - Ecole Supérieur Des Droits ; Đông Dương Cao Đẳng Học Viện - Ecole des Hautes Etude Indochinoises thành lập,ngày 8/9/1924, Trường Mỷ Thuật Đông Dương- Ecole Des Beaux-Arts de l’Indochine lập ngày 27/10/1924 . Số trường rất ít nầy mở ở Hà Nội và chỉ có con em nhà giàu mới có điều kiện theo học .

. Cùng lúc, một đường dây khác, sinh viên Nguyễn Đăng Pierre nay là Kỷ sư Nông nghiệp nhớ lại :   Khi sinh viên Huỳnh Bá Nhung tìm gặp tôi và cho biết là anh đã nhận nhận rát nhiều tài liệu Việt Minh cần gởi về Sài gòn sớm , nhưng anh còn ở Hà Nội . Tôi trả lời : Gởi cho ai là tùy anh , còn riêng tôi thì tôi sắp về Nam . Nếu anh tin giao cho tối thì tôi sẽ chuyển . Sau đó Huỳnh Bá Nhung giao cho tôi toàn bộ số tài liệu . Tôi hỏi khi đem về Nam thì giao cho ai . Anh nói Huỳnh Văn Tiễng hiện còn ở ngoài , ý nói là chưa bị bắt , sẽ nhận . Tôi nghi trang và đem hết số tài liệu về Sài gòn an toàn và giao cho Huỳnh Văn Tiễng .Những tài liệu do Phan Văn Phổ và Nguyễn Đăng giao , do chưa bắt được liên lạc với xứ ủy Nam Kỳ nên Huỳnh Văn Tiễng tạm giao cho Lưu Hữu Phước đem về nhà người chị, ở số 90 đường Dixmude, nay là đường Đề Thám quận một , cất giấu

2 / THAM GIA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ .

Hội Truyền Bá Quốc Ngữ Hà Nội đã thành lập vào 25/5/1938. Một năm sau , ngày 5/1/1939, thực dân Pháp chấp nhận cho Hội Truyền Bá Quốc Ngữ được lập ra ở miền Trung.

. Một bài viết đăng trên báo L ‘Humanité tức Nhân Đạo tờ báo của Đảng Cộng Sản Pháp Nguyễn Ai Quốc đã vạch trần nạn thiếu trường học ở Đông Dương chính là âm mưu « làm cho u mê để thống trị , đó là phương pháp mà nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất. ». (85) Ở Sài Gòn do tình hình luôn rối ren, nhất là từ sau Đông Dương Đại Hội và cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ . Việc xin thành lập Hội Truyền Bá Quốc Ngữ không dễ được thực dân cho phép . Trước tình hình quân Nhật vào Sài Gòn , 23/1/1941 , đang đưa ra chiêu bài “Vùng Thịnh vượng Đông Nam Á ”, trong khi nhà cầm quyền Pháp đang cố tranh giành ảnh hưởng với Nhật Bản. Những trí thức yêu nước Sài gòn như kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, giáo sư Phạm Thiều , dược sĩ Trần Kim Quan , giáo sư Lê Văn Huấn ..đang vận động thành lập Hội Truyền Bá Quốc Ngữ để tiến hành một cuộc vận đông chính trị trong các giới trí thức, nhân sĩ và thanh niên Sài Gòn, nay gặp được nhóm sinh viên “Xếp bút nghiên” cùng hợp lực .

clip_image068

Nhóm trí thức cùng Huỳnh Văn Tiểng khéo tranh thủ mối quan hệ giữa sinh viên y khoa Đặng Văn Chung với ông Michel Nguyễn Văn Vĩ , một người bạn với thống Đốc Nam Kỳ Hoeffel, nhận đứng ra xin lập Hội Truyền Bá Quốc Ngữ Nam Kỳ . Ông Vĩ báo sau khi đến gặp thống đốc Nam Kỳ : «  Hoeffel tiếp đón thân tình . Sau khi nghe trình bày xin lập Hội Truyền Bá Quốc Ngữ, Hoffel biểu hiện ngay tâm trạng lo lắng và cho rằng :

- Lúc nầy tình hình Sài gòn lộn xộn nhiều

Michel văn Vỹ Chánh hội trưởng ban trị sự

hội khuyến học Nam Kỳ 8 /1944

lắm . Lập tổ chức nầy , tổ chức kia , không quản lý được .

Ông Michel Vĩ điềm đạm :

Lúc nầy Nhật Bổn vận động nhân dân mạnh lắm , tổ chức nầy , tổ chức nọ

------------------------------------------------

(85).Hồ Chí Minh Toàn tãp ,Quyễn I, trang 155 .

theo nó dữ lắm . Thanh niên, học sinh mà nhất là sinh viên mà không cho nó hoạt động xã hội như hoạt động truyền bá quốc ngữ, không có lợi về chính trị cho nhà cầm quyền Pháp .

- Ô ! Toa nói nghe có lý đó , nhưng mà vẫn còn ngại ; miễn là với điều kiện nầy .

- Điều kiện gì ? .

- Toa phải làm Chủ tịch Hội đó thì Moa mới yên lòng .

Sau khi nhận giấy phép thành lập ngày 18/ 8/1944, Michel Nguyễn Văn Vĩ đã kể : «  Hoeffel thân mật trong tình bè bạn , vui vẻ trao giấy phép và vỗ vai tôi : “ Nếu không phải là mầy, tao không ký phép đâu ”.Ngày 5 tháng 11 năm 1944, tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo, nay là rạp Công Nhân đường Galliéni , nay là đường Trần Hưng Đạo . Hội Truyền Bá Quốc Ngữ (86) tổ chức ra mắt . Buổi lễ được đài vô tuyến truyền thanh và các báo ở Sài Gòn loan tin cổ động. Đồng bào đến tham dự đông nứt rạp. Chỗ ngồi đã chật . Chỗ đứng cũng khó chen. Ban tổ chức phải thông báo xin lỗi số đông đến trễ và mời ra ngã tư Kitchener, nay là đường Nguyễn Thái Học và bùng binh trước chợ Sài Gòn để nghe truyền thanh trực tiếp.

Ông Nguyễn Văn Cổn , Phó Giám Đốc Đài Vô TuyếnTruyềnThanh Sài gòn trân trọng giới thiệu ông Michel Nguyễn Văn Vĩ, Chánh Hội trưởng Ban Trị Sự lâm thời, đọc diễn văn khai mạc. Trong diễn văn, ông đã nêu : Hiện số nam phụ lão ấu hiện hữu ở Nam Kỳ trên dưới 4.612.136 người; trong số này có 2.350.772 trẻ đến tuổi học mà các trường công tư trong xứ chỉ chứa 165.040 em. Số trẻ mù chữ đã đến 90%, ấy là chưa kể đạo binh mù chữ của người lớn tuổi  . Tiếp đến nhà báo Lý Vỉnh Khuôn, tức Khuông Việt ,Tổng thơ ký trình bày về hệ thống tổ chức Hội từ Sài Gòn đến các tỉnh Hội, quận Hội, Chi Hội ; trong đó lực lượng vận động chủ yếu là thanh niên, học sinh, trí thức, công chức, tư chức , nhà giáo. Trưởng Ban Cổ Động , kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát đã kêu gọi chống mù chữ trước mặt Thanh Tra Học Chánh Nam Kỳ và Đô Trưởng Sài Gòn Parisot (87) .

-----------------------------------------------

(86)-Tổng thư ký, nhà báo Lý Vỉnh Khuôn. Phó tổng thư ký sinh viên Vương Văn Lễ. Văn phòng Hội ban đầu đặt tại hội quán Hội Kỷ Sư, số 194 ,đường Chasseloup Laubat,nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai, làm việc mỗi ngày từ 18 giờ đến 22 giờ để thâu nhận hội viên và thu hội phí . Hội còn mở thêm 4 địa điểm khác như nhà thuốc Kim Quan, đại lộ Bonard ; Nhà sách Nguyển Khánh Đàm ,đường Sabourain , nay là Tạ Thu Thâu , Văn phòng kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, số 70 đường Mayer , nay là đường Võ Thị Sáu ; nhà buôn Nguyễn Văn Nhạc, số 160, đường Lagrandière , nay là Lý Tử Trọng , để thâu nhận hội viên .

(87)-Sách Gieo Ánh Sáng, Lược sử Hội Truyền Bá Quốc Ngữ. Trang 28 ,doThanh Vân , Tiến Vĩnh Lạc biên soạn.

Từ đó các lớp học «  I Tờ «  nở rộ . Hội Truyền Bá Quốc Ngữ mượn địa điểm mở 5 lớp truyền bá Quốc Ngữ ở Sài gòn và Chợ Lớn như :trường Phạm Trần, đường Arras ,nay là đường Cống Quỳnh ; trường Nguyễn thị Tiền, Quai de la Marne , nay là Bến Vân Đồn , hãng thuốc lá M.I.C. , trường Nguyễn Háo Kiển, đường Frère Louis , nay là đường Nguyễn Trãi quận Một, trường Phủ Huỳnh, đường Armand Rousseau nay là đường Nguyển Chí Thanh đề tổ chức xóa mù chữ . Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát cùng các sinh viên Huỳnh Văn Tiễng , Mai Văn Bộ , Lưu Hữu Phước, Vương Văn Lễ, Tạ Bá Tòng , Ung Ngọc Ky...là những lực lượng nồng cốt hoạt động sôi nổi trong phong trào truyền bá quốc ngữ . Học sinh trường trung học tư thục Huỳnh Khương Ninh, Đặng Quang Hổ làm Tổng Thư Ký Hội Truyền Bá Quốc Ngữ quận Gò Vấp.

Hội sử dụng bài hát “Gieo Ánh Sáng” của Lưu Hữu Phước để cổ động người người “cùng đi gieo khắp nơi vào hồn người đọa đày, cùng đi gieo khắp nơi chữ ta”. Hoạt động truyền bá Quốc Ngữ đã góp phần làm thức tỉnh các giới đồng bào ở Sài Gòn và Nam Bộ, tạo mầm móng phong trào xây dựng đời sống mới, nhất là góp phần cỗ vũ tình dân tộc, nghĩa đồng bào .

(88) .Mục đích của phong trào truyền bá Quốc Ngữ còn để tiến hành một cuộc vận động chính trị rộng lớn trong giới trí thức, nhân sĩ, viên chức, thanh niên, học sinh-sinh viên để tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước để chờ thời cơ cứu nước .

3. / HỌC SINH- SINH VIÊN THAM GIA CỨU ĐÓI MIỀN BĂC.

Tết Ất Dậu ,13/2/1945 , tin tức về nạn đói ở miền Bắc lan truyền dồn dập về Sài Gòn . Nạn đói làm rúng động lòng người. Chính quyền Nhật bỏ

mặc cho nạn đói hoành hành . Toàn quyền Pháp Decoux thờ ơ , dẫn đến hậu quả hai triệu đồng bào miền Bắc bị chết đói . Người dân phải ăn củ chuối, rễ cây . Người đói chết trên quốc lộ, trên nhiều đường phố Hà Nội , chết ngay cạnh bên kho lúa gạo do quân lính Nhật canh gác cẩn mật. (89 ) .

Ở Sài Gòn, Hội Truyền Bá Quốc Ngữ vận động bác sĩ Nguyễn Văn Thinh, đại diện Hội Hồng Thập Tự Quốc tế , xin lập “Ủy Ban Cứu Trợ Đồng Bào Bị Đói ở Miền Bắc ”, mãi đến ngày 15/4/1945 mới được cấp giấy phép .Học sinh- Sinh viên, Hội Hướng đạo, Đoàn SET, cùng giáo giới Sài Gòn tổ chức quyên góp gạo tiền, chuyển ra cứu đói miền Bắc . Bùi Đức Tịnh tức Bùi Kiêm Bích thành lập Ban Kịch Sinh Viên với sự hợp tác của sinh viên Phan Văn Phổ , Vương Văn Lễ, Quách Vĩnh Chương tức nhạc sĩ Quách Vũ , nồng cốt nữ sinh trường Nữ Áo Tím . Trưởng Ban kịch Bùi Kiêm Bích, đứng ra tổ chức cho Ban Kịch đi công diễn nhiều nơi với

(88) Đến ngày 2/6/1945, Hội Truyền Bá Quốc Ngữ được lịnh tạm ngừng hoạt động để tập trung cho công tác cấp thiết khác.

(89)- Trên 2.000.000 người Việt Nam bị chết đói, hàng triệu người khác thiếu ăn. Lịch sử Đảng Công Sản Việt Nam, trang 131 .

, các vở kịch của Huỳnh Văn Tiểng như : “ Đêm Lam Sơn, Nợ Mê Linh. Đời Tráng Sĩ, Nỗi Lòng Hưng ĐạoTâm Sự Lương Khê “ , tác giả Bùi Kiêm Bích . Ban kịch còn tổ chức biểu diễn tại Sài Gòn, ChợLớn và các vùng ven như Gò vấp, Chợ Thủ đức thuộc tỉnh Gia Định vào mỗi cuối tuần gây quỹ cho Hội Truyền Bá Quốc Ngữ. Ban kịch cũng đi lưu diễn nhiều địa phương như Tây Ninh, Biên Hòa, Bến Tre, Cần Thơ để gây quỹ cứu đói cho đồng bào miền Bắc (90).

clip_image070

4/. LÀM BÁO THANH NIÊN.

Nhóm Hoàng Mai Lưu thương thảo tiếp nhận tờ Tuần Báo Thanh Niên của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát sáng lập từ hai năm trước đã thu được cảm tình và có uy tín trong giới trí thức . Tờ báo đã có giấy phép với tôn chỉ công khai là cơ quan tuyên truyền của Hội Truyền Bá Quốc Ngữ Nam Kỳ nhưng mục đích chính yếu là dùng làm ngọn cờ công khai tập hợp lực lượng yêu nước .Tuần Báo Thanh Niên khi giao về nhóm Hoàng Mai Lưu đảm trách đã có Ban biên

KTS Huỳnh Tấn Phát sáng lập tuần báo1942

tập mới gồm Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu

Phước . Trong số ra ngày 1/1/1944, nhiều cây bút hoạt động Cách mạng tham gia như họa sĩ Nguyễn Hải Trừng , Trịnh Hy Liệt, Nguyễn Hoàng Tư, Nguyễn Hữu Ngư, Bình Nguyên Lộc, Trường Sơn Chí, giáo sư Phạm Thiều, Khuông Việt , Bằng Giang , v.v… Thư ký tòa soạn , Đổ thị Nương . Huỳnh Trọng Kính và Lâm Đằng Phong lãnh phần quãng cáo và cổ động cho tờ báo (91) .

Tuần báo Thanh Niên nêu cao khẫu hiệu “ Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách “ và bắt đầu cho đăng lần lượt nhiều loạt bài mang tính xã hội, văn hóa văn nghệ với với nhiều bản nhạc yêu nước, các mục thi ca thắm đượm tình yêu quê hương, yêu thương đồng bào . Bản Tuyên Ngôn Âm nhạc của Lưu Hữu Phước và Trần Văn Khê nhằm giáo dục lòng yêu nước, cổ động ý thức trách nhiệm của thanh niên, sinh viên-học sinh, nhân sĩ, trí thức trước vận mệnh của nước nhà và dân tộc . Tờ báo nung nóng tinh thần đấu tranh trong thanh niên, giới sinh viên, học sinh và đã tạo thế đứng vững vàng trong dư luận xã hội, góp lửa cho cuộc quật khởi của đồng bào Sài gòn và Nam Kỳ sau nầy .

Nhưng rồi một tai họa lại ập đến .Tòa soạn báo bị mật thám Pháp bao vây cùng lúc với cơ sở hoạt động kinh tài ở nhà người chị Lưu Hữu Phước . Sinh vên Huỳnh Văn Tiễng nhớ lại : Ngày 26 tháng 9 năm 1944, Pháp bất ngờ cho mật thám đến bao vây tòa soạn, tại nhà số 9 đường La Couture ,

------------------------------------------------------

(90)-Sau Cách mạng tháng 8/1945, Ban kịch trở thành Ban Kịch của Sở Thông Tin Nam Bộ .

(91)- Tòa soạn dời về nhà của bác đốc công ga Sài gòn, ông Võ Văn Khoa là thân sinh của giáo sư bác sĩ Võ Thế Quang, cho mượn ,tại số 9 , đường Lucien – Lacouture , nay là đương Nam Quốc Cang ,quận một, T.P. Hồ Chí Minh .

nay là đường Nam Quốc Cang , quận một , thuộc thành phố Hồ Chí Minh bắt tất cả những người có mặt, gồm người của báo và cả khách vãng lai. Do để có tiền ra báo và mua vũ khí chuẩn bị cho Tổng Khởi nghĩa, sinh viên Nguyễn Văn Khiêm, phụ trách kinh doanh của tờ báo đã quan hệ mua bán với Nhật Bổn, bị mật thám Pháp theo dõi nghi là hoạt động cho Nhật nên tổ chức vây bắt. Cùng lúc khám xét tòa soạn báo , đồng thời địch bao vây lục soát cơ sở hoạt động gây qũy tại nhà người chị Lưu Hữu Phước ở số 90 đường Dixmud, nay là đường Đề Thám , quận một , thành phố Hô Chí Minh. Phó Tổng Giám Đốc mật thám Đông Dương , René Bazin hỏi Tiễng :

-Các anh còn có một số tài liệu .?

-Tôi không biết , Ông nắm tài liệu ở đâu ? Tiễng hỏi lại .

-Ở nhà Lưu Hữu Phước “ .

Tất cả số người bị bắt, địch áp giải về bót Catinat sàng lọc (92). Một số được chúng thả ngay ; chỉ giữ Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Hải Trừng và Nguyễn Văn Khiêm. Riêng Mai Văn Bộ, đang dạy học ở trường Lycéum Nguyễn Văn Khuê trong thời điểm mật thám Pháp ập đến trụ sở báo, nên thoát nạn .

Chính Phó Tổng Giám Đốc mật thám Đông Dương, René Bazin trực tiếp khảo cung, với mọi thủ đoạn vừa mua chuộc, vừa đe dọa. Tất cả anh em đều một lòng bảo vệ tính hợp pháp của phong trào . Rủi thay, cuốn sổ ghi mua hàng của Khiêm đã lọt vào tay mật thám. Trong đó có ghi cụ thể

việc mua giấy in, máy in ; cả việc mua xe, mua súng đạn , được ghi đầy đủ , rõ ràng. Do vậy mà anh em bị địch tra tấn kéo dài suốt hai tháng. Song chúng vẫn không moi tìm được gì .

clip_image071 Cuối cùng, địch chuyển số sinh viên nói trên sang khám lớn Sài Gòn (93) để chờ đưa ra xét xử. Nhờ sự can thiệp tích cực của Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương, một số trí thức , tư sản có uy tín ở Sài Gòn và sự đấu tranh của gia đình, nên các sinh viên không bị đưa ra tòa án binh Pháp. Ngay trong cảnh lao tù lao, nhóm sinh viên vẫn hoạt động

Khám lớn Saigon ; bên trong

yêu nước, tranh thủ giám thị đưa báo chí vào trại giam , tổ chức đưa ra bên ngoài bài hát “ Giữ Lời Nguyền “, “ Khúc Khải Hoàn , do Huỳnh Văn Tiểng và Lưu Hữu Phước sáng tác trong tù , chuyễn về cho Nguyễn Mỹ Ca chỉnh sửa, đem đi phổ biến. Tháng 2/1945, sinh viên Tiễng , Phước , Trừng và Khiêm được tạm trả tự do , theo chế độ “ tại ngoại hầu tra “ .

----------------------------------------------------

(92) - Ở đường Đồng Khởi ngày nay, lúc bấy giở tên là P.S.E ( Police Séciale Del EST ) tức là Sở Cảnh Sát Đặc Biệt Miền Đông , nay là Sở Văn Hóa- Thông tin - Du Lịch TP. Hổ Chí Minh.

(93) - Hiện đã bị phá hủy , nay là Thư Viện Khoa Học Tông Hợp TP Hồ Chí Minh ở số 65 , đường Lý Tử Trọng , quân Một, TP. Hồ Chí

Ngày 9/3/1945, quân Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương (94 ) Chủ quyền của Pháp bị xóa bỏ . Bộ máy thống trị , đàn áp của Pháp tan rả . Chính phủ Trần Trọng Kim lên cầm quyền, do vua Bảo Đại đứng đầu, làm chổ dựa của bọn xâm lươc Nhật . Các quan chức thực dân Pháp đầu hàng . Nhật bắt 1400 lính Pháp giam tại doanh trại trung đoàn bộ binh số 11è RIC , địa điểm đài truyền hình thành Phố Hồ Chí Minh ngày nay (95) .Nhật lập chính quyền mới , nhưng chưa ổn định , chưa nắm được người của bộ máy cai trị của Pháp để lại .

Minoda lên làm Thống Đốc Nam Kỳ hấp tấp lập ra bộ máy bù nhìn chóp bu, trong đó có nhiều trí thức ở cấp bậc khác nhau trong bộ máy cầm quyền, có cảm tình với cách mạng , chịu ảnh hưởng của phong trào sinh viên , sẵn sàng ủng hộ Việt Minh kín đáo . Lê Quang Hộ là Đổng Lý văn phòng. Giám đốc Sở mật thám Catina lúc nầy là Hồ Vĩnh Ký và luật sư Huỳnh văn Phương (96), làm phó Giám đốc. Tổng trưởng Tổng Ủy Thanh Niên - Thể Thao Đông Dương của Nhật , Ông Iida trực tiếp nắm phong trào thanh niên Sài gòn và Nam Kỳ. Sinh viên Huỳnh văn Tiễng vận động thầy cũ Lê Văn Huấn đứng ra nhận chức Giám Đốc Thanh NiênThể Thao, thay cho phó toàn quyên Pháp Ducoroy đã bị Nhật bắt giam. Với sự bảo đãm của Ông Lê Quang Hộ , Toàn quyền Nhật Bổn Minoda trao chức vụ Tổng Cục Thanh Niên , cho giáo sư Lê Văn Huấn với đầy đủ bộ máy văn phòng và ngân quỹ , cùng toàn bộ hệ thống tổ chức xuống tỉnh , huyện (97) .Trụ sở đóng tại số 1, đường Norodom , nay là đường Lê Duẩn.

clip_image073 Dinh toàn quyền Pháp

5 /. THAM DỰ LỚP HUẤN LUYỆN CHÍNH TRỊ

Tháng 5/1945, chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn két thúc . Ngày 8/5/1945, phát xít Đức đầu hàng. Sài gòn và cả nước với khi thế cách mạng

--------------------------------------------------------

(94) -Ngay đêm quân Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương , 9/3/1945 , Mỹ đã cho 300 máy bay, do thiếu tướng không quân LeMay ( Curtis ) chỉ huy, ném bom napan đốt cháy 70% thành phố Tokyo . giết chết 130.000 người .

(95)- Toàn quyền Decoux bị Nhật bắt giam tại Dinh Norodom ( còn có tên gọi là dinh Toàn quyền hay dinh Thống Soái ), nay là Hội trường Tống Nhất. số 133, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận I, TP Hồ Chí MinhSau đó, Nhật giải về đây nhốt thêm tướng Delsue tư lệnh Đông Dương, thống đốc Nam Kỳ Hoeffel và chủ tỉnh Biên Hòa La Rivière , theo sách Dương Quang Đông xuyên Tây của Nguyễn Hùng , trang 55, Nhà Xuất Bản Trẻ .

(96)- Một luật sư có tài và có ý thức chính trị sâu sắc . Trước khi nhận chức Phó Giám đốc bót Catina, Ông phát biểu với Huỳnh Tấn Phát và Huỳnh Văn Tiễng rằng Ông chỉ nhận chức để lót đường cho Cách mạng và có xin ý kiến của Xứ ủy nhưng Xứ ủy không thể đáp ứng, chỉ nhắn Ông hãy làm việc theo lương tâm hướng về lợi ích của dân tộc . Nhìn Lại Cuộc Đời Xếp Bút Nghiên Lên Đàng- Huỳnh Văn Tiễng, trang 92 – Nhà Xuất Bản Trẻ .

(97) - Nhìn Lai Cuộc Đời- Xếp Bút Nghiên Lên Đàng, Huỳnh VănTiễng - trang 87 – Nhà Xuất Bản Trẻ.

sục sôi chưa từng thấy. Trước thời cơ lịch sử có môt không hai , chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc bấy giờ lấy tên Nguyễn Ái Quốc, cùng với Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương , kiên quyết phát động phong trào toàn dân nổi dậy Tổng Khỡi Nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Người nhấn mạnh: “ Lúc nầy thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu , dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập

Nhóm sinh viên Hoàng Mai Lưu tìm đến Xứ Ủy Đảng Cộng Sản Đông Dương , gặp Bí thư xứ ủy Trần Văn Giàu (98), đề đạt nhu cầu mở lớp huấn luyện cho thanh niên, trí thức và sinh viên . Sau đó nhiều lớp huấn luyện cấp tốc liên tiếp tổ chức huấn luyện cho công nhân , trí thức và Và sinh viên để làm nồng cốt cho cách mạng. Khóa đầu gồm kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát và các sinh viên Huỳnh Văn Tiễng , Trần Bữu Kiếm, Vương Văn Lễ, Nguyễn Việt Nam, Tạ Bá Tòng, Trương Công Cán, Trương Công Trung, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Trương Cao Phước, Trương Công Nhơn, Trần Cửu Kiến, Trần Ngọc Hiền, Lương Phán , Bùi Sĩ Hùng .

Lớp học được mở tại văn phòng kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, số 68, đường Mayer , nay là Võ Thị Sáu, quận 3 . Học viên được huấn luyện về cách mạng Đông Dương , những vấn dề cơ bản Chủ Nghĩa Mac-Lênin . Mỗi bài học, được sinh viên Trần Bửu Kiếm đều ghi đủ các đề mục và ý chính, đem đi đánh máy. phân phát cho mỗi học viên. Lớp đầu chính Bí thư Xứ Ủy Trần Văn Giàu giảng. Những lớp tiếp sau có Nguyễn Văn Nguyễn và Hà Huy Giáp cùng tham gia giảng những bài học phụ. Từ lớp huấn luyện rất cơ bản nầy, Xứ Ủy đã đào tạo kịp thời một đội ngũ cán bộ nồng cốt của phong trào ; được trang bị chủ nghĩa Mác Lê nin và những nhiệm vụ cấp thiết cho bước chuẩn bị Tổng Khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài gòn

.Nhà giáo Phan Văn Phổ , thời sinh viên đã dự khóa học lúc bấy giờ cho rằng : “ Đây là cái may mắn lớn cho tụi tôi . Các lớp học đó đã mở mắt chúng tôi , khai thông và chỉ cho chúng tôi làm cách mạng.” . Ông Vương Văn Lễ,trong số sinh viên tham dự lớp học , tâm đắc : “ May mắn là chúng tôi được tiếp xúc với Bí thư xứ ủy Trần Văn Giàu, dự lớp huấn luyện do xứ ủy tổ chức , hướng dẫn . Sau khóa học, sinh viên chúng tội tham gia tổ chức Thanh Niên Tiền Phong , hoạt động truyền bá Quốc Ngữ, cứu tế nạn đói miền Bắc và làm một số công tác tuyên truyền bí mật để chuẩn bị Tổng Khởi Nghĩa .

-----------------------------------------------------

(98)- Gần một năm tìm bắt liên lạc với Xứ Ủy , Huỳnh Văn Tiễng đã liên hệ với Huỳnh Tấn Phát đang hoạt động trong nội thành, luôn được động viên cứ chờ đã ! Cứ chờ đã ! Về sau, Huỳnh Văn Tiễng Tiễng biết lý do chưa được gặp là vì ngại sinh viên lập trường chưa vững, có chịu ảnh hưởng ít nhiều của các đảng Đại Việt , Quốc Dân Đảng ,Việt Nam Phục Quốc thân Nhật và ngại nhất là sinh viên chưa quen công tác bí mật, sẽ lộ tung tích dễ làm mồi cho bọn mật thám.

Chuẩn bi cho cuộc khởi nghĩa mang tính chất quyết định ở Sài Gòn, Bí thư xứ ủy Trần Văn Giàu nghỉ rằng : “ cần có một số chiến khu xung quanh Sài Gòn để làm những công việc không thể làm ở thành phố và ngoại ô . . . Anh Giỏi, cán bộ khá giỏi của Tổng Công Đoàn một hôm clip_image075đưa Huỳnh Văn Nghệ tới giới thiệu với tôi tại tiệm Tân Việt, đường d’Espagne, nay là đường Lê Thánh Tôn, sát chợ Bến Thành. . . Hỏi thăm

Huỳnh văn Nghệ chỉ huy trưởng lực lượng Giải

Phóng Quân tỉnh Biên Hoà 7/1945

thì biết Nghệ là người Tân Uyên . Tôi bàn với Nghệ, Giỏi về việc mở một chiến khu bắc Tân Uyên . Nghệ đồng ý . Tôi chỉ định Giỏi, Nghệ phụ trách việc quan trọng nầy .” .Huỳnh văn Nghệ trong thời gian theo học tại Lycée Pétrus Ký, thường xuyên có thái độ bài Pháp . Năm 1932, tốt nghiệp Thành Chung , ông xin vào làm ở Sở Hỏa Xa Đông Dương, tham gia trong phong trào Đông Dương Đại Hội 1936 . Ông làm thơ, viết báo với bút danh Hoàng Hồ . Do thường xuyên tiếp tế cho nghĩa quân Nam Kỳ Khởi Nghĩa rút về lập căn cứ ở Tân Uyên . Năm 1942, khi bị địch phát hiện và truy bắt, Huỳnh Văn Nghệ thoát sang Thái Lan và hoạt động trong phong trào Việt Kiều yêu nước ; tổ chức xuất bản báo” Hồn Cố Hương “ , kêu gọi Việt Kiều hướng về Tổ Quốc, ủng hộ cách mạng .

Sau khi về nước, năm 1944, nhận trọng trách với bí thu xứ ủy Nam Kỳ, Huỳnh Văn Nghệ tổ chức chiến khu Đất Cuốc tại quê hương Tân Uyên Biên Hòa. Tháng 7/945, được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương, Ông được giao nhiệm vụ chỉ huy trưởng lực lượng giải phóng quân tỉnh Biên Hòa, tham gia Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8/1945 ở Biên Hòa, bắt sống tỉnh trưởng Biên Hòa, .

-----------------------------------------------

(99) Hồi ký 1940-1945, Trần Văn Giàu, trang 121, 122, Thư Viện Nhà Riêng Giáo Sư Trần Văn Giàu

(100) Huỳnh Văn Nghệ, học sinh trường Pétus Ký Sài Gòn, nay là trường trung học Lê Hồng Phong, thượng tá quân đội nhân dân, anh hùng lực lượng võ trang nhân dân .Nhà thơ Việt Nam. Các tác phẫm “ Chiến Khu Xanh “, “ Bên Bờ Sông Xanh “. “ Rừng Thẵm Sông Dài, đặc biệt là “ Bài Thơ Nhớ Bắc “, Ông sáng tác trong chiến khu D năm 1946, với 4 câu tuyệt bút mở đầu đã được nhiều thế hệ người Việt Nam truyền tụng :

“ Ai về Bắc ta đi với .

Thăm lại non sông giống Lạc Hồng .

Từ thưở mang gươm đi mở cõi.

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long “.

Cuộc đời Ông đã được hảng phim TFS dựng thành phim truyền hình 37 tập,” Vó Ngựa Trời Nam “, do Lê Cung Bắc làm đạo diễn và diễn viên Huỳnh Đông đóng vai Huỳnh Văn Nghệ . Ông còn được thể hiện trong phim “ Dưới Cờ Đại Nghĩa, do diễn viên Lê Văn Dũng đóng vai” .

6 /- THAM GIA TỔ CHỨC THANH NIÊN TIỀN PHONG

Trở lại năm 1943 , một năm với nhiều biến động .Từ căn cứ Phú Lạc vùng ven Sài gòn, ông Nguyễn Văn Trân tức BãyTrân đã thoát khỏi quản chế của địch . Ông tìm đền Trần Văn Giàu , giới thiệu một trí thức bác sĩ có cảm tinh cộng sản . Ông Giàu xem như một báo vật , bởi : “giàu có như thế , hoàng tộc như thế , dân Tây như thế mà bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là cảm tình cộng sản . Một sự ngạc nhiên khó hiểu , một sự sung sướng lạ kỳ ; ở trên đời có khi người ta làm sẵn cho mình “ .

.

clip_image077 Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là người Việt mang quốc tịch Pháp, có vợ

Pháp, lập nhà thương tư . Ông đồng thời làm bác sĩ cho gia đình đại tư sản

Hui Bón Hỏa , lương tháng trên vài ngàn đồng bạc Đông Dương . Bác sĩ là

người có nhiều đất ruộng ở Đồng Tháp Mười, ở Đồng bằng sông Cửu Long và vườn cà phê cả trăm mẫu trên cao nguyên Dran, dọc theo đường Phan Rang – Đà Lạt . Bác sĩ giao du rộng, chơi thân với Mimoda, với Iida và nhiều tướng lĩnh Nhật . Quyền Tổng trưởng Tổng ủy Thanh Niên Thể thao Đông Dương, Iida đã gợi mở với Bác sĩ rằng

: “ Nhật rồi sẽ thua và trong tình thế hiện thời , Việt Nam nên lập ra một tổ chức tập hợp thanh niên ở Sài gòn và Nam Kỳ , sẽ rất hữu ich cho cục diện đất nước “ .

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch báo ngay ý kiến nói trên cho Bí thư xứ ủy Trần văn Giàu . Sau khi đã bàn trong Xứ ủy và Ban Cán sự Thành Ủy - Sài Gòn Chợ thống nhất, Ông Giàu đưa ra chiến pháp tương kế tựu kế , với những bước đi thận trọng , nhân thời cơ có một không hai này, khẩn trương hình thành ngay một tổ chức công khai, lấy tên là Thanh Niên Tiền Phong để nhanh chóng tập hợp lực lượng trước thời cuộc đang chuyển biến , có lợi cho cách mạng.

Bí thư Xứ Ủy quyết định đưa Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch ra công khai với cái vỏ bọc của Tổng Cục Thanh Niên Thể Thao cùng với Bác sĩ Nguyễn VănThủ và Sinh viên Huỳnh Văn Tiểng , thành lập ngay tổ chức Thanh Niên Tiền Phong , tên do Xứ Ủy chọn . Để giữ thế hợp pháp . tổ chức Thanh Niên Tiền Phong và các thủ lĩnh phải doToàn quyền Nhật Minoda ký quyết định , qua đó mới có thể dễ tiếp nhận nguồn tài trợ của chính quyền Nhật Bổn, thông qua gíáo sư Lê Văn Huấn , Giám đốc Sở Thể Dục- Thể Thao Nam Kỳ (101) .

BS Phạm Ngọc Thạch tổng thư ký hội đồng quản trị TN Tiền Phong 1943

---------------------------------------------------

(101)- Sinh viên y khoa Huỳnh Văn Tiễng vận động thầy cũ , giáo sư Lê Văn Huấn đang có anh ruột Lê Quang Hộ, giữ chức Đổng lý văn phòng cho Toàn quyền Minoda của Nhật, đứng ra nhận chức Giám đốcThanh niên Thể thao thay phó Toàn quyền của Pháp Ducoroy đã bị Nhật bắt giam . Với sự bảo đãm của Lê Quang Hộ , Minoda bằng lòng trao chức vụ và cơ ngơi của Tổng cục Thể thao cho giáo sư Huấn , đóng ở số 1 đường Norodom , nay là đường Lê Duẫn , với đầy đủ văn phòng nhân sự và ngân quỹ, có hệ thống tổ chức xuống tỉnh , huyện , theo sách Nhìn Lại Cuộc Đời Xếp Bút Nghiên Lên Đàng- Huỳnh Văn Tiễng, trang 87 - Nhà Xuất Bản Trẻ.

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu, trong trọng trách Bí thư Xứ ủy lúc bấy giờ đã khẳng định với nhóm biên soạn chúng tôi rằng : “ Nếu là những năm 1941 , 1942 mà Nhật Bổn nó yêu cầu như thế thì ta không tham gia , không cho bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm . Nhưng bấy giờ Nhật nó đang thua , Đức cũng đang thua , phong trào đang lên , nhiều khả năng Nhật sắp đổ ; cho nên chúng ta phải tương kế , tựu kế . Phải tổ chức cho thật nhanh , cho thật mau , cho thật rộng ; mạnh hơn tất cả các đảng phái cộng lại , phải công khai tổ chức .

Tổ chức Thanh Niên Tiền Phong ra đời dựa vào lực lượng nồng cốt ưu tú của Đoàn S.E.T, trường Lycée Petrus Trương Vỉnh Ký , nhóm sinh viên Hoàng Mai Lưu và lực lượng Hướng Đạo đã hoạt động gây được thanh thế rộng rải trong những năm 1943-1944 . Sau khi trao đổi với thầy cũ Lê Văn Huấn , người đang nắm giữ vai trò tổ chức Thanh niên với Nhật Bản, Huỳnh Văn Tiểng nhanh chóng được chấp nhận làm Tráng Trưởng Thanh Niên Tiền Phong mà không phải báo cho Toàn quyền Nhật Bổn , Minoda .

Huỳnh Văn Tiễng nhớ lại: “ Chúng tôi bàn với nhau phải có cờ riêng, nếu không thì Nhật nó bắt treo cờ Nhật hay cờ của chính quyền bù nhìn. Đến lúc ấy nếu ta từ chối Nhật sẽ gây khó khăn. Nhất định phải có cờ riêng trước, làm một sự đã rồi với Nhật. Để thuận tiện thay đổi, chúng tôi đề đạt lấy cờ Việt Minh nhưng thay đổi màu, nền vàng sao đỏ làm cờ cho Thanh Niên Tiền Phong. Sau nầy Khỡi nghĩa cướp chính quyền ta đổi ngược lại sẽ thành cờ Việt Minh . “ .

Về trang phục, Thanh Niên Tiền Phong chọn đồng phục của Hướng Đạo Sài Gòn và của Đoàn SET. Thanh Niên Tiền Phong là tiếp nối Đoàn SET ở mức cao hơn (102) . Đoàn viên Thanh Niên Tiền Phong, đầu đội nón đệm bàng rộng vành, mặc quần soọc, áo sơ mi ngắn tay, chân đi dép cao su quai chéo với cuộn dây thừng đeo bên hông. Huy hiệu : nền vàng dài 3 phân, nền vàng viền đỏ. Thủ lĩnh huy hiệu có thêm một gạch đỏ ; phó thủ lĩnh, hai gạch đỏ. Khẩu hiệu; “ Thanh niên ! “Tức thời những người khác đáp: “Tiến !” . Chào nhau bằng bàn tay trái xòe ra ngang vai. Trang bị dao găm và cuộn dây thừng đeo ở thắt lưng và tầm vông vạc nhọn Bài hát Lên Đàng của Lưu Hữu Phước được chọn làm Đoàn ca. Hệ thống tổ chức Thanh Niên Tiền Phong gồm bốn cấp, theo địa bàn hành chính: Người đứng đầu cấp tỉnh thành và quận huyện , gọi là Thủ lĩnh ; làng thôn, gọi là Đòan trưởng hoặc Tráng trưởng. Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Thanh Niên Tiền Phong gồm Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch . Tráng Trưởng Sinh viên Huỳnh Văn Tiểng làm phó chủ tịch . Hội Đồng Quản Trị Thanh Niên Tiền Phong gồm 25 nhân sĩ ,

(102) -Hồi ký 1940-1945 của Trần văn Giàu , trang 170 .Thư viện nhà riêng Giáo Sư Trần Văn Giàu .

trí thức có uy tín (103) Trụ sở hoạt. động đặt tại số 14 đại lộ Charner nay là đường Nguyễn Huệ.. Trung tâm huấn luyện, cơ sở của Jeunes Campeur , ở đường Pellerin, nay là đường Pasteur .

Xứ ủy giao cho lực lượng sinh viên đảm nhận các hoạt động tuyên truyền, cổ đông và tổ chức, gồm kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát và các sinh viên Trần Bũu Kiếm, Đặng Ngọc Tốt, Vương văn Lễ, Lê Văn Nhàn , Trịnh Hy Liệt. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch phụ trách hoạt động xã hội cùng với sinh viênTạ Bá Tòng . Tráng trưởng Huỳnh văn Tiểng phụ trách Thanh niên . Sinh viên Nguyễn Việt Nam Phụ trách thiếu niên. Ban biên tập báo TIẾN, tờ báo của Thanh Niên Tiền Phong do sinh viên Mai Văn Bộ làm chủ bút. Phụ trách tài chính có dược sĩ Trần Kim Quan , Kha Vặn Cân . Phụ trách phổ biến âm nhạc cách mạng có Lưu Hữu Phước , Quách Vũ , Trần Văn Khê, Bùi Đức Tịnh, tức Bùi Kim Bích, Võ Văn Khải, Quách Vĩnh Chương, tức Quách Vũ . Phạm Hữu Tùng, tức Phan Huỳnh Tấn, phụ trách Ban phát thanh . Đảng Đoàn do Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm Trưởng Ban cùng với hai ủy viên Huỳnh Văn Tiễng và Nguyễn Văn Thủ .

Tháng 5/1945, Sài Gòn và các vùng phụ cận đã bị máy bay Mỹ ném bom, một số trường học đóng cửa, học sinh nghỉ học. Khi Thanh Niên Tiền Phong ra đời nhiều học sinh có ý thức với tình hình của đất nước đã tích cực tham gia. Huỳnh Văn Tiễng cho biết : “ Chỉ trong vòng một tháng có đến 200.000 thanh niên trên tổng số 600.000 thanh niên Sài gòn ùn ùn đăng ký vào Thanh Niên Tiền Phong “ .Cùng với hoạt động của nhóm Xếp Bút Nghiên Hoàng Mai Lưu từ Hà Nội về, ở Sài Gòn và hầu khắp Nam Kỳ, vẫn sôi nổi rầm rộ hoạt động cùa học sinh các trường trung học công lập và tư thục dưới danh nghỉa Đoàn SET, dù đã bị Nhật giải thể trước đó, do vận động học sinh tham gia biểu tình phản đối chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim do Nhât dựng lên từ sau đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 .

Trước sức phát triễn vượt bậc của lực lượng chịu ảnh hưởng của Việt Minh , số dân quân hậu cần Heiho ở Sài gòn do Sở Quân Nhu của Nhật quản lý cũng tình nguyện gia nhập Thanh Niên Tiền Phong . Ông Nguyễn Nam Tấn, lính Nhật người bản xứ nhớ lại : “ Lúc đó là ngày 15 tháng 6 năm 1945 , anh em Heiho chúng tôi trong các xí nghiệp hậu cần đều trở thành tổ chức Thanh Niên Tiền Phong. Chúng tôi thành lập Đoàn Thanh Niên Cảm Tử do anh Nguyễn Văn Vĩnh phụ trách . Vũ khí trang bị , chúng tôi lấy cắp của quân lính Nhật”.

-----------------------------------------------------

(1o3) -Hội Đồng Quản Trị Thanh Niên Tiền Phong gồm : chủ tịch Kha Vạn Cân ,phó chủ tịch, Huỳnh Kim Hữu; Tổng thơ ký, Phạm Ngọc Thạch, phó tổng thơ ký Nguyễn Việt Nam .Các Ủy viên gồm Nguyễn Văn Chì , Đặng Minh Trứ, Hồ Văn Nhựt , Ngô Tấn Nhơn , Hồ Văn Lái,Nguyễn Văn Nhạc , Hồ Vĩnh Ký , Hồ Văn Nhật theo Bằng Giang , Sài gòn cố sự .

clip_image079 Dân quân HEIHO Nhật

Ông Cung Khắc Chính , chỉ huy dân quân Heiho Nhật lúc bấy giờ cũng cho biết : “ Tôi nhớ vào một buổi chiều , khoảng 3 giờ lực lượng Heiho tập hợp dọc dài , cạnh vườn cao su Phú Thọ Hòa . Anh em chúng tôi xếp thành bốn hàng ngang trong đội ngủ chỉnh tề , chờ sự xuất hiện của Cách Mạng . Hóa ra là anh Huỳnh Văn Tiễng “. .

. Ông Ngô Đại Hành, người trong hàng quân Heiho thời ấy nhớ lại : “ Đại diện cách mạng hôm ấy , ngoài anh Tiễng còn có kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát và ông Trần Văn Giàu . Anh Phát thay mặt Việt Minh trao cho Đơn vị lá cờ đỏ sao vàng và một số băng đỏ , đề nghị Đội Thanh Niên Cách Mạng Cảm Tử Đoàn lấy lá cờ nầy làm lá cờ chiến đấu cho đơn vị “ .

Đang trong khí thế hừng hực tiền khởi nghỉa , vào Hè năm 1945, bệnh dịch tả, bệnh ghẻ lở và nạn chí, rận bùng phát lan tràn trong dân . Nhiều nghi vấn cho rằng đội quân phát xít Nhật là thủ phạm , “phát tán cuộc chiến vi trùng nguy hại này ? “ . Có nơi , tràn lan người chết vì bệnh dịch tả, gây lo âu cho xã hội. Đồng bào trị ghẻ bằng ruột trái mù u khô, đốt cháy thành than, đem tán nhuyển, trộn lẫn dầu dừa . Nấu nước lá me tắm gội . Mền, mùng, quần phải cho vào nước sôi ngâm để triệt trừ nạn chí rận. Thanh Niên Tiền Phong ra quân giúp dân dập dịch tả bằng rượu thuốc dân tộc, với củ gừng, củ xả . Nơi nào đồng bào nổi mõ báo tin xóm, thôn xãy ra “bệnh thời khí” , tức thời Thanh Niên Tiền Phong chạy đến, đánh gió, xoa bóp, cho uống rượu thuốc, để cứu chữa người bệnh, rất được đồng bào cảm kích.

Ngày 1/7/1945 Thanh Niên Tiền Phong chính thức ra mắt và nhanh chóng trở thành một phong trào quần chúng từ Sài gòn đến hầu hết các tỉnh thành Nam Bộ . Tại vườn Ông Thượng, nay là Công Viên Văn Hóa Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh , đã diển ra buổi lễ tuyên thệ lần thứ nhất của Thanh Niên Tiền Phong vào chủ nhật ngày 1/7/1945 (104) . Buổi lễ được tổ chức hoành tráng, uy nghi . Đoàn viên mặc đồng phục, hàng ngũ tề chỉnh, nghiêm trang ; một gối quỳ xuống đất, bàn tay trái xòe ra đưa ngang vai, cùng hướng về lễ đài, dõi theo

---------------------------------------------------------

(104)- Trong buổi lễ tuyên thệThanh.Niên.Tiền.Phong lần thứ nhứt Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Tổng Thư Ký Hội Đông Quản Tri có lời kêu gọi thanh niên “ … dân tộc Việt Nam không bao giờ là dân tộc hèn mạt…, dân tộc Việt Nam ngày nay vẫn cò giữ hết tinh thần tranh đấu của anh hùng xưa để đem lại cho nước ta một địa vị độc lập trên trường quốc tế…Ta luôn luôn đừng quên rằng mấy nhà chí sĩ cách mạng từ Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học , Đoàn Trần Nghiệp, đến Lý Tử Trọng , Nguyễn Thị Minh Khai , Hà Huy Tập đều toàn là mấy nhà thanh niên trẻ tuổi đã hiến cho Tổ Quốc một tinh thần cứng cỏi tranh đấu .Ta nên cúi đầu trước bóng người xưa mà lãnh lại ngày nay một sứ mạmg chiến đấu mới để khỏi thẹn với non sông “ , theo Báo Điện Tín số ra ngày 3/7/1945.

thủ lĩnh Phạm Ngọc Thạch tuyên đọc 3 lời thề và đồng loạt hưởng ứng nhiệt liệt . Chúng ta thề: trung thành với Tổ quôc :

-Xin thề! Xin thề! Xin thề!

Chúng ta thề giữ gìn phẩm chất tốt đẹp.

-Xin thề! Xin thề! Xin thề.

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đứng trên bụt cao 15 thước, tay cầm cờ đuôi nheo đánh nhịp cho hàng vạn Thanh Niên Tiền Phong đồng thanh hát vang bài Lên Đàng .Tiếp đến cả khối người, rầm rập nhịp chân tại chỗ đều đặn,theo giọng đếm hùng dũng: Một ! hai ! Một ! Hai ! Một ! Hai ! Một ! Hai ! Thủ lĩnh xướng : ” Thanh niên ! ” Tất cả khối Thanh Niên Tiền Phong hùng dũng đáp : “ Tiến !.”

.

Lực lượng Thanh Niên Tiền Phong mỗi ngày một nhân lên. Không chỉ có thanh niên hay học sinh mà trong đội ngũ còn có Đoàn viên thuộc đủ lứa tuổi, đủ các tầng lớp xã hội, đủ các ngành nghề: công nhân, trí thức, viên chức. Ngay giáo sư Phạm Thiều cũng mặc đồng phục Thanh Niên Tiền Phong, với chiếc nón bàng rộng vành và cuộn dây thừng bên hông. Sau 3 tháng tổ chức và hoạt động , ở Sài gòn- Chợ lớn phát triễn trên 200.000 đoàn viên, so với số dân thành phố thời bấy giớ là 800.000 người . Số đoàn viên trong 21 tỉnh Nam Kỳ lên đến 1.200.000 người.

Sài Gòn bắt đầu xuất hiện cờ vàng sao đỏ, đâu đâu cũng gặp những nhóm thanh niên, công nhân mặc đồng phục Thanh Niên Tiền Phong, có vũ trang bằng dao găm và cuộn dây thừng bên hông, vừa đi vừa hô : Một! Hai! Một ! Hai… Khi người chỉ huy hô: Thanh Niên , tức thì đội ngủ cùng đồng loạt hô vang: Tiến! và cùng nhau hát vang bài Lên Đàng , bài Tiếng Gọi Thanh Niên.

Trong thời kỳ khẩn trương của những tháng 6 , tháng 7 và tháng 8, năm 1945 , đồng bào Sài Gòn, Chợ Lớn, thanh niên, công nhân, lao động, thợ thuyền, học sinh, sinh viên và trí thức , trong nhà máy, công xưởng, xí nghiệp, trường học, đâu đâu cũng luyện tập võ thuật, rèn luyện đội ngũ . Ban Văn nghệ Thanh Niên Tiền Phong, nhóm Hoàng Mai Lưu cử những sinh viên , học sinh về trường học, khu phố, dạy múa hát , góp phần làm vui thôn xóm . Phong trào ca hát cứu nước phát triển sôi nổi. Những bài hát yêu nước do nhóm Hoàng Mai Lưu sáng tác ngày đêm vọng vang trên đường phố, ở những nơi hội hợp sinh hoạt, đã hổ trợ đắc lực cho khí thế chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền .

Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát vận động cụ Trương Văn Huyên, nhà tư sản dân tộc , theo đạo Cao Đài , thân sinh của sinh viên Trương Cao Phước , cho sử dụng ngôi biệt thự đang là nơi ở của gia đình , số 90 hẽm Cây Điệp, đường Richaud , nay là đường Nguyễn Đình Chiểu, để thiết lập một căn hầm bí mật cho bộ phận sinh viên trực đêm bắt tin đài phát thanh Quốc tế. Tin chiến thắng của Đồng Minh nhất là của Hồng quân Liên Xô và và những thất trận của quân Nhật Bản, đã được sinh viên nghe qua máy thu thanh và biên tập thành Bản tin, đánh máy qua giấy sáp , in lăng tay bằng khung gỗ , đem phân phát cho đồng bào Sài Gòn, Chợ Lớn, vạch trần sự lừa bịp, xuyên tạc của hảng tin Domei Nhật Bản. (105). Từ tháng 6/1945, Bản tin phát hành công khai , dán nơi có đông người qua lại , cung cấp cho cơ quan tuyên truyền của Thanh Niên Tiền Phong .

Ngày 5/6/1945 , nhóm Hoàng - Mai - Lưu từ năm 1941 , tổ chức ra công khai tại nhà số 90 , đường Dixmude , nay là đường Đề Thám , thành lập Nhà Xuất Bản tại số 40 Đại lộ Bonard , nay là đường Lê Lợi , để phát hành các bài hát yêu nước của Lưu Hữu Phước , của Lê Thương với nhạc phẩm Hồn Vọng Phu , Tô Phương Hiếu với bài Tỉnh Ngộ , Đổ Nhuận bài Nhớ Chiến Khu , Nguyễn Mỹ Ca bài Tiếng Dân Cày , Hoàng Qúy bài Đêm Trong Rừng , Phan Huỳnh Tấn bài Theo Vết Người Xưa .

Ông Vương Văn Lễ , sinh viên thời ấy đã kể : “ Chúng tôi lập Nhà Xuất Bản Hoàng Mai Lưu để phổ biến các bài hát yêu nước, của sinh viên, giúp các trường trung học Pétrus ký ở Sài gòn , collège de Mytho ,de Cantho ,tổ chức các đoàn thể bán công khai, như Đoàn Thanh Niên Du Ngoạn như Đoàn Rồng , Đoàn Hùng , Đoàn S.E.T. là hình thức tập hợp thanh niên học sinh vào con đường hoạt động yêu nước. “. Nhà xuát bản số 40 đường Lê Lợi cũng đồng thời là nơi tổ chức in truyền đơn và những bản tin lấy từ các đài phát thanh nước ngoài từ chiếc radio của sinh viên Nguyển Đức Tấn. Từ nhóm “ trẻ đầu đường xó chợ “ do Lưu Hữu Phước gầy dựng, từ dạy hát, kể chuyện ban đầu , về sau tổ chức thành Đội tuyên truyền, giao cho các em dán áp phích , phân phát các Bản tin .

Sau Nhật đảo chánh Pháp ngày 9/3/1945 ở Đông Dương, tình hình Sài gòn thêm rối ren . Chính phủ TrầnTrọng Kim do Nhật- Bảo Đại dựng lên đã bố trí các khâm sai ở Bắc Bộ ngày 2/5/1945 và Nam Bộ ngày 14/8/1945 . Khâm sai đại thần Nguyễn Văn Sâm được triều đình Huế cử vào Sài gòn nắm các đảng phái thân Nhật . Trước tình hình bất ổn , Ông cho mời thầy đội lính khố xanh , trung tá Trương Văn Giàu vào Dinh chỉ thị : “ Tình hình vô cùng khó khăn, Ông phải cho canh gác cẩn mật Dinh khâm sai và các cơ quan công quyền trong thành phố “ . Thầy đội trả lời : “ Thưa Ngài khâm sai chúng tôi đã theo Việt Minh rồi “ (106).Trong không khí sục sôi, đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn, không ai bảo ai, người người âm thầm đến các tiệm bán vải , mua toàn vải màu đỏ và màu vàng. Các cửa hàng bán vải đỏ và vàng đã bán hết số vải dự trữ. Nhân dân Sài gòn hồ hởi trước thời cơ lịch,

--------------------------------------------------------------

(105)-Sách Nhìn Lại Cuộc Đời Xếp Bút Nghiên Lên Đàng của Huỳnh Văn Tiễng, trang 98 , Nhà Xuất Bản Trẻ

. (106)-Theo Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu : “ Tình hình bây giờ , tất cả lính khố xanh ở Sài gòn , lính khố xanh ở Gia định và lính khố xanh ở 21 tỉnh Nam Bộ hầu hết đều theo Việt Minh .

sử ngàn năm có một, sẵn sàng vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ, giành lấy chính quyền về tay Việt Minh .

Bằng công tác địch vận, cách mạng đã vô hiệu hóa Sở Cảnh Sát Đặc Biệt Miền Đông, tức bót Catina . Huỳnh Tấn Phát cùng Huỳnh Văn Tiểng đến gặp Huỳnh Văn Phương , chú ruột Huỳnh Tấn Phát ,một luật sư có ý thức chính trị sâu sắc, đang nắm giữ vai trò phó Giám đốc Sở Công An Mật Thám Nam Kỳ, dưới quyền Minoda .

Một số việc có lợi cho Cách mạng được ông Phương hợp tác như thay đổi những công an , cảnh sát nguy hiểm do Pháp để lại cho Nhật sử dụng , bằng lực lượng do cách mạng tiến cử. Huỳnh Văn Phương giúp một số việc quan trọng khác như giao sân tập bắn của cảnh sát ở Chợ Quán để huấn luyện quân sự cho Thanh Niên Tiền Phong, đào tạo gấp rút một lực lượng cảnh sát. Với học viên công an mới ra trường, ông Phương điều động tăng cường cho sở và các bót , thay số công an và cảnh sát do Pháp và Nhật ; đồng thời lệnh cho lực lượng thuộc quyền không được can thiệp vào các hoạt động của Việt Minh .

Ông Phương giao cho Huỳnh Tấn Phát và Huỳnh Văn Tiễng 50 súng ngắn , đạn và lựu đạn đang có tại bót Catinat .Số vũ khí lấy được , Huỳnh Văn Tiễng đưa về trụ sở Hướng Đạo , nhà ở của sinh viên Nguyễn Việt Nam , đường Marcel Richard, nay là Nguyễn Đình Chiểu chôn giấu (107). Qua khai thác tên cò Bazin khai chỉ các hầm súng bí mật chôn giấu ở Bến súc, tỉnh Thủ Dầu Một và Thủ thừa tỉnh Tân An , Huỳnh Văn Phương báo cho cách mạng kịp thời đào lấy . Số súng trung , đại liên , tiểu liên và đạn mới tốt giao cho cách mạng ; những vũ khí cũ , hư giao nộp cho Nhật.

Phối hợp với Đội Thanh Niên Tiền Phong đang kiểm soát kho đạn Pyrotechnie, gần cầu Thị Nghè, cuối đường Chasseloup Laubat, nay là Nguyễn Thị Minh Khai, vào 2 giờ khuya Huỳnh Văn Tiểng làm kế nội ứng ngoại công, tổ chức đào đường xuyên dưới tường rào, xâm nhập vào kho , chuyển ra hảng mấy chục thùng súng gồm 380 khẫu tiểu liên mi Sten, 15 súng trung liên F.M đầu bạc , đạn và 2000 trái lựu đạn phục vụ cho Khởi Nghĩa.

Từ sau Nhật đảo chánh Pháp ngày 9/3/1945 , bộ máy cai trị của thực dân Pháp được quân Nhật duy trì đã bắt đầu rệu rã, mất hiệu lực từ thôn ấp đến làng, tổng đến quận .Tuy nhiên , tình hình so sánh lực lượng giữa cách mạng và bọn thân Nhật lúc nầy thì tổ chức theo Nhật có đến 10, cách mạng

chỉ được một. Nhưng trong vòng 3 tháng tổ chức và hoạt động , Thanh Niên

-------------------------------------------------------

“107)- Thanh Niên Tiền Phong và các Phong Trào Học sinh , Sinh viên , Trí thức Sài gòn, trang 46, tác giả Huỳnh Văn Tiễng và Bùi Kim Bích, Nhà Xuất Bản Trẻ.

Tiền Phong ở Sài gòn-Chợ Lớn mạnh lên như Phù Đổng, đã tập hợp được 200.000 đoàn viên, so với tổng số dân toàn thành phố lúc bấy giờ là 800.000 người , trong 1.200.000 đoàn viên của 21 tỉnh Nam Bộ .

Lính Bảo an binh của Nhật đã ngã theo nhân dân yêu nước và tham gia huấn luyện võ trang cho Thanh Niên Tiền Phong . Cao đài 12 phái Trần Quang Vinh ở Tây Ninh thân Nhật, Cao Đài Cứu Quốc ở miền Tây, Cao Đài Ban Chỉnh tỉnh Bến Tre tình nguện đứng về phía Mặt Trận Việt Minh. Lực lượng quân sự Cao Đài, tín đồ đạo Hòa Hảo của phái Trần Văn Thạch , nhóm tranh đấu chống Đệ tam Quốc tế Cộng sản tập hợp trong “Phục Quốc Đồng Minh” của Trần Văn An , nhóm “ Huỳnh Long” của Lý Hoa Vinh , nhóm “Quốc Dân Quân” của Vũ Tam Anh, nhóm “Quốc Gia” của Nguyễn Hòa Hiệp cũng ngã theo lực lượng Việt Minh .

Vai trò nồng cốt của Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng : “ Chưa bao giờ ở Sài gòn và Nam Bộ có một lực lượng công nhân , nông dân, thanh niên cách mạng lớn mạnh như vậy . Ở Sài gòn nói riêng và Nam Bộ nói chung, ở thành thị cả ở nông thôn . Đảng cộng sản thực sự trở thành lực lượng có tổ chức mạnh hơn các đảng phái khác cộng lại “ (108 ) .

Bí thư Xứ Ủy Đảng Cộng Sản Đông Dương, ông Trần Văn Giàu cho rằng : “Trước tình hình rối rắm ở Sài Gòn và các tỉnh, lực lượng của Đảng Cộng Sản và Mặt Trận Việt Minh nổi bật lên như là lực lượng có tổ chức kỷ luật nhất, có đông đảo nhân dân đi theo , có hệ thống hoạt động công khai, công khai nêu lên trước đồng bào cái quyết tâm giành chính quyền về tay nhân dân, giành độc lập tự do cho đất nước, mười mấy năm đấu tranh vì đại nghỉa . Dựa trên lực lượng công nhân, thanh niên , binh lính, nông dân ở ngoại thành Sài gòn, ta có một đạo quân chính trị không ai bì kịp, ở cả Nam Kỳ cũng vậy ” .

Vào 23 giờ đêm 14 tháng 8 năm 1945 , Nhật Hoàng công bố lệnh đầu hàng Đồng minh vô điều kiện , sau khi bị Mỷ ném hai trái bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima ngày 6/8/1945 (109) và Nagasaki, ngày 9/8/1945 . Bí thư Trần Văn Giàu triệu tập Xứ ủy và quyết định ngay hai vấn

đề quan trọng . Thành lập ngay Ủy Ban Khởi Nghĩa do Bí thư Xứ Ủy Trần Văn Giàu là Chủ tịch . sinh viên Huỳnh Văn Tiễng, Phó chủ tịch . Chớp thời

-------------------------------------------------

(108) - Trần Văn Giàu: Thành công của chủ nghỉa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh . Nhà Xuất Bản thành phố Hồ Chí Minh , tập 3 trang 649 .

(109)-Thành phố nầy bị sang bằng trong khoảnh khắc, hơn 80% nhà cửa bị thiêu hủy , hơn 140.000 người chết , hơn hàng chục ngàn người bị thương, chưa kể vô số người chết dần mòn trong những năm sau đó , vì nhiễm phóng xạ.

clip_image081

KS Ngô Tấn Nhơn 14/8/1945 (ảnh chụp lại trong phim tư liệu)

cơ , kịp thời tấn công tinh thần và tư tưởng nhằm trung lập hóa quân lính Nhật Bổn ở Sài gòn và Nam Kỳ , tranh thủ lấy vũ khí từ trong tay họ . Nguyên Bộ Trưởng Nông Nghiệp chính phủ , Kỷ sư Ngô Tấn Nhơn nhớ lại :

Theo sự chỉ đạo của Bí thư Xứ Ủy Trần Văn Giàu , đêm 15/8/1945, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch , với tư cách là thủ lĩnh Thanh Niên Tiền Phong cùng tôi đến gặp Thống chế Nhật Bổn Terauchi, Tổng tư lệnh quân Nhật ở Đông Nam Á ở tại Tổng hành dinh ,đồn Cây Mai Chợ Lớn .

Gặp Terauchi ,Phạm Ngọc Thạch liền nói : “ Việt Nam xin chia buồn với nước Nhật vì đã hy sinh hai triệu dân vô tội do hai quả bom nguyên tử của Mỹ đã thả xuống hai thành phố lớn, Hiroshima và Nagasaki của Nhật . Terauchi ôm đầu khóc một lúc rồi thú nhận là quân đội Nhật đã đầu hàng quân Đồng minh .

Phạm Ngọc Thạch tiếp lời : “, quân đội Nhật đã đầu hàng quân đồng Minh thì nên giao vũ khí lại cho chúng tôi . chúng tôi sẽ tạo mọi -điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp tế cho quân đội Nhật “ .

Thấy Terauchi còn do dự , tôi nói tiếp : “ Nếu mà quân đội Nhật không giao vũ khí lại cho chúng tôi thì chúng tôi bắt buộc khải đánh quân Nhật để lấy vũ khí . chúng tôi đang có một lực lượng Thanh NiênTiền Pnong trên một triệu người .Terauchi suy nghĩ một lát rồi trả lờ rằng nó không thể giao vũ khí của Nhật mà nó có thể giao vũ khí mà nó tước của Pháp cho chúng ta .

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đặt thêm với Terauchi : “ Chúng tôi thay mặt Thanh Niên Tiền Phong, cũng là thay mặt tất cả những người yêu nước ở miền Nam, yêu cầu quân đội Nhật không được can thiệp vào việc nội bộ của người Việt Nam “ . Thống Chế Terauchi đáp ngay : “ Chắc chắn là trong tình cảnh bại trận, sắp bị giải giáp đưa về nước, quân Nhật sẽ không can thiệp làm gì vào nội bộ của Việt Nam” . Khi từ giã ra về, bất ngờ Terauchi lấy trao cho bác sĩ Phạm Ngọc Thạch , hai món vũ khí , một con dao găm sáng ngời, cán bằng sừng đen, sắc nhọn, dài độ hai tấc và môt khẩu súng ngắn 7,65 ly, nòng mạ bạc, bán súng cẩn đá cẩm thạch.

Térauchi nói : “ Bác sĩ và kỹ sư hãy xem đây là tượng trưng cái ý tôi muốn nộp vũ khí cho dân tộc Việt Nam để chống bọn da trắng, chớ không phải nộp cho kẻ thù đã ném bom nguyên tử xuống nước Nhật của tôi “ . Ngay đêm hôm sau, Terauchi giao 2.000 khẫu súng và 20.000 viên đạn . Thầy đội Trương Văn Giàu, được Bí thư Xứ Ủy phân công đến nhận đem về giao cho Huỳnh Đình Hai . Hoàng Đôn Văn , Ngô Văn Giỏi để trang bị

cho 16 đội du kích hoạt động nội thành (110) .

--------------------------------------------------------------

( 110 ) - Hồi ký những năm 1940-1945 củaTrần Văn Giàu , trang 195 . Thư viện nhà riêng Giáo Sư Trần Văn Giàu .

Để thăm dò sự phản ứng của Nhật , ngày 18/9/1945 Xứ Ủy chỉ đạo Thanh Niên Tiền Phong ở Sài Gòn làm lễ tuyên thệ lần thứ hai tại vườn Ông Thượng . Tham dự buổi lễ có trên 50.000 Thanh Niên Tiền Phong (111) . Diễn văn bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, thủ lãnh Thanh Niên Tiền Phong trong lễ tuyên thệ tại vườn Ông Thượng , đã công khai đặt Thanh Niên Tiền Phong Sài Gòn- Chợ Lớn và Nam Bộ là thành viên đắc lực của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh , gọi tắt là Việt Minh ; quyết đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Khi thủ lĩnh Phạm Ngọc Thạch tuyên đọc ba lời thề vừa dứt , bỗng có tiếng hô to : “Hoan hô Việt Minh ” , tức thời cả rừng người đồng thanh hưởng ứng: “Hoan hô Việt Minh! Hoan hô! Hoan Hô ! ”. Tiếng hô hoan hô kéo dài, kéo dài hồi lâu. Giờ lên đàng sắp đến . Lưu Hữu Phước bước lên , đứng uy nghi trên bục chỉ huy với lá cờ đuôi nheo trong tay, cất cao tiếng hát bài Lên Đàng.

Và cả khối người đồng thanh:

Nào anh em ta! Cùng nhau xông pha lên đàng
Kiếm nguồn tươi sáng !

Ta nguyền đồng lòng, điểm tô non sông ,

Từ nay ra sức anh tài !

Đoàn ta chen vai nề chi chông gai . Lên đàng

Ta là người Việt Nam!....

Người người đồng hô to : Việt Nam ! như sấm dậy .

Sau Lên Đàng đến bài “ Tiếng Gọi Thanh Niên “ :

“ Này anh em ơi ! Tiến lên dưới cờ giải phóng ! .

Đồng lòng cùng đi. Đi . Đi .Sá gì thân sống.

Nhìn non sông nát tan, thù nung tâm chí cao

Nhìn muôn dân khóc than , hờn sôi trong máu đào.

Liều thân xông pha ta tranh đấu.

Cờ nghĩa phất phới vàng pha máu.

Cùng tiến quét hết những loài dã man ,

Hầu đem quê hương thoát vỏng u tối

Thề quyết lấy máu nóng mà rửa oán chung .

Muôn thuở vì núi sông , nêu tiếng anh hùng .

Anh em ơi ! Mau tiến lên dưới cờ

Anh em ơi ! Quật cường nay đến giờ !

Tiến lên cùng tiến ! Gió tung nguồn sống ,

cháy trong lòng ta ngàn mớ lửa hồng “ .

---------------------------------------------------------

(111)- Trước 9 giờ sáng, 50.000 Thanh Niên Tiền Phong đã có mặt tại nơi quy định. Người đứng ngoài trời. Người đứng dưới những tán lá.Khu vườn mênh mông không còn một chổ trống .

Đêm 20/81945, tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo, nay là rạp Công Nhân , Mặt Trận Việt Minh ra công khai với đồng bào. Cuộc mít tinh đã long trọng tưởng niệm chí sĩ yêu nước Nguyễn An Ninh, hy sinh 14/ 8/1943 ở nhà tù Côn Đảo . Nguyễn An Ninh được suy tôn là người Thanh Niên Tiền Phong

số 1 của Sài Gòn và Nam Bộ (112). Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ , Đảng cộng sản Đông Dương , ông Trần Văn Giàu long trọng giới thiệu cương lĩnh của Mặt Trận Việt Minh. Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát giải thích đường lối đại đoàn kết dân tộc và dân chủ của Mặt Trận .

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch khẵng định lại tôn chỉ mục đích của Thanh Niên Tiền Phong là thành viên của Mặt Trận Việt Minh Sau hết ,Tráng trưởng Huỳnh Văn Tiểng , đại diện cho Thanh Niên Tiền Phong , kêu gọi quần chúng sẵn sàng đứng lên giành độc lập tự do cho Tổ quốc dưới ngọn cờ của Việt Minh. Trong một cuộc mit tinh, đồng bào sôi nổi hô vang khẩu hiệu “Việt Minh muôn năm” , “Chính quyền về tay Việt Minh”. Buổi mit tinh kết thúc bằng màn đồng ca với 40 mươi nam nữ, hát bài Khúc Khải Hoàn do sinh viên nhạc sĩ Trần Văn Khê chỉ huy (113) . Sáng ngày 21/8/1945 , Tráng trưởng Thanh Niên Tiền Phong Huỳnh Văn Tiễng tổ chức đoàn xe gồm mười chiếc có gắn loa , trương cờ đỏ sao vàng khổ lớn 2m x 3m , chạy khắp nội thành Sài gòn kêu gọi đồng bào ủng hộ Mặt Trận Việt Minh khởi nghỉa giành chính quyền .

Trong không khí sục sôi, người Sài Gòn - Chợ Lớn, không ai bảo ai, âm thầm đến các tiệm bán vải mua toàn vải màu đỏ và màu vàng. Các cửa

-------------------------------------------------

(112)- Nguyễn An Ninh là nhà yêu nước vĩ đại, là một trí thức tầm cở, nếu chịu khuất phục bọn đế quốc chắc chắn Ông sẽ giàu và sống vương giả. Nhưng vì yêu nước , thương dân,Ông đã đi vào quần chúng lao khổ vận động họ chống quốc và tay sai

(113)- Nhạc của Lưu Hữu Phước , lời của Hùynh Văn Tiễng và Nguyễn Mỹ Ca . Lời bài hát :

”Việt Nam mến yêu ! Ngàn ánh vinh quang.

Rạng chiếu sơn hà ngàn xưa !

Nòi giống Lạc Hồng , nòi giống hiên ngang.

Khắp nơi cất cao bóng cờ

Dân ta hằng anh dũng .

Dân ta vẫn oai hùng.

Dân ta dù nguy biến không nao

Non sông còn yên vững.

Non sông sẽ vang lừng.

Muôn đời rèn nung thêm chí cao” .

Điệp khúc :

“Nhìn ánh sáng , Tim thắm tươi, ta hát vang khải hoàn ca anh dũng, Luồng gió mới chứa chan vui mừng trong đời mới.

Cờ phất phới vươn khí thiêng trong ánh mây bay vờn cùng khói hương say

hàng bán vải đỏ và vàng đã bán hết số vải dự trữ. Nhân dân Sài gòn trong khí thế chuẩn bị ra quân sẵn sàng vùng lên phá tan xiềng xích , giành chính quyền về tay Việt Minh . Trong không khí sục sôi, người Sài Gòn - Chợ Lớn, không ai bảo ai, âm thầm đến các tiệm bán vải mua toàn vải màu đỏ và màu vàng. Các cửa hàng bán vải đỏ và vàng đã bán hết số vải dự trữ. Nhân dân Sài gòn trong khí thế chuẩn bị ra quân sẵn sàng vùng lên phá tan xiềng xích , giành chính quyền về tay Việt Minh .

Trong nhận xét về phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng giai đoạn 1941-1945, Lịch Sử Kháng Chiến Nam Bộ tập I đã viết về phong trào học sinh-sinh viên tham gia đóng góp như :

Phong trào học sinh-sinh vên yêu nước mở đầu bằng nhóm sinh viên Đại học Hà Nội “ xếp bút nghiên “ về Nam, nồng cốt là nhóm Hoàng Mai Lưu ( Huỳnh Văn Tiễng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước ) sáng tác nhiều bài hát yêu nước như Tiếng GọiThanh Niên, Bạch Đằng Giang, Ải Chi Lăng, Xếp Bút Nghiên, Lên Đàng .v .v. được phổ biến ở Sài Gòn và các tỉnh, có tác động lớn, khơi dậy tinh thần yêu nước. lòng tự hào dân tộc .

Phong trào văn nghệ phát triễn từ phong trào ca hát mới của học sinh-sinh viên, nhiều kịch bản, vở tuồng đậm đà tinh thần quật khởi dân tộc được trình diễn công khai như Đêm Lam Sơn, Hội Nghị Diên Hồng…cùng với các cuộc triển lãm mỹ thuật gây được tiếng vang lớn . Đặc biệt vở tuồng Đêm Lam Sơn có ảnh hưởng sâu sắc trong học sinh-sinh viên ; nhiều người trong tổ chức “ Hội Truyền Bá Quốc Ngữ Nam Kỳ “ tìm gặp Đảng để đi theo cách mạng .

Phong trào Truyền Bá Quốc Ngữ từ Bắc Kỳ, Trung Kỳ lan rộng khắp các tỉnh thành Nam Kỳ, đứng đầu là những nhân sĩ, trí thức có tên tuổi như Michel Văn Vỹ ( Phó Giám Đốc Ngân Hàng Pháp Á ), dược sĩ Trần Kim Quan, các giáo sư Phạm Thiều, Đặng Minh Trứ, Lê Văn Huấn, Trần Văn Nguyên, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, nhà văn Ung Ngọc Ky- Trường Sơn Chí, v.v. góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy mạnh hoạt động văn hóa, truyền bá phong tục tập quán tốt đẹp của Việt Nam, tạo mầm mống cho phong trào đời sống mới, nhất là cổ vũ cho tinh thần dân tộc, nghĩa đồng bào .

Phong trào tìm hiểu lịch sử dân tộc, tôn vinh anh hùng dân tộc với hiều loại sách báo, tranh ảnh, nhiều cuộc diễn thuyết, hội thảo lôi kéo nhiều nhà trí thức tham gia . Nồng cốt phong trào nầy là nhà giáo Ca Văn Thỉnh, Phạm Thiều, nhiều nhà nghiên cứu như Lê Thọ Xuân, Lý Vĩnh Khuôn, Ung Ngọc Ky, Bằng Giang . . .

Phong trào Hướng đạo lôi kéo học sinh từ các trường trung học đến tiểu học ở Sài Gòn và các tỉnh vào các cuộc đi cắm trại, hướng về nguồn, tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh . . . để giáo dục lòng yêu nước, tổ chức nhân ái giúp đỡ người nghèo, cơ nhở . Nhiều trí thức làm nồng cốt trong phong trào như Huỳnh Thiện Nghệ, Trịnh Kim Ảnh. . .

Phong trào thể dục thể thao lợi dụng chủ trương mị dân của Pháp- Thanh Niên Ducoroy -, để đẩy mạnh phong trào luyện tập thân thể, tu dưỡng tinh thần sĩ khí qua các cuộc điền kinh, bóng đá, tổ chức vui chơi lành mạnh ở khắp thành thị nông thôn với tinh thần “ khỏe vì nước “ .

Phong trào cứu đói miền Bắc với lực lượng nồng cốt là Thanh Niên Tiền Phong, được hầu hết nhân dân tham gia đóng góp gạo tiền, tổ chức biểu diễn văn nghệ, ca nhạc yêu nước, kêu gọi tình nghĩa đồng bào, ý chí thống nhất đất nước và lòng nhân ái cổ truyền dân tộc “ nhiễu điều phủ lấy giá gương “ ( Sđd, trang 116, 117 ) .

Lực lượng học sinh-sinh viên Sài Gòn lúc nầy dưới sự hướng dẫn của nhóm Hoàng Mai Lưu, của các Ban lãnh đạo Đoàn SET…được sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ Ủy Nam Kỳ và của Thành ủy Sài Gòn đã phát triển mạnh mẽ, tham gia phong trào Thanh Niên Tiền Phong, góp phần vào cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn .

VI –HỌC SINH, SINH VIÊN THAM GIA KHỞI NGHĨA

GIÀNH CHÍNH QUYỀN THÁNG 8/1945 .

Từ Hà Nội ngày 19/8/1945 cách mạng đã thành công, toàn bộ chính quyền về tay nhân dân . Thường trực Ủy Ban khởi nghĩa Sài Gòn và Nam Bộ gồm : Trần Văn Giàu , Trưởng ban cùng bác sĩ Phạm Ngọc Thạch , sinh viên Huỳnh văn Tiễng , Nguyễn văn Trấn , Hoàng Đôn Văn , Kiều Công Cung , luôn có mặt tại trụ sở , số 6 đường Colombert , nay là cơ quan Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh (114) . Danh sách Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Bộ đã thông qua tại Hội nghị lần thứ ba của Xứ Ủy Nam Bộ Đảng Cộng Sản Đông Dương ngày 23/ 8/1945 , là những thành viên có uy tín đã được đồng bào Sài Gòn và Nam Bộ ngưỡng mộ từ lâu gồm có :

Trần Văn Giàu : Chủ tịch .

Phạm Ngọc Thạch : Ủy viên, phụ trách đối ngoại.

Nguyễn Văn Tạo : Ủy viên phụ trách nội vụ.

Hoàng Đôn Văn : Ủy viên phụ trách lạo động.

Nguyễn Văn Tây : Thanh tra chính trị miền Tây.

Dương Bạch Mai : Phụ trách Quốc gia Tự vệ Cuộc .

Ngô Tấn Nhơn : Phụ trách kinh tế .

Huỳnh Văn Tiểng : Phụ trách tuyên truyền và thanh niên.

Nguyễn Phi Hoanh: Phụ trách tài chính .

Vào 18 giờ đêm 24 tháng 8 năm 1945, Ủy Ban Tổng Khởi Nghĩa Nam Bộ và Sài gòn hợp phiên hợp đặc biệt tại Tổng hành dinh , với sự có mặt đại biểuThanh NiênTiền Phong của các khối cơ quan xí nghiệp và các quận huyện , theo mệnh lệnh của Bí thư xứ ủy Trần Văn Giàu , tiến hành khởi nghĩa đúng theo kế hoạch vào lúc 19 giờ đến 21 giờ . Huỳnh Văn Tiễng và Kiều Công Cung làm nhiệm vụ thường trực tại trụ sở Ủy Ban Khởi Nghĩa , .số 6 , đường Colombert ,theo dõi các cơ sở triễn khai giành chính quyền qua điện thoại .

Cho đến 22 giờ , kế hoạch trên đã được thực hiện hoàn hảo , không một phát súng và không có đổ máu .Tất cả bộ máy cai trị của chính quyền bù nhìn Nhật Bổn trong thành phố đã về tay các đội Thanh Niên Tiền Phong xung kích . Tại Dinh Khâm Sai , Nguyễn Văn Sâm đã bị bắt, quyền Khâm sai Nguyễn Văn Ngà cũng bị giữ . Lực lượng khởi nghĩa chiếm Nhà Giây Thép như trở bàn tay, viên chức nơi đây vẫn tiếp tục làm việc. Nhà Đèn Chợ Quán bị Cách mạng chiếm rất êm, công nhân luôn giữ cho nguồn điện cháy sáng liên tục. Lực lượng khởi nghĩa chiếm Sở Mật Thám Catinat, Sở Cảnh Sát và các bót quan trọng ở Đô Thành . Các mục tiêu Đài Phát Thanh, Dinh Đốc Lý , trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố hiện nay , các trại lính Bảo an, Sở Cứu hỏa không gặp bất cứ sự kháng cự nào.

Thanh Niên Tiền Phong có vũ trang được điều động tăng cường các cơ sở quan trọng như Dinh Thống Đốc Nam Kỳ , bót Catina , các bót cảnh sát, các Doanh trại lính khố xanh , lính khố đỏ, Nhà máy nước , Sở bưu điện , khu Pháp kiều ở Tân Định. Những cây cầu quan trọng ở Thành phố đều được lực lượng Tổng Khởi Nghĩa chiếm giữ. Các cửa ngỏ ra vào thành phố như Phú Lâm, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Tân Thuận, cầu Thị Nghè, Cầu Bông, Cầu Kiệu, các trục đường đi Bà Hom, Hóc Môn, Thủ Đức… đều có lực lượng Tranh Niên Tiền Phong vũ trang đóng chốt , đảm bảo cho nhân dân vào ra thành phố có an ninh trật tự. Tại các bùng binh lớn cũng đều có thanh niên , dân quân tuần tra. Từ giờ phút toàn thắng nầy Thanh niên Tiền Phong , công nhân đồng loạt mang băng đỏ Việt Minh có vũ trang , ngồi trên xe nhà binh cấm cờ , chạy tuần tra khắp thành phố ,biểu dương khí thế khởi nghỉa, cũng đồng thời sẵn sàng bắt giữ bọn phản động .

Những mục tiêu mà quân Nhật trấn giữ như Sân Bay Tân Sơn Nhất, Bến tàu quân sự, Phủ Toàn Quyền, nay là Hội trường Thống Nhất và Ngân Hàng Đông Dương ,vốn đã bị Pháp và Nhật lấy hết từ trước , cách mạng không đụng đến .

Từ giữa đêm, nhiều đường phố trung tâm, đâu đâu cũng đông nghẹt người. Địa điểm tập trung thống nhất của Tổng Công Đoàn ở Đại lộ

-----------------------------------------------

(114)- Trụ sở Ủy Ban Khởi Nghỉa tại số 6 đường Colombert nay là đường Alexandre de Rodes quận Một T.P Hồ Chí Minh, trước đó là dinh của tướng Pháp Salan .Viên tướng nầy đã bị Nhật bắt giam , ngay khi cuộc đảo chính nổ ra

Kitchener, nay là đường Nguyễn Thái Học , quận một T,P Hồ Chí Minh , quần chúng đã sắp hàng không còn chổ chen chân, chạy dài từ mé sông Cầu Ông Lãnh thẳng lên nhà ga xe lửa Sài Gòn, nay là công viên 23/9 .

Người đông mà rất trật tự. Khắp các khu phố, nơi nơi vang tiếng tu huýt tập hợp. Phố phường hồ hởi . Sài gòn suốt đêm không ngủ. Nhà Hát Tây rợp cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng sản, cờ đỏ sao vàng của Mặt Trận Việt Minh và cờ vàng sao đỏ của Thanh Niên Tiền Phong. Một ngày chưa từng có trong lịch sử nước nhà .

clip_image083 Nhân Dân chào mừng thành công T,K, Nghĩa

Từ gần giữa đêm cho đến sáng, thường trực Ủy Ban Tổng Khởi Nghĩa rà lại kế hoạch tổ chức cuộc biểu tình của quần chúng (115) mừng độc lập và ủng hộ chính quyền cách mạng toàn thắng vào hôm sau , 25/8/1945 . Đúng 24 giờ đêm 24/8/1945 , các lực lượng bảo vệ cuộc biểu tình đã nhận mệnh lệnh và vũ khí, gồm súng tiểu liên với cơ số đạn đầy đủ. Tất cả mặc trang phục chính quy , quân phục chỉnh tề , đeo huy hiệu mới và mang găng tay trắng, tuân theo khẫu lệnh giữ trật tự đã thống nhất . Mới 7 giờ sáng, 25/8/1945 trên cả triệu người vũ trang súng mút , súng lục . súng săn , giáo mác , mã tấu , gậy tầm vông vạt nhọn , bắt đầu tiến vào chiếm lĩnh các vị trí được phân công , từ Đại lộ Norodom , nay là đường Lê Duẩn , chạy dài đến tận phủ Toàn Quyền – khắp vườn cây phía trước nay Công Viên Thống Nhứt , như Dinh Thống Đốc Nam Kỳ , bót Catina , các bót cảnh sát, các Doanh trại lính khố xanh , lính khố đỏ, Nhà máy nước , Sở bưu điện , khu Pháp kiều ở Tân Định.

Cả thành phố Sài gòn như một biển người , tràn ngập rừng cờ,khẫu hiệu và băng đờ rôn. Khoảng trên một triệu người, đủ các lứa tuổi , già trẻ gái trai , không phân biệt tầng lớp , giai cấp , công nhân lao động, nông dân , nhân sĩ trí thức, tôn giáo , người Việt Nam , người Hoa , người Thượng, người Pháp thuộc Đảng Cộng sản hoặc thuộc phe Charle De Gaulle .

-------------------------------------------------

(115)- Cuộc diễu hành gồm năm đoàn : Đoàn thứ nhất gồm các đoàn cán bộ lãnh đạo Xứ Ủy Nam Bộ, Kỳ Bộ Việt Minh , Hội Đồng Quản Trị Thanh Niên Tiền Phong .

Đoàn thứ hai gồm lính khố xanh, khố đỏ cũ , nay đổi thành Sư đoàn I Cộng hòa Vệ binh, do Trương Văn Giàu chỉ huy . Sư đoàn II dân quân cách mạng tức là bộ phận võ trang thân Nhật do Nguyễn Đức Hinh và Vũ Tam Anh chỉ huy . Sư đoàn III, dân quân cách mạng, tức lực lượng Nhật-Việt phòng vệ đoàn cũ, thân Nhật do Nguyễn Hòa Hiệp chỉ huy . Sư đoàn IV dân quân cách mạng, lực lượng cũ của Việt Nam thanh niên Ái quốc đoàn. Thân Nhật ,do Lý Huệ Vinh chỉ huy .

Đoàn thư ba, gồm các khối Thanh Niên Tiền Phong của các công tư sở Sài gòn .

Đoàn thứ tư gồm các khối tôn giáo và công tư chức trí thức , lao động , tiiiểu thương các chợ Sài gòn, Đoàn thứ năm là khối đại biểu cac tỉnh như Chợ lớn , Tân An , Mỹ Tho , Gò Công , BếnTreTây Ninh , Thủ Dầu Một , Biên Hòa .

Đoàn cảnh sát mô tô, trang bị súng nhẹ, Đoàn cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ các tuyến đường diễu hành , được trang bị súng tiểu liên vừa lấy của Pháp . Tất cả đều trong sắc phục chính quy , quân phục chỉnh tề, đeo huy hiệu mới, mang găng tay trắng và thống nhất khẩu lệnh giữ trật tự . Bộ phận cứu thương , tiếp tế được bố trí rải rác trên khắp các tuyến đường diễu hành . Trước quảng trường Nhà Hát Tây Sài gòn , nay là Nhà Hát thành phố , hướng lên ngã tư đại lộ Charner - Bonard , uy nghi một kỳ đài sừng sửng khoảng 15 thước cao , ghi đủ danh sách Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Bộ . Một công trình đáng nể đã hoàn tất chỉ ngay trong đêm

clip_image085

Ủy Ban Hành Chánh Lâm ThờI Nam Bộ ,ở ban công Dinh Đốc Lý 10 giờ 25/8/1945

giành chính quyền, do chính kiến trúc sư tài ba Huỳnh Tấn Phát (116) thiết kế và chỉ huy toán công nhân thi công, lắp đặt ; kịp phục vụ cho cuộc mít tinh đã gây bao kinh ngạc cho đồng bào và đoàn người diễu hành.

Đúng8giờ,25/8/1945,cuộc

biểu tình dẫn đầu là các ủy viên trong Xứ Ủy Nam Kỳ , Kỳ Bộ Việt Minh, Ủy Ban Khởi Nghĩa, đại biểu các đảng phái , tôn giáo từ Tổng hành dinh của Ủy Ban Khởi nghĩa, số 6 Colombert tiến vào khu vực diễu hành , quãng trường nhà thờ Đức Bà . Đoàn tuần hành gồm Ủy viên Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Bộ, một số đồng chí Xứ ủy viên ,Thành ủy viên đi sau ba lá cờ rất lớn . Giữa là cờ Đảng (117), sau một bước , bên phải là cờ đỏ sao vàng , sau hai bước phía trái là cờ vàng sao đỏ. Tiếp liền sau ba lá cờ,Bí thư Xứ ủy Nam Bộ trong trang phục quần tây , áo sơ mi , cổ thắt Cravat màu đỏ, đi giày da , dẫn đầu đoàn biểu tình . Mỗi đoàn thể tham dự đều có tấm băng đi đầu . Cờ đỏ sao vàng, cờ đỏ búa lềm, cờ vàng sao đỏ , chân bước rầm rập theo tiếng kèn , nhịp trống (118) , vừa hát vang bài hát Lên Đàng và bài hát Thanh Niên Hành Khúc. .

------------------------------------------------------

(116) Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát sinh 15/ 2/1913 tại xã Châu Hưng, Huyện Bình Đại , tỉnh Bến Tre. Năm 6 tuổi cậu bé Phát về sống quê ngoại , xã Điều Hòa tỉnh Định Tường, nay là tỉnh Mỷ Tho. Học Tiểu Học rồi trung học Colège de Mytho, nay là trường trung học Nguyễn Đình Chiểu. Sau đó lên Sài gòn học trường Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký rồi ra Hà Nội học trường Kiến Trúc Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Ở cấp nào, Ông cũng là học sinh giõi và được cấp học bỗng .Là sinh viên hoạt động sôi nổi của Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương và Hội Ái Hữu Nam Kỳ,. Năm 1938 , Ông đậu thủ khoa ngành kiến trúc . Cuối nắm 1941, Huỳnh Tấn Phát đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế và xây dựng khu trung tâm Hội Chợ Triển Lãm Đông Dương tại vườn ông Thượng , nay là công viên Văn Hóa Tao Đàn . Ông là một trí thức yêu nước , nhiệt huyết, đứng ra làm chủ nhiệm tờ Tuần Báo Thanh niên với khuynh hướng chống Pháp , chống Nhật, thời kỳ 1954-1945 . Ông được kết nạp Đảng ngày 5/3/1945 .Năm 1969 là Chủ tịch Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Năm 1976 làm Phó Thủ Tướng Chính Phủ, rồi phó chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng 1981, Phó chủ tịch Hội Đồng Nhà Nước nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghỉa Việt Nam 1982 . Huỳnh Tấn Phát mất vào ngày 30/9/1983, thọ 76 tưổii .

(117)- Lá cờ Đảng khổ lớn do đồng chí Giỏi , công nhân của hãng Effel cầm , phải đeo ở cổ tay một tấm da khâu vào cán cờ .

(118)- Hai Đội kèn của trường Mù và Công Hòa Vệ Binh trổi nhạc, đánh nhịp cho cuộc diểu hành hùng dũng của nhân dân.

Theo chương trình, đoàn biểu tình diễu hành từ đại lộ Norodom nay là đường Lê Duẫn dài xuống đường Catinat, đến tận mé sông, đường Quai Beigique , nay là Tôn Đức Thắng , sau đó rẻ mặt sang đường Kichener, nay là Nguyễn Thái Học, lại rẻ mặt sang Galliéni, tức Trần Hưng Đạo lên quảng trường Cognacq , nay là bùng binh chợ Bến Thành, thẳng theo đại lộ Bonard, tiến về Dinh Đốc Lý. Suốt lộ trình diễu hành, đồng bào Sài gòn đủ các tầng lớp , trẻ già đứng chen hai bên đường , không ngớt vỗ tay, tung nón hoan hô như sấm dậy ! Đến 10 giờ ngày 25/8/1945 , Đoàn biểu tình tập họp trước Dinh Đốc Lý và đứng tràn ngập trên các trục đường trung tâm thành phố, cột cờ Thủ Ngữ , chợ Bến Thành , nhà thờ Đức Bà ,Dinh Toàn Quền , sở thú … Phái đoàn Xứ ủy, Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Bộ, Thành ủy Đô Thành Sài Gòn - Chợ Lớn từng thành viên tiến ra đứng trang nghiêm trên ban công Dinh , chăm chú theo dõi Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch long trọng tuyên bố cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài gòn toàn thắng và giới thiệu ba lần danh sách Ủy Ban Hành Chánh lâm thời Nam Bộ do Trần Văn Giàu làm chủ tịch được hoan hô nhiệt liệt của hàng triệu con người vừa mới hôm qua là người dân mất nước, hôm nay làm người tự do, có độc lập, có Tổ quốc ! .

Báo Sài Gòn số ra 27/8/1945 đã tường thuật với hàng tít chữ lớn đầy ấn tượng: MỘT KỶ NGUYÊN MỚI TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM!” , “ Trên một triệu người khắp Nam Bộ và từ Cao Miên về cùng các Hoa Kiều tham dự cuộc biểu tình Việt Minh. ủng hộ Chính phủ Cộng hòa Dân chủ.

MỘT NGÀY CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ. Quốc dân chỉ cử hành một cuộc biểu tình vĩ đại để tỏ cho hoàn cầu biết dân tộc Việt Nam là một dân tộc có đủ tư cách hoàn toàn độc lập dưới chế độ Dân Chủ Cộng hòaNgay đến đồng bào chúng ta ở Cao Miên cũng sắp đặt một đoàn có chiếc xe hơi, để đem đại biểu của họ về chứng kiến ngày tươi sáng của xứ sở và cảm tình hơn nữa là những thanh niên và nông dân ở các vùng lân cận như Biên Hòa, Thủ Dầu Một , Lái Thiêu, Nhà Bè, Hóc Môn, Thủ Đức, Bến Lức, Gò Đen, Bình Chánh, Bình Điền, Cần Đước, Cần Giuộc v.v… vì không đủ

xe chuyên chở hàng mấy trăm ngàn người nên đã từ 12 giờ khuya , rầm rộ kéo bộ về Sài Gòn.Từ cầu Tham Lương , Phú Lâm , các anh đánh xe ngựa hồ hởi tay cầm roi ngựa cạ vào căm bánh xe , mời gọi đồng bào lên đi xe, chở không lấy tiền , cùng với không khí Sài gòn cả đêm không ngủ .

Một tờ báo lớn ở Sài Gòn thời bấy giờ đã ghi lại:

Cùng vừng Thái Dương chói rạng ở Phương Đông, mấy ngàn lá cờ đỏ phấp phới trong một biển người hơn số triệu, nhuộm cả trời Nam một màu sắc mới. Trong cái biển người tràn ngập Sài Gòn hôm sáng thứ bảy, ngày 25 tháng 8, ngoài một đoàn người Mọi còn có đoàn người Hoa tham dự. Có nhiều người lấy làm mừng mà thấy cuộc biểu tình vừa có cả khí giới tối tân

Nhưng một điều đáng mừng hơn là ta được thấy và cho người nước ngoài thấy một tấm lòng của dân chúng Việt Nam. Cuộc đảo quyền ngày 25 tháng 8 năm 1945 xảy ra trong vòng trật tự, không hao một giọt máu, không tốn một tạc đạn nào. Chỉ trong một tiếng đồng hồ là chính quyền Nam Bộ đã về Việt Minh, từ phủ Khâm Sai – nay là nhà Bảo Tàng cách Mạng Thành Phố – đến các ty, các công sở đều bị đạo quân cảm tử Thanh Niên Tiền Phong chiếm đóng một lượt hồi 6 giờ sáng. Nghĩa là từ lúc đó, tất cả ty, sở lớn nhỏ trong thành phố đều đặt dưới quyền canh giữ của thanh niên rất nghiêm mật ”.

Báo Điện Tín cũng tường thuật : “Sau khi làm lễ chào cờ tại khán đài ở đại lộ Norodom, sau nhà thờ Đức Bà, đoàn biểu tình tiến hành từ 10 giờ sáng đến 12 giờ rưỡi trưa mới dứt đuôi . Đến lối một giờ, binh lính cảnh sát, thanh niên tựu hợp có thứ tự trước Dinh Đốc Lý, có khí giới trong tay để hoan nghinh Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Bộ.”

Sau bản “Thanh Niên Hành Khúc” và bài “Quốc Tế Ca” , chín ủy viên của Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời, đứng trên tầng lầu Dinh Đốc Lý từng người bước ra để ra mắt quốc dân. Chủ tịch Trần Văn Giàu đứng trước máy truyền thanh tuyên bố:

Đồng bào! Quốc dân.

“Hôm nay là ngày vẻ vang nhứt trong lịch sử Nam Bộ Việt Nam. Giữa thanh thiên bạch Nhật , chúng tôi, ủy Ban Lâm Thời Hành Chánh nhân danh quốc dân Nam Bộ tuyên bố trước mặt toàn cầu và trước mặt toàn thể quốc dân Việt Nam rằng : Chế độ Cộng hòa Dân chủ thành lập tại Nam Bộ Việt Nam. Chúng tôi tuyên bố không thừa nhận chính phủ Nam Triều (119)

Tiếp đến Ông Nguyễn Văn Nguyễn, đại biểu cho Xứ ủy Nam Bộ Đảng Cộng Sản Đông Dương tuyên bố:

clip_image087Nguyễn văn Nguyễn

1910-1953

Đồng bào !

Đồng chí !

Anh chị em.

Hơn mười lăm năm đấu tranh cho đời sống dân chúng và cho độc lập quốc gia, hôm nay Đảng Cộng Sản Đông Dương mới công khai ra mắt. Mặt Trận Việt Minh mà Đảng Cộng Sản xướng xuất và đã cùng chiến đấu, cùng hôm nay lật đổ chính quyền quân chủ để khai trương một kỷ nguyên tân dân chủ ở xứ này.Tình thế quốc tế và quốc gia buộc Đảng Cộng Sản phải tham chánh để giải quyết các vấn đề khó khăn, nguy hiểm bên trong và bên ngoài để thực hành và củng cố nền dân chủ lâm thời, cuộc tham chánh ấy cũng là tiếp tục cuộc tranh đấu từ mười mấy năm nay và cũng là một đoạn đường trong cuộc đấu tranh tương lai.

----------------------------------------------------

(119)- Ngày 23/8/1945 , cuộc khởi nghĩa thắng lợi ở kinh đô Huế, Ngày 25/8/1945 , Bảo Đại tuyên chiếu thoái vị . Ngày 30/8/1945 , Bảo Đại thoái vị , trao ấn kiếm cho Đoàn đại biểu Chính Phủ Trung Ương .

Không say sưa khi đắc thắng, không nản chí lúc thất bại, trong tình cảnh nghiêm trọng hiện thời, Đảng Cộng Sản kêu gọi hết thẩy anh em thợ thuyền, nông dân, thanh niên, binh lính và các giới đồng bào nỗ lực làm việc kiến thiết nền dân chủ quốc gia, đem toàn lực ủng hộ Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời đương thực hiện một nước Việt Nam Độc Lập, Dân Chủ và làm cho người Việt Nam tự do, sung sướng ,cương quyết chống chế độ thực dân bất cứ từ đâu đến. Không một ngoại ban nào có thể viện một lý do gì mà bác bỏ được điều quyết định long trọng của đồng bào ta hoài bảo lâu nay. Nước Việt Nam hoàn toàn Độc lập!

Việt Nam Độc Lập Muôn Năm.!

Ông Nguyễn Văn Nguyễn thay mặt Kỳ Bô Việt Minh Nam Bộ trân trọng giới thiệu danh sách bảy thành viên gồm các Ông Trần Văn Giàu , Ung Văn Khiêm ,Nguyễn Văn Tạo , Ngô Tấn Nhơn , Phạm Ngọc Thạch , Huỳnh Văn Tiễng , Dươmg Bạch Mai , ứng cử vào Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Bộ Danh sách được đọc lên ba lần trước quần chúng nhân dân để được ủy quyền quản lý đất nước được nhân dân đưa cao tay, hoan hô vang dậy. Cuộc biểu tình chấm dứt trong tiếng nhạc của giàn nhạc quân đội gồm mấy chục kèn đồng và trống nổi lên giục giả , hùng tráng bài hát Thanh Niên Hành Khúc và bài hát Lên Đàng.

Đón tù Chính Trị từ Côn Đảo về đất

clip_image089liền 9/1945 (ảnh chụp trong phim TL)

Ngay sau khởi nghĩa giành chính quyền Sài Gòn và Nam Bộ thành công, Bí thư Xứ ủy Trần văn Giàu khẩn trương quyết định tổ chức ngay một đoàn tàu ghe cấp tốc đi rước tù Côn Đảo (120 ) . Ông g đã ghi trong “ Hồi Ký 1940-1945 “Công cuộc tiến hành có trắc trở ít nhiều, chậm trễ, hơi lâu. Nhưng rồi tất cả các đồng chí ở Côn Lôn được về, trong đó có cụ Tôn Đức Thắng , Lê Duẩn, Phạm Hùng. Anh em về đến miền tây Nam Bộ thì cuộc kháng chiến đã bắt đầu (121.

Sau Cách Mạng Tháng Tám thành công, với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ học sinh, sinh viên nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của cha ông và lớp lớp đàn anh đi trước. Anh em đã hăng hái xếp bút nghiên đã ra đi theo “Tiếng Kêu Sơn Hà Nguy Biến”, tham gia kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng , khi Thực dân Pháp tái chiếm nước ta lần thứ hai ./.

.

---------------------------------------------

(120 ) - Ở Côn Đảo , sau khi nhận được tin Hà Nội , Sài gòn và cuộc Tổng Khởi Nghĩa cả nước thắng lợi , Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo 10.000 chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành quyền làm chủ trên đảo .

(116) Lễ tiếp đón tù chính trị Côn Đảo được tổ chức trọng thể tại trường Taberd, tỉnh Sóc Trăng .

PHAÀN HAI

HOÏC SINH SINH VIEÂN SAØI GOØN THAM GIA ÑAÁU TRANH

TRONG KHAÙNG CHIEÁN CHOÁNG PHAÙP

(1945-1954)

Trong cuoäc khaùng chieán cuûa nhaân daân ta ñaùnh baïi cuoäc xaâm laêng laàn thöù hai cuûa thöïc daân Phaùp (1945-1954), coù söï ñoùng goùp to lôùn cuûa nhaân daân Nam boä, nhaân daân Saøi Goøn, trong ñoù coù moät phaàn ñoùng goùp cuûa hoïc sinh, sinh vieân (HSSV) Saøi Goøn.

I. HSSV SAØI GOØN THAM GIA ÑAÁU TRANH NHÖÕNG NGAØY ÑAÀU KHAÙNG CHIEÁN

CHOÁNG PHAÙP

Trước ngày khởi nghĩa 25-8-1945, lực lượng HSSV yêu nước, caách mạng ở Sài Gon đều tham gia phong trào Thanh niên Tiền phong (TNTP) các đường phố, các địa phương. Như vậy, nói đến TNTP, có thể hiểu trong đó có HSSV. Làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lực lượng TNTP đã tích cực bảo vệ chính quyền cách mạng và chuẩn bị kháng chiến chống xâm lược của thực dân Pháp.

Töø khi nöôùc Phaùp bò Ñöùc quoác xaõ chieám ñoùng vaø quaân phaùt xít Nhaät traøn vaøo Ñoâng Döông, töôùng Charles de Gaulle caàm ñaàu chính phuû laâm thôøi löu vong, Phaùp vaãn khoâng töø boû tham voïng quay trôû laïi chieám ñoùng ba nöôùc Vieät Nam, Laøo vaø Cao Mieân ( nay goïi Cam-pu-chia ). Ngaøy 9-3-1945, sau cuoäc ñaûo chaùnh cuûa Nhaät laät ñoå Phaùp ôû Ñoâng Döông, Ch. De Gaulle ra baûn Tuyeân boá Brazzaville ñaët caùc nöôùc Ñoâng Döông thuoäc chuû quyeàn cuûa Phaùp. Khi phaùt xít Nhaät tuyeân boá ñaàu haøng voâ ñieàu kieän vaø quaân Ñoàng minh Anh-AÁn vaøo Saøi Goøn giaûi giôùi quaân Nhaät, maëc duø sau ngaøy Caùch Maïng Thaùng Taùm thaønh coâng vaø Vieät Nam đã tuyeân boá ñoäc laäp 02-9-1945, giaëc Phaùp lại quyết xaâm löôïc nöôùc ta laàn thöù hai. Ñeâm 22 raïng 23-9-1945, quaân Phaùp ñoàng loaït taán coâng caùc truï sôû quan troïng cuûa ta ôû trung taâm Saøi Goøn.

Saùng 23-9, moät cuoäc hoäi nghò ñaõ dieãn ra taïi nhaø soá 629 ñöôøng Caây Mai (tröôùc laø ñöôøng Freøre Louis, nay laø ñöôøng Nguyeãn Traõi ), gaàn ñoàn Caây Mai ( tröôùc laø chuøa Caây Mai, nôi caùc nhaø vaên thöôøng ñeán ngaâm vònh thô, phuù ), goàm caùc ñaïi bieåu cuûa Toång boä Vieät Minh cuõng laø cuûa Trung öông Ñaûng, Xöù uûy Nam Boä. Taïi ñaây, UÛy Ban Nhaân Daân ( UBND ) Nam Boä vaø UÛy ban khaùng chieán ( UBKC ) Nam Boä quyeát ñònh vaø thoâng qua Lôøi keâu goïi khaùng chieán do Chuû tòch

clip_image091Trần Văn Giàu Chủ Tịch UBKC

Nam Bộ 9/1945 trong cuộc giải quyết hoà bình với Pháp

UBKC Nam Boä Traàn Vaên Giaøu thaûo, maëc duø coù ngöôøi khoâng ñoàng yù. Bấy giờ UBKC Nam B vi mt ban thường trc gm : Trn Văn Giàu- Ch tch, Hunh Văn Ting-Phó Ch tch, Nguyn Văn Tây-y viên, Nguyn Văn Trn-y viên, Hoàng Đôn Văn-y viên. Thc ra UBKC Nam B đã được ch đnh và đã hot đng t sau ngày 02-9-1945 (1)cung UBKC Thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn gồm Nguyễn Văn Tư ( Tư Ca-rê ), Huỳnh Đình Hai, Từ Văn Ri.

Möôøi giôø saùng 23-9, lôøi keâu goïi khaùng chieán cuûa UBKC Nam Boä ñaõ ñöôïc truyeàn ñi khaép thaønh phoá. Sau ñoù, UBKC Nam Boä cuõng ra truyeàn ñôn keâu goïi binh lính, vieân chöùc nhoû, daân lao ñoäng Phaùp ôû Saøi Goøn chôù neân giuùp luõ thöïc daân xaâm löôïc Vieät Nam.

Ñeâm 23 raïng 24-9, suùng noå ñeàu khaép nôi trong thaønh phoá. Nhöõng traän ñaùnh döõ doäi ñaõ dieãn ra ôû caùc ñaàu caàu Thò Ngheø, caàu Boâng, caàu Kieäu, caàu Mac Mahon ( nay laø caàu Coâng Lyù), caàu Khaùnh Hoäi,…Đại tá Đặng Quang Hổ ( tc nhà văn, nhà báo Quân

đi Minh Khoa, nguyên là hc sinh trường Hunh Khương Ninh ) cho biết : lúc bấy giờ học sinh Hoàng Bá Giỏi ( Trưởng Đoàn SET trường Khunh Khương Ninh ) đã tham gia trận đánh chặn quân Pháp ở cầu Thị Nghè và Đặng Quang Hổ ( Phó Đoàn SET trường Hunh Khương Ninh ) tham gia trận đánh ở cầu Bông.

Trong cuoán “ Saigon Septembre 45 ” (2) cuûa Traàn Taán Quoác ñaõ vieát nhö sau :

“ Khaùng chieán.

“ Hai tieáng naøy ñaõ phoå thoâng trong daân chuùng. Tinh thaàn khaùng chieán ñaõ neâu cao trong nöôùc. Ngoaøi traän ñaùnh ôû caàu Mac Mahon, ngöôøi ta neân keå theâm ñaàu coâng cuûa caùc boä ñoäi ôû Khaùnh Hoäi trong ñeâm 23. Chính ñeâm aáy, sau khi boùt caûnh saùt Thöông khaåu bò chieám, hoï lieàn phaûn coâng döõ doäi, daàu bò ñaùnh lui, nhöng traän naøy laø moät khôûi ñieåm cho coâng cuoäc khaùng chieán ôû mieàn ñoâng nam Saøi Goøn.

“ Saùng 24, tieáng suùng noå ñeàu töù phía. Löûa chaùy ñoû trôøi. Daân chuùng coøn laïi trong Saøi thaønh haáp taáp taûn cö.

“ Veà maët chieán löôïc, luùc baáy giôø, Saøi Goøn ñöông naèm trong voøng vaây cuûa daân quaân. Voøng vaây naøy keát thaønh baèng tinh thaàn ñoaøn keát vôùi taám loøng phuïng söï Toå quoác.

“ Noù xaây ñaép baèng maùu vaø xöông ”.

Quaân Phaùp ñaõ chieám ñöôïc noäi thaønh Saøi Goøn, nhöng chuùng bò chaën ñöôøng tieán ra ngoaïi oâ vaø thöôøng xuyeân bò taäp kích vaøo ban ñeâm, bò phong toûa kinh teá, bò coâ laäp. Traàn Taán Quoác ñaõ ghi laïi töôøng thuaät cuûa moät nhaø baùo Phaùp coù maët ôû Saøi Goøn luùc baáy giôø nhö sau :

“ Töø saùng ngaøy 24 ñeán tröa ngaøy aáy, Saøi Goøn ñöôïc yeân tónh. Nhöng ñeán xeá chieàu, tình theá ñaõ bieán haún. Moät boä ñoäi daân quaân Vieät Nam ñaõ tieán theo ñöôøng Verdun ( nay laø ñöôøng Caùch Maïng Thaùng Taùm ), traøn xuoáng trung taâm Saøi Goøn, chieám chôï Beán Thaønh, keùo thaúng ñeán ñaïi loä Bonard ( nay laø ñöôøng

Leâ Lôïi ), xaû suùng baén. Maët khaùc nhieàu boä ñoäi vöôït kinh Taøu Huû ( töùc arroyo Chinois, nay laø soâng caàu OÂng Laõnh ) ñoå boä leân Saøi Goøn, tieán thaúng veà ñaïi loä de la Somme ( nay laø ñöôøng Haøm Nghi). Trong vaøi vuøng khaùc, ngöôøi ta cho hay coù nhöõng cuoäc ñaùnh ñaäp (traän ñaùnh). Ngöôøi ta nghe tieáng suùng noå khaép nôi. Ñaïi töôùng Gracey lieàn trieäu taäp moät cuoäc hoïp baùo giôùi. Chuùng toâi soáng aâm thaàm khoâng moät ngoïn ñeøn. Trong caûnh toái om aáy, moãi ngöôøi ñeàu töï hoûi nhöõng gì ñaõ xaûy ra vaø moãi ngöôøi ñeàu ñaët nhieàu caâu hoûi hoái thuùc. Ñaïi töôùng Gracey bình tænh giaûi baøy raèng oâng coøn hy voïng moät cuoäc giaûi quyeát hoøa bình.

“ ÔÛ xa xa, nhieàu ñaùm chaùy nguøn nguït ñoû trôøi. Moät caûnh töôïng kinh hoaøng bao truøm nhaø haøng Continental. Raát ñoâng ñaøn baø vaø treû con Phaùp laùnh naïn taïi nhaø haøng, maø nôi ñaây, khoâng coøn moät mieáng nöôùc, khoâng coù moät tia saùng cuûa ñeøn ñieän. ÔÛ ñaây, thænh thoaûng, laïi ñöôïc tin nhöõng ngöôøi Phaùp ôû leû loi vöøa bò thieät maïng. Nhöõng tin ñieân ñaàu cöù truyeàn ra, phaàn tieáng suùng noå khoâng ngôùt laøm roái loaïn tinh thaàn. Coøn Vieät Minh hieän giôø hoï chieám ñoùng taát caû caùc khu vöïc ngoaïi oâ. Maëc daàu yù muoán cuûa Ñaïi töôùng Gracey laø khoâng gaây lôùn chuyeän, nhöng söï duøng voõ löïc töø ñaây khoâng traùnh khoûi. Coøn Ñaïi taù Ceùdile khoâng ngôùt yeâu caàu quaân tuaàn tieåu thaät ñoâng, ñi khaép nôi. ÔÛ vuøng Taân Ñònh, nhieàu töû thi ngöôøi Phaùp naèm soùng söôït. Ñeán ngaøy 25 thaùng chín, caû thaønh phoá vaãn khoâng nöôùc, khoâng ñeøn vaø khoâng löông thöïc. Nhöõng ngöôøi Phaùp chæ coøn coù nöôùc cuoái cuøng laø ñi ñeán caùc quaùn coùc dô daùy cuûa Hueâ kieàu, maø taïi ñaây, ngöôøi ta coøn tìm ñöôïc vaøi caëp laïp xöôûng vaø côm laït. Trong caùc quaùn coùc baån thæu naøy, ngoài beân nhöõng anh phu beán taøu, ngöôøi ta ñöôïc thaáy nhieàu vò cöïu thöôïng quan Phaùp khoâng coøn nhöõng khoù taùnh tröôùc söï dô daùy, ngoài treân chieác gheá ñaåu baèng goã, duøng ñuõa aên côm.

“ Luùc naøy, daân chuùng Phaùp khoâng sao nguû ñöôïc. Hoï luoân luoân xao xuyeán vaø meät moûi. Tuy vaäy, Ñaïi taù Ceùdile vaãn tieáp tuïc chieán ñaáu cho hoøa bình. OÂng vieát moät tôø boá caùo keâu goïi ngöôøi Vieät Nam bình tænh vaø khuyeân hoï trôû laïi vôùi coâng vieäc laøm. Song, nhöõng chöùng chæ roõ raøng ñeå ñaùp laïi : taát caû ngöôøi Vieät Nam keùo nhau ra khoûi thaønh phoá.

“ Trong moät thaønh phoá toái om maø luùc baáy giôø khoâng khí chieán tranh vaø caùch maïng ñöông bao truøm, nhöõng gia ñình laïi phaûi khoùc theâm cho ngöôøi trong thaân quyeán cuûa hoï vöøa töû naïn. Taát caû ñeàu phaäp phoàng lo sôï ôû ngaøy mai…”(2).

Nhaø baùo Traàn Taán Quoác thuaät tieáp veà tình hình Saøi Goøn nhöõng ngaøy cuoái thaùng 9 vaø ñaàu thaùng 10-1945 :

“ Caøng ngaøy Saøi Goøn caøng chìm saâu trong nguy ngaäp. Trong thaønh phoá cheát aáy, ngöôøi ta khoù tìm thaáy moät ngöôøi Vieät Nam. Suùng vaãn noå. Daân quaân ñaõ baét ñaàu duøng chieán thuaät du kích luùc aån khi hieän, ñoät nhaäp thình lình ñeå phaù hoaïi chôùp nhoaùng vaø laäp töùc ruùt lui trong im laëng. Ngöôøi ta coù theå ví loái ñaùnh naøy laø moät chieán thuaät xuaát quyû nhaäp thaàn. Chaúng nhöõng thöôøng daân Phaùp phaûi kinh sôï ngaøy ñeâm bôûi khoâng theå ñoaùn ñöôïc Vieät quaân seõ xuaát hieän giôø naøo vaø choã naøo, maø caû ñeán quaân ñoäi Phaùp, Anh, AÁn cuõng khoâng theå ngaên ngöøa ñöôïc.

“ Ngaøy 25 thaùng chín, moät cuoäc taøn saùt xaûy ra taïi xoùm Heùraud maø ñeán baây giôø thænh thoaûng moät soá ngöôøi Phaùp ôû ñaây coøn nhaéc laïi ñeå toá caùo moät caùch naëng neà ngöôøi Vieät Nam. Côn khuûng khieáp chöa qua khoûi trong loøng ngöôøi, ñeán toái laïi, khoâng bieát xuaát ñoäng töø moät nôi naøo, Vieät quaân keùo ngay vaøo trung taâm thaønh phoá, phoùng hoûa ñoát chôï Beán Thaønh. Löûa boác ñoû trôøi, daân chuùng Phaùp hoaûng hoát boàng beá ñeán nhaø haøng Continental, ñeán döôõng ñöôøng Ñoàn Ñaát ( nay laø Beänh vieän Nhi Ñoàng 1 ) tò naïn.

“ Luùc baáy giôø, ban ngaøy cuûa Saøi Goøn thuoäc veà quyeàn kieåm soaùt cuûa quaân ñoäi Phaùp, Anh, AÁn, ban ñeâm cuûa Saøi Goøn hoaøn toaøn veà tay Vieät quaân. … … …

“ Ngaøy 27, moät tin laøm chaán ñoäng caû dö luaän ôû Saøi thaønh vaø vuøng ngoaïi oâ : Ñaïi taù Myõ Dewey, Giaùm ñoác Sôû Do thaùm Myõ vöøa bò gieát ôû Taân Ñònh. Ai gieát ? Luùc baáy giôø, ngöôøi Vieät Nam baûo Phaùp gieát ñeå ly giaùn giöõa ngöôøi Myõ vaø Vieät, Phaùp quaû quyeát thuû phaïm laø ngöôøi Vieät Nam vaø sau ñoù, coù nhieàu ngöôøi Vieät Nam bò baét, buoäc vaøo toäi dính líu trong vuï naøy.

“ Saøi Goøn vaãn coøn naèm trong tình traïng kinh khuûng. Du kích quaân luoân luoân ñoät nhaäp taán coâng caùc ñoàn lính trong chaâu thaønh. Khoâng ngaøy naøo khoâng coù ñaùm chaùy. Ñeán ñeâm, suùng caøng noå vang, löûa boác ñoû trôøi.

“ Cuoái thaùng chín, tình hình chöa coù gì thay ñoåi. Veà maët quaân söï, voøng vaây Saøi Goøn caøng theâm thaét chaët. ÔÛ caùc caàu noái lieàn Saøi Goøn vaø vuøng ngoaïi oâ ñeàu coù traän ñaùnh döõ doäi. Ñaùnh ôû caàu Boâng, ñaùnh ôû caàu Kieäu, ñaùnh ôû Khaùnh Hoäi. Ñaùnh khaép nôi. Ngöôøi ta ñoàn saép coù lònh taán coâng. Roài ngöôøi ta laïi ñoàn saép thöông thuyeát ”(2).

Trong “Phong traøo thanh nieân Nam boä töø tröôùc Caùch maïng Thaùng Taùm naêm 1945 ñeán thaùng 7-1954 ( Giai ñoaïn choáng thöïc daân Phaùp ) ”, Ban bieân taäp lòch söû Ñoaøn Thanh nieân Nam boä ñaõ vieát veà keát quaû caùc traän ñaùnh naøy nhö sau :

“ Trong noäi thaønh xaây döïng nhieàu oå chieán ñaáu. … Nhieàu traän ñaùnh nhö traän phuïc kích khu E Ven Taân Ñònh ngaøy 24-9-1945 dieät 200 teân, traän taán coâng baát ngôø traïi lính Phaùp ñöôøng Di Vueâ ( Huøng Vöông ) dieät 100 teân, traän phuïc kích ôû Goø Vaáp ngaøy 28-9-1945, teân ñaïi taù Myõ Ñi Uy (töùc Dewey) bò baén cheát; ngaøy 30-9-1945 ñoäi TNXP Ñoaøn Duõng vaø Ñoaøn Tieán phuïc kích taïi caàu Chöõ Y, dieät 2 xe chôû ñaày lính Phaùp, ngaøy 25-9-1945 moät ñoäi du kích phaù khaùm lôùn thaû tuø chính trò, ñoät nhaäp vaøo taän nhaø teân Ñôø-li-nhoâng dieät 3 teân só quan…” (3)

Ngaøy 01-10, Ñaïi töôùng Gracey thoâng caùo cho bieát coù lònh höu chieán baét ñaàu thi haønh hoâm nay ñeå môû cuoäc thöông thuyeát. Ngaøy 03-10, cuoäc hoäi ñaøm chính thöùc ñaàu tieân dieãn ra taïi Toång haønh dinh cuûa ñeä baùt Löõ ñoaøn Anh-AÁn giöõa moät beân laø Ñaïi töôùng Anh Gracey, Ñaïi taù Phaùp Ceùdile, Ñaïi taù Repeton Preneuf ñaïi dieän cho Ñaïi töôùng Leclerc vaø moät beân laø phaùi boä cuûa UBND Nam boä goàm hai oâng: Traïng sö Phaïm Vaên Baïch vaø Baùc só Phaïm Ngoïc Thaïch. Cuoäc ñaøm phaùn khoâng coù keát quaû. Nhöng cuoäc höu chieán ñaõ ñöôïc gia haïn ñeán 1 giôø tröa ngaøy 10-10-1945.

Hoâm nay, truyeàn ñôn vaø boá caùo cuûa UBKC Nam Boä ñaõ raûi khaép vuøng ngoaïi oâ thaønh phoá vôùi hai khaåu hieäu :

“ Chöøng naøo Saøi Goøn hoùa ra tro taøn, quaân Phaùp môùi chieám ñöôïc Saøi Goøn ”.

“ Chöøng naøo Nam boä bieán thaønh sa maïc, quaân Phaùp môùi chieám ñöôïc Nam boä”(2).
“ Xeá ngaøy 10 thaùng 10, moät traän kòch chieán xaûy ra caùch Saøi Goøn 3 caây soá veà phía taây-baéc. Moät ñoaøn lính da ñen ( Gurkas ) bò daân quaân taäp kích laøm thieät maïng moät só quan Anh, moät só quan AÁn vaø nhieàu binh só khaùc.

“ Chieàu laïi, nhieàu boä ñoäi daân quaân ôû Xoùm Chieáu traøn qua Saøi Goøn hieäp vôùi du kích caûm töû quaân trong thaønh phoá ñoät kích boùt caûnh saùt Quaän Nhì ôû ñöôøng Boresse.

“ Toái ñeán suùng noå ñeàu, döõ doäi nhöùt laø ôû phía baéc Saøi Goøn. Daân quaân thöøa ñeâm, traøn qua caàu Boâng, caàu Kieäu, ñoät nhaäp Saøi thaønh coâng kích caùc nôi ñoàn truù cuûa quaân ñoäi Phaùp ñoùng ôû vuøng Ña Kao.

“ Saùng ngaøy sau, suùng vaãn noå. … … …” (2).

Töôùng Leclerc vaø ñaïi binh Phaùp baét ñaàu tôùi Saøi Goøn vaø giaëc Phaùp ñaõ ñuû söùc phaù voøng vaây ra caùc vuøng ngoaïi oâ cuûa Saøi Goøn, laàn löôït chieám ñoùng caùc thaønh phoá, thò xaõ, thò traán quan troïng cuûa caùc tænh Nam Boä. Nhöng cuoäc khaùng chieán cöùu nöôùc ñaày ngoan cöôøng, anh duõng vaø thieâng lieâng cuûa quaân daân Nam Boä vaø sau ñoù cuûa caû daân toäc Vieät Nam vaãn tieáp dieãn cho ñeán ngaøy thaéng lôïi.

Trong tình hình baáy giôø, nhieàu HSSV ñaõ tham gia caùc toå ñoäi chieán ñaáu ngaên chaën giaëc Phaùp, khoâng ñeå chuùng ra ngoaïi thaønh vaø ñaùnh chuùng ngay trong noäi thaønh, taïo ñieàu kieän cho caùc boä phaän laõnh ñaïo Trung öông, Xöù uûy vaø Thaønh phoá kòp thôøi ruùt ra ngoaøi. Moät soá caùn boä HSSV vaø HSSV ñaõ hoaït ñoäng coâng khai tröôùc ñoù, nhöng khoâng tröïc tieáp chieán ñaáu taïi noäi thaønh, cuõng ra ngoaøi tham gia caùc hoaït ñoäng khaùng chieán.

clip_image093Vương Văn Lễ Thường Trực UBKC Nam Bộ 1945

Baáy giôø, UBKC Nam Boä dôøi veà khu vöïc Bình Ñieàn ( nay thuoäc huyeän Bình Chaùnh, TPHCM ). Vaên phoøng thöôøng tröïc cuûa UBKC Nam Boä trong moät nhaø daân do sinh vieân Vöông Vaên Leã phuï traùch. Luùc ñaàu, sau Caùch maïng Thaùng Taùm, Löu Höõu Phöôùc trôû thaønh Giaùm ñoác Phoøng Xuaát baûn Nam Boä thuoäc Sôû Thoâng tin Tuyeân truyeàn Baùo chí. Nhöng sau nhöõng ngaøy ñaàu khaùng chieán, Phoù CT UBKC Nam Boä Huyønh Vaên Tieång kyù giaáy giao nhieäm vuï cho Löu Höõu Phöôùc vaø Nguyeãn Myõ Ca lieân laïc vôùi caùc tænh Vónh Long, Traø Vinh, Sa Ñeùc, Long Xuyeân, Caàn Thô… ñeå ñieàu quaân hoã trôï ñaùnh vaøo Saøi Goøn. Ñeå coù vuõ khí ñaùnh giaëc, ngoaøi vieäc xaây döïng löïc löôïng chuû löïc veä quoác ñoaøn vaø maïng löôùi daân quaân du kích, caùc nôi coøn xaây döïng caùc binh coâng xöôûng ôû chieán khu. UBKC Nam Boä cuõng xaây döïng hai binh coâng xöôûng tröïc thuoäc. Nguyeãn Myõ Ca laïi ñöôïc phaân coâng laøm Giaùm ñoác vaø Löu Höõu Phöôùc laøm Phoù Giaùm ñoác moät binh coâng xöôûng ôû Vò Thanh-Raïch Giaù. Ñaây thaät laø moät coâng taùc trôù treâu ñoái vôùi hai nhaïc só. Coøn binh coâng xöôûng thöù hai ôû Ñoàng Thaùp Möôøi ñöôïc giao cho Tröông Coâng Khaùng vaø trôï lyù Laurente Traàn Töû Oai. Trong thôøi gian naøy, Löu Höõu Phöôùc ñaõ saùng taùc baøi haùt Ñoaøn Quaân Ma , coøn Nguyeãn Myõ Ca saùng taùc baøi Tieáng Daân Caøy, Taï Thanh Sôn saùng taùc baøi Nam Boä Khaùng Chieán soáng maõi vôùi thôøi gian, Toâ Phöông Hieáu coù baøi Tænh Ngoä raát phoå bieán trong hoïc sinh vuøng ñoâ thò. Ñeán cuoái naêm 1945, Löu Höõu Phöôùc chia tay vôùi Nguyeãn Myõ Ca ñeå veà laøm Toång thö kyù cho UBKC Mieàn Nam Vieät Nam ( UBKC Nam Boägiaûi theå ). Mieàn Nam Vieät Nam goàm khu 6 vôùi caùc tænh Nam Trung Boä vaø Nam Boä vôùi ba chieán khu 7, 8 vaø 9. UBKC Mieàn Nam Vieät Nam coù Cao Hoàng Laõnh laøm Chuû tòch, Huyønh Vaên Tieång laøm Phoù Chuû tòch phuï traùch thoâng tin tuyeân truyeàn. Baùc Toân Ñöùc Thaéng töø nhaø tuø Coân Ñaûo veà ñaát lieàn laøm Bí thö Xöù uûy Nam Boä thay Traàn Vaên Giaøu ra Trung öông baùo caùo. Nhöng nhieäm vuï khaån tröông vaø tröôùc maét cuûa Löu Höõu Phöôùc laø toå chöùc ñoaøn thuyeàn ñi theo ñöôøng bieån ñöa toaøn theå caùn boä vaø nhaân vieân cuûa UBKC Mieàn Nam ra ñoùng truï sôû ôû Buoân Ma Thuoät. Ñoaøn chia thaønh ba chuyeán ñi coù caùc caùn boä laõnh ñaïo Cao Hoàng Laõnh, Hoaøng Quoác Vieät, Huyønh Vaên Tieång, ñaëc bieät coù Bí thö Xöù uûy Toân Ñöùc Thaéng ( sau ñoù Bí thö Xöù uûy laø Leâ Duaån ). Sinh vieân Phan Huyønh Taán phuï traùch hai thuyeàn chôû vaät duïng vaên phoøng, maùy in vaø caû hai chieác oâ-toâ. Chuyeán di chuyeån naøy gaëp nhieàu trôû ngaïi. Ñoaøn khoâng ñeán ñöôïc Buoân Ma Thuoät vì luùc naøy ñaõ bò Phaùp chieám vaø ñoaøn tôùi Quaûng Ngaõi. Ñeán ñaây Löu Höõu Phöôùc ñöôïc chuyeån ra Haø Noäi nhaän coâng taùc môùi ( xem XBNLÑ t 141, 144,145 vaø Löu Höõu Phöôùc-Con Ngöôøi vaø Söï Nghieäp -LHP-CN&SN t 177-188 ). Trong Lòch Söû Saøi Goøn-Chôï Lôùn-Gia Ñònh Khaùng Chieán (LSSG-CL-GĐKC) cũng cho biết : sinh viên Đặng Ngọc Tốt bây giờ là Trưởng đoàn đàm phán của ta với phía Pháp tại Vĩnh Cửu, Biên Hòa ngày 10-4-1946, nhưng cuộc đàm phán này đã thất bại vì giặc có âm mưu không thiện chí về thành lập cái gọi là “chính phủ Nam Kỳ tự trị” (LSSG-CL-GĐKC (1945-1975),Nxb TP H Chí Minh-1994, t 94 ).

Vaøo nhöõng ngaøy ñaàu khaùng chieán ñoù, nhieàu HSSV Saøi Goøn “ xeáp buùt nghieân ” leân ñöôøng ra böng bieàn chieán ñaáu choáng giaëc, nhöng cuõng coù moät soá tham gia caùc ñoäi xung phong chieán ñaáu duõng caûm ngay trong noäi thaønh. Ngay ngaøy 22-9-1945, Huyønh Taán Phaùt vaø Hoaøng Ñoân Vaên ñi tieáp xuùc cô sôû doïc ñöôøng bò quaân Phaùp baét ( mt thi gian sau được th ). Ñeâm 23-9-1945, theo keá hoaïch ñaõ ñònh tröôùc, Huyønh Vaên Tieång toå chöùc cuoäc ñoät kích ñaàu tieân baèng 10 xe chöûa löûa chôû lính Coäng hoøa veä binh ñaùnh baát ngôø vaøo noäi thaønh Saøi Goøn laøm boïn Phaùp hoaûng sôï ñieân ñaûo. Phía ta cuõng bò toån thaát : hai caùn boä tham möu ñi kieåm tra laø Tröông Cao Phöôùc bò thöông ôû baøn chaân vaø Nguyeãn Vieät Nam bò baén gaõy chaân phaûi, ñöôïc ñöa vaøo Beänh vieän Chôï Raãy caáp cöùu ( XBNLÑ t 137, 140 ). Theo saùch Thanh Nieân Tiền Phong và các Phong Trào Học Sinh Sinh Viên Trí Thức Sài Gòn ( TNTP&PTHSSVTTSG, Huỳnh Văn Tiểng-Bùi Đức Tịnh, Nxb Trẻ-1995 ): Laâm Văn Sĩ vaøBuøi Kieâm Bích ( hoïc sinh Tröôøng Peùtrus Tröông Vónh Kyù, sau naøy laø thaày giaùo Buøi Ñöùc Tònh ), luùc baáy giôø ñaõ toå chöùc treân 100 thanh nieân, hoïc sinh nam n laäp thaønh ñoäi coù teân laø Traïi Caûm Töû ñeå ñaùnh giaëc. Laàn xuaát quaân ñaàu tieân do anh Hoaøng Só Caûnh, 17 tuoåi, ñaùnh phaù baèng löïu ñaïn Phoøng thoâng tin cuûa Phaùp vöøa môû ôû ñöôøng Bonard ( nay laø Leâ Lôïi ). Baùo Phaùp loan tin, goïi anh Caûnh laø “volontaire de la mort du Vietminh” ( caûm töû quaân Vieät Minh ). Anh ñaõ bò Toøa aùn thöïc daân xöû töû hình vaø bò haønh quyeát ôû Coân Ñaûo. Cuoái thaùng 9-1945, taïi caàu chöõ Y, hai xe lính muõ ñoû cuûa Phaùp ñònh vöôït caàu sang Chaùnh Höng, bò Ñoaøn thanh nieân Ñoaøn Duõng vaø Ñoaøn thanh nieân Ñoaøn Tieán cuøng vôùi nhaân daân Chaùnh Höng vaø Chôï Quaùn chaën ñaùnh tieâu ñieät haàu heát ( LSSG-CL-GÑKC 1945-1975, t 53 ). Cuoái thaùng 11-1945, taïi Goø Vaáp ( luùc naøy tænh Gia Ñònh coù 4 quaän: Goø Vaáp, Thuû Ñöùc, Hoùc Moân goàm caû Cuû Chi vaø Nhaø Beø goàm caû Caàn Giôø ngaøy nay ) , caùc ñoaøn thanh nieân trong hoäi hoïc sinh caùc tröôøng vaø töï veä chieán ñaáu khu phoá, laøng xoùm ñöôïc choïn ñeå toå chöùc laïi thaønh löc löôïng thoáng nhaát goïi laø boä ñoäi Goø Vaáp, do Höùa Vaên Yeán vaø Traàn Ñình Xu chæ huy ( LSSG-CL-GÑKC 1945-1975, t 75 ).

Beân caïnh caùc traän ñaùnh, coøn coù coâng taùc tröø gian dieät aùc. Ñaëc bieät laø cuoäc tröøng trò teân boài buùt Hieàn Só, chuû buùt baùo Phuïc Höng tuyeân truyeàn phaûn ñoäng veà chia caét ñaát nöôùc, thaønh laäp “Nam Kyø töï trò”. Vaøo khoaûng 7 giôø toái ngaøy 12-3-1946, teân Hieàn Só ñi ra khoûi toøa soaïn ôû soá 28 ñöôøng Bonard ( töùc nhaø in SAPI ) ñeå veà nhaø, khi ñi tôùi nhaø thuoác taây Nguyeãn Vaên Cao ôû goùc chôï Beán Thaønh thì bò nöõ chieán só caûm töû Nguyeãn Thò Lan ( töùc Lan Meâ Linh ), 17 töoåi, ñoùn baén ngaõ guïc. Haén may maén chæ bò thöông naëng, thoaùt cheát vaø Lan Meâ Linh bò baét; nhöng cuoäc tröøng trò naøy ñaõ laøm cho boïn Vieät gian voâ cuøng hoaûng sôï vaø coå vuõ tinh thaàn khaùng chieán cuûa nhaân daân Saøi Goøn, ñaëc bieät trong giôùi hoïc sinh, sinh vieân.

Nhieàu taám göông hy sinh anh duõng cuûa quaân daân Saøi Goøn ñaõ ñoäng vieân cao ñoä tinh thaàn gieát giaëc cöùu nöôùc nhö : saùng 23-9-1945, tỉểu đội bảo vệ cột cờ Thủ Ngữ đã chiến đấu với một đại đội quân Anh và cả tiểu đội hy sinh, làm cho tên chỉ huy quân Anh phải tập hợp đại đội của chúng bồng súng chào trước khi kéo cờ đỏ sao vàng của ta xuống ; sáng 24-9-1945, tại Sở Cứu hỏa ở đường Gallíéni, các chiến sĩ tự vệ leo lên tháp cao 100 mét để cắm cờ, bị địch từ bót bên kia đường bắn sang, người trước ngã, người sau tiến lên, bốn chiến sĩ đều hy sinh ( LSSG-CL-GĐKC 1945-1975, t 44, 49 ); toå du kích ñaùnh löïu ñaïn dieät 10 teân Phaùp ôû ñaàu ñöôøng Gallieùni ( nay laø ñöôøng Traàn Höng Ñaïo ) maø 2 chieán só cuûa toå ñaõ hy sinh (3); đêm 17-10-1945, đội viên cảm tử tẩm dầu ñaùnh kho ñaïn Ñakao gaàn caàu Thò Ngheø treân đường Docteur Angier ( nay là đường Nguyn Bnh Khiêm )( LSSG-CL-GĐKC 1945-1975, t 63 ); göông hy sinh trong cuoäc vaän ñoäng baàu cöû Quoác hoäi ñaàu tieân : “ Ngaøy 06-01-1946, caùc ñòa phöông ôû Nam Boä toå chöùc ngaøy toång tuyeån cöû ñaàu tieân cuûa nöôùc Vieät Nam Daân Chuû Coäng Hoøa trong khi tieáng suùng khaùng chieán ñang noå. ÔÛ Saøi Goøn, caùn boä vaø chieán só, thanh nieân xung phong mang phieáu baàu ñeán taän nhaø cho ñoàng baøo boû phieáu. 40.000 cöû tri cuûa thaønh phoá Saøi Goøn thöïc hieän quyeàn daân chuû cuûa mình ngay tröôùc muõi quaân thuø, 38 anh em caùn boä vaø chieán só ñaõ hy sinh vì nhieäm vuï veû vang ñoù ”(3) ( trong đó có Nguyn Văn Tư, Ch tch UBKC Thành ph ).

Cuoán “ Sô thaûo lòch söû phong traøo hoïc sinh-sinh vieân Vieät Nam vaø Hoäi Sinh vieân Vieät Nam (1945-1998) ” (Nhaø xuaát baûn Thanh Nieân Haø Noäi-1999) ñaõ coù moät nhaän ñònh veà HSSV Saøi Goøn trong nhöõng ngaøy ñaàu khaùng chieán naêm 1945 nhö sau :

“ Trong nhöõng ngaøy chính quyeàn caùch maïng ñöùng tröôùc voâ vaøn thöû thaùch, moät boä phaän khoâng nhoû hoïc sinh, sinh vieân ôû Saøi Goøn-Chôï Lôùn-Gia Ñònh ñaõ hoaøn thaønh xuaát saéc nhieäm vuï baûo veä caùc ñoàng chí caùn boä Trung öông, Xöù uûy Ñaûng vaø UÛy ban nhaân daân caùc caáp ruùt ra khoûi thaønh phoá an toaøn ”.

II. CUÛNG COÁ, XAÂY DÖÏNG LÖÏC LÖÔÏNG CAÙCH MAÏNG TRONG HSSV SAØI GOØN GIAI ÑOAÏN 1946-1949.

Ngaøy 25-10-1945, Xöù uûy hoïp Hoäi nghò caùn boä toaøn Nam Boä, coù caùc caùn boä laõnh ñaïo töø nhaø tuø Coân Ñaûo vöøa kòp ñöôïc giaûi thoaùt trôû veà tham döï nhö Leâ Duaån, Toân Ñöùc Thaéng… Hoäi nghò ñeà ra phöông höôùng laõnh ñaïo cuoäc khaùng chieán ñang môû roäng toaøn Nam Boä, trong ñoù coù chuû tröông xaây döïng cô sôû bí maät trong thaønh phoá, thò xaõ bò giaëc chieám.

Thaùng 10-1945, Trung öông trieäu taäp Ñaïi hoäi ñaïi bieåu thanh nieân toaøn quoác hoïp taïi Haø Noäi. Nam Boä ñang trong hoaøn caûnh khaùng chieán, chæ cöû moät ñoaøn ñaïi bieåu 4 ngöôøi ñi döï goàm 3 ñaïi dieän cho Thanh nieân Tieàn phong laø Huyønh Taán Phaùt, Taï Baù Toøng, Tröông Coâng Caùn vaø 1 ñaïi dieän cho Thanh nieân Cöùu quoác laø Nguyeãn Vaên Sa.

Ñoaøn ñaïi bieåu Nam Boä ñeán Haø Noäi thaùng 11-1945, nhöng Ñaïi hoäi taïm hoaõn vì tình hình khaùng chieán khaån tröông. Ñoàng chí Phaïm Vaên Ñoàng, ñaïi dieän Toång boä Vieät Minh phuï traùch coâng taùc thanh nieân, chuû trì cuoäc hoïp truø bò, ñaõ neâu phöông höôùng thaønh laäp Lieân Ñoaøn Thanh nieân Vieät Nam ñeå taäp hôïp roäng raõi thanh nieân tham gia khaùng chieán. Ngaøy 10-11-1945, Baùc Hoà gaëp ñoaøn ñaïi bieåu thanh nieân Nam Boä. Sau khi nghe baùo caùo cuûa ñoaøn veà tình hình khaùng chieán kieân cöôøng cuûa quaân daân Nam boä vaø xuùc ñoäng tröôùc nhöõng göông hy sinh anh duõng cuûa thanh thieáu nieân Nam Boä, Baùc hoûi veà vieäc thoáng nhaát caùc toå chöùc thanh nieân Nam Boä vaø Baùc noùi : “ Caùc chuù muoán mình laø ñaïi bieåu cuûa 5 trieäu thanh nieân caû nöôùc hay chæ ñaïi bieåu cho moät trieäu thanh nieân tieàn phong? Laø thanh nieân mình phaûi nhìn tôùi tröôùc, khoâng neân goái ñaàu treân thaønh tích ñaõ qua roài döøng laïi…”(3)

Trong giai ñoaïn noå ra Caùch maïng Thaùng Taùm ôû Saøi Goøn vaø khôûi ñaàu cuoäc khaùng chieán choáng xaâm löôïc Phaùp 23-9-1945, haàu heát caùn boä vaø cô sôû caùch maïng trong HSSV ñaõ ra hoaït ñoäng coâng khai. Khi Phaùp chieám laïi Saøi Goøn, vaán ñeà ñöôïc ñaët ra laø, phaûi cuûng coá, xaây döïng laïi löïc löôïng caùch maïng trong HSSV ñeå ñaáu tranh choáng ñòch ngay taïi ñoâ thò ñaàu naõo naøy. Do ñoù, phaûi tính ñeán vieäc ñieàu ñoäng caùn boä töø nôi khaùc ñeán vaø choïn löïa nhöõng con em töø nhöõng gia ñình tieân tieán, coù truyeàn thoáng yeâu nöôùc nhöng vaãn coøn giöõ ñöôïc theá hôïp phaùp vôùi ñòch. Coù theå thaáy ñöôïc veà caùn boä vaø toå chöùc caùch maïng trong HSSV Saøi Goøn giai ñoaïn 1946-1949 qua moät soá chuyeän keå sau ñaây :

clip_image095Nguyễn thọ Chân

1. OÂng Nguyeãn Thoï Chaân ( nguyeân laø uûy vieân Thöôøng vuï ñaëc khu uûy Saøi Goøn-Chôï Lôùn naêm 1950, nguyeân Bí thö Ban caùn söï noäi thaønh ) keå laïi :

“ Sau Caùch maïng Thaùng Taùm 1945, toâi ñang bò giaëc Phaùp baét vaø ñaøy ôû Coân Ñaûo, ñöôïc chính quyeàn caùch maïng ñöa taøu ra ñoùn veà. Naêm 1945, toâi môùi 23 tuoåi… Lyù Chính Thaéng giôùi thieäu toâi vôùi Haø Huy Giaùp ( luùc baáy giôø laø Xöù uûy vieân ) ñeå boá trí toâi coâng taùc taïi Saøi Goøn… Toâi gaëp Phuøng Löôïng vaø giao Phuøng Löôïng phuï traùch thanh nieân. Phuøng Löôïng phuï traùch Traàn Huyønh Long ( em moät cha khaùc meï vôùi Traàn Vaên Höõu, nguyeân laø Thuû hieán Nam kyø cuûa chính quyeàn Phaùp ôû Saøi Goøn ) vaø Ñoã Ngoïc Thaïnh ( töùc Anh Ba hoïc sinh ) . Phong traøo hoïc sinh chuû yeáu laø ôû caùc tröôøng trung hoïc.”

2. Theo oâng Nguyeãn Vaên Thieän4 ( bí danh Tröôøng Giang ), moät cöïu caùn boä Tröôøng Peùtrus Kyù ( nguyeân Hieäu tröôûng Tröôøng THPT Leâ Hoàng Phong sau ngaøy giaûi phoùng Mieàn Nam 30-4-1975 ), sau khi chieám laïi Saøi Goøn vaø moät soá thò xaõ, thò traán, caùc truïc giao thoâng quan troïng ôû Nam Boä, ngay naêm 1946, Phaùp thöïc hieän chieâu baøi mò daân veà vieäc khai hoùa hoøng phuïc vuï cho nhöõng möu ñoà chính trò. Chuùng cho môû laïi moät soá tröôøng daïy hoïc sinh Phaùp, nhöng cho hoïc sinh Vieät Nam vaøo hoïc deã daøng hôn thôøi kyø tröôùc naêm 1945 vaø moät

soá tröôøng Vieät, nhö : Tröôøng TH Chasseloup Laubat ( ñöôïc thaønh laäp töø naêm 1874, sau naêm 1954 ñoåi teân laø Jean Jacque Rousseau, nay laø THPT Leâ Quyù Ñoân ), Tröôøng Nöõ TH Marie Curie ( tröôùc laø Tröôøng Tieåu hoïc Mac Mahon, roài ñoåi thaønh tröôøng trung hoïc cho nöõ hoïc sinh ngöôøi AÂu coù teân laø Colleøge des Jeunes Filles, coù luùc goïi laø Tröôøng Calmette, naêm 1946 ñoåi teân laø Marie Curie, ñeán nay vaãn giöõ teân naøy ); Tröôøng Nöõ TH daønh cho nöõ sinh Vieät Nam teân laø Colleøge des Jeunes Filles Indigeønes ( coøn goïi laø Tröôøng AÙo Tím, sau ñoåi laø Gia Long, nay laø THPT Nguyeãn Thò Minh Khai ); Tröôøng TH Tröông Vónh Kyù coøn bò quaân ñoäi Phaùp chieám, ñeán naêm 1949 môùi ñöôïc môû laïi ( nay laø Tröôøng THPT Leâ Hoàng Phong ). Ngoaøi ra, caùc tröôøng tö thuïc, tröôøng Nhaø doøng cuõng laàn löôït ñöôïc cho môû laïi nhö caùc tröôøng : Nguyeãn Vaên Khueâ, Leâ Baù Cang, Ñoàng Nai, Huyønh Khöông Ninh, Taberd, Saint Paul, Paul Doumer ( ñoåi thaønh Leuret ) vaø moät soá tröôøng môùi :Vieät Nam Hoïc Ñöôøng, Huyønh Thò Ngaø, Kieán Thieát,… Caùc tröôøng daïy töø tieåu hoïc, roài leân trung hoïc cho ñeán Ban Tuù taøi.

Roài caùc tröôøng Cao ñaúng, Ñaïi hoïc, tröôùc ñaây khoâng coù, nay baét ñaàu môû taïi Saøi Goøn : tröôøng Sö phaïm, ÑH Luaät khoa, ÑH Y Döôïc, ÑH Khoa hoïc, caùc tröôøng Coâng chaùnh vaø Kyõ thuaät…

Chính saùch môû tröôøng hoïc naøy cuûa Phaùp tuy coù mò daân vaø ñeå ñaøo taïo nhöõng ngöôøi laøm vieäc cho chính quyeàn cai trò cuûa thöïc daân Phaùp, nhöng cuõng laø ñieàu kieän ñeå daân Vieät môû mang kieán thöùc, löïc löôïng HSSV ngaøy caøng theâm ñoâng vaø laø ñieàu kieän caùn boä caùch maïng coù theå vaøo ñaây hoaït ñoäng, phaùt ñoäng phong traøo HSSV ñaáu tranh cöùu nöôùc.

OÂng Nguyeãn Vaên Thieän keå laïi :

“ Luùc baáy giôø, cô quan Thaønh uûy laõnh ñaïo cuoäc khaùng chieán ñaõ coù moät vuøng chieán khu ôû ven Saøi Goøn vaø moät soá cô sôû bí maät hoaït ñoäng ngay taïi noäi thaønh. Caùc ñoàng chí laõnh ñaïo nhö ñoàng chí Möôøi Cuùc ( Nguyeãn Vaên Linh ), Nguyeãn Thoï Chaân, Leâ Vaên Syõ, v.v… cuõng thöôøng ra vaøo chieán khu vaø noäi thaønh ñeå chæ ñaïo coâng taùc. Caùc ñoàng chí trong Thaønh uûy nhö Chöông Döông ( Vuõ Ngoïc Laân ), Phuøng Löôïng phuï traùch thanh vaän, trong ñoù coù hoïc sinh vaø daân quaân noäi thaønh, chò Baûy Hoà Thò Chí, chò Möôøi Lònh, chò Tö Kieàu, chò Baûy Hueä, chò Chaâu Sa ( Nguyeãn Thò Bình, coøn coù teân Yeán Sa ) phuï traùch phuï vaän v.v… coâng taùc ôû noäi thaønh, laø nhöõng ngöôøi ñaõ daøy coâng xaây döïng, giaùo duïc, vun ñaép cho caùc löùa thanh thieáu nieân coâng nhaân, lao ñoäng, ñaëc bieät laø hoïc sinh, sinh vieân, trôû thaønh löïc löôïng yeâu nöôùc laøm noøng coát cho caùc phong traøo ñaáu tranh lieân tuïc trong noäi thaønh.

“ Cuõng vaøo thôøi ñieåm aáy, taïi Saøi Goøn coù moät nhoùm vaên hoùa Maùc-xít ( Groupe Culturel Marxiste ) hoaït ñoäng gaàn nhö coâng khai taïi ñöôøng Leùon Combes ( nay laø ñöôøng Söông Nguyeät Anh, Quaän 1 ). Taïi ñaây, moät soá trí thöùc Vieät Nam vaø Phaùp thöôøng gaëp gôõ nhau. Ñaây cuõng laø nôi phoå bieán nhöõng taøi lieäu, saùch baùo Maùc-xít baèng tieáng Phaùp vaø nhöøng saùch baùo cuûa Lieân-xoâ vaø caùc nöôùc xaõ hoäi chuû nghóa ñöôïc dòch ra tieáng Phaùp. Caùc anh Phuøng Löôïng, Chöông Döông, Ñoaøn Vaên Bô, Traàn Huyønh Long, Taï Trung Dung, Phaïm Huøng Phi v.v… cuõng thöôøng lui tôùi choã naøy ñeå nghe noùi chuyeän vaø tìm ñoïc saùch baùo… ... …

“ Muøa heø naêm 1947, trong thôøi gian nghæ heø giöõa naêm, moät soá hoïc sinh noäi thaønh ñöôïc toå chöùc ñöa veà “ Khu ” döï caùc lôùp hoïc chính trò vaø coâng taùc. … … Laùng Le-Baøu Coø laø moät vuøng böng bieàn ôû saùt An Laïc taïi vuøng ven Saøi Goøn-Chôï Lôùn, nay laø ñòa baøn caùc xaõ Taân Nhöït, Taân Taïo, Taân Kieân huyeän Bình Chaùnh, nôi coù cô quan Thaønh uûy ñoùng hoài ñaàu cuoäc khaùng chieán choáng Phaùp. … … Trong ñôït naøy, caùc baïn hoïc sinh ñöôïc nghe caùc ñoàng chí Thaønh uûy Saøi Goøn-Chôï Lôùn giaûng baøi. Cuõng trong khoùa hoïc naøy, caùc anh chò em bieát ñöôïc anh Phuøng Löôïng, laø ngöôøi tröïc tieáp phuï traùch lôùp hoïc naøy. … … …

“ Vuøng giaûi phoùng Ñoàng Thaùp Möôøi laø vuøng caên cöù cuûa caùc cô quan laõnh ñaïo ôû Nam Boä. Caùc caùn boä thanh vaän vaø hoïc sinh vaän ôû Saøi Goøn nhö caùc anh Phuøng Löôïng, Ñoã Ngoïc Thaïnh v.v…, caùc caùn boä ôû Myõ Tho nhö caùc anh Leâ Hoàng Keâ ( Buøi Vaên Traïch), Chí Nam, Traàn Quang Cô v.v… cuõng ñeàu gaëp nhau ôû ñaây vaø ñaõ thaønh laäp Ñoaøn Hoïc sinh Cöùu quoác Nam Boä vaø töø ñoù veà sau ñaõ hình thaønh söï lieân thoâng trong coâng taùc laõnh ñaïo caùc phong traøo hoïc sinh-sinh vieân ôû ñoâ thò Saøi Goøn vaø caùc tröôøng trung hoïc ôû caùc tænh.

“ Vaøo thaùng 9 naêm 1947, Thaønh uûy Saøi Goøn-Chôï Lôùn cöû chò Baûy Chí (Hoà Thò Chí) vaø anh Phuøng Löôïng thaønh laäp trong noäi thaønh Hoäi Hoïc sinh Vieät Nam-Nam Boä ñeå quy tuï caùc hoïc sinh yeâu nöôùc vaøo toå chöùc. Thöïc chaát ñaây laø Ñoaøn Hoïc sinh Cöùu quoác cuûa caùc tröôøng ôû Saøi Goøn. Ñòa ñieåm ñöôïc choïn ñeå ra maét Hoäi Hoïc sinh laø nhaø cuûa chò Tröông Quoác Hoa, ôû laàu 2, soá nhaø 108-110 ñöôøng Lagrandieøre ( baây giôø laø ñöôøng Lyù Töï Troïng ). Ñoàng chí Phuøng Löôïng chuû trì buoåi hoïp, coù môøi giaùo sö Tröông Coâng Muøi ( chuû nhaø ) laøm coá vaán. Hoäi laáy baøi haùt “ Hoïc sinh Vieät Nam ” laøm ñoaøn ca vaø phaùt haønh tôø baùo cuûa Hoäi laø baùo “ Cöùu nöôùc ”…

“ Ñeán ñaàu naêm 1949, soá löôïng cô sôû cuûa Ñoaøn hoïc sinh ñaõ phaùt trieån ra ôû nhieàu tröôøng, soá löôïng ñaûng vieân ñöôïc keát naïp cuõng khaù ñoâng. Caùc ñaàu moái chæ ñaïo luùc baáy giôø thaät ra cuõng chöa taäp hôïp coù quy cuû thaønh moät toå chöùc chuyeân bieät. Quaàn chuùng toát, yeâu nöôùc heã quen ñöôïc moái naøo thì xaùp vaøo moái aáy, coù moái gaén vôùi caùnh daân quaân caùc quaän noäi thaønh, coù moái gaén vôùi caùc toå chöùc ñoaøn theå nhö phuï nöõ, coâng vaän, Hoäi Hoïc sinh Vieät Nam Nam Boä v.v… vaø caû vôùi caùc moái giao lieân cuûa Thaønh uûy. Ñöùng ñaàu ñaøn trong caùc tröôøng hoïc luùc baáy giôø laø caùc ñoàng chí : Ñoã Ngoïc Thaïnh, hoïc sinh tröôøng Chasseloup Laubat ( ñeán naêm 1949 thoaùt ly, thoâi hoïc, luùc ôû noäi thaønh, luùc vaøo chieán khu coâng taùc ); ñoàng chí Traàn Huyønh Long, hoïc sinh tröôøng Peùtrus Kyù töø tröôùc naêm 1945 ( ñeán naêm 1949 cuõng ñaõ thoâi hoïc, nhöng vaãn tieáp tuïc phuï traùch moät maûng tröôøng, trong ñoù coù Lyceùe Peùtrus Kyù ). ÔÛ moät soá tröôøng cuõng ñaõ hình thaønh caùc haït nhaân laõnh ñaïo cuûa Ñaûng. ÔÛ tröôøng Peùtrus Kyù ñaõ coù moät soá quaàn chuùng coát caùn khaù ñoâng, trong ñoù coù caùc anh Traàn Vaên Ôn, Phaïm Huøng Phi… ÔÛ tröôøng AÙo Tím (Gia Long ) coù caùc chò Ñoã Thò Kim Chi, Huyønh Ngoïc Thanh, Huyønh Ngoïc Thu, Huyønh Thò Ngoân… ÔÛ tröôøng Marie Curie coù caùc chò Nguyeãn Bình Minh, Nguyeãn Bình Thanh… ÔÛ tröôøng Kyõ thuaät coù anh Nguyeãn Ñoâng Haø ( Ba Lam )…

“ Trong tình hình phaùt trieån löïc löôïng nhö theá, daàn daàn ñaõ hình thaønh moät lieân chi hoäi hoïc sinh noäi thaønh Saøi Goøn laøm haït nhaân laõnh ñaïo caùc phong traøo ñaáu tranh trong caùc tröôøng hoïc. Vaø ñeå coù moät hình thöùc taäp hôïp quaàn chuùng, Thaønh uûy chæ ñaïo thaønh laäp Ban Chaáp haønh Ñoaøn Hoïc sinh toaøn thaønh goàm 5 uûy vieân laø : Taï Trung Quoác (tröôøng Chasseloup Laubat ) laøm Toång thö kyù vaø caùc uûy vieân laø anh Ñoã Ngoïc Thaïnh, chò Ñoã Thò Kim Chi ( tröôøng Gia Long ), chò Voõ Kim Lang ( tröôøng Leâ Baù Cang ) vaø chò Nguyeãn Bình Thanh ( tröôøng Marie Curie ). Ban Chaáp haønh Ñoaøn Hoïc sinh ñaõ phaùt huy ñöôïc taùc duïng laø nhaân toá ñoaøn keát trong moïi hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh, laø Ban lieân laïc thöôøng xuyeân cuûa ñaïi dieän hoïc sinh caùc tröôøng trong moïi phong traøo coâng khai hôïp phaùp cho ñeán caùc hoïat ñoäng ngaàm cuûa coâng taùc ñieàu tra, tuyeân truyeàn, xaây döïng cô sôû bí maät vaø toå chöùc ñaáu tranh…”(4)

OÂng Nguyeãn Vaên Thieän cho bieát theâm veà caùn boä HSSV giai ñoaïn 1946-1949 nhö sau :

“ Luùc ñoù anh Traàn Huyønh Long coù quan heä coâng taùc vôùi chò Möôøi Thanh ( Huyønh Ngoïc Thanh ). Naêm 1946, ôû vuøng khaùng chieán, anh Long coù hoïc chung moät lôùp chính trò vôùi anh Minh Löông ( nhaïc só Laïi Minh Löông, töø nhöõng naêm 1950 daïy nhaïc taïi tröôøng tö thuïc Huyønh Khöông Ninh vaø moät soá tröôøng tö khaùc ).

“Heø naêm 1946, moät soá hoïc sinh veà chieán khu Vöôøn Thôm. Anh em coù gaëp anh Traàn Baïch Ñaèng vaø ñöôïc chaán chænh tö töôûng veà Ñaûng Daân Chuû vaø Ñaûng Coäng Saûn. Vì Ñaûng Coäng Saûn Ñoâng Döông ñaõ tuyeân boá giaûi taùn vaø hoaït ñoäng bí maät, neân danh nghóa hoaït ñoäng cuûa caùn boä ta laø Ñaûng Daân Chuû ñeå tuyeân truyeàn trong thanh nieân. Soá anh chò em hoïc sinh ñöôïc keát naïp Ñaûng sôùm nhaát laø Ñoã Ngoïc Thaïnh, roài ñeán Traàn Huyønh Long, Bình Thanh, Bình Minh, Nguyeãn Taán Phaùt ( töùc Leâ Thieát ), Nguyeãn Ñoâng Haø, chò Huyønh Ngoïc Thanh, Nguyeãn Ngoïc Haø ( sau ñoù anh bò loä, neân chuyeån sang Phaùp du hoïc vaø tieáp tuïc coâng taùc )…

“ Caùc oâng cha cuûa Ñoã Ngoïc Thaïnh, Nguyeãn Ñoâng Haø, Phaïm Xuaân AÅn, Nguyeãn Bình Minh…cuøng hoïc chung lôùp vôùi nhau. Soá anh chò em naøy do coù moái quan heä quen bieát cuûa caùc oâng cha neân deã quan heä nhau, ruû nhau laøm caùch maïng”.

3. Thaày daïy nhaïc Laïi Minh Löông ( naêm 1945 coøn laø moät thanh nieân 17 tuoåi, naêm 2006 ñaõ 78 tuoåi ) keå laïi :

“ Naêm 1943, Ñoàng minh chuaån bò neùm bom Saøi Goøn. Moät soá trong nhoùm Hoaøng-Mai-Löu vaøo daïy hoïc ôû caùc tröôøng Huyønh Khöông Ninh, Leâ Baù Cang… Nhôø nhöõng sinh hoaït vaên hoùa vaên ngheä thôøi kyø nhoùm Hoaøng-Mai-Löu, maø nhieàu hoïc sinh ñöôïc truyeàn thuï tinh thaàn yeâu nöôùc. Nhöng thôøi cuoäc cuõng laøm cho phong traøo hoïc sinh ñöùt töøng ñoaïn . Sau naêm 1943, Ñoàng minh boû bom; naêm 1945, coù phong traøo Thanh nieân Tieàn phong. Caùc tröôøng hoïc luùc naøy bò ñoùng cöûa. Sau Caùch maïng Thaùng Taùm 1945 vaø Nam boä khaùng chieán 23-9-1945, naêm 1946, UBKC Nam boä hieäu trieäu ñi chieán khu. Soá ngöôøi ra böng bieàn caùc vuøng Vöôøn Thôm, Ñöùc Hoøa, Ñöùc Hueä… quaù ñoâng, coù caû thaày giaùo, thaày thoâng, thaày kyù, nhaân vieân ngaân haøng, thôï thuyeàn vaø caû hoïc sinh… Trong hoaøn caûnh nhöõng ngaøy ñaàu khaùng chieán coøn raát khoù khaên, nhaát laø veà maët tieáp teá löông thöïc thöïc phaåm, neân UBKC laïi keâu goïi trôû veà ñoâ thò. Moät soá ngöôøi trôû veà, bò Phaùp baét. Toâi cuõng bò Phaùp baét, nhöng khoâng coù chöùng cöù gì, ñöôïc thaû veà. Thaùng 9-1946, toâi vaøo hoïc taïi tröôøng Tröông Vónh Kyù vaø gaëp anh Traàn Huyønh Long. Naêm 1947, tröôøng Tröông Vónh Kyù coøn bò quaân Phaùp chieám ñoùng, hoïc sinh phaûi sang hoïc taïi tröôøng George Gauri Berry treân ñöôøng Le Grand de la Liraye. Naêm 1946-1947, hoïc sinh Saøi Goøn ñaõ coù söï laõnh ñaïo cuûa toå chöùc caùch maïng.”

clip_image097Đỗ Ngọc Thạnh Anh hùng lực lược Vũ Trang

4. Veà Anh Ba hoïc sinh Ñoã Ngoïc Thaïnh, theo saùch “Ngoøi phaùo 9-1” (do Taäp theå Ban bieân soaïn Baûo taøng Caùch maïng Thaønh phoá Hoà Chí Minh thöïc hieän, NXB Treû 2000), xin ghi sô löôïc nhö sau :

Ñoã Ngoïc Thaïnh sinh naêm 1936, queâ ôû mieàn Baéc. Cha laø oâng Ñoã Nhö Khöông, toát nghieäp tröôøng Cao ñaúng Coâng chaùnh-Haø Noäi, sinh thôøi laøm chuyeân vieân hoïa ñoà.

Naêm 1936, Thaïnh theo cha vaøo Long Xuyeân, ñeán naêm 1945 leân Saøi Goøn ôû nhaø ngöôøi chuù taïi goùc ñöôøng Verdun-Chasseloup Laubat (nay laø Caùch maïng thaùng Taùm-Nguyeãn Thò Minh Khai) vaø tham gia caùch maïng töø naêm 1945.

Naêm 1946, Ñoã Ngoïc Thaïnh vaøo hoïc naêm thöù ba tröôøng Chasseloup Laubat, xaây döïng cô sôû caùch maïng vaø ñaåy leân phong traøo ñaáu tranh cuûa hoïc sinh taïi ñaây.

Thaùng 2-1947, anh ñöôïc keát naïp vaøo Ñaûng Coäng saûn Ñoâng döông. Thaùng 7-1947, anh ñöa moät soá hoïc sinh noäi thaønh vaøo döï lôùp chính trò cuûa Thaønh uûy toå chöùc taïi chieán khu Laùng Le-Baøu Coø. Thaùng 9-1947, anh ñöôïc giao phuï traùch Hoäi Hoïc sinh Vieät Nam Nam Boä taïi noäi thaønh; töø ñaáy cho ñeán naêm 1951, anh laø ngöôøi chæ ñaïo phong traøo ñaáu tranh cuûa HSSV Saøi Goøn. Naêm 1948, do cô sôû tröôøng Chasseloup Laubat bò loä, anh nghæ hoïc, thoaùt ly haún ñeå ra vuøng khaùng chieán, roài sau ñoù trôû vaøo noäi thaønh laõnh ñaïo phong traøo HSSV. Nhö vaäy, anh Ba hoïc sinh Ñoã Ngoïc Thaïnh chính laø ngöôøi Bí thö Ñaûng ñoaøn hoïc sinh ñaàu tieân cuûa khu Saøi Goøn-Chôï Lôùn.

Vôùi vai troø Bí thö Chi boä caùc tröôøng trung hoïc, anh ñaõ tröïc tieáp chæ ñaïo nhieàu cuoäc ñaáu tranh cuûa hoïc sinh tieán ñeán cuoäc bieåu tình ngaøy 09-01 vaø ñaùm tang hoïc sinh Traàn Vaên Ôn ngaøy 12-01-1950. Sau ñoù, anh chæ ñaïo vaän ñoäng caùc phong traøo hoïc sinh tham gia cöùu teá ñoàng baøo bò hoûa hoaïn ôû khu Baøu Sen-ñình Taân Kieång vaøo toái 04-3-1950 ( ñình naøy ñeán nay vaãn gi laø Taân Kieån, khoâng coù chöõ “g” ), tham gia cuoäc mít-tinh tuaàn haønh phaûn ñoái 2 chieác chieán haïm Myõ caëp Caûng Saøi Goøn ngaøy 19-3-1950, goùp phaàn laøm neân thaéng lôïi cuûa “Ngaøy toaøn quoác choáng Myõ” can thieäp vaøo cuoäc chieán tranh Ñoâng Döông, phaûn ñoái maät vuï Phaùp tra taán vaø thaûm saùt nöõ hoïc sinh ngöôøi Hoa Traàn Boäi Cô cuûa tröôøng Phöôùc Kieán ôû Chôï Lôùn.

clip_image099Họp mặt cựu cán bộ phong trào Trần Văn Ơn 10/10/1999

5. Ñoã Thò Kim Chi ( töùc Mai Gia Long ) laø moät trong soá caùn boä hoïc sinh cuûa phong traøo thôøi kyø 1946-1950 ñaõ keå:

“ Sau ngaøy 23-9-1945, caùc tröôøng coøn ñoùng cöûa. Qua naêm hoïc 1946-1947, löïc löôïng hoïc sinh yeâu nöôùc, caùch maïng môùi ñöôïc nhen nhoùm xaây döïng laïi. Luùc ñoù, anh Phuøng Löôïng laõnh ñaïo phong traøo hoïc sinh; chò Nguyeãn Thò Bình laõnh ñaïo Phuï nöõ Cöùu quoác thaønh phoá. Toâi töø coâng taùc beân Phuï nöõ Cöùu quoác ñöôïc chuyeån qua coâng taùc hoïc sinh. Toâi vaøo hoïc taïi tröôøng Gia Long töø naêm 1946. Toâi bieát ñöôïc caùn boä hoïc sinh luùc ñoù ôû Chasseloup Laubat coù Ñoã Ngoïc Thaïnh, Nguyeãn Ngoïc Haø, ôû Huyønh Khöông Ninh coù Traàn Kim Khaùnh, ôû Peùtrus Kyù coù Nguyeãn Taán Phaùt ( Leâ Thieát ), Nguyeãn Hoøa Thanh ( nhaïc só ), Phaïm Huøng Phi… Beân bieät ñoäng Saøi Goøn coù nhoùm Lan Meâ Linh. Naêm 1947, trong hoïc sinh ñaõ coù Chi boä Ñaûng goàm anh Ñoã Ngoïc Thaïnh, toâi ,… Chuùng toâi ñaõ taäp hôïp ñöôïc quaàn chuùng coù toå chöùc khaù ñoâng.”

Theo Thanh Vaân ghi laïi ôû saùch “Ngoøi phaùo 9-1”, Ñoã Thò Kim Chi, khi coøn laø coâ beù 16 tuoåi, ñaõ ñöôïc giaùo duïc veà loøng yeâu nöôùc vaø tham gia hoaït ñoäng caùch maïng töø moät nöõ caùn boä Thaønh hoäi Phuï nöõ Cöùu quoác Baûy Chí ( töùc Hoà Thò Chí, ngöôøi ñaõ ñöôïc ba meï Kim Chi raát quyù meán vaø giuùp ñôõ cho truù nguï taïi nhaø caû naêm trôøi, sau naøy laø vôï cuûa ñoàng chí Haø Huy Giaùp ). Ñoã Thò Kim Chi ñöôïc keát naïp Ñaûng thaùng 11-1947. Cuoái naêm 1948, chò baét lieân laïc coâng taùc vôùi Ñoã Ngoïc Thaïnh, Traàn Huyønh Long. Naêm hoïc 1948-1949, tröôøng Gia Long coù theâm hai chò em Huyønh Ngoïc Thanh, Huyønh Ngoïc Thu cuøng Ñoã Thò Kim Chi hôïp thaønh boä ba aên yù ( caû ba cuøng laø baïn hoïc vôùi nhau taïi tröôøng tieåu hoïc Taân Ñònh, maø cha cuûa hai chò laø oâng Huyønh Vaên Y, luùc ñoù laøm hieäu tröôûng, nay laø Tröôøng THPT Nguyeãn Thò Dieäu thuoäc Quaän 3 ) laõnh ñaïo caùc cuoäc ñaáu tranh coù tieáng vang cuûa hoïc sinh tröôøng. Muøa heø naêm 1949, chò cuøng moät soá caùn boä HSSV khaùc ñi döï lôùp heø cuûa Thanh nieân Cöùu quoác Nam Boä toå chöùc ôû böng bieàn Ñoàng Thaùp Möôøi, treân bôø kinh Nguyeãn Vaên Tieáp. Ñaàu naêm hoïc 1949-1950, chò thi ñaäu vaøo tröôøng Peùtrus Kyù hoïc naêm thöù nhaát Ban Tuù taøi vaø cuøng coâng taùc vôùi caùc anh Nguyeãn Taán Phaùt, Nguyeãn Hoøa Thanh. Ngaøy 01-11-1949, do teân Loan, giao lieân cuûa lôùp huaán luyeän noùi treân laøm phaûn, chò Ñoã Thò Kim Chi cuøng 4 anh chò khaùc bò ñòch baét. Cuoäc bieåu tình ngaøy 09-01-1950 cuûa hoïc sinh Saøi Goøn noå ra coù nhieàu yeâu saùch, trong ñoù coù yeâu saùch ñoøi nhaø caàm quyeàn Phaùp vaø tay sai thaû 5 hoïc sinh naøy.

6. Baø Huyønh Ngoïc Thanh ( sinh naêm 1931) keå laïi:

“ Chò Naêm cuûa chuùng toâi laø Huyønh Xuaân Höông hoïc ôû Haø Noäi vaø tham gia phong traøo sinh vieân töø tröôùc Caùch maïng Thaùng Taùm 1945. Chính chò toâi ñaõ höôùng daãn toâi vaø em toâi laø Huyønh Ngoïc Thu tham gia caùch maïng. Toâi ñaõ tham gia phong traøo bình daân hoïc vuï, Thanh nieân Tieàn phong, Caùch maïng Thaùng Taùm 1945 vaø sau ñoù tham gia khaùng chieán. Naêm 1946, toâi beänh neân veà vôùi gia ñình ôû Goø Caùt ( Bình Chaùnh ), roài cuøng gia ñình vaøo soáng ôû noäi thaønh.

“ Naêm hoïc 1946-1947, moät soá tröôøng ôû Saøi Goøn ñöôïc môû laïi. Nhöng ñeán naêm 1948, toâi thi vaøo tröôøng Gia Long hoïc lôùp ñeä luïc ( töông ñöông lôùp 7 baây giôø ). Tröôùc toâi hoaït ñoäng beân Coâng ñoaøn ( vôùi Leâ Taán Ích ), khi vaøo Gia Long toâi hoaït ñoäng hoïc sinh cuøng nhoùm chò Kim Chi. Khi chò Kim Chi bò baét, toâi phuï traùch tröôøng Gia Long vaø lieân heä coâng taùc vôùi anh Ba hoïc sinh.”

… … …

Qua moät soá chuyeän keå nhö treân, coù theå noùi giai ñoaïn 1946-1949 laø giai ñoaïn gaày döïng coát caùn vaø phaùt trieån môùi löïc löôïng caùch maïng trong HSSV caùc tröôøng hoïc ôû Saøi Goøn, chuû yeáu laø hoïc sinh caùc tröôøng trung hoïc.

Soá caùn boä do Thaønh uûy phaân coâng phuï traùch hoïc sinh vaø coù coâng xaây döïng ñoäi nguõ coát caùn hoïc sinh coù theå keå nhö : Phuøng Löôïng, Nguyeãn Thò Bình, Hoà Thò Chí, …

Soá caùn boä coát caùn hoïc sinh ôû caùc tröôøng coù theå bieát ñöôïc ( chöa ñaày ñuû ) laø :

- Tröôøng Chasseloup Laubat : Ñoã Ngoïc Thaïnh ( sau laø Bí thö Ñaûng ñoaøn hoïc sinh, Bí thö chi boä caùc tröôøng trung hoïc Saøi Goøn-Chôï Lôùn ), Nguyeãn Ngoïc Haø (thaùng 7-1948 sang Phaùp ) …

- Tröôøng Marie Curie : caùc chò em Nguyeãn Bình Minh, Nguyeãn Bình Thanh, Nguyeãn Bình Trang ( 2 naêm 1946-1947 vaø 1947-1948 hoïc ôû Chasseloup Laubat; rieâng Bình Minh sau naêm 1950 ñaäu Tuù taøi II vaø xin daïy ôû Gia Long )

clip_image101 - Tröôøng Tröông Vónh Kyù ( Peùtrus Kyù ) : Traàn Huyønh Long, Leâ Trung Nghóa, Nguyeãn Taán Phaùt ( Leâ Thieát ), Nguyeãn Hoøa Thanh, Laïi Minh Löông, Traàn Vaên Ôn, Phaïm Huøng Phi ( naêm 1947 hoïc ôû tröôøng Leâ Baù Cang ), Quoác Phöôïng, Ñaøo Vaên Luaät, Nguyeãn Thieát Du,…

Đoàn chim việt trong đoàn văn nghệ trường Marie Curie

- Tröôøng Gia Long : Ñoã Thò Kim Chi, Huyønh Ngoïc Thanh, Huyønh Ngoïc Thu,

Huyønh Thò Ngoân, …

- Tröôøng Huyønh Khöông Ninh : Traàn Kim Khaùnh, …

- Tröôøng Kyõ thuaät : Nguyeãn Ñoâng Haø, …

Ngoaøi vieäc taäp hôïp, xaây döïng ñoäi nguõ caùn boä coát caùn HSSV trong caùc tröôøng, Thaønh uûy coøn chuù troïng taäp huaán chính trò nhaèm naâng cao loøng yeâu nöôùc, boài döôõng lyù töôûng caùch maïng vaø naêng löïc coâng taùc cho anh chò em caùn boä HSSV. Thöôøng laø haèng naêm, vaøo dòp nghæ heø, Thaønh uûy toå chöùc ñöa soá caùn boä HSSV vaø quaàn chuùng caûm tình caùch maïng ra vuøng böng bieàn khaùng chieán ñeå döï caùc lôùp chính trò.

Cuøng vôùi söï phaùt trieån cuûa löïc löôïng yeâu nöôùc, caùch maïng trong HSSV, toå chöùc yeâu nöôùc vaø caùch maïng cuûa HSSV ôû Saøi Goøn cuõng ñöôïc thaønh laäp.

Caùc caùn boä HSSV coù tinh thaàn tö töôûng vöõng vaøng, yù thöùc ñöôïc lyù töôûng caùch maïng, coâng taùc ñaït hieäu quaû, ñaõ ñöôïc toå chöùc keát naïp vaøo ñoäi nguõ Ñaûng CSÑD nhö : Ñoã Ngoïc Thaïnh ( thaùng 2-1947 ), Traàn Huyønh Long, Nguyeãn Ngoïc Haø, Ñoã Thò Kim Chi ( thaùng 11-1947 )… Trong naêm 1947, ñaõ coù chi boä hoïc sinh baèng caùch gheùp caùc ñaûng vieân hoïc sinh ôû moät soá tröôøng.

Thaùng 9-1947, Hoäi Hoïc Sinh Vieät Nam Nam Boä ñuôïc thaønh laäp taïi noäi thaønh Saøi Goøn do anh Ba hoïc sinh Ñoã Ngoïc Thaïnh phuï traùch; thöïc chaát ñaây chính laø toå chöùc Ñoaøn hoïc sinh Cöùu quoác Saøi Goøn.

Nhôø vaäy, tuy soá caùn boä HSSV chöa nhieàu, nhöng ñaõ taäp hôïp ñöôïc ñoâng ñaûo quaàn chuùng, thöïc hieän ñöôïc nhöõng ñôït coâng taùc caùch maïng coù lôïi cho cuoäc khaùng chieán choáng thöïc daân Phaùp vaø tay sai, ñöa ñeán cao traøo ñaáu tranh cuûa HSSV vaø trôû thaønh moät ñoäng löïc trong phong traøo ñaáu tranh cuûa caùc taàng lôùp nhaân daân Saøi Goøn naêm 1950.

III. ÑAÁU TRANH CUÛA HSSV SAØI GOØN GIAI ÑOAÏN 1946-1949 VAØ CAO TRAØO NAÊM 1950

1.Nhöõng hoaït ñoäng yeâu nöôùc, caùch maïng cuûa HSSV Saøi Goøn giai ñoaïn

1946-1949.

Khoaûng thôøi gian töø tröôùc Caùch maïng Thaùng Taùm 1945 cho ñeán nöûa ñaàu naêm 1946, Saøi Goøn trong khoâng khí suït soâi cuûa nhöõng ngaøy caùch maïng vaø môû ñaàu cuoäc khaùng chieán choáng Phaùp, caùc tröôøng hoïc ôû Saøi Goøn coøn ñoùng cöûa. Sau khi chieám laïi Saøi Goøn vaø moät soá vuøng ñoâ thò, moät soá ñöôøng giao thoâng chính cuûa caùc tænh phuï caän, thöïc daân Phaùp baét ñaàu xaây döïng laïi boä maùy chính quyeàn cai trò, cho môû laïi tröôøng hoïc vaø nôùi roäng ñieàu kieän nhaäp hoïc ôû caùc tröôøng Taây.

Ñeå phaùt ñoäng phong traøo ñaáu tranh khaùng chieán choáng Phaùp ôû ñoâ thò, Thaønh uûy Saøi Goøn-Chôï Lôùn baét ñaàu xaây döïng laïi löïc löôïng caùch maïng caùc giôùi, trong ñoù coù chuù troïng tôùi löïc löôïng HSSV. Vaøo ñaàu naêm hoïc 1946-1947, moät soá thanh nieân nam nöõ hoïc sinh coù tinh thaàn yeâu nöôùc, coù caûm tình vôùi khaùng chieán vaø ít nhieàu coù quan heä vôùi toå chöùc caùch maïng ñaõ vaøo hoïc taïi moät soá tröôøng trung hoïc vaø ñöôïc xaây döïng thaønh cô sôû, noøng coát caùch maïng. ÔÛ tröôøng Chasseloup Laubat coù Ñoã Ngoïc Thaïnh, Nguyeãn Ngoïc Haø, ba chò em Nguyeãn Bình Minh, Nguyễn Bình Thanh, Nguyễn Bình Trang,... ÔÛ tröôøng Tröông Vónh Kyù ( luùc naøy coøn bò quaân ñoäi Phaùp chieám ñoùng vaø hoïc sinh phaûi möôïn tröôøng khaùc ñeå hoïc ) coù Traàn Huyønh Long, Leâ Trung Nghóa, Laïi Minh Löông… ÔÛ tröôøng Gia Long coù Ñoã Thò Kim Chi …

Hoaït ñoäng cuûa caùc toå chöùc caùch maïng hoïc sinh trong tröôøng hoïc luùc naøy chuû yeáu laø tuyeân truyeàn, giaùo duïc hoïc sinh cuøng lôùp, cuøng tröôøng veà loøng yeâu nöôùc, uûng hoä cuoäc khaùng chieán choáng Phaùp vaø coù theå ra thaêm böng bieàn vaøo dòp heø hoaëc saün saøng xeáp buùt nghieân leân ñöôøng chieán ñaáu vì ñoäc laäp, töï do cuûa Toå quoác theo lôøi keâu goïi cuûa Chuû tòch Hoà Chí Minh. Baèng nhieàu hình thöùc tuyeân truyeàn ræ tai, trao tay taøi lieäu, vieát khaåu hieäu, raûi truyeàn ñôn… , caùc anh chò hoïc sinh trong toå chöùc caùch maïng ñaõ giaùc ngoä ñöôïc nhieàu hoïc sinh khaùc veà loøng yeâu nöôùc, ñi theo caùch maïng, hoaëc coù caûm tình uûng hoä khaùng chieán. Ñoâi khi cuõng coù vieäc laøm hoaëc coù ñôït hoaït ñoäng mang tính thoái ñoäng phong traøo trong hoïc sinh.

Sau khi Ñoaøn Hoïc sinh Vieät Nam Nam Boä ñöôïc thaønh laäp ( 9/1947 ), Ban chaáp haønh Chi hoäi Sinh vieân Nam Boä hoïp ngaøy 16-10-1947 vaø ra quyeát ñònh phaùt ñoäng cuoäc ñaáu tranh ñoøi nhaø caàm quyeàn thöïc daân Phaùp traû töï do cho nhöõng trí thöùc treû yeâu nöôùc ñaõ bò baét laø kieán truùc sö Huyønh Taán Phaùt, Hoà Ngoïc Chieáu, Hoaøng Xuaân Bình vaø Tröông Coâng Phoøng ( ñeán thaùng 11-1947, Huyønh Taán Phaùt ñöôïc thaû ).

Trong caùc tröôøng trung hoïc, coù moät soá hoaït ñoäng ñaõ trôû thaønh nhöõng kyû nieäm khoâng queân cuûa moät soá caùn boä HSSV thôøi ñoù nhö sau :

1.1 Moät cuoäc ñaùnh moät hoïc sinh Taây phaùch loái coi thöôøng hoïc sinh Vieät Nam do baùc só Nguyeãn Ngoïc Haø, nguyeân Chuû nhieäm UÛy ban veà ngöôøi Vieät Nam ôû nöôùc ngoaøi TP Hoà Chí Minh thuaät laïi trong saùch “ Ngoøi phaùo 9-1 veà phong traøo hoïc sinh sinh vieân thôøi khaùng chieán choáng Phaùp”:

“Heø1946, ñöôïc gia ñình ñoäng vieân, toâi döï thi vaø ñaäu vaøo tröôøng Chasseloup Laubat, nay laø tröôøng Leâ Quyù Ñoân. Toâi vaøo lôùp 4eø (töông ñöông naêm thöù ba ban Thaønh chung). Trong naêm 1946-1947, toâi tham gia hoaït ñoäng trong “Lieân ñoaøn hoïc sinh Nam Boä”… Tröôøng naøy laø cuûa con em vieân chöùc cao caáp Phaùp vaø chaùnh quyeàn tay sai, beân caïnh ñoù cuõng coù con em cuûa taàng lôùp trung löu khaù giaû vaø coâng chöùc trí thöùc Saøi Goøn hoïc taäp. Khoâng khí thöïc daân, phi daân toäc, leä thuoäc, tay sai, a dua choaùng ngoäp trong tröôøng… Trong thôøi gian 1947, coù moät hoïc sinh Vieät Nam bò moät hoïc sinh Phaùp cao lôùn hôn laáy khaên chuøi baûng ñen neùm vaøo ñaàu, laøm maët muõi hoïc sinh Vieät Nam naøy traéng xoùa vì phaán. Bieát ñöôïc tin naøy, anh em chuùng toâi sau khi hoäi yù chôùp nhoaùng vôùi ñoàng chí Ñoã Ngoïc Thaïnh (Anh Ba Hoïc sinh) quyeát ñònh xöû lyù teân hoïc sinh Phaùp ñoù.

“Chuùng toâi huy ñoäng möôøi hoïc sinh Vieät Nam boá trí ñoùn chôø, giôø tan hoïc khoaûng 11 giôø tröa, ôû ñöôøng Voõ Vaên Taàn hieän nay, chaën thaèng hoïc sinh Phaùp, baét noù xin loãi hoïc sinh Vieät Nam… Thaèng Taây ngoan coá khoâng chòu xin loãi, bò toâi ñaùnh noù guïc ngay treân leà ñöôøng, noù bò u ñaàu, maùu me chaûy khaép. Luùc ñoù cuõng coù maáy ñaùm hoïc sinh Phaùp ñaùnh toâi ñeå beânh noù, nhöng möôøi anh em ta ñöôïc boá trí ñaõ che chôû cho toâi. Hoïc sinh Vieät Nam bao vaây xung quanh khoâng cho xe caûnh saùt vaøo can thieäp. Sau cuøng, boïn chuùng phaûi goïi caûnh saùt quaân söï ñeánvôùi 2, 3 xe, huï coøi inh oûi. Anh em quyeát ñònh ñöa toâi ñi thoaùt… Sau naøy, toâi ñöôïc bieát thaèng hoïc sinh Phaùp naøy laø con trai cuûa vieân Chaùnh aùn Toøa aùn Thöôïng thaåm Saøi Goøn. Haäu quaû coù theå raát lôùn… Nhöng chieàu ñoù, moïi vieäc vaãn im re, vì Ban Giaùm hieäu nhaø tröôøng khoâng muoán laøm to chuyeän.

“Chuyeän tuy laø bình thöôøng nhöng yù nghóa cuûa noù raát lôùn. Söï kieän naøy khoâng nhöõng khôi daäy theâm loøng yeâu nöôùc cuûa hoïc sinh tröôøng Chasseloup Laubat maø coøn lan toûa ra caùc tröôøng khaùc nhö Peùtrus Kyù, Leâ Baù Cang, Huyønh Khöông Ninh, Gia Long, khoâng chæ trong nam hoïc sinh maø coøn trong nöõ hoïc sinh. Moät söï kieän hoïc sinh ñaùnh nhau khoâng phaûi laø laï nhöng laïi mang yù nghóa chính trò saâu saéc, phaûn aûnh maâu thuaãn giöõa ngöôøi bò trò vaø keû thoáng trò. Tinh thaàn yeâu nöôùc vaãn aâm æ chaùy, neáu ñöôïc phaùt huy vaø hun ñuùc toát seõ ñöa tuoåi treû ñeán möùc daán thaân, haønh ñoäng thöïc hieän khaåu hieäu luùc baáy giôø laø “Thaø cheát chöù khoâng chòu laøm noâ leä”, “Ñoäc laäp töï do hay laø cheát”. Ñoù laø yeáu toá thuaän lôïi cho cuoäc vaän ñoäng hoïc sinh, sinh vieân toaøn thaønh phoá tham gia coâng taùc uûng hoä caùch maïng, uûng hoä cuoäc khaùng chieán”(4).

1.2 Moät cuoäc raûi truyeàn ñôn kyû nieäm caùc ngaøy leã trong thaùng 5-1948 ñöôïc Baùc só Nguyeãn Ngoïc Haø keå laïi :

“Nhaân dòp 19-5 möøng ngaøy sinh Baùc Hoà, chuùng toâi toå chöùc raûi truyeàn ñôn, nhöng ruùt kinh nghieäm naêm 1947, raûi ñoàng loaït. Muoán theá phaûi coù tieáng noå baùo hieäu. Chuùng toâi döï phoøng nhaø tröôøng coù nhöõng bieän phaùp ngaên chaën, raát coù theå moät soá hoïc sinh bò nghi ngôø seõ bò caûnh saùt xeùt caëp tröôùc khi vaøo tröôøng. Ñeâm hoâm toâi ñaõ phaûi ñöa tröôùc truyeàn ñôn vaøo tröôøng. Toâi leo töôøng raøo phía beân ñöôøng Leâ Quyù Ñoân, vaøo tröôøng giaáu truyeàn ñôn ôû goác caây. Saùng hoâm sau, anh em voâ sôùm laáy truyeàn ñôn phaân phoái cho nhau, 8 giôø 30, coù moät hoïc sinh ñöôïc phaân coâng quaêng löïu ñaïn noå taïi baõi xe ñaïp ôû trung taâm tröôøng; beân saân nöõ vaø saân nam ñeàu ñoàng loaït raûi truyeàn ñôn.”(4)

Laàn naøy, ñòch baét ñöôïc moät hoïc sinh teân Phan Thanh Nhaøn vaø khai thaùc baét theâm Nguyeãn Ngoïc Haø vaø caùc nöõ sinh Bình Minh, Kim Hoa, Kim Chi… ñöa veà boùt Catinat ôû ñöôøng Catinat tra taán ñeå thaåm vaán. Boùt naøy laø nôi ñieàu tra kheùt tieáng daõ man cuûa cô quan Phoøng Nhì (2eø Bureau) cuûa Phaùp (nay laø truï sôû Sôû Vaên hoùa-Theå Thao-Du Lòch TP Hoà Chí Minh taïi ñöôøng Ñoàng Khôûi). Gia ñình cuûa Nguyeãn Ngoïc Haø, Nguyeãn Bình Minh, Ñoã Thò Kim Chi… phaûi lo loùt tieàn, vaøng cho con mình ñöôïc thaû ra. Rieâng Nguyeãn Ngoïc Haø, bò Phaùp baét buoäc vaø ñöôïc toå chöùc ta ñoàng yù, phaûi sang Phaùp du hoïc vaø xaây döïng phong traøo Vieät kieàu yeâu nöôùc beân ñoù.

1.3 Moät soá hoaït ñoäng cuûa nöõ sinh tröôøng Chasseloup Laubat vaø tröôøng Marie Curie

Baø Nguyeãn Bình Minh,cöïu nöõ sinh tröôøng Chasseloup Laubat vaø Marie Curie (1947-1950), nguyeân Quyeàn Tröôûng ñoaøn Cô quan ñaïi dieän Vieät Nam taïi Lieân hieäp quoác, keå veà moät soá hoaït ñoäng cuûa mình trong nhöõng naêm hoïc ôû caùc tröôøng ñoù nhö sau:

1.3.1 Daùn aûnh Baùc Hoà treân baûng danh döï ôû coång tröôøng Chasseloup Laubat

“Saép ñeán thaùng 5-1948, tröôøng Chasseloup Laubat chuaån bò ñôït ñaáu tranh höôûng öùng ngaøy 1-5 vaø kyû nieäm sinh nhaät Baùc: raûi truyeàn ñôn ñoàng loaït sau moät tieáng noå cuûa moät hoïc sinh nam vaø vieát khaåu hieäu “Ñaû ñaûo boïn buø nhìn”… Rieâng toâi töï nghó ra moät haønh ñoäng khaù taùo baïo laø daùn aûnh Baùc Hoà giöõa baûng nieâm yeát “Danh saùch hoïc sinh xuaát saéc ñöôïc khen thöôûng” ngay coång chính daãn voâ saân tröôøng. Toâi baøn vôùi Ceùcile Thu, chò baïn cuøng lôùp, nhôø moät ngöôøi quen veõ aûnh Baùc baèng maøu thuoác nöôùc, khaù gioáng, daùn baêng dính phía sau, vaø saùng 19-5-1948, Thu canh cho toâi “haønh ñoäng”. Toâi khoâng bò phaùt hieän ngay luùc baáy giôø nhöng maáy hoâm sau, toâi ñöôïc môøi ra tröôùc Hoäi ñoàng kyû luaät nhaø tröôøng… Vaø ngaøy hoâm ñoù, teân toâi xuaát hieän treân coät “Hoïc sinh bò kyû luaät, caûnh caùo” treân baûng nieâm yeát coâng khai tröôùc coång tröôøng, song song vôùi teân toâi beân coät “Xuaát saéc, ñöôïc khen thöôûng” vì nhöõng thaønh tích hoïc taäp thöôøng xuyeân vöôït troäi cuûa mình”4

1.3.2 Nöõ sinh Marie Curie maëc aùo traéng kyû nieäm sinh nhaät Baùc Hoà

“Nieân hoïc sau, tröôøng Marie Curie ( ngoâi tröôøng chuyeân nöõ cuûa Phaùp daønh cho con em cuûa coâng chöùc thuoäc ñòa vaø töøng lôùp Phaùp Vieät ñöôïc öu ñaõi ) môû theâm caáp 3 vaø taát caû nöõ sinh Chasseloup hoïc heát caáp 2 laø tröôøng hôïp soá ñoâng chò em tham gia phong traøo töø naêm tröôùc ñöôïc chuyeån sang tröôøng môùi: Marie Curie. Caùc chò trôû thaønh nhöõng haït nhaân noøng coát xaây döïng phong traøo ñeàu khaép vaø maïnh meõ ôû tröôøng Marie Curie…

“Chuùng toâi tieáp tuïc hoaït ñoäng “khôi daäy loøng yeâu nöôùc” trong chò em : ra baùo “Ñaøn chim Vieät ( vieát tay ), phoå bieán nhöõng baûn nhaïc cuûa caùch maïng… Toâi nhôù luùc ñoù, chuùng toâi raát yeâu thích vaø thöôøng hay haùt caùc baøi “Hoïc sinh Vieät Nam”, “Tuyeân truyeàn xung phong”, “Khoûe vì nöôùc” cuøng vôùi nhöõng baøi haùt cuûa caùc chuù Löu Höõu Phöôùc vaø Mai Vaên Boä.

“Ngaøy 19-5-1949 laïi ñeán. Trong hoaøn caûnh cuûa moät tröôøng cuûa thöïc daân, vôùi kyû luaät thaät nghieâm ngaët, laøm sao chò em chuùng toâi coù theå coâng khai noùi leân loøng yeâu kính ñoái vôùi Baùc Hoà ñöôïc? Toâi laïi “töï ñoäng” nghó ra caùch : ruû chò em caùc lôùp cuøng maëc aùo traéng ! Theá laø saùng hoâm ñoù, trong giôø ra chôi, khoaûng 15-20 chò em chuùng toâi tuï taäp nhoùm 5, nhoùm 7 taïi moät goùc saân tröôøng, toaøn maëc aùo vaùy traéng, cuøng kyû nieäm sinh nhaät Baùc baèng moät haønh ñoäng laëng leõ nhöng mang naëng yù nghóa thieâng lieâng, toân kính voâ vaøn ñoái vôùi Laõnh tuï kính yeâu. Baây giôø nhôù laïi, toâi thaáy thaät boài hoài xuùc ñoäng”(4).

1.3.3 Hoaït ñoäng vaên hoùa vaên ngheä yeâu nöôùc caùch maïng

“Tröôùc kyø nghó heø naêm aáy (thaùng 7-1949), chuùng toâi coøn nghó ra saùng kieán toå chöùc moät buoåi vaên ngheä, huy ñoäng “toång löïc” moïi tieàm naêng vaên ngheä doài daøo trong chò em: ñôn ca, toáp ca, hôïp xöôùng vaø caû nhöõng maøn hoaït caûnh “Ñi chuøa Höông” vaø 2 kòch thô “Traàn Quoác Toaûn ra quaân” vaø “Ñöôøng ñi non Lam”. Khoâng khí nhöõng buoåi taäp tröôùc ñoù thaät say söa, hoà hôõi. Buoåi dieãn chaùnh thöùc thaät töng böøng vaø traøn khí theá.”

“Thôøi kyø naøy, toâi nhôù coøn ñöôïc cuøng vôùi moät soá caùn boä hoïc sinh tham döï nhöõng buoåi thuyeát trình veà chuõ nghóa Maùc - Leâ-nin, veà thuyeát Duy vaät bieän chöùng phaùp (baèng tieáng Phaùp) do giaùo sö Lyon Caen, moät thaønh vieân cuûa Nhoùm vaên hoùa Maùc-xít (Groupe Culturel Marxiste-moät toå chöùc cuûa caùc trí thöùc, giaùo sö Phaùp uûng hoä cuoäc ñaáu tranh cuûa nhaân daân ta) trình baøy”(4)

1.4 Vuï xöû lyù boïn chæ ñieåm cuûa maät thaùm Phaùp ôû tröôøng Peùtrus Kyù

OÂng Nguyeãn Vaên Thieän, nguyeân Hieäu tröôûng tröôøng Leâ Hoàng Phong, cöïu caùn boä tröôøng Peùtrus Kyù keå laïi nhö sau:

“ Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh ñaõ laøm cho thöïc daân e sôï. Chuùng toå chöùc caøi maät thaùm vaøo caùc tröôøng ñeå theo doõi. Vaø trong naêm 1949, moät soá hoïc sinh bò boïn chæ ñieûm baùo cho maät thaùm baét.

“ Tình hình naøy ñöôïc cô sôû tröôøng Peùtrus Kyù baùo caùo leân Thaønh uûy. Vaøo thaùng 3-1949, Thaønh ñoäi daân quaân noäi thaønh Saøi Goøn-Chôï Lôùn phaùi anh Tuøng Lam, Chaùnh vaên phoøng Thaønh ñoäi, ñeán giao nhieäm vuï cho anh Buøi Xuaân Saéc, ñoäi tröôûng daân quaân Khu 2 noäi thaønh, leân keá hoaïch dieät hai teân ñieåm chæ lôïi haïi cuûa Phoøng nhì Phaùp laø Nguyeãn Vaên Minh vaø Traàn Taán Phaùt ñang hoïc taïi tröôøng Peùtrus Kyù.

“ Vaøo 9 giôø ngaøy 18-5-1949, nhoùm coâng taùc goàm coù boán ngöôøi aên maëc theo kieåu maät thaùm, ñaàu ñoäi noùn næ ñen, aùo boû ngoaøi quaàn, ngoài treân chieác xe Dodge nhoû, mang bieån soá CN111, chaïy theo moät loä trình ñaõ nghieân cöùu tröôùc vaøo ñaäu beân hoâng tröôøng. Anh Saéc chæ huy, cuøng anh Thöôùc, hoä ñoäi tröôûng daân quaân Hoä 9 vaø anh Thanh ñi vaøo lôùp, anh Keát ñöùng baûo veä beân ngoaøi. Caùc anh tuyeân aùn vaø xöû töû Minh, baén maõ töû caûnh caùo Phaùt, roài ruùt ñi.

“ Sau ñoù, Phaùt bò nghi ngôø baét giam moät thôøi gian taïi khaùm Chí Hoøa. Moät cô sôû hoïc sinh cuõng bò baét. Anh Long (Traàn Huyønh Long) phuï traùch tröôøng Peùtrus Kyù ñöôïc ruùt veà chieán khu”(4).

1.5 Vuï neùm löïu ñaïn raïp Majestic

Cuøng vôùi nhöõng hoïc sinh yeâu nöôùc, caùch maïng hoaït ñoäng trong caùc tröôøng hoïc, moät soá hoïc sinh khaùc cuõng kieân cöôøng tham gia chieán ñaáu vuõ trang cuûa caùc ban coâng taùc thaønh, nhö nöõ chieán só Lan Meâ Linh tröøng trò teân boài buùt Hieàn Só, chuû buùt baùo Phuïc Höng phaûn ñoäng, vaøo ñaàu naêm 1946…Vaø moät vuï laøm chaán ñoäng thaønh phoá Saøi Goøn giöõa naêm 1948 laø vuï neùm löïu ñaïn raïp Majestic.

Raïp Majestic laø raïp chieáu boùng ôû cuoái ñöôøng Catinat, ngoù ra beán Baïch Ñaèng soâng Saøi Goøn ( nay laø nhaø haøng Baïch Ñaèng, ñöôøng Ñoàng Khôûi, Quaän 1 ). Ñaây laø raïp sang nhaát Saøi Goøn luùc ñoù, coù maùy ñieàu hoøa khoâng khí vaø ñaêc bieät coù moät tieåu ñoäi quaân caûnh Phaùp ( PM-Police Militaire ) canh gaùc trong nhöõng giôø chieáu phim. Haàu heát khaùn giaû laø ngöôøi Phaùp, laø só quan trung caáp cao caáp, laø nhöõng coâng tö chöùc cuûa Phaùp. Nhöõng naêm ñaàu khaùng chieán, raïp naøy laø nôi chieâu ñaõi boïn só quan ñeán thöôûng thöùc nhöõng phim môùi phaùt haønh.

Sau khi tình baùo cho bieát boïn thuûy quaân Phaùp seõ tôùi ñaây xem boä phim “Adieu Cheùrie” ( Vónh bieät em yeâu ), Ban coâng taùc soá 10 do Tröôûng ban Nguyeãn Danh Khoâi ( töùc Nguyeãn Vaên Nam ) vaø Phoù ban Huyønh Vaên Khaûi quyeát ñònh: phaûi ñaùnh moät traän lôùn ñeå gaây thieät haïi cho ñòch ngay trong noäi thaønh. Nhieäm vuï naøy ñöôïc giao cho Trung ñoäi nöõ Minh Khai thöïc hieän maø Trung ñoäi tröôûng laø Dö Thò Laém ( Nguyeãn Thò Haïnh ), Chính trò vieân laø Nguyeãn Thò Hueä ( Hueä lôùn ) cuøng 4 chieán só ñöôïc choïn laø:

- Buøi Thò Hueä ( töï Lan, 27 tuoåi ), lôùn tuoåi nhaát trong Trung ñoäi, thôï may.

- Hoaøng Thò Thanh ( teân thaät Töø Thò Ñaøo ), hoïc sinh lôùp nhaát ( nay lôùp naêm ) tröôøng Toân Thoï Töôøng ( nay laø Thalmann ).

- Nguyeãn Thò Kim Dung, 15 tuoåi, hoïc sinh lôùp ñeä thaát ( nay laø lôùp 6 ) tröôøng Leâ Baù Cang.

- Maïc Thò Lan ( Hueä nhoû ).

Tröø Hueä nhoû chæ ñi theo laøm trinh saùt, 3 nöõ chieán só kia moãi ngöôøi nhaän moät quaû löïu ñaïn OF, quaø taëng töø chieán lôïi phaåm traän haï ñoàn Moäc Hoùa ôû Ñoàng Thaùp Möôøi.

Chieàu ngaøy Thöù Naêm 10-6-1948, boán chò aên maëc sang troïng, trang söùc ñeïp ñeõ, nöôùc hoa ngaøo ngaït, löïu ñaïn ñöôïc boïc trong giaáy traéng, ñeå döôùi ñaùy boùp ñaàm, beân treân coù tieàn, keïo, veù xem phim. Boán chò chia laøm hai caëp ñeán choã boïn khaùm xeùt ñeå vaøo raïp. Chò Thanh chaøo hoûi raát töï nhieân vaø lòch söï, cöôøi xaõ giao, môøi chuùng aên keïo, roài trình veù vaøo cöûa. Khoâng ñeå chuùng hoûi, caùi boùp ñaàm ñang xaùch beân hoâng, chò Kim Dung caàm ngay leân, tay môø taùch khoùa cho mieäng boùp môû tung, roài bình tænh laáy veù cho noù xem, moät tay naâng ñaùy boùp, caàm ñuùng chôõ ñeå traùi löïu ñaïn, phía treân laø tieàn vaø ñoà trang söùc cuûa phuï nöõ.

Duø canh phoøng caån maät, khaùm xeùt kyõ löôõng, song tröôùc veû thaûn nhieân cuûa caùc chò, chuùng khoâng nghi ngôø vaø löïu ñaïn ñöa vaøo raïp ñöôïc an toaøn. Roài ñeán giôø haønh ñoäng, ñeøn chôùp toái chuyeån töø phaàn phim phuï qua phim chính chæ trong tích taéc, ba traùi löïu ñaïn ñaõ ñöôïc ruùt choát saün cuûa ba chò Kim Dung, Buøi Thò Hueä vaø Hoaøng Thò Thanh laàn löôït ñöôïc neùm veà phía boïn só quan, binh lính Phaùp ngoài haïng sang caùc daõy phía sau. Ba tieáng noå aàm aàm laøm rung chuyeån raïp haùt, tieáng keâu la naùo loaïn, taïo neân moät caûnh hoån ñoän. Neùm xong löïu ñaïn, caùc chò lau tay vaøo khaên taåm nöôùc hoa roài boâi leân maùi toùc cho bay muøi tanh cuûa gang. Ñeøn baät saùng, thöøa luùc loän xoän, caùc chò taïo caùch thoaùt ra ngoaøi, chæ rieâng chò Buøi Thò Hueä khoâng ra kòp vaø ngoài laïi choã cuõ neân bò baét.

Traän ñaùnh naøy ñaõ gaây thöông vong naëng neà cho giaëc, trong ñoù coù 2 teân quan naêm, teân maät thaùm Albert vaø teân quaûn lyù Phaùp Hoa Ngaân Haøng ( vieát theo Soáng Maõi Vôùi Ñoâ Thaønh cuûa Caâu laïc boä Truyeàn thoáng Vuõ trang Thaønh phoá Hoà Chí Minh, Cuïc xuaát baûn QÑNDVN, thaùng 9-1991 ) .

1.6 Phaûn ñoái troø heà ñoùn tieáp Baûo Ñaïi

Baûo Ñaïi, oâng vua cuoái cuøng cuûa trieàu ñaïi phong kieán nhaø Nguyeãn, ñaõ thoaùi vò trong cuoäc Caùch Maïng Thaùng Taùm naêm 1945 vaø ñöôïc Chính phuû nöôùc Vieät Nam Daân chuû Coäng hoøa cöû laøm Coá vaán toái cao, nhaân chuyeán ñi coâng caùn sang Trung Hoa naêm 1947, ñaõ bò Phaùp mua chuoäc ñeå veà laøm Quoác tröôûng chính quyeàn buø nhìn cuûa Phaùp ôû Saøi Goøn.

Thaùng 6-1949, Phaùp ñöa Baûo Ñaïi veà Saøi Goøn vaø baøy troø Baûo Ñaïi ñeán thaêm hai tröôøng trung hoïc Gia Long vaø Tröông Vónh Kyù ñeå hoïc sinh ñoùn tieáp. Theá laø hoïc sinh caû hai tröôøng naøy ñöôïc Ban chaáp haønh Ñoaøn hoïc sinh thaønh phoá laõnh ñaïo taåy chay cuoäc vieáng thaêm naøy.

OÂng Nguyeãn Vaên Thieän, cöïu caùn boä tröôøng Peùtrus Kyù keå :

“… Truyeàn ñôn vaïch maët buø nhìn tay sai ñöôïc tung ra ôû hai tröôøng vaø caû ôû nhieàu khu phoá. Taïi tröôøng Gia Long, caùc nöõ sinh ñaõ nhoát Toång giaùm thò trong vaên phoøng roài khoùa cöûa laïi khoâng cho ra ñeå tieáp khaùch vaø ñieàu ñoäng hoïc sinh. ÔÛ caû hai tröôøng Peùtrus Kyù vaø Gia Long, nhieàu lôùp taäp hôïp laïi gaây hoãn loaïn, keùo loâi baøn gheá ra saân. Caùc giaùm thò vaø löïc löôïng an ninh chìm cuûa nguïy khoâng ñieàu ñoäng saép xeáp ñöôïc hoïc sinh, ñaønh chòu thua, huûy boû cuoäc vieáng thaêm ra maét naøy.

“Treân caùc töôøng voâi cuûa tröôøng hoïc, sau ñoù laïi thaáy noåi leân haøng chöõ xaùm ñen cuûa khaåu hieäu “AØ bas Baûo Ñaïi” ( Ñaû ñaûo Baûo Ñaïi ) cuûa ai ñoù ñaõ duøng cau non vieát leân töø luùc naøo khoâng roõ.

“Töø thaùng 6 ñeán thaùng 12-1949, nhieàu cuoäc ñaáu tranh ñaõ noå ra höôûng öùng cuoäc ñaáu tranh chung cuûa nhaân daân thaønh phoá choáng ñoäc laäp giaû hieäu, ñoøi ñoäc laäp thöïc söï gaén vôùi khaåu hieäu ñoøi hoïc baèng tieáng Vieät trong caùc nhaø tröôøng”… (4)

Coù theå noùi, cuoäc phaûn ñoái Baûo Ñaïi ñeán thaêm tröôøng hoïc laø moät söï toû roõ thaùi ñoä chính trò cuûa giôùi hoïc sinh Saøi Goøn veà loøng yeâu nöôùc cuûa mình choáng laïi söï cai trò cuûa thöïc daân Phaùp vaø chính quyeàn tay sai, buø nhìn do chuùng laäp leân. Ñaây cuõng laø cuoäc ñaáu tranh mang tính chính trò coù quy moâ khaù lôùn ñaàu tieân cuûa HSSV Saøi Goøn trong giai ñoaïn naøy.

Nhöõng chuyeän keå treân ñaây cho thaáy, trong nhöõng naêm ñaàu khaùng chieán choáng thöïc daân Phaùp, taïi ñoâ thò Saøi Goøn, HSSV giaøu loøng yeâu nöôùc vaø caùch maïng, saün saøng hy sinh chieán ñaáu choáng thöïc daân Phaùp xaâm löôïc, baûo veä ñoäc laäp cuûa ñaát nöôùc. Tuy soá caùn boä caùch maïng trong HSSV chöa bao nhieâu, nhöng nhöõng caùn boä ñoù ñaõ coù nhieàu taâm huyeát, raát saùng taïo vaø nhôø vaäy ñaõ nhanh choùng gaày döïng ñöôïc phong traøo, phaùt trieån ñöôïc löïc löôïng, coù theå ñaåy maïnh ñaáu tranh chính trò keát hôïp vôùi ñaáu tranh vuõ trang khaùng chieán ôû noäi thaønh.

2. Cao traøo ñaáu tranh cuûa HSSV Saøi Goøn naêm 1950.

clip_image103

Theo nhöõng chuyeän keå trong saùch “Ngoøi phaùo 9-1”4 , löïc löôïng yeâu nöôùc vaø caùch maïng trong HSSV Saøi Goøn vaøo giöõa naêm 1948 ñaõ khaù phaùt trieån. Sau ñôït hoaït ñoäng thaùng 5-1948, cô sôû caùch maïng bò loä, moät soá caùn boä hoïc sinh bò baét, Ñoã Ngoïc Thaïnh, töùc “Anh Ba Hoïc sinh”, ngöôøi tröïc tieáp chæ ñaïo phong traøo hoïc sinh Saøi Goøn, thoâi hoïc ôû tröôøng Chasseloup Laubat, thoaùt ly ra chieán khu hoaït ñoäng. Nhöng sau ñôït hoaït ñoäng thaùng 5-1949, Ñoã Ngoïc Thaïnh laïi ñeà nghò Thaønh uûy cho vaøo coâng taùc noäi thaønh ñeå tröïc tieáp chæ ñaïo phong traøo vaø laøm Bí thö Ñaûng ñoaøn hoïc sinh Saøi Goøn-Chôï Lôùn. Vaøo naêm hoïc 1949-1950, Saøi Goøn ñöôïc taêng cöôøng theâm moät soá caùn boä laõnh ñaïo phong traøo hoïc sinh ôû Myõ Tho leân hoïc ôû tröôøng Peùtrus Kyù nhö Buøi Vaên Traïch (Baûy Keâ), Traàn Quang Cô…

2.1 Phong traøo Traàn Vaên Ôn- Ngaøy Hoïc sinh Sinh vieân toaøn quoác 09-01.

2.1.1. Nhöõng dieãn bieán tröôùc cuoäc ñaáu tranh ngaøy 09-01-1950.

Muøa heø naêm 1949, nöõ sinh Traàn Kim Khaùnh ( tröôøng Huyønh Khöông Ninh ) vaø moät soá caùn boä hoïc sinh vaø hoïc sinh coù caûm tình vôùi khaùng chieán, vôùi caùch maïng ñöôïc ra vuøng caên cöù khaùng chieán ñeå hoïc taäp chính trò. Luùc trôû veà Kim Khaùnh bò chính quyeàn thöïc daân Phaùp baét vaø sau ñoù moät soá caùn boä hoïc sinh khaùc cuõng bò baét.

Ñaàu thaùng 11-1949, ñöôïc söï chæ ñaïo cuûa Bí thö Ban caùn söï Ñaûng noäi thaønh Nguyeãn Kieäm, Ñoã Ngoïc Thaïnh (anh Ba Hoïc Sinh ), ñang phuï traùch Chi boä hoïc sinh, hoïp baøn thoáng nhaát giöõa Hoäi Sinh vieân Nam Boä, Hoäi Hoïc sinh Saøi Goøn vaø caùn boä phong traøo trí vaän do Buøi Thò Nga phuï traùch, phaùt ñoäng phong traøo ñaáu tranh ñoøi traû töï do cho caùc hoïc sinh bò baét. Tröôøng Huyønh Khöông Ninh coù chi boä Ñaûng vaø nhieàu coát caùn caùch maïng ñöôïc choïn laø tröôøng ñieåm noå ra ñaáu tranh tröôùc. Ngaøy 13-11-1949, tröôøng Huyønh Khöông Ninh baõi khoùa ñöa yeâu saùch ñoøi thaû 5 hoïc sinh bò baét. Sau ñoù caùc tröôøng coâng tö ôû Saøi Goøn-Chôï Lôùn vaø ôû caùc tænh laân caän cuõng laàn löôït baõi khoùa höôûng öùng ñaáu tranh.

OÂng Nguyeãn Vaên Thieän keå :

“ Muøa heø 1949, trong kyø nghæ heø, cuõng nhö haèng naêm, Thaønh uûy toå chöùc ñöa nhöõng hoïc sinh yeâu nöôùc ra vuøng giaûi phoùng ñeå boài döôõng lyù luaän vaø hoïc taäp chính trò. Naêm naøy, trong khu Ñoàng Thaùp Möôøi, Traïi heø Thanh nieân cöùu quoác cuõng ñöôïc toå chöùc ôû Bình Hoøa, beân soâng Vaøm Coû Ñoâng. Moät soá caùn boä ñöôïc ñöa veà cô quan Tuyeân huaán Nam Boä ôû trong saâu, taïi chôï Thieân Hoä Döông vaø chôï Ñoác Binh Kieàu treân kinh Nguyeãn Vaên Tieáp … Chuyeán trôû veà eâm thaém, nhöng sau ñoù coù söï coá treân ñöôøng giao lieân. Laàn naøy, khoâng roõ vì sao anh Loan, ngöôøi giao lieân, bò baét vaø sau ñoù, chò Kim Khaùnh ôû tröôøng Huyønh Khöông Ninh cuõng bò baét. Ñeán ngaøy 01-11-1949, ñeán löôït caùc hoïc sinh tröôøng Peùtrus Tröông Vónh Kyù laø Nguyeãn Taán Phaùt, Nguyeãn Vaên Nhieãu, Traàn Vaên Tö vaø chò Ñoã Thò Kim Chi ( vöøa töø tröôøng Gia Long chuyeån sang hoïc Ban Tuù taøi tröôøng Peùtrus Kyù ) bò baét.

“ Hoïc sinh tröôøng Peùtrus Kyù, vaø sau ñoù laø hoïc sinh caùc tröôøng khaùc, baét ñaàu cuoäc ñaáu tranh ñoøi thaû caùc hoïc sinh bò baét. Töø phong traøo ñöa kieán nghò ñoøi thaû naêm hoïc sinh bò baét khoâng coù hieäu quaû, caùc tröôøng lôùn, chuû yeáu laø caùc tröôøng coù noäi truù nhö Peùtrus Kyù vaø Gia Long, chuyeån sang hình thöùc baõi khoùa ñeå phaûn ñoái. Luùc ñaàu, caùc tröôøng toå chöùc baõi khoùa coù thôøi haïn töø moät hai ngaøy roài trôû laïi ñi hoïc. Veà sau qua nhöõng tình hình caêng keùo vôùi nhöõng söï ñe doïa baét bôù, ñuoåi hoïc, caùc ñôït baõi khoùa hoaëc lieân tieáp xaûy ra, hoaëc keùo daøi theâm thôøi gian boû hoïc.

“ Ngaøy 23-11-1949, hoïc sinh hai tröôøng Peùtrus Kyù vaø Gia Long baõi khoùa ñeå kyû nieäm ngaøy Nam Kyø khôûi nghóa. Ngaøy 24-11-1949, nhaø caàm quyeàn Saøi Goøn ra leänh ñoùng cöûa tröôøng voâ thôøi haïn. Cuoäc baõi khoùa cuûa hoïc sinh Peùtrus Kyù vaø Gia Long ñöôïc caùc tröôøng coâng tö ôû Saøi Goøn, caû tröôøng Le Myre de Vilers ôû Myõ Tho vaø tröôøng Phan Thanh Giaûn ôû Caàn Thô cuõng höôûng öùng. Hoïc sinh caùc tröôøng coù noäi truù khoâng xuoáng lôùp, hoïc sinh ngoaïi truù khoâng vaøo coång tröôøng. Truyeàn ñôn neâu khaåu hieäu ñaáu tranh ñoøi thaû caùc hoïc sinh bò baét, ñaûm baûo an ninh cho hoïc sinh, ñöôïc tung ra khaép nôi.

“ Ñeán thaùng 12-1949, gia ñình vaø hoïc sinh yeâu caàu nhaø caàm quyeàn môû cöûa tröôøng trôû laïi cho hoïc sinh ñi hoïc, môû laïi noäi truù cho hoïc sinh vaøo aên ôû. Moät soá baùo ôû Saøi Goøn ñaêng nhöõng yeâu caàu cuûa hoïc sinh. Caùc tröôøng thaønh laäp Ban ñaïi dieän hoïc sinh ñöa ñôn thænh nguyeän leân Thuû hieán Nam Vieät luùc ñoù laø Traàn Vaên Höõu; nhieàu gia ñình vieát thö ngoû gôûi caùc hieäu tröôûng caùc tröôøng. Nha hoïc chaùnh Saøi Goøn baét buoäc hoïc sinh muoán ñi hoïc laïi phaûi laøm ñôn xin vaø cam keát theo ñieàu kieän cuûa chính quyeàn, coù söï ñaûm baûo cuûa phuï huynh hoïc sinh. Taïi caùc tröôøng coù noäi truù, tuy vaãn ñoùng cöûa, nhöng hoïc sinh naøo khoâng veà queâ maø muoán vaøo aên ôû trong nhaø tröôøng thì nhaø tröôøng cuõng maëc nhieân cho vaøo. Phía Phaùp vaø nguïy quyeàn cuõng luùng tuùng, nhöng chuùng cuõng coá tình trì hoaõn ñeå tìm baét nhöõng caùn boä laõnh ñaïo phong traøo, caøi boïn phaûn ñoäng vaøo phaù hoaïi vaø tìm caùch gaây chia reõ, hoang mang trong hoïc sinh. Veà phía hoïc sinh, caùc tröôøng vaãn giöõ nguyeân yeâu caàu laø nhaø caàm quyeàn môû cöûa tröôøng voâ ñieàu kieän. Thaät söï laø neáu tröôøng bò ñoùng cöûa laâu ngaøy, quyeàn lôïi hoïc taäp cuûa hoïc sinh cuõng bò thieät thoøi, taâm lyù caùc vò phuï huynh hoïc sinh cuõng ngaùn ngaïi, vieäc taäp hôïp vaø lieân laïc giöõa hoïc sinh caùc lôùp cuõng gaëp khoù khaên do tình hình phaân taùn ai ôû nhaø naáy. Tình theá böùc xuùc laø phaûi coù hình thöùc ñaáu tranh cao hôn, quyeát lieät hôn ñeå chaám döùt tình traïng nghæ hoïc daây döa naøy.

“ Chi boä Hoïc sinh Saøi Goøn quyeát ñònh giao cho tröôøng Peùtrus Kyù laøm noøng coát, toå chöùc moät cuoäc bieåu tình, ñöa ra nhöõng yeâu saùch cuï theå vaø yeâu caàu Nha hoïc chaùnh Nam Vieät giaûi quyeát döùt ñieåm. Ban vaän ñoäng cuûa tröôøng Peùtrus Tröông Vónh Kyù in thö gôûi ñeán töøng hoïc sinh noäi truù trong tröôøng, ñoàng thôøi chia nhau ñi vaän ñoäng hoïc sinh caùc tröôøng ñeán Nha hoïc chaùnh höôûng öùng cuoäc bieåu tình ngaøy 09-01-1950”(4)

2.1.2. Cuoäc bieåu tình cuûa HSSV Saøi Goøn ngaøy 09-01-1950. Ñaøn aùp ñaåm maùu cuûa chính quyeàn thöïc daân Phaùp vaø söï hy sinh cuûa troø Traàn Vaên Ôn.

Cuoäc bieåu tình ngaøy 09-01-1950 ñaõ ñöôïc keå laïi khaù chi tieát trong saùch “Ngoøi phaùo 9-1”, nhaát laø baøi vieát cuûa oâng Leâ Trung Nghóa, moät cöïu hoïc sinh noäi truù tröôøng trung hoïc Tröông Vónh Kyù vaø cuõng laø moät ñaïi dieän hoïc sinh trong Ban ñaïi dieän cuûa cuoäc bieåu tình. Xin ñöôïc ghi laïi nhö sau :

Khoaûng 7 giôø 30 saùng 09-01-1950, tuï taäp tröôùc Nha hoïc chaùnh Nam Vieät treân ñöôøng D’Espagne (nay laø Vaên phoøng 2 Boä Giaùo duïc-Ñaøo taïo, ñoái dieän vôùi Sôû Giaùo duïc-Ñaøo taïo TP Hoà Chí Minh, treân ñöôøng Leâ Thaùnh Toân) ñaõ coù chöøng 300 HSSV caùc tröôøng trung hoïc Phaùp, Vieät vaø ñaïi hoïc coâng laäp, tö thuïc: Chasseloup Laubat, Marie Curie, Taberd, Peùtrus Kyù, Gia Long, Huyønh Khöông Ninh, Vieät Nam Hoïc Ñöôøng, Leâ Baù Cang, Nguyeãn Vaên Khueâ, Myõ Thuaät Gia Ñònh, ÑH Y Döôïc, ÑH Khoa Hoïc, tröôøng Coâng chaùnh,… Soá hoïc sinh ñeán tham gia caøng luùc caøng ñoâng, chieám chaät hai beân leà ñöôøng. Nhieàu bieåu ngöõ ñöôïc giöông cao.

Moät ban ñaïi dieän 11 ngöôøi ñöôïc cöû ra goàm 3 giaùo vieân tröôøng Huyønh Khöông Ninh, 1 giaùo vieân tröôøng Leâ Baù Cang vaø 7 ñaïi bieåu hoïc sinh cuûa caùc tröôøng Tröông Vónh Kyù, Gia Long vaø Huyønh Khöông Ninh. Ban ñaïi dieän xin ñöôïc gaëp tröïc tieáp oâng Giaùm ñoác Nha hoïc chaùnh ñeå trình baøy yeâu saùch :

- Yeâu caàu traû töï do cho taát caû hoïc sinh ñaõ bò baét vaø cho hoï trôû laïi tröôøng tieáp tuïc hoïc.

- Yeâu caàu môû cöûa caùc tröôøng coâng trôû laïi voâ ñieàu kieän.

- Khoâng ñöôïc voâ côù baét giöõ hoïc sinh …

OÂng Giaùm ñoác Nha hoïc chaùnh Nguyeãn Thaønh Giung buoäc phaûi tieáp Ban ñaïi dieän hoïc sinh. Nhöng trong khi ñoù, nhaø ñöông cuoäc Phaùp-Vieät ñaõ huy ñoäng 4 xe voøi roàng vaø lính chöõa löûa ñeán choát ôû ngaõ tö D’Espagne-Paul Blanchy (nay laø Leâ Thaùnh Toân-Hai Baø Tröng) vaø raát nhieàu caûnh saùt trang bò suùng luïc, duøi cui (matraque), gaäy caàm tay… ñeå chuaån bò ñoái phoù vôùi ñoaøn bieåu tình.

OÂng Giaùm ñoác Nguyeãn Thaønh Giung vôùi thaùi ñoä khoân kheùo noùi vôùi Ban ñaïi dieän hoïc sinh raèng oâng khoâng ñuû thaåm quyeàn giaûi quyeát caùc yeâu caàu cuûa hoïc sinh, ñeà nghò ñaïi dieän hoïc sinh neân leân gaëp thöôïng caáp vaø khuyeân hoïc sinh haõy töï giaûi taùn. Ban ñaïi dieän hoïc sinh ñaõ hoäi yù nhanh vaø quyeát ñònh ñöa ñoaøn hoïc sinh ñeán gaëp Thuû hieán Nam Vieät Traàn Vaên Höõu.

Baáy giôø khoaûng hôn 9 giôø. Ñoaøn hoïc sinh töï xeáp vaøo haøng nguõ keùo nhau ñeán dinh Thuû hieán Nam Vieät treân ñöôøng Lagrandieøre (sau ñoåi laø dinh Gia Long, nay laø Baûo taøng Caùch maïng TP Hoà Chí Minh, treân ñöôøng Lyù Töï Troïng). Ñoaøn hoïc sinh raát traät töï, vôùi caùc anh caàm bieåu ngöõ phía tröôùc, Ban ñaïi dieän tieáp sau, ñi doïc theo ñöôøng D’Espagne ngang qua dinh Ñoác lyù (Mairie de Saigon, thöôøng goïi laø Xaõ Taây, nay laø truï sôû UBND TP Hoà Chí Minh), ñeán ngaõ tö queïo phaûi theo ñöôøng Pellerin (nay laø Pasteur) tieán ñeán ñöôøng Lagrandieøre thì gaëp chöôùng ngaïi. Caûnh saùt Phaùp-Vieät ñaõ choát chaën ôû ñaây khoâng cho ñoaøn hoïc sinh ñeán dinh Thuû hieán.

Ñaïi dieän hoïc sinh gaëp vieân chæ huy caûnh saùt thöông löôïng xin môû ñöôøng cho ñoaøn hoïc sinh ñeán dinh tröïc tieáp trao ñôn thænh nguyeän taän tay oâng Thuû hieán roài giaûi taùn ngay. Cuoäc thöông löôïng baát thaønh.

Ñoaøn hoïc sinh cöông quyeát ñi tôùi. Caûnh saùt daøn haøng ngang chaën laïi. Theá laø cuoäc ñaøn aùp xaûy ra. Maáy teân lính Taây duøng duøi cui ( matraque ) quaát tôùi taáp, doàn ñoaøn bieåu tình sang beân kia ñöôøng. Hoïc sinh choáng traû laïi baèng gaïch, ñaù, giaøy deùp, v.v… Xe voøi roàng baét ñaàu xòt nöôùc, luùc ñaàu voøi nöôùc xòt treân cao, tia nöôùc nhoû, sau xòt thaúng vaøo ñaùm ñoâng, nöôùc baén ra raát maïnh, laøm hoïc sinh teù ngang, teù ngöûa. Nhöng caùc nöõ sinh khoâng sôï, cuøng nhau xaây löng höùng chòu. Cuoäc xoâ xaùt caêng hôn. Gaïch ñaù vaãn bay tôùi taáp vaøo boïn lính ñaøn aùp. Löïc löôïng caûnh saùt luùc naøy coøn ít, yeáu theá, co cuïm laïi. Lính caùc xe voøi roàng cuõng ñöôïc ñaïi dieän hoïc sinh thuyeát phuïc, ngöng xòt nöôùc, gom voøi nöôùc ruùt lui vaø tuyeân boá khoâng can thieäp ñaøn aùp hoïc sinh ñi trình baøy nguyeän voïng. Ñoù laø ñôït ñaøn aùp ñaàu tieân.

Hoïc sinh caùc tröôøng baây giôø ñaõ keùo ñeán ñoâng haøng ngaøn; nuùt chaën cuûa caûnh saùt khoâng coøn. Ñoaøn hoïc sinh ñaõ ñeán ñöôïc tröôùc dinh Thuû hieán vaø yeâu caàu Traàn Vaên Höõu cho ñaïi dieän hoïc sinh ñöôïc tieáp xuùc tröïc tieáp. Trong saân dinh ñaõ coù löïc löôïng quaân ñoäi voõ trang vaø caûnh saùt Phaùp-Vieät baûo veä; treân ñöôøng Lagrandieøre tröôùc dinh, ñoaïn töø ngaõ tö Pellerin ñeán ngaõ tö Mac Mahon (nay laø Nam Kyø Khôûi Nghóa), daøy ñaëc caûnh saùt laêm laêm suùng trong tay. Maáy teân bieän chaø maët maøy ñaèng ñaèng saùt khí, saün saøng xoâng tôùi ñaùnh ñaäp hoïc sinh. Caùc hoïng suùng maùy treân caùc “loâ coát” cuûa Khaùm lôùn Saøi Goøn (nay laø Thö vieän toång hôïp Thaønh phoá Hoà Chí Minh) ñeàu choâng hoïng vaøo ñoaøn hoïc sinh.

clip_image105

HSSV biểu tình trước Dinh Thủ Hiến Trần Văn Hữu 9/1/1950

Caûnh saùt baét ñaàu duøng loa keâu hoïc sinh giaûi taùn vaø baén chæ thieân thò oai. Vaãn khoâng keát quaû, chuùng chæa suùng baén treân maët ñöôøng, löûa vaêng tung toùe. Hoïc sinh phaûi chaïy daït. Moät hoïc sinh bò ñaïn laïc truùng vaøo chaân, ñöôïc anh em ñöa vaøo coâng vieân coù maáy caây ña coå thuï ñoái dieän vôùi dinh ñeå sô cöùu, roài ñöôïc ñöa leân caùng khieân ra ñaët tröôùc dinh Thuû hieán. Tieáng la où reàn vang phaûn ñoái haønh ñoäng khaùt maùu cuûa caûnh saùt baén vaøo hoïc sinh voâ toäi.

Sau söï kieän naøy, toaùn lính caûnh saùt ruùt vaøo trong saân dinh, choát chaën baõi coû, vaø ñaùm lính leâ döông voõ trang suùng nheï, laøm haøng raøo beân ngoaøi tieàn ñình dinh Thuû hieán.

Haøng ngaøn nam nöõ hoïc sinh taäp trung treân saân coû coâng vieân. Treân caùc vóa heø chung quanh, raát ñoâng phuï huynh hoïc sinh vaø ñoàng baøo caùc giôùi ñem nöôùc ñaù, nöôùc chanh, baùnh mì, baùnh bao,… ñeán tieáp teá, thaêm hoûi, ñoäng vieân. Hoïc sinh caùc tröôøng tieåu hoïc laân caän hay tin cuõng keùo ñeán ñoâng ñaûo uûng hoä cuoäc ñaáu tranh. Haøng traêm xe ñaïp, caëp vôû, giaøy deùp naèm ngoån ngang treân caùc vóa heø. Ñoaøn hoïc sinh bieåu tình nhö ñöôïc taêng theâm söùc maïnh, tuyeân boá : “ Thuû hieán Traàn Vaên Höõu khoâng giaûi quyeát nguyeän voïng chaùnh ñaùng, hoïc sinh khoâng veà !”

Ñuùng 12 giôø 30, Traàn Vaên Höõu cho ngöôøi ra thoâng baùo baèng loøng tieáp ñaïi dieän hoïc sinh tröôùc theàm dinh Thuû hieán. Beân caïnh Traàn Vaên Höõu, coù teân coø maät thaùm Bazin kheùt tieáng aùc oân. Caû hai baûo raèng 5 hoïc sinh bò baét laø do Toøa aùn binh giam giöõ ôû Khaùm lôùn Saøi Goøn theo leänh cuûa töôùng Carpentier, Tö leänh quaân ñoäi Phaùp ôû Ñoâng Döông, neân khoâng theå thaû ngay ñöôïc. Traàn Vaên Höõu baûo Ban ñaïi dieän hoïc sinh noäp danh saùch nhöõng hoïc sinh bò baét cho y xem xeùt vaø hoïc sinh bieåu tình phaûi giaûi taùn, ñeán 13 giôø 30 khoâng coøn moät ai ñöôïc laûng vaûng tröôùc dinh.

Ban ñaïi dieän öôùc ñoaùn coù ñeán vaøi ba möôi hoïc sinh caùc tröôøng coâng laäp vaø tö thuïc ñaõ bò baét giöõ trong thôøi gian qua, nhöng hieän chæ bieát teân coù 5 ngöôøi. Hai ñaïi dieän Huyønh Thu Chôn vaø Leâ Trung Nghóa ñöôïc cöû caáp toác ñi naém theâm danh saùch. Vieäc laøm naøy chöa ñaït keát quaû gì thì tình hình ñaõ trôû neân gay go. Moät ñaïi ñoäi lính leâ döông coù voõ trang ñöôïc xe nhaø binh ñieàu ñeán; caûnh saùt ôû caùc boùt ñöôïc ñem ñeán taêng cöôøng, nhieàu teân caàm khieâng maây vaø gaäy. Roõ raøng nhaø caàm quyeàn Phaùp chuaån bò ñaøn aùp.

Baây giôø hoïc sinh ñaõ taäp trung raát ñoâng chaät caû coâng vieân vaø traøn ra maët loä, choác choác laïi hoâ to caùc khaåu hieäu. Ban ñaïi dieän hoäi yù thaáy seõ bò ñaøn aùp, neân cho caùc em tieåu hoïc vaø nöõ sinh yeáu ñuoái, khoù ñöôïc baûo veä, ruùt ra ñi tröôùc, caùc anh em khaùc ruùt töø töø vöøa ñeå baûo veä nhau, vöøa khoâng ñeå chuùng chia caét, xeù leû baét caùc anh chò ñaïi dieän.

Ñuùng 13 giôø 20, coøn 10 phuùt nöõa môùi heát giôø haïn ñònh cuûa Traàn Vaên Höõu. Boãng nhieân, nhieàu tieáng coøi tu huyùt hoeùt leân nghe rôïn ngöôøi; coång dinh Thuû hieán môû toang; haøng traêm caûnh saùt traøn ra ñöôøng. Cuoäc ñaøn aùp lôùn, maïnh tay baét ñaàu. Chuùng vung duøi cui quaát tuùi buïi vaøo ñaùm hoïc sinh, baát keå nam nöõ, lôùn nhoû, röôït ñuoåi taùn loaïn, ñaåy lui ñoaøn hoïc sinh. Theo leänh chæ huy aùc oân, boïn lính ñaõ noå suùng baén vaøo ñoaøn hoïc sinh. Moät soá hoïc sinh bò ñaùnh la heùt, reân ræ; moät soá khaùc choáng traû laïi baèng caùch neùm gaïch, ñaù vaøo boïn lính ñaøn aùp, môû ñöôøng cho hoïc sinh chaïy. Cuõng may, tröôùc ñoù, coù moät soá hoïc sinh ñaõ ñi theo ñöôøng ngöôïc Mac Mahon ra ñaïi loä Norodom (nay laø Leâ Duaån) thoaùt naïn.

Luùc naøy, moät soá anh em coá vöôït raøo, leo töôøng qua hai ngoâi nhaø ôû gaàn coâng vieân ñeå thoaùt ra ngoaøi. Anh Traàn Vaên Ôn, ñang ñôõ hoïc sinh treøo leân ñoáng cuûi saùt raøo ñeå vöôït töôøng, thì bò truùng ñaïn. Anh Ôn ngaõ guïc, ñaàu quay veà phía böùc töôøng ngoâi nhaø, chieác noùn Taây traéng (casque) coøn dính quai noùn loøng thoøng… Moät hoïc sinh mang kieáng caän la to: “Coù anh bò baén cheát roài !” Boïn caûnh saùt lieàn aäp ñeán choã naøy bao vaây chöõ O, ra leänh cho soá hoïc sinh bò vaây ñeå tay leân ñaàu, ñi töøng ngöôøi moät. Anh em cuøng la leân vaø tuoân ra moät luùc khoaûng ba möôi ngöôøi “taû xung höõu ñoät” maïnh ai naáy chaïy tröôùc ñoøn gaäy cuûa boïn lính, trai gaùi gì cuõng bò u ñaàu, baàm vai, xeå maët. Boïn chuùng baét ñöôïc moät soá hoïc sinh; ngöôøi bò thöông chuùng chôû xe vaøo beänh vieän, soá khaùc chuùng ñem veà boùt laáy khaåu cung, lyù lòch, roài ñoøi cha meï ñeán laøm giaáy baûo laõnh cho veà.

16 giôø 30, coù tin ñích xaùc, anh Traàn Vaên Ôn, hoïc sinh noäi truù lôùp seconde tröôøng Peùtrus Kyù bò baén troïng thöông trong cuoäc bieåu tình, ñöôïc ñöa vaøo Beänh vieän Chôï Raãy vaø sau ñoù ñaõ cheát. Thi haøi anh coøn ñeå trong nhaø xaùc cuûa Beänh vieän, ñöôøng Thuaän Kieàu. Tin coøn cho bieát theâm coù 4 hoïc sinh bò thöông ôû ñaàu vaø 27 hoïc sinh bò thöông naëng naèm ôû Beänh vieän Chôï Raãy vaø Beänh vieän Saøi Goøn.

Ban ñaïi dieän hoïc sinh noäi truù tröôøng Peùtrus Kyù hoïp ngay vaø thoâng baùo cho toaøn tröôøng, caû Ban giaùm hieäu vaø taát caû giaùo sö cuûa tröôøng, thoâng baùo cho caùc baùo chí nhôø loan tin khaån caáp veà caùi cheát cuûa hoïc sinh Traàn Vaên Ôn; moät maët cöû 12 hoïc sinh noäi truù töø lôùp ñeä tam (nay laø lôùp 10) trôû leân thay phieân nhau tröïc 24/24 giôø taïi nhaø xaùc, canh giöõ thi haøi anh Ôn ( trong soá naøy coù hoïc sinh Traàn Quang Cô, sau naøy laø Bí thö Ban caùn söï Ñaûng HSSV Khu Saøi Goøn-Gia Ñònh naêm 1960-1961 ). Ban ñaïi dieän cöû ngöôøi lieân laïc vôùi gia ñình anh Ôn vaø cöû ñaïi dieän yeâu caàu nhaø caàm quyeàn cho ñem thi haøi anh Ôn veà quaøn taïi tröôøng Peùtrus Kyù ñeå laøm leã truy ñieäu 5 ngaøy vaø an taùng trang troïng taïi Ñaát thaùnh Taây (sau ñoåi laø nghóa trang Maïc Ñónh Chi, nay laø coâng vieân Leâ Vaên Taùm, Quaän 1) . Nhöng boïn chuùng khoâng cho quaøn taïi tröôøng vaø buoäc taån lieäm xong phaûi choân ngay taïi nghóa ñòa coâng coäng Chí Hoøa (nay laø coâng vieân Leâ Thò Rieâng, Quaän 10). Ban ñaïi dieän kieân quyeát ñaáu tranh. Sau cuøng chuùng nhöôïng boä, cho quaøn xaùc anh Ôn 3 ngaøy nhöng taïi nhaø vónh bieät ñöôøng Thuaän Kieàu cuûa Beänh vieän Chôï Raãy, sau ñoù ñöa an taùng ôû nghóa trang Chôï Lôùn tröôùc saân banh Renault (nay laø saân vaän ñoäng Thoáng Nhaát, Quaän 10. Nay khu nghóa trang naøy ñaõ ñöôïc caûi taïo vaø taïi ñaây ñaõ xaây döïng khu kyù tuùc xaù cho sinh vieân tröôøng Ñaïi hoïc Baùch Khoa, töùc tröôøng Kyõ Thuaät

clip_image107

Phuù Thoï cuõ). Ñaïi dieän hoïc sinh cuõng ñoøi ñöôïc laäp baøn thôø, ñaët linh vò anh Traàn

Vaên Ôn ngay taïi phoøng hoïc cuûa hoïc sinh noäi truù naêm thöù ba vaø seconde ôû taàng treät cuûa daõy laàu I tröôøng Peùtrus Tröông Vónh Kyù, toå chöùc leã tang vaø leã truy ñieäu anh Ôn ngay taïi tröôøng.

Söï hy sinh cuûa troø Traàn Vaên Ôn tröôùc cuoäc ñaøn aùp ñaåm maùu cuûa chính quyeàn thöïc daân Phaùp ñaõ gaây neân moät söï xuùc ñoäng to lôùn cuûa ñoàng baøo caùc giôùi ôû Saøi Goøn vaø caû nöôùc. Naêm aáy Traàn aên Ôn môùi 19 tuoåi.

2.1.3. Leã tang hoïc sinh Traàn Vaên Ôn vaø ngaøy ñöa tang 12-01-1950 ( theo saùch Ngoøi Phaùo 9-1 ) :

Raïng saùng ngaøy 10-01-1950, haàu nhö caû thaønh phoá ñeàu bieát tin hoïc sinh Traàn Vaên Ôn bò baén cheát trong cuoäc bieåu tình saùng 09-01. Haøng traêm ngöôøi ñuû caùc giôùi lao ñoäng, coâng tö chöùc, tieåu thöông… ñaõ mang tieàn ñeán giuùp toå chöùc leã tang. Gia ñình caùc thaày ôû trong khuoân vieân nhaø tröôøng ñaõ ñoùng goùp hôn 1.000 ñoàng (tieàn thôøi ñoù) gôûi Ban toå chöùc leã tang. Soá ngöôøi ñeán ñoùng goùp cho leã tang caøng luùc caøng ñoâng.

Ban toå chöùc leã tang quyeát ñònh : Hoïc sinh toaøn thaønh phoá nghæ 3 ngaøy ñeå laøm leã tang anh Traàn Vaên Ôn vaø ngaøy ñöa tang ñöôïc cöû haønh vaøo saùng 12-01-1950. Taát caû hoïc sinh tröôøng Peùtrus Kyù ñeàu mang baêng tang ñen moät kieåu, moät côõ ôû caùnh tay hoaëc ôû ngöïc aùo, coå aùo vaø phaân coâng nhau lo caùc coâng vieäc tang leã. Caùc thaày nhö hieäu tröôûng Leâ Vaên Kim, giaùm hoïc Nguyeãn Vaên Huaán, toång giaùm thò Notais de Narbonne vaø haàu heát caùc giaùm thò, caùc vò giaùo sö ñeàu taïo moïi ñieàu kieän deã daøng, coá vaán, giuùp ñôõ Ban toå chöùc leã tang. Caû nhaø beáp cuûa tröôøng cuõng lo giuùp caùc böõa aên chu ñaùo, töôm taát cho hoïc sinh noäi truù trong maáy ngaøy tang leã. Phoøng hoïc, giöôøng nguû hoïc sinh noäi truù chaát ñaày baùnh traùi, ñöôøng, söõa, tröùng vaø caùc vaät duïng khaùc cuûa ñoàng baøo caùc giôùi gôûi ñeán.

Trong 2 ngaøy 10 vaø 11-01-1950, töø saùng sôùm ñeán 9 giôø toái (10 giôø laø giôùi nghieâm), haøng traêm ñoaøn ñaïi bieåu ñoàng baøo caùc giôùi ôû Saøi Goøn-Chôï Lôùn vaø caùc tænh laân caän goàm coâng nhaân, lao ñoäng, noâng daân, tieåu thöông, coâng kyõ ngheä gia, coâng tö chöùc, trí thöùc, toân giaùo, caùc ngheà töï do vaø HSSV caùc caáp, caùc lôùp cuûa caùc tröôøng coâng laäp, tö thuïc… mang traøng hoa ñeán vieáng, thaép höông töôûng nieäm Traàn Vaên Ôn. Nhieàu tænh, thaønh ôû xa ñaõ gôûi ñieän vaên, ñieän tín chia buoàn.

OÂng Leâ Trung Nghóa cuõng ghi laïi baøi “Moät ngaøy ñaùng nhôù: 9-1-1950” cuûa hai oâng Nguyeãn An Tònh vaø Hoàng Ñieåu nhö sau:

“Ñaëc bieät laø soá ngöôøi ñeán vieáng, tuy ñoâng nhö vaäy nhöng ai cuõng im laëng, noùi raát kheû. Moät khoâng khí traàm maëc laéng xuoáng toaøn thaønh phoá. Caû thaønh phoá ñeàu ñeán vôùi thanh nieân hoïc sinh ñeå baøy toû moät taác loøng. Chuùng toâi raát xuùc ñoäng khi thaáy moät baø cuï giaø lom khom ñeán vieáng, cuï vaùi laïy tröôùc baøn thôø anh Traàn Vaên Ôn. Chuùng toâi voäi ñôõ cuï daäy, xin cuï mieãn cho, vì anh Ôn tuoåi chæ ñaùng con chaùu cuï. Cuï baûo: “Toâi khoâng laïy anh Traàn Vaên Ôn bình thöôøng. Toâi laïy ngöôøi anh huøng daân toäc.”

“Raát nhieàu vò trí thöùc, nhaân só teân tuoåi cuûa Saøi Goøn ñaõ ñeán vieáng tang, nhö caùc baùc Nguyeãn Höõu Thoï, Löu Vaên Lang, Nguyeãn Xuaân Baùi, Trònh Ñình Thaûo, Nguyeãn Baù Tính, Dieäp Vaên Giaùp, Tam Ích, Traàn Vaên Phaùt, Leâ Quang Thaêng, Voõ Haø Trò, Nguyeãn Vaên Lieãn, Phaïm Thò Yeân, Phan Thu Khuy, Leâ Vaên Huaán, Hoà Tri Chaâu, Thaùi Vaên Laân, Thöôïng Coâng Thuaän, Phan Höõu Haïnh. Trong ñoaøn trí thöùc nhaân só coù baø Phaïm Ngoïc Thaïch, ngöôøi Phaùp (luùc ñoù baø coøn ôû Saøi Goøn, maëc duø baùc só Phaïm Ngoïc Thaïch ñaõ ñi khaùng chieán, laø Phoù Chuû tòch UBKCHC Nam Boä), coù caû cöïu Thuû töôùng nguïy Leâ Vaên Hoaïch. Moät ñaïi dieän caûnh saùt ñeán laïy taï loãi, khi anh naøy böôùc vaøo, nhieàu anh em bieát, la lôùn ñoøi ñuoåi ñi, khoâng nhaän tieàn phuùng ñieáu… Chuùng toâi phaûi phaân tích ñeå anh chò em hoïc sinh nguoâi côn giaän, cho pheùp anh em caûnh saùt phuùng ñieáu. Caû ngaøy 10 vaø 11 daønh cho leã vieáng keùo daøi ñeán ñeâm maø khoâng döùt. Voøng hoa coù ñeán haøng ngaøn. Soá tieàn lôùn khoâng theå töôûng.”(4)

clip_image109

Ngaøy 12-01-1950, ngaøy cöû haønh leã mai taùng anh Traàn Vaên Ôn.

Baøi vieát cuûa oâng Leâ Trung Nghóa trong saùch “Ngoøi phaùo 9-1” ghi laïi veà ngaøy cöø haønh leã mai taùng naøy nhö sau:

“Saùng 12-1-1950, haøng chuïc ngaøn hoïc sinh sinh vieân ñaõ teà töïu chaät saân tröôøng vaø saân vaän ñoäng trong khuoân vieân (tröôøng trung hoïc Tröông Vónh Kyù). Caùc cuï, coâ baùc vaø caùc lôùp tuoåi töø 11, 12 trôû leân töï ñoäng taäp trung haøng haøng lôùp lôùp chaät heát caùc neûo ñöôøng daãn veà tröôøng trung hoïc Peùtrus Kyù vaø doïc theo hai beân leà ñöôøng daãn veà nghóa trang Chôï Lôùn, ñoâng chaät ngöôøi laø ngöôøi.

“Theo chöông trình ñaõ hôïp ñoàng tröôùc, ñuùng 7 giôø 30 saùng, ñoaøn khôûi haønh ñi theo loä trình töø tröôøng Peùtrus Kyù ra ñöôøng Nancy ( nay laø Nguyeãn Vaên Cöø ), theo voøng xoay ñi ñöôøng Freùdeùric Drouhet ( nay laø Huøng Vöông), queïo ñöôøng Armand Rousseau (nay laø Nguyeãn Chí Thanh) voøng ngaõ saùu, ñi thaúng qua haõng röôïu La Bieøre ( Bia ) thaúng ñeán nhaø vónh bieät ñöôøng Thuaän Kieàu, nôi quaøn quan taøi anh Ôn.

“Daãn ñaàu laø nhöõng bieåu ngöõ do hoïc sinh noäi truù caàm giöông cao, tieáp ñeán laø xe xích loâ chôû böùc aûnh baùn thaân anh Ôn, cuøng “voø höông” toûa khoùi nghi nguùt, roài ñeán gaàn traêm xe xích loâ chôû caùc traøng hoa. Bieåu ngöõ ñoaøn ñaïi bieåu giôùi trí thöùc cuõng do hoïc sinh noäi truù Peùtrus Kyù caàm. Trong soá naøy coù cuï baùc hoïc Löu Vaên Lang, hai phuï nöõ ngöôøi Phaùp laø baø Phaïm Ngoïc Thaïch vaø baø Hoaøng Quoác Taân, vaø haøng traêm ngaøn ngöôøi theo sau caùc bieåu ngöõ cuûa mình. Ñoaøn ñeán ngaõ saùu tieáp giaùp caùc ñöôøng Lacaze ( nay laø Nguyeãn Tri Phöông ), Le Grand de la Liraye ( nay laø Ngoâ Gia Töï ) thì gaëp 50 hoïc sinh tröôøng tieåu hoïc Baøn Côø do thaày coâ höôùng daãn, ñoùn taïi ñaây. Caùc em töï ñoäng xeáp haøng ñi doïc theo hai beân xe chôû di aûnh Traàn Vaên Ôn.

“Xe ñi chaàm chaäm, ñoaøn ngöôøi truøng truøng ñieäp ñieäp theo sau. Hai beân ñöôøng doïc loä trình, ñoàng baøo ñoùn chôø noái tieáp caøng luùc caøng ñoâng ( Baùo chí luùc baáy giôø öôùc löôïng coù treân 300.000 ngöôøi. Daân soá Saøi Goøn-Chôï Lôùn hoài naøy chöa ñeán 2 trieäu, maø coù ñeán hôn 1/ 6 ngöôøi xuoáng ñöôøng thì quaû laø con soá kyû luïc! ).

“Ñeán 9 giôø 30, ñoaøn hoïc sinh theo di aûnh Traàn Vaên Ôn daãn ñaàu môùi ñeán coång nhaø vónh bieät, ñaõ coù 10 hoïc sinh noäi truù keâ vai vaøo quan taøi anh Ôn chaàm chaäm khieâng ra giöõa röøng ngöôøi vaø haøng traêm traøng hoa, haøng traêm bieåu ngöõ. Moïi ngöôøi xuùc ñoäng cuùi ñaàu laëng leõ theo sau quan taøi ñöa Traàn Vaên Ôn veà nôi an nghæ cuoái cuøng.

“Nghóa trang Chôï Lôùn hoài naøy chæ coù xoùm nhaø laù bình daân lao ñoäng, khoâng heà coù laâu ñaøi ñoâi ba taàng, ñaát roäng ngöôøi thöa. Ñaát thaùnh laø moät vuøng roäng theânh thang, coù nhieàu ngoâi moä vaø nhieàu caây coå thuï cao ngaát. Saân Renault (nay laø saân Thoáng Nhaát) coøn laø baõi ñaát roäng, raøo daäu ñoå naùt. Caû traêm ngaøn ngöôøi tuï veà moät vuøng moä ñòa hoang vu. Haøng traêm bieåu ngöõ, chuû yeáu laø vaûi traéng chöõ ñen, hoaëc ngöôïc laïi, di chuyeån, nhaáp nhoâ treân bieån ngöôøi; khoâng coù tieáng soùng aàm aøo maø coù tieáng soùng ôû trong loøng. Moïi ngöôøi laéng nghe theo söï ñieàu ñoäng cuûa maùy phoùng thanh, chaáp haønh tuaân thuû theo lôøi Ban traät töï.

“Coù haøng chuïc ñieáu vaên ñoïc tröôùc huyeät moä anh Ôn, baøy toû noãi uaát haän, caêm hôøn vaø loøng xoùt thöông, tieãn bieät Traàn Vaên Ôn.

“Ñaùm tang anh Traàn Vaên Ôn ñöôïc toå chöùc lôùn lao, ñöôïc ñoàng baøo ñöa tieãn ñoâng ñaûo laø bieåu loä tinh thaàn yeâu nöôùc, ñöùng veà phía chaùnh nghóa vaø cuõng noùi leân loøng caêm thuø saâu haän boïn thöïc daân vaø beø luõ tay sai, cam taâm baùn mình cho giaëc cöôùp nöôùc.

“Ngaøy 9-1 trôû thaønh ngaøy lòch söû ñaáu tranh cuûa thanh nieân sinh vieân hoïc sinh Vieät Nam”(4).

2.1.4. Hoïc sinh caùc tænh thaønh trong nöôùc truy ñieäu Traàn Vaên Ôn.

Sau leã tang hoïc sinh Traàn Vaên Ôn ngaøy 12-01-1950 taïi Saøi Goøn, moät soá tröôøng hoïc tænh, thaønh ôû caùc vuøng taïm chieám ñaõ laàn löôït toå chöùc leã truy ñieäu Traàn Vaên Ôn nhö: toaøn theå hoïc sinh tröôøng Phan Thanh Giaûn-Caàn Thô laøm leã ngaøy 14-01-1950, hoïc sinh tröôøng Chu Vaên An-Haø Noäi laøm leã ngaøy 20-01-1950, hoïc sinh tröôøng Kyõ ngheä Haø Noäi, hoïc sinh tröôøng Quoác Hoïc-Hueá,…

Trong saùch “Ngoøi phaùo 9-1” ñaõ ghi laïi: caùc baøi ñieáu vaên cuûa anh Nguyeãn Minh Maãn ñaïi bieåu nam hoïc sinh, cuûa chò Huyønh Thò Ngoân ñaïi bieåu nöõ hoïc sinh, cuûa anh Huyønh Quang Vaên ñaïi bieåu hoïc sinh Myõ Tho, cuûa anh Nguyeãn Höõu Anh ñaïi bieåu hoïc sinh Gia Ñònh, caùc baøi vaên teá cuûa Nam Hoàng, cuûa baùo Daân Quyeàn; baøi vieát veà Leã truy ñieäu hoïc sinh Traàn Vaên Ôn ôû Haø Noäi taïm chieám ( 20-1-1950 ) cuûa GS. Phaïm Ngoïc Toaøn ( nguyeân ñoaøn vieân Hoïc sinh khaùng chieán tröôøng Chu Vaên An, thaønh vieân Ban toå chöùc ñieàu haønh hoaït ñoäng xuoáng ñöôøng vaø leã truy ñieäu Traàn Vaên Ôn ngaøy 20-1-1950 ), baøi vieát veà Leã truy ñieäu Traàn Vaên Ôn taïi Hueá cuûa Leâ Ñình Phi ( cöïu hoïc sinh tröôøng Quoác Hoïc Hueá ).

2.1.5. Dö luaän baùo chí Saøi Goøn veà ñaùm tang anh Traàn Vaên Ôn

Caùc baùo chí ôû Saøi Goøn luùc baáy giôø ñaõ vieát nhieàu baøi noùi leân dö luaän veà ñaùm tang anh Traàn Vaên Ôn vôùi caùc tít lôùn ñaäm neùt vaø trang troïng. OÂng Quoác Phöôïng ñaõ söu taàm moät soá baøi cuûa caùc baùo Vieät Thanh, Saøi Goøn Môùi, Daân Quyeàn vaø ñöa vaøo saùch “Ngoøi phaùo 9-1”. OÂng vieát: “Baùo chí Saøi Goøn phaûn aùnh trung thöïc tình caûm thieâng lieâng cuûa ñoàng baøo, tuy raèng moãi tôø baùo coù caùi nhìn theo goùc ñoä cuûa mình, nhöng caùi chung nhaát, caùi coát loõi laø cuøng noùi leân söï suïc soâi, loøng quaû caûm cuûa haøng chuïc vaïn ñoàng baøo ñuû caùc giôùi, giaø treû, beù lôùn, bieåu thò tinh thaàn thöông yeâu ñoaøn keát daân toäc, saün saøng chaáp nhaän gian lao, khoå aûi…” Sau ñaây xin trích ghi laïi moät soá ñoaïn trong söu taàm cuûa oâng ôû caùc baùo:

--Baùo VIEÄT THANH soá 297 ngaøy Thöù Baûy 14-01-1950 ñaõ ñaêng moät töïa lôùn daøi 8 coät “300 ngaøn ngöôøi ñöa troø Ôn veà nôi an nghæ ngaøn thu” vaø hai caâu ñoái daøi 3 coät ñoùng khung trang troïng :

“Cheát vì nghóa danh thôm muoân thuôû

Soáng baát nhaân, tieáng xaáu ngaøn naêm”

Baùo ñaõ ñaêng baøi töôøng thuaät ñaùm tang vôùi 5 coät, ngay döôùi töïa ñeà nhö sau :

“Saùng böõa qua, trong ñau thöông, trang nghieâm vaø yeân laëng ñaõ cöû haønh

ÑAÙM TANG TROØ ÔN, ÑAÙM TANG LÔÙN LAO TROÏNG THEÅ

CHÖA TÖØNG THAÁY ÔÛ ÑAÂY”

Vaø ñaêng aûnh chaân dung hoïc sinh Traàn Vaên Ôn (ñoùng khung ñen, hai beân aûnh coù caâu):

“Ai cheát vinh buoàn chaêng?”

“Ai soáng nhuïc theïn chaêng?”

Baøi baùo vieát (trích):

“Toaøn theå nam nöõ hoïc sanh, sanh vieân vôùi heát thaûy caùc giôùi, caùc töøng lôùp daân chuùng Saøi Goøn-Chôï Lôùn, vuøng phuï caän ñeàu coù ñaïi dieän tham gia. Khoâng coù boùng moät caûnh saùt, moät ngöôøi lính. Khoâng moät loâi thoâi nhoû nhít naøo xaûy ra…

… Con soá cöù taêng leân maõi, khi ra khoûi Tröôøng Trung hoïc Peùtrus Kyù, sanh vieân, hoïc sanh nam nöõ caùc tröôøng coâng tö Saøi Goøn-Chôï Lôùn tuï taäp (loái 30 ngaøn); soá phuï huynh vaø coâng chuùng tuï ngoaøi cöûa tröôøng… phoûng ñònh ít nhöùt cuõng coù 50 ngaøn.

… Roài caùc ñoaøn theå, caùc cô quan, caùc coâng vaø tö sôû, caùc töøng lôùp daân chuùng töø boán phöông taùm höôùng… traøn ngaäp, trang nghieâm… laøm cho bieån ngöôøi cöù nôùi roäng maõi ra tôùi khoûi taàm maét, tôùi voâ cuøng taän…

CUOÄC TAÄP HÔÏP ÔÛ TRÖÔØNG PEÙTRUS KYÙ

Töø 6 giôø röôõi… ñaïi loä Gallieùni, ñöôøng Freøre Louis, Chasseloup Laubat vv… ñaõ raàm roä ñuû thöù xe hôi, xe cam nhoâng, xe xích loâ maùy chôû hoïc sanh vaø coâng chuùng töø khaép nôi tôùi truùt xuoáng ñaïi loä Nancy ñoã doàn veà phía tröôøng Tröông Vónh Kyù. Nôi ñaây, anh em sanh vieân vaø hoïc sanh ñích thaân lo giöõ traät töï moät caùch leã ñoä, cöông quyeát, ñaøng hoaøng. Hoïc sanh vaø sanh vieân ñöôïc voâ saân tröôøng saép haøng, coøn phuï huynh vaø coâng chuùng thì anh em nhaõ nhaën môøi ñöùng beân ngoaøi…

Trong saân tröôøng hoïc sanh vaø sanh vieân saép haøng theo töøng tröôøng, töøng lôùp, moãi nhoùm coù ngöôøi phuï traùch, traät töï… Nhöõng traøng boâng chaát ñaày saân tröôøng laàn löôït ñöa ra xe xích loâ…

Tôùi 8 giôø saùng, haøng nguõ ñaâu ñoù teà tónh, trang nghieâm. Tröôøng ñaïi hoïc ñuû caùc ban y khoa, luaät khoa, khoa hoïc, baøo cheá vv… Caùc tröôøng trung hoïc Tröông Vónh Kyù, Gia Long, Chasseloup Laubat, Marie-Curie, Taberd, caùc tröôøng Kyõ ngheä, Myõ thuaät, caùc tröôøng tieåu hoïc, sô hoïc Taân Ñònh, Gia Ñònh, Ñakao, Saøi Goøn, Chôï Lôùn, Phuù Laâm, caùc tröôøng tö thuïc Nguyeãn Vaên Khueâ, Leâ Baù Cang, Vieät Nam Hoïc Ñöôøng, Huyønh Khöông Ninh, Tröông Minh Kyù, Myõ Ngoïc, Haïnh Nghóa, Taân Daân… Avenir, Trí duïc, Kyõ thuaät thöông maõi, Thi xe hôi, Hoàng Baøng, La Fontaine vv… tröôøng naøo saép theo taám giaõn tröôøng ñoù…

KHÔÛI HAØNH

8 giôø 15, xe boâng ñi tröôùc… Ñaïi bieåu sanh vieân coù myõ yù môøi phaùi ñoaøn trí thöùc Saøi Goøn-Chôï Lôùn daãn ñaïo cho cuoäc haønh trình saàu thöông maø cuõng bao haøm nguï yù haøo huøng cuûa moät ñoàng taâm ñoaøn keát saét ñaù…

Chuùng toâi nhaän thaáy coù maët hai baø: Phaïm Ngoïc Thaïch vaø Hoaøng Quoác Taân (2 phuï nöõ Phaùp); quyù oâng kyõ sö Löu Vaên Lang, hoäi ñoàng Thöôïng Coâng Thuaän, Voõ Haø Trò, baùc só Hôn, baùc só Baùi, baùc só Vieân, baùc só Kyù, baùc só Hieån, traïng sö Khöông, Böûu Kính, luaät sö Chaâu, luaät sö Thoï, baøo cheá sö Phaïm Höõu Haïnh, Nguyeãn Chí Nhieàu, quan toøa Maõo, ñoác phuû Thaùi Minh Phaùt, giaùo sö Voõ Thaønh Cöù, giaùo sö Thö, giaùo sö Kieát, giaùo sö Toaøn, giaùo sö Cao, giaùo sö Thieäp, giaùo sö Maïnh, giaùo sö Vaøng, giaùo sö Quaân… vôùi haàu heát anh em kyù giaû…

Haàu heát caùc giai caáp, caùc töøng lôùp xaõ hoäi böõa nay ñaõ cöû ngöôøi tôùi ñöa baïn Ôn moät ñoåi ñöôøng vinh quang, tôùi nôi an nghæ ngaøn thu: Lieân ñoaøn coâng chöùc, caùc coâng vaø tö sôû, anh chò em mua baùn caùc chôï, anh em nhöõng ngheà lao ñoäng nhö ñaùnh xe ngöïa, xe caù, chuû vaø sôùp phô xe loâ, xe oâ toâ buyùt, anh xe xích loâ ñaïp vaø xích loâ maùy, thôï thuyeàn nhôn coâng… moïi ngheà ñeàu ñaõ chen vai thích caùnh ñeå bieåu döông tinh thaàn ñoaøn keát baát dieät cuûa ngöôøi daân Vieät.

Rieâng giôùi xích loâ, chuùng toâi öôùc ñònh coù treân 2 ngaøn anh em ñaõ ñi döï leã, ngöôøi thì chôû traøng boâng, ngöôøi khaùc chôû giuøm caùc nöõ sanh hoaëc caùc troø nhoû töø khaép nôi tôùi nghóa ñòa maø nhöùt quyeát khoâng chòu laõnh söï ñeàn ôn coâng khoù moät xu…

ÑOÄNG QUAN

9 giôø thì taïi nhaø xaùc Chôï Raãy ñoäng quan. Nhaø xaùc chaät nöùc traøng boâng. Cöûa roäng môû, hai thanh nieân ñi tröôùc ñöa cao hai taám vaûi veõ chöõ thaäp maùu – vieát baèng maùu thieät – maùu ñaøo quí baùu cuûa caùc nam nöõ hoïc sanh vaø sanh vieân ñoå ra vì chaùnh nghóa, töï do…

… Trong caùi nghóa ñòa nhoû beù cuûa thaønh phoá khoâng ñuû chöùa moät phaàn 50 toång soá ngöôøi theo ñöa linh cöûu Traàn Vaên Ôn… Hoøm töø töø haï ñaët treân hai caây ñoøn baéc ngang mieäng huyeät. Nhang ñeøn nghi nguùt. Moät baø meï giaø, maáy em daïi… nöùc nôû khoùc khoâng ra tieáng…

“… Tröôùc heát laø ñieáu vaên cuûa anh Maãn vaø chò Ngoân thay maët anh, chò, em nam nöõ sanh vieân vaø hoïc sanh ngheïn ngaøo ñoïc. Roài tôùi traïng sö Nguyeãn Höõu Thoï thay maët trí thöùc, toû noãi phaãn uaát cuûa phuï huynh, cuûa coâng chuùng khi hay tin nhöõng thanh nieân voâ toäi bò ñaøn aùp tôùi cheát, tôùi troïng thöông. Ñieàu laøm cho dieãn giaû baát bình laø coù nhöõng baøn tay ngöôøi dò chuûng nhuùng vaøo vieäc giaûi taùn cuoäc bieåu tình cuûa hoïc sanh.

“… Keá ñoù laø ñieáu vaên cuûa ñaïi dieän coâng nhôn Saøi Goøn-Chôï Lôùn, cuûa hoïc sanh Myõ Tho, cuûa sanh vieân Y hoïc, sanh vieân Khoa hoïc vaø Luaät hoïc, hoïc sanh tröôøng Phan Thanh Giaûn-Caàn Thô, ñaïi dieän anh chò em mua baùn chôï Beán Thaønh, xích loâ, ñaùnh giaøy…

… Baøi ñieáu vaên cuûa ñaïi dieän noâng daân ñöôïc moïi ngöôøi chuù yù, bôûi anh tuyeân boá luoân luoân uûng hoä trieät ñeå cuoäc ñaáu tranh cuûa sanh vieân, hoïc sanh, anh nhaán maïnh raèng bao nhieâu keát quaû ñeïp ñeõ thaâu hoaïch ñöôïc ñeàu do daân toäc tranh ñaáu maø coù…

… Choùt heát laø hai ñieáu vaên cuûa hai ñaïi dieän sanh vieân hoïc sanh Trung vaø Baéc Boä vöøa voâ tôùi…”

Ngoaøi baøi töôøng thuaät naøy, baùo Vieät Thanh coøn ñaêng 4 coät baùo “Nhöõng maãu chuyeän ngaén chung quanh ñaùm tang”. Vaø, baøy toû quan ñieåm cuûa mình ( kyù VT ) ñoùng khung hai coät treân cao ngang vôùi töïa lôùn :

VAØI SÖÏ THAÄT HIEÅN NHIEÂN.

Nguyeân vaên:

“Söï thaät hieån nhieân vaø ñaùng chuù yù nhöùt trong ñaùm taùng oai nghieâm, vó ñaïi böõa qua laø töø khi khôûi haønh tôùi luùc haï roäng, khoâng thaáy boùng hình moät caûnh binh, moät ngöôøi lính.

Hoïc sanh töø ñaàu tôùi cuoái, hoaøn toaøn ñoäc laäp giöõ gìn traät töï. Vaø, ngöôøi ta thaáy nhöõng caûnh töôïng caûm ñoäng nhö vaày: nhöõng caäu beù 10-12 tuoåi “laøm haøng raøo”. Caùc caäu cöông quyeát caám nhöõng ñoaøn ngöôøi ñoâng ñaûo khoâng ñöôïc böôùc chön xuoáng maët loä, ñòa haït cuûa caùc caäu. Thì ngöôøi lôùn ngoan ngoaûn ñi ngaõ khaùc.

Ñieàu ñaùng chuù yù thöù nhì laø: khoâng moät vuï chen laán, xoâ ñaåy naøo xaûy ra, chôù ñöøng noùi gì xung ñoät. Ngoaïi tröø vaøi em nhoû say naéng maø xæu, ngöôøi ta khoâng nghe noùi coù vuï loâi thoâi naøo khaùc.

Vaäy coù nghóa gì?

Phaûi chaêng coù nghóa: Hoïc sanh bieát toân troïng kyû luaät, bieát giöõ vöõng traät töï.

Vaø, cuõng coù nghóa: Coâng chuùng Vieät Nam khoâng oâ hôïp, thieáu traät töï nhö nhieàu ngöôøi laàm töôûng. Traùi laïi laø khaùc: khi traät töï chaùnh ñaùng thì daàu ñöùa em 10 tuoåi töôïng tröng, ai naáy cuõng saün saøng vui veû tuaân theo.

Choùt heát, vaø ñaây môùi laø ñieàu coát yeáu: Tinh thaàn ñoaøn keát nhö gang theùp cuûa daân toäc Vieät Nam khoâng phaûi laø chuyeän bòa ñaët ñeå tuyeân truyeàn ñaâu nheù.

Noù laø söï thaät ngoù thaáy ñöôïc, rôø moù ñöôïc vaø ñeám ñöôïc.

Noù laø hy voïng, laø töông lai vöõng vaøng cuûa ñaát Toå, cuûa daân toäc.

Vaäy daân toäc haõy vun troàng laáy noù.” ( VT )

--Baùo SAØI GOØN MÔÙI, soá 324, ngaøy 14-1-1950, ñaêng baøi töôøng thuaät ñaët döôùi töïa lôùn 5 coät :

“MOÄT BIEÅN NGÖÔØI ÑUÛ CAÙC TAÀNG LÔÙP

DAÂN CHUÙNG ÑAÕ DÖÏ ÑAÙM TANG CAÄU TRAÀN VAÊN ÔN”û

vaø töïa nhoû (sous titre):

Hai phaùi ñoaøn sanh vieân Trung, Baéc ñaùp phi cô voâ döï leã - Khaép ñòa phöông Saøi Goøn, Chôï Lôùn, Gia Ñònh ñeàu ñöôïm maøu tang khoù – Caùc tieäm buoân, caùc hoïc ñöôøng coâng vaø tö ñeàu ñoùng cöûa, moät soá coâng chöùc nghæ vieäc, caùc chôï ñeàu khoâng ngöôøi mua baùn – anh em xích loâ, thoå moä … ñeàu hy sanh moät ngaøy coâng ñeå bieåu döông tinh thaàn ñoaøn keát baát dieät cuûa daân toäc ta.

MOÄT QUANG CAÛNH CHÖA TÖØNG COÙ TÖØ SAU

NAM BOÄ KHAÙNG CHIEÁN

-- Baùo DAÂN QUYEÀN soá Thöù Baûy, ngaøy 14-1-1950 daønh gaàn troïn trang nhaát vaø trang tö ñaêng tin vaø aûnh veà ñaùm tang hoïc sinh Traàn Vaên Ôn.

Beân traùi trang baùo döôùi manchette töïa baøi 3 coät:

“CHUÙNG TOÂI ÑÖA ÑAÙM TROØ ÔN

MOÄT ÑAÙM TAÙNG TROÏNG THEÅ NHÖÙT SAIGON – CHOLON

TÖØ XÖA ÑEÁN NAY”

Lieàn döôùi cuïm aûnh, baùo ñoùng khung töïa baøi, 4 coät:

Chung quanh moät ñaùm taùng “Khoâng tieàn khoaùng haäu”

“Tinh thaàn hoïc sanh baát dieät” Ñieáu vaên cuûa Lieân hieäp baùo chí.

--Baùo SAØI GOØN MÔÙI trích ñaêng dö luaän baùo chí Phaùp vôùi töïa ñeà:

DÖ LUAÄN BAÙO PHAÙP NGÖÕ ÔÛ SAØI GOØN

NOÙI VEÀ ÑAÙM TANG HOÏC SANH TRAÀN VAÊN ÔN

Baùo JEO (Journal d’Extreâme Orient) vieát :

“Saigon (tin Phaùp) 12-1-1950, ñaùm tang caäu hoïc sanh Traàn Vaên Ôn bò gieát cheát trong cuoäc bieåu tình hoâm thöù hai, ñaõ cöû haønh hoài mai naày, ñaâu ñaáy vaãn yeân tònh.

Öôùc coù 25.000 ngöôøi mang voâ soá traøng boâng, nhoùm hoïp töøng ñoaøn ñaïi bieåu ñi theo quan taøi, chính töï tay hoïc sanh khieâng ñi töø ngaõ nhaø xaùc Chôï Lôùn ñeán nghóa ñòa. Trong taát caû caùc con ñöôøng gaàn ñoù, coù caû traêm ngaøn ngöôøi hoäi hieäp, chôø chöïc ñoùn ñöa linh cöûu” (………………………………………)

“(………………) Suoát buoåi haønh leã khoâng coù xaûy ra söï gì loâi thoâi heát thaûy”.

Vaø, baùo Saigon Presse vieát:

“… vaø, ñaùm ñoâng ngöôøi baèng ñuû phöông tieän giao thoâng ñaõ tieán veà phía tröôøng P. Kyù, nôi thi haøi cuûa troø Traàn Vaên Ôn ñöôïc quaøn ôû ñoù (chi tieát naøy sai) nhö moät anh huøng quoác gia. Phaûi, neáu noùi laø moät cuoäc bieåu tình lôùn lao thì thaät laø moät cuoäc bieåu tình lôùn lao vaäy…”

Baùo Saøi Goøn Môùi keát laïi : Ngaøy 12-1-1950 khoâng ai xuùi ai, khoâng ai eùp buoäc ai, daân chuùng Vieät Nam ñaõ bieåu döông moät laàn nöõa tinh thaàn ñoaøn keát baát dieät cuûa daân toäc ôû ngay trong moät vuøng bò chieám.

2.1.6. Gii văn ngh sĩ Sài Gòn ca ngôïi tinh thaàn ñaáu tranh cuûa HSSV

Tröôùc tinh thaàn ñaáu tranh cuûa HSSV vaø söï hy sinh cuûa anh Traàn Vaên Ôn, anh em vaên ngheä só ñaõ vieát leân nhöõng baøi thô, baøi haùt ca ngôïi.

Trong baøi Nhaéc chuyeän xöa, taùc giaû Huøng Thanh ñaõ coù nhöõng caâu :

…………

Hieân ngang ta vaøo ñôøi, giai thoaïi Traàn Vaên Ôn

Anh Ôn teân tuyeät vôøi

Mai sau coøn ghi söû

…………………..

Trong taùc phaåm Vì Toå quoác, vì nhaân daân, taùc giaû HÑM vieát :

…………………….

Caûm thöông tuoåi treû lôùn gan

Buùt nghieân choáng vôùi soùi lang moät baày

Troø Ôn göông saùng coøn nay

Hoïc sinh muoân thuô ûngaøy ngaøy soi chung…………………..

Nhaïc só Hoaøng Vieät, khi aáy ñang ôû vuøng khaùng chieán, nghe tin veà cuoäc bieåu tình ñaáu tranh cuûa HSSV Saøi Goøn ngaøy 09-01-1950 vaø söï hy sinh cuûa hoïc sinh Traàn Vaên Ôn, ñaõ xuùc ñoäng vaø saùng taùc ngay baøi haùt “Ngaøy 9 thaùng gieâng”:

“ Ngaøy 9 thaùng gieâng naêm naêm möôi ñoâ thaønh xoân xao ( trong khaép nôi ), töøng ñoaøn hoïc sinh keùo ñi bieåu tình ñoøi töï do. Quyeát choáng aùp böùc neân ñoàng loøng nhau (hy sinh ) traøn vaøo suùng chieán ñaáu duø thòt xöông tan cuõng xoâng leân vì bôûi caêm hôøn. Tay khoâng vung leân hoø reo, thaây rôi treân thaây ñaåm maùu, quyeát tranh ñaáu ñoøi töï do cho nhöõng ngöôøi ñang bò giam vì tay giaëc Phaùp. Quyeát khoâng soáng cuøng cheá ñoä cöôøng quyeàn, theà ñaäp tan bao caûnh saùt taøn hoïc sinh. Hoïc sinh ñi leân, ñi ñi leân, quyeát giöõ laáy tinh thaàn ngaøy 9 thaùng gieâng naêm naêm möôi. Ñi ñi leân neâu cao göông hoïc sinh Vieät Nam treân khaép theá giôùi. Hoïc sinh tranh ñaáu khoâng ngöøng ( khoâng ngöøng ). Hoïc sinh hoøa gan ñi tìm aùnh vinh quang ( tìm aùnh vinh quang ). Hoïc sinh ngoïn ñuoác huy hoaøng ( ngoïn ñuoác huy hoaøng ) Ñang neâu cao nhö ngaøy 9 thaùng gieâng ngang taøng. Tinh thaàn hoïc sinh Vieät Nam muoân naêm. Ngaøy 9 thaùng… naêm.”( Quang Haûi ghi laïi theo lôøi haùt cuûa moät cöïu chieán binh, ngaøy 26 thaùng 11 naêm 1999 ) (4 ) .

2.1.7. Keát quaû cuûa cuoäc ñaáu tranh ngaøy 09-01-1950.

Tröôùc cuoäc ñaáu tranh baát khuaát vaø hy sinh cuûa HSSV Saøi Goøn-Chôï Lôùn vaø tinh thaàn ñoaøn keát, bieåu döông löïc löôïng to lôùn cuûa ñoàng baøo Saøi Goøn-Chôï Lôùn vaø caùc tænh Nam Boä, caùc thaønh phoá lôùn trong caû nöôùc, chính quyeàn thöïc daân Phaùp buoäc phaûi traû töï do cho 5 hoïc sinh ñaõ bò baét ( maø coøn goïi laø “ töï do taïm ” ), cho chaêm soùc caùc hoïc sinh bò thöông trong cuoäc bieåu tình ñang naèm ôû caùc beänh vieän trong thaønh phoá vaø tuyeân boá môû cöûa laïi caùc tröôøng hoïc coâng tö ( 25-2-1950 ). Sau ñoù, Ban ñaïi dieän cuoäc ñaáu tranh cuûa hoïc sinh cuõng keâu goïi caùc tröôøng chaám döùt baõi khoùa, tieáp tuïc ñi hoïc trôû laïi.

Cuoäc ñaáu tranh cuûa HSSV tuy coù bò ñaøn aùp ñaãm maùu, nhöng ñaõ gaây tieáng vang lôùn trong vaø ngoaøi nöôùc, laøm cho ñaàu naõo ñòch bò ñoäng, roái ren. Maëc khaùc, cuoäc ñaáu tranh cuõng noùi leân phong traøo coù böôùc phaùt trieån môùi, ñoùng goùp nhöõng kinh nghieäm quyù giaù cho Ñaûng trong laõnh ñaïo, chæ ñaïo ñaáu tranh choáng ñòch taïi caùc thaønh phoá lôùn ôû Nam Boä vaø trong caû nöôùc.

2.1.8.Lieät só Traàn Vaên Ôn: doøng maùu ñaõ laøm daáy leân moät cao traøo

Trong saùch “Ngoøi phaùo 9-1”, baøi vieát coù töïa ñeà nhö treân ôû trang 44-48, ñaõ ghi :

Traàn Vaên Ôn sinh ngaøy 29-5-1931, trong moät gia ñình noâng daân ôû xaõ Phöôùc Thaïnh, huyeän Chaâu Thaønh, tænh Beán Tre. Cha laø oâng Traàn Vaên Nghóa vaø meï laø baø Huyønh Thò Töûu.

Anh Traàn Vaên Ôn hoïc heát sô hoïc taïi queâ nhaø vaø hoïc heát tieåu hoïc ôû thò xaõ Myõ Tho.

Trong thôøi gian hoïc tieåu hoïc, anh ñaõ ñöôïc nghe noùi vaø chöùng kieán caùc bieán coá lòch söû cuûa ñaát nöôùc ñang laàn löôït xaûy ra : caûnh ngheøo ñoùi, thieáu aên thieáu maëc cuûa thôøi kyø 1940-1945, caûnh quaân Phaùp ñaøn aùp vaø baét bôù nhöõng ngöôøi tham gia Caùch maïng trong cuoäc khôûi nghóa Nam Kyø ôû Vónh Kim ( Myõ Tho ), caûnh quaân Nhaät phaùt xít hoaønh haønh töø thaønh thò ñeán thoân queâ cho ñeán ngaøy toaøn daân Vieät Nam, döôùi ngoïn côø Vieät Minh do Hoà Chuû tòch laõnh ñaïo, vuøng leân laøm cuoäc Caùch maïng thaùng Taùm 1945.

Vaø sau thaùng 2-1946, anh chöùng kieán giaëc Phaùp trôû laïi taán coâng Beán Tre, duøng maùy bay, taøu chieán vaø quaân ñoå boä aøo aït baén phaù caùc phoøng tuyeán vaø taøn saùt daân laønh treân ñöôøng tieán quaân cuûa chuùng, trong khi haøng haøng lôùp lôùp caùc taàng lôùp nhaân daân vuõ trang giaùo maùc leân ñöôøng choáng ngoaïi xaâm, caùc thanh nieân, thieáu nöõ vôùi vuõ khí thoâ sô tieán ra chieán tröôøng trong khí theá quaät cöôøng… Roài sau ñoù laø nhöõng caûnh ruoàng boá, ñoát nhaø, cöôùp boùc, haõm hieáp, baén gieát daõ man ngöôøi daân laønh.

Naêm 1949, gia ñình anh Ôn phaûi rôøi queâ höông ñöa nhau leân Saøi Goøn tò naïn khuûng boá cuûa giaëc Phaùp. OÂng Traàn Vaên Nghóa cha anh, sau ñoù ñi laøm vieäc taïi Haõng cheá bieán cao su Stacindo ôû Taân Ñònh.

Thaùng 8-1946, anh Traàn Vaên Ôn thi ñaäu vaøo naêm thöù nhaát, baäc cao ñaúng tieåu hoïc taïi tröôøng Peùtrus Tröông Vónh Kyù Saøi Goøn, anh taïm truù taïi nhaø ngöôøi coâ ruoät thöù tö - oâng baø Voõ Ñình Daân-Traàn Thò Boâng taïi vuøng Hoøa Höng ( ñöôøng Caùch maïng Thaùng Taùm baây giôø ).

Taïi tröôøng Peùtrus Kyù anh ñaõ sôùm hoøa nhaäp vaøo ñoäi nguõ nhöõng hoïc sinh yeâu nöôùc vaø tham gia vaøo taát caû caùc cuoäc ñaáu tranh chung cuûa tröôøng. Naêm hoïc 1948-1949, anh hoïc xong naêm thöù ba baäc cao tieåu vaø thi vöôït lôùp ñoã baèng ñeä nhaát caáp Phaùp ( Brevet du 1er cycle ). Vaøo töïu tröôøng naêm hoïc 1949-1950, anh leân lôùp naêm thöù tö ( 4eø anneùe ) cao tieåu thì ñöôïc ñaët caùch leân lôùp seconde ( töông ñöông lôùp 10 baây giôø ) vì ñaõ coù baèng Ñeä nhaát caáp.

Nhöõng naêm hoïc 1947-1948, 1948-1949, anh Ôn tham gia vaøo phong traøo hoïc sinh yeâu nöôùc taïi tröôøng, gia nhaäp Hoäi hoïc sinh Vieät Nam Nam Boä, tích cöïc nhaän nhieäm vuï vaän ñoäng anh em hoïc sinh tham gia vaøo caùc hoaït ñoäng choáng thöïc daân Phaùp vaø luõ buø nhìn tay sai.

Trong coâng taùc cuõng nhö trong hoïc taäp, anh luoân luoân toû ra khieâm toán, caàu tieán, chaân thaønh ñoái vôùi baïn beø. Anh cuøng moät soá baïn tìm ñoïc caùc saùch baùo tieán boä, caùc taøi lieäu veà chuû nghóa Maùc-xít, veà Lieân Xoâ… Vieäc phoå bieán caùc loaïi saùch baùo naøy trong hoïc sinh ñöôïc coi laø moät phaàn cuûa coâng taùc tuyeân truyeàn.

Trong caùc cuoäc ñaáu tranh cuûa hoïc sinh nhö baõi khoùa choáng ñoäc laäp giaû hieäu, choáng Baûo Ñaïi ñeán tröôøng Peùtrus Kyù vaø Gia Long, ñeán caùc cuoäc leã toå chöùc coâng khai kyû nieäm caùc ngaøy leã truyeàn thoáng cuûa Caùch maïng nhö ngaøy 19-5, ngaøy 23-9… trong caùc tröôøng, anh Ôn ñeàu coù maët trong ñoäi nguõ quaàn chuùng coát caùn tham gia toå chöùc taïi tröôøng.

Anh coøn ñöôïc Ñaûng ñoaøn hoïc sinh phaân coâng ñi hoïc heø taïi caùc tröôøng tö thuïc ñeå tìm quaàn chuùng toát toå chöùc theâm maïng löôùi cô sôû cuûa Hoäi hoïc sinh Vieät Nam.

Naêm 1950, anh laø hoïc sinh naêm thöù nhaát Ban tuù taøi ( lôùp seconde ) tröôøng trung hoïc Peùtrus Kyù.

Ngaøy 08-01-1950, vôùi chieác xe ñaïp cuõ kyõ, caùi noùn “ casque ” traéng coá höõu, Traàn Vaên Ôn khoâng meät moûi chaïy ñeán nhaø caùc baïn, thoâng baùo muïc ñích toå chöùc cuoäc xuoáng ñöôøng cuûa hoïc sinh Saøi Goøn-Chôï Lôùn vaøo saùng ngaøy 09-01-1950 vaø vaän ñoäng beø baïn voâ soá hoïc sinh ñeán hoïp maët ñoâng ñaûo tröôùc Nha Hoïc Chính.

Saùng ngaøy 09-01-1950, anh Ôn cuøng ñoâng ñaûo hoïc sinh ñaõ tuï taäp raát sôùm, haøng traêm bieåu ngöõ neâu yeâu saùch ñaõ ñöôïc caêng leân tröôùc Nha Hoïc Chính.

Trong khoaûng thôøi gian chôø ñôïi tröôùc dinh Thuû hieán sau ñoù, anh Ôn ñaõ cuøng anh chò em hoïc sinh tìm theâm sôn, coï, vieát theâm nhieàu bieåu ngöõ neâu yeâu saùch cuûa hoïc sinh; vöøa haêng haùi laøm vieäc vöøa vui veû pha troø ñeå ñoäng vieân nhau giöõ vöõng yù chí baát khuaát cuûa thanh nieân tröôùc nhuïc maát nöôùc, tröôùc keû thuø ñöôïc trang bò taän raêng, ñang phoâ tröông löïc löôïng chung quanh coâng vieân, saün saøng duøng baïo löïc ñeå traán aùp caùc baïn hoïc sinh beù nhoû.

Vaøo luùc 13 giôø ngaøy 09-01-1950, chöa heát giôø phaûi giaûi quyeát nguyeän voïng cuûa hoïc sinh do Thuû hieán cam keát, chính quyeàn Saøi Goøn phaûn boäi, tung ra moät löc löôïng caûnh saùt huøng haäu keát hôïp coâng an, lính leâ döông, caûnh saùt, vuõ trang duøi cui, suùng maùy, suùng ngaén, gaïch ñaù, gaäy goäc… ñaèng ñaèng saùt khí traøn ra coâng vieân nôi hoïc sinh ñang coøn tuï taäp. Moät cuoäc ñaøn aùp daõ man ñaãm maùu dieãn ra tröôùc söï phaãn noä cuûa ñoâng ñaûo ñoàng baøo ñeán tieáp söùc ñoäng vieân ñoaøn hoïc sinh bieåu tình.

Anh Ôn cuøng moät soá hoïc sinh lôùn tuoåi phaûi ñöa löng höùng chòu caùc loaït neùm ñaù, duøi cui ñeå che chôû cho caùc hoïc sinh nhoû tuoåi, caùc nöõ sinh chöa thoaùt ra kòp. Cuoái cuøng nhoùm hoïc sinh coøn laïi maëc duø raát kieân cöôøng choáng traû, nhöng theá coâ, mình ñaày thöông tích… phaûi thaùo lui vöôït haøng raøo keõm gai sang nhöõng daõy nhaø beân caïnh. Anh Ôn khoâng quaûn ngaïi khoù khaên ñaïp ñoå haøng raøo saét höôùng daãn moät soá anh chò hoïc sinh luøi vaøo goùc töôøng sau moät toøa nhaø vaø anh Ôn laàn löôït ñöa töøng anh chò em moät vöôït töôøng thoaùt ra ngoaøi.

Boïn caûnh saùt nguïy baét ñaàu noå suùng loaïn xaï, kheùp daàn theá bao vaây khu nhaø. Ngöôøi nöõ sinh sau cuøng trong khu vöïc cuûa anh vöøa thoaùt qua khoûi ñaàu töôøng thì boïn caûnh saùt xuaát hieän sau löng anh : nhieàu loaït ñaïn noå veà phía anh Ôn vaø ba phaùt ñaïn vaøo ñaàu ñaõ haï guïc anh gaàn chaân töôøng trong luùc trong tay khoâng coù moät taác saét - chæ coù chieác noùn “ casque ” traéng coá höõu laên loùc beân caïnh thaân theå anh. Nhieàu baïn hoïc sinh ôû phía tröôùc gian nhaø nhaøo ñeán ñeå giuùp ñôõ anh, nhöng boïn caûnh saùt man rôï ñaõ ñaåy luøi baèng duøi cui, gaäy goäc, suùng luïc… Anh Ôn ñaõ anh duõng ngaõ xuoáng. Hôn 60 anh chò em hoïc sinh coøn trong voøng vaây ñaõ bò chuùng ñaøn aùp khoác lieät, thaân theå bò baàm daäp döôùi nhöõng traän ñoøn thuø, ñeå cuoái cuøng boïn caûnh saùt mang xe ñeán chôû soá anh chò em bò thöông tích traàm troïng ñem vöùt vaøo phoøng caáp cöùu ôû caùc beänh vieän.

Tin anh Traàn Vaên Ôn hy sinh ñaõ nhanh choùng lan truyeàn ñi khaép nôi trong thaønh phoá. Ñoàng baøo caû nöôùc xuùc ñoäng tröôùc caùi cheát cuûa ngöôøi thieáu nieân duõng caûm môùi 19 tuoåi. Loøng caêm thuø giaëc traøo daâng, ngaøy 12-01-1950, caû thaønh phoá xuoáng ñöôøng ñöa anh nhö tieãn moät vò anh huøng ñeán nôi an nghæ cuoái cuøng, trong moät ñaùm tang “khoâng tieàn khoaùng haäu” vôùi nhöõng baøn ñöa caâu ñoái :

“ Cheát vì nghóa danh thôm muoân thuôû

Soáng baát nhaân hoàn xaùc maát ñi ”

Anh Ôn ñaõ hieán daâng doøng maùu cuûa mình ñeå ñieåm son leân trang vaøng lòch söû ñaáu tranh cuûa thanh nieân-hoïc sinh vaø nhaân daân Saøi Goøn-Chôï Lôùn, laøm röïc rôõ theâm truyeàn thoáng kieân cöôøng baát khuaát vì ñoàng baøo vì Toå quoác cuûa thanh nieân-hoïc sinh Vieät Nam.

Ngaøy 11-01-1979, Thuû töôùng Phaïm Vaên Ñoàng ñaõ kyù Quyeát ñònh soá 53/TTg phong taëng baèng Lieät só cho anh Traàn Vaên Ôn ( Baèng soá TC-277C kyù taïi Haø Noäi ).

2.1.9. Ngaøy 09-01 ngaøy Hoïc sinh Sinh vieân toaøn quoác

Theo Quyeát ñònh soá …. ngaøy…………… cuûa Chính phuû nöôùc CHXHCN Vieät Nam, ngaøy 09-01 trôû thaønh Ngaøy Hoïc sinh Sinh vieân toaøn quoác ñeå kyû nieäm haèng naêm.

2.2 Phong traøo HSSV tham gia cöùu teá hoûa hoaïn khu Baøu Sen-ñình Taân Kieång naêm 1950 ( vieát theo caùc baøi baùo ôû Saøi Goøn thaùng 3-1950 ).

Tröôùc caùc cuoäc taán coâng vuõ trang vaø chính trò ngaøy caøng maïnh meõ cuûa quaân daân ta ôû Saøi Goøn tröôùc vaø ñaàu naêm 1950, nhaø caàm quyeàn Phaùp vaø tay sai coù yù ñoà ñaåy nhöõng khu nhaø laù, nhöõng xoùm lao ñoäng ra xa noäi thaønh. Chuùng cho raèng nhöõng nôi naøy laø choã truù aån cuûa caùn boä caùch maïng vaø cuûa caùc chieán só caûm töû. Maët khaùc, boïn chuû ñaát cuõng muoán laáy laïi ñaát, xaây nhaø phoá baùn laáy tieàn.

Sau cuoäc bieåu tình cuûa hoïc sinh bò ñòch ñaøn aùp ñaãm maùu ngaøy 09-01-1950 vaø ñaùm tang hoïc sinh Traàn vaên Ôn ngaøy 12-01-1950 vôùi söï tham döï ñoâng ñaûo cuûa haøng maáy traêm ngaøn ñoàng baøo caùc giôùi thaønh phoá vaø caùc tænh laân caän, thaønh uûy Saøi Goøn - Chôï Lôùn quyeát ñònh : phaûi duy trì vaø phaùt huy khí theá ñoaøn keát, ñaáu tranh cuûa phong traøo quaàn chuùng. Do ñoù, moät toå chöùc coâng khai ñaáu tranh cho quyeàn lôïi cuûa nhaân daân lao ñoäng ñöôïc thaønh laäp laáy teân laø “ Phaùi ñoaøn ñaïi bieåu caùc giôùi” ( PÑÑBCG ) vaø luaät sö Nguyeãn höõu Thoï ñöôïc cöû laøm Tröôûng phaùi ñoaøn.

Chính boái caûnh lòch söû ñoù ñaõ ñöa ñeán cuoäc cöùu teá ñoàng baøo bò hoûa hoaïn ôû Saøi Goøn vaøo thaùng 3/1950 trôû thaønh moät phong traøo maïnh meõ cuûa nhaân daân, chaúng nhöõng mang tính xaõ hoäi, ñoaøn keát töông trôï “ laù laønh ñuøm laù raùch”, maø coøn mang tính ñaáu tranh chính trò saâu saéc, goùp phaàn vaøo coâng cuoäc khaùng chieán choáng Phaùp mau ñeán thaéng lôïi.

2.2.1.Ñaùm chaùy ôû khu Baøu Sen – ñình Taân Kieång ( thaùng 3/1950 ) (5) .

Moät traän hoûa hoaïn lôùn chöa töøng thaáy töø tröôùc ñeán giôø ôû Saøi Goøn ñaõ xaûy ra chieàu Thöù Baûy 04-3-1950. Vaøo khoaûng 6 giôø chieàu hoâm aáy, moïi ngöôøi ñang chuaån bò côm nöôùc, thì ngoïn löûa phaùt ra töø moät caên nhaø laù ôû sau ñình Taân Kieång. Nhaèm luùc coù gioù lôùn laïi gaëp khu nhaø laù, ngoïn löûa boác leân cao vaø chaùy raát nhanh neân daân loái xoùm khoâng laøm sao daäp taét noåi. Xe chöõa löûa hay

tin ñeán nôi nhöng khoâng vaøo vì ñöôøng heûm nhoû heïp vaø choã ñoù cuõng thieáu nguoàn nöôùc. Do vaäy, ngoïn löûa hung haõn tung hoaønh chaùy ñeán nöûa ñeâm môùi haï. Moät vuøng nhaø cöûa roäng lôùn cuûa khu Baøu Sen - ñình Taân Kieång töø ñöôøng Peùtrus Kyù ( nay laø Leâ Hoàng Phong ) voâ tôùi Chôï Laù ñöôøng An Bình daøi ñoä 800 thöôùc vaø töø beân ñöôøng Caây Mai ( nay laø Nguyeãn Traõi ) qua ñöôøng Gallieùni ( nay laø Traàn Höng Ñaïo ) ñaõ bò chaùy thaønh ñoáng tro taøn, khoâng coøn moät caùi söôøn nhaø hay moïât caây coät, thaät laø tang thöông, theâ thaûm! Baùo chí luùc ñaàu ñöa tin khoaûng 2.000 nhaø, phaàn lôùn laø nhaø laù bò thieâu ruïi vaø khoaûng 10.000 ngöôøi, phaàn lôùn laø daân lao ñoäng ngheøo khoå Vieät, Hoa chòu caûnh maøn trôøi chieáu ñaát. Nhöng theo naïn nhaân trong vuøng cho bieát thì coù tôùi gaàn 5.000 nhaø bò chaùy vaø gaàn 20.000 ngöôøi bò naïn. Raát may, khoâng ai bò thieät maïng.

Nhöng luùc ngoïn löûa hoaønh haønh, nhaø caàm quyeàn ñaõ thieáu traùch nhieäm trong vieäc chöõa chaùy vaø toû ra thieân vò : taäp trung cöùu chöõa cho nhöõng nhaø giaøu coù trong vuøng hôn laø nhaø daân ngheøo khoå.

Sau traän chaùy, ngöôøi daân bò naïn maát traéng taøi saûn, tieàn cuûa, moät soá ñoâng bò beänh, bò ñoùi. Nhaø caàm quyeàn chaúng nhöõng khoâng chaêm lo cuoäc soáng cuûa naïn nhaân, maø coøn ra leänh caám baø con caát laïi nhaø treân neàn cuõ.

Baùo Thaàn Chung ngaøy Thöù Ba 07-3-1950 ñaõ ñaêng moät tin quan troïng töïa ñeà :

Quanh vuï hoûa hoaïn ôû Baøu Sen

Sau khi nhaø cöûa bò thieâu huûy, nhöõng naïn nhôn lieàn lo mua caây, coät döïng leân ñeå caát laïi caùi nhaø che naéng che möa ôû choã cuõ.

Nhöng lieàn ñoù nhôn vieân sôû veä sanh vaø bieän caûnh saùt ñeán ra lònh trieät haï xuoáng. Hoï baûo neân che moät caùi vaïi ñôõ roài ñôïi lònh….

Nhaø caàm quyeàn coù bieát vuï naøy khoâng ? Chaùnh phuû seõ ra lònh gì ñaây ?

Anh em naïn nhôn vuï hoûa hoaïn ñang phaân vaân vaø thaéc thoûm veà vuï naày.

Vì leõ ñoù, coù dö luaän trong daân chuùng laø nhaø caàm quyeàn ñoát nhaø vaø muoán ñuoåi daân ngheøo ra khoûi thaønh phoá.

2.2.2. Vieäc toå chöùc cöùu trôï

Ngaøy 07-3-1950, vôùi tö caùch Tröôûng PÑÑBCG, Luaät sö Nguyeãn Höõu Thoï ñaõ ra thoâng caùo “ keâu goïi loøng ñoaøn keát vaø tinh thaàn töông trôï cuûa caùc giôùi ñoàng baøo ñoái vôùi taát caû naïn nhaân Hoa-Vieät ”. Sau ñoù, PÑÑBCG do Luaät sö Nguyeãn Höõu Thoï daãn ñaàu cuøng caùc oâng Phan Kieán Khöông, Leâ Quang Hinh, Nguyeãn Ngoïc Chaán, Huyønh Trung Thieät ( ñaïi bieåu hoïc sinh ) ñeán taän khu nhaø chaùy tröïc tieáp gaëp gôõ baø con naïn nhaân, baøy toû söï ñoàng caûm, tìm hieåu cho heát nhöõng noãi khoå sôû, cuøng cöïc cuûa baø con vaø “ ñeå ñieàu tra roõ nguyeân nhaân vuï hoûa hoaïn vaø traùch nhieäm cuûa nhaø caàm quyeàn trong tai naïn naày ”.

Taïi ñình Taân Kieång, Phaùi ñoaøn ñaõ hoïp vôùi caùc ñaïi bieåu cuûa baø con naïn nhaân ñeå baøn baïc cuï theå vieäc cöùu trôï, leân danh saùch nhöõng gia ñình caàn ñöôïc giuùp ñôõ töùc thôøi vaø quyeát ñònh moät chöông trình haønh ñoäng khaån caáp goàm :

- Tieán haønh moät cuoäc laïc quyeân trong toaøn thaønh phoá .

- Ñaët 2 ñòa ñieåm, moät ôû Saøi Goøn vaø moät ôû Chôï Lôùn, ñeå tieáp nhaän caùc hieän vaät cöùu trôï cuûa nhaân daân nhö : quaàn aùo, muøng meàn, cheùn toâ, noài nieâu, vaät lieäu xaây döïng,…

- Toå chöùc “ moät ngaøy caát nhaø laïi cho caùc naïn nhaân vuï hoûa hoaïn ” vaøo ngaøy Chuû Nhaät 12-3-1950. Vieäc laøm naøy, moät maët giuùp baø con naïn nhaân coù nôi taïm truù che möa naéng, maët khaùc choáng laïi aâm möu cuûa nhaø caàm quyeàn Phaùp-Baûo Ñaïi muoán ñuoåi baø con ñi nôi khaùc.

- Keâu goïi caùc baùc só, döôïc só laäp traïm khaùm chöõa beänh vaø phaùt thuoác mieãn phí.

Hai ñieåm tieáp xuùc naïn nhaân hoûa hoaïn haèng ngaøy ñeå naém saùt yeâu caàu cuûa naïn nhaân ñöôïc PÑÑBCG ñaët ra: moät taïi ñình Taân Kieång, hai ôû phía An Bình.

Ngay buoåi toái hoâm chaùy nhaø, baø con ngöôøi Hoa, khoûi naïn nhôø ôû beân kia ñöôøng An Bình, ñaõ toå chöùc naáu chaùo cho nhöõng naïn nhaân lôùn tuoåi vaø con nít ñôõ loøng. Coù ngöôøi haûo taâm ñi mua chieáu veà phaùt. Hoäi ñình Taân Kieång cuõng naáu chaùo cho naïn nhaân khoâng phaân bieät Hoa kieàu hay ngöôøi Vieät. Ngaøy Thöù Hai 06-3-1950, baùo Thaàn Chung cuõng sôùm ñaêng tin neâu nghóa cöû cuûa oâng LVL gôûi 200 ñoàng ( tieàn luùc aáy ) nhôø chuyeån giao PÑÑBCG ñeå giuùp ñoàng baøo ngöôøi Vieät vaø ngöôøi Hoa bò naïn. Caùc baùo ôû Saøi Goøn haèng ngaøy ñeàu vieát tin, baøi, ñaêng nhöõng hình aûnh hoûa hoaïn raát thöông taâm, nhöõng vieäc laøm töø thieän cuûa baø con caùc giôùi. Ñeán khi coù Thoâng caùo keâu goïi cuûa PÑÑBCG thì nhöõng hoaït ñoäng töø thieän höôûng öùng caøng raàm roä. Töø Chuû nhaät sau ñeâm chaùy nhaø, moãi ngaøy caùc toå chöùc töø thieän naáu côm hai böõa cho naïn nhaân ngheøo khoå khoâng coù baø con, khoâng coù tieàn baïc, ñeán aên hoaëc mang veà cho nhöõng ngöôøi beänh, giaø yeáu, con nít khoâng ñeán ñöôïc. Coù ngaøy soá naïn nhaân ñeán aên leân tôùi gaàn 2.500 ngöôøi.

Coâng vieäc cöùu teá quan troïng vaø soâi noåi nhaát laø ngaøy Chuû Nhaät 12-3-1950 : ngaøy caát nhaø laïi cho caùc naïn nhaân vuï hoûa hoaïn.

2.2.3. Ngaøy Chuû Nhaät 12-3-1950 bieåu döông tinh thaàn töông trôï ñoaøn keát

Luùc baáy giôø, sau ñôït toång baõi khoùa cuûa hoïc sinh Saøi Goøn-Chôï Lôùn, MyõTho, Caàn Thô töø ngaøy 23-11-1949 ñoøi nhaø caàm quyeàn thaû nhöõng hoïc sinh bò baét, cuoäc bieåu tình ngaøy 09-01-1950 vaø ñaùm tang anh Traàn vaên Ôn ngaøy 12-01-1950, ñeán ngaøy 25-02-1950, Thuû hieán Traàn vaên Höõu chaáp nhaän môû cöûa caùc tröôøng hoïc voâ ñieàu kieän, traû töï do cho 5 hoïc sinh bò baét vaø höùa baûo ñaûm an ninh cho hoïc sinh, khoâng baét bôù maø khoâng coù baèng côù chaéc chaén. Do ñoù, Ban ñaïi dieän hoïc sinh cuûa cuoäc bieåu tình ngaøy 09-01-1950 cuõng tuyeân boá chaám döùt baõi khoùa vaø töø ngaøy 06-3-1950 hoïc sinh Saøi Goøn-Chôï Lôùn ñaõ ñi hoïc trôû laïi. Tuy chæ môùi ñi hoïc ñuùng moät tuaàn, nhöng tröôùc noãi ñau thöông cuûa ñoàng baøo bò hoûa hoaïn vaø ñöôïc söï chæ ñaïo cuûa chi boä Ñaûng caùc tröôøng trung hoïc, maø luùc baáy giôø anh Ba hoïc sinh töùc Ñoã Ngoïc Thaïnh laøm bí thö, anh chò em hoïc sinh ñaõ nhieät tình höôûng öùng ngaøy ñi cöùu teá.

Töø saùng sôùm Chuû Nhaät 12-3-1950, khoaûng 7 giôø, töøng ñoaøn hoïc sinh nam nöõ vaø coâng nhaân lao ñoäng caùc giôùi luõ löôït keùo ñeán khu nhaø chaùy,taäp trung treân khoaûnh ñaát troáng ôû goùc ñöôøng Kergaradec ( nay laø Huyønh Maãn Ñaït ) vaø ñöôøng Gallieùni tröôùc ñình Taân Kieång trong khoâng khí vui veû, haêng haùi laï thöôøng. Ñeán 8 giôø, cuoäc mít-tinh coù khoaûng treân 5.000 ngöôøi goàm hoïc sinh sinh vieân cuûa caùc tröôøng coâng tö ôû Saøi Goøn – Chôï Lôùn vaø coâng nhaân lao ñoäng caùc haõng xöôûng ( trong ñoù coù caû caùc traùng sinh, thieáu sinh caùc ñoaøn höôùng ñaïo Baïch Ñaèng, Lam Sôn, Ñoàng Nai, Sao Mai, Thanh Nieân Vieät Nam, Lieân Ñoaøn Thanh Treû, hoïc sinh vaø coâng nhaân lao ñoäng ngöôøi Hoa, anh chò em coâng nhaân Sôû Raùc Gia Ñònh, haõng thuoác laù MIC …) vôùi caùc duïng cuï cöa, buùa, xuoång, cuoác, ky… trong tay.

Luaät sö Nguyeãn Höõu Thoï, Tröôûng PÑÑBCG ñöùng tröôùc micro noùi chuyeän vôùi ñoaøn ngöôøi ñi cöùu teá ñang döï mít-tinh maø xung quanh hoï cuõng coù ñoâng ñaûo ñoàng baøo naïn nhaân hoûa hoaïn cuøng laéng nghe. OÂng cho raèng nguyeân nhaân ñaùm chaùy lan roäng laø do “ söï thieáu soùt cuûa caùc toå chöùc coù traùch nhieäm ôû ñòa phöông ” vaø oâng nhaán maïnh tính caùch thieân vò, baát coâng trong ñeâm chaùy nhaø 04-3-1950 : ngöôøi ta saên soùc ñeán nhöõng nhaø coù tieàn hôn laø ñaùm nhaø laù ngheøo khoå . OÂng keâu goïi tranh ñaáu choáng vieäc ngaên caûn caát nhaø laïi vaø ñoøi nhaø caàm quyeàn phaûi coù nhöõng bieän phaùp baûo veä cho daân chuùng. Cuoái cuøng oâng hoâ to khaåu hieäu ñoaøn keát vaø ñöôïc moïi ngöôøi noàng nhieät hoâ to ñaùp laïi ñoàng thôøi voã tay hoan ngheânh vang doäi.

Tieáp ñeán, anh sinh vieân Traàn vaên Lieâm, ñöôïc PÑÑBCG uûy nhieäm laøm Tröôûng Ban toå chöùc cöùu teá, leân choã micro trình baøy vieäc phaân coâng löc löôïng cöùu trôï thaønh caùc ban :

- Ban uûy laïo : duøng möôøi maáy chieác cam-nhoâng chia nhau ñi khaép Saøi Goøn-Chôï Lôùn ñeå xin quaàn aùo … cuûa caùc nhaø haûo taâm .

- Ban caát nhaø : do chính quyeàn chæ cho pheùp caát laïi khoaûng 900 nhaø trong soá 3.000 nhaø bò chaùy, neân ban naøy chæ caát taïm nhöõng caùi choøi cho naïn nhaân truù ñôõ möa naéng.

- Ban doïn deïp : laáp nhöõng choã truõng, doïn deïp gaïch ngoùi, caây chaùy… treân neàn nhaø cuõ.

- Ban cöùu thöông.

- Ban tieáp teá : lo nöôùc vaø baùnh cho löïc löôïng ñi cöùu trôï ñôõ loøng.

Ban toå chöùc cuõng ñöa ra maáy nguyeân taéc laøm vieäc : luoân luoân laøm vieäc ; vui veû laøm vieäc ; laøm cho nhieàu vaø toát.

Ñeán 9 giôø, löïc löôïng cöùu trôï phaân taùn ñi thöïc hieän nhöõng vieäc ñaõ ñöôïc phaân coâng.

Treân khu nhaø chaùy, giôø ñaây moät quang caûnh voâ cuøng linh hoaït ñang dieãn ra. Nhöõng coâ nöõ sinh tay yeáu chaân meàm vui veû hoát nhöõng ñoáng than vuïn, gaïch ngoùi beå … beân caïnh nhöõng anh coâng nhaân löïc löôõng ñang döïng laïi söôøn nhaø treân neàn chaùy cuõ. ÔÛ nhöõng neûo ñöôøng vaøo khu nhaø chaùy, nhieàu bieåu ngöõ ñöôïc treo leân : “ Chia sôùt noãi ñau thöông vôùi naïn nhôn ”; “ Ñoàng baøo neân cöùu giuùp naïn nhôn ”; “ Töông trôï vaø ñoaøn keát Hoa-Vieät ”;… Trong khoâng gian ñaày buïi môø vaø naéng gaét, haøng ngaøn thanh thieáu nieân, hoïc sinh sinh vieân nam nöõ vaãn haêng haùi laøm vieäc ñeå döïng leân nhöõng tuùp leàu, nhöõng maùi choøi taïm truù cho naïn nhaân. Ñoù cuõng laø ñeå gaày döïng laïi “ moät cô ñoà bò vuøi laáp döôùi ñoáng tro taøn cuûa ngoùt moät vaïn ñoàng baøo khoå sôû ”. Trong khi ñoù, anh em höôùng ñaïo sinh döïng traïi ñeå baêng boù, cho thuoác ngöôøi lôùn vaø con nít bò thöông hoaëc bò beänh; moät toáp thanh nieân khaùc duøng loa tay phoùng thanh ñi ñaøn haùt ñoù ñaây ñeå giuùp vui cho caùc baïn ñang dang naéng caát choøi, ñaáp neàn … Moãi moät giôø qua laø coù haøng traêm hoá truõng ñöôïc laáp, neàn nhaø ñöôïc ñaáp boài, maùi choøi ñöôïc döïng leân.

Ñeán tröa, toaøn theå taïm nghæ vieäc, aên tröa vaø döï cuoäc sinh hoaït goïn ñeå nghe baùo caùo keát quaû chung. Anh sinh vieân Traàn vaên Lieâm, Tröôûng Ban toå chöùc ñaõ ñoïc moät baøi dieãn vaên naåy löûa ñeå hoan hoâ tinh thaàn ñoaøn keát Vieät-Hoa vaø keâu goïi caùc naïn nhaân vuï hoûa hoaïn neân toå chöùc moät “ Hoäi naïn nhôn hoûa hoaïn ” ñeå cuøng vôùi ñaïi dieän caùc giôùi ñoøi hoûi söï boài thöôøng sau naøy. Sau cuøng anh hoâ to caùc khaåu hieäu :

- Caùc töøng lôùp daân chuùng muoân naêm !

- Tinh thaàn ñoaøn keát vaø tranh ñaáu muoân naêm !

- Vieät – Hoa thaân thieän muoân naêm !

Anh Nguyeãn Trung Haïnh , Tröôûng Ban cöùu thöông, cho bieát coù raát nhieàu beänh nhaân ñöôïc coi maïch vaø cho thuoác. Troïn buoåi saùng, coù vôï choàng baùc só Phaïm Kim Töông ( Chôï Lôùn ) tieáp söùc vôùi Ban cöùu thöông ñeå khaùm beänh vaø chích thuoác cho beänh nhaân. Ñaõ coù 54 beänh nhaân ñöôïc saên soùc kyõ vaø nhöõng ngöôøi naëng nhaát ñöôïc ñem sang naèm döôõng beänh taïi nhaø thöông nöôùc Heï ( töùc beänh vieän Suøng Chính, nay laø Trung Taâm Chaán Thöông Chænh Hình treân ñöôøng Traàn Höng Ñaïo ). Ñaëc bieät coù nhöõng ñöùa treû sô sinh 3, 4 thaùng bò beänh ñaõ maáy tuaàn leã roài maø khoâng thuoác men, vì ngheøo laïi bò naïn chaùy nhaø, ñang ôû trong tình traïng nguy kòch, ít hy voïng cöùu soáng.

Trong cuoäc sinh hoaït tröa naøy, Ban toå chöùc ñaõ ñoïc böùc thö cuûa moät thanh nieân daân chuû Phaùp gôûi tôùi, ñaïi yù hoan ngheânh tinh thaàn ñoaøn keát cuûa caùc giôùi vaø nhaán maïnh raèng : taát caû nhöõng ngöôøi bò naïn kia khoâng bao giôø queân ôn nhuõng ngöôøi ñaõ coù coâng gaày döïng laïi cho hoï moät cô ñoà.

Baø Leâ An, trong saùch Ngoøi phaùo 9-1 ( Nxb Treû naêm 2000 ), ñaõ thuaät laïi : “ Thaùng 3/1950, toâi cuøng vôùi caùc chò em Marie-Curie vaø haøng ngaøn hoïc sinh sinh vieân, coâng nhaân Saøi Goøn-Chôï Lôùn haêng haùi tham gia “ ngaøy cöùu teá ñoàng baøo bò hoûa hoaïn ” ôû Baøu Sen ( ñình Taân Kieån ). Hoâm ñoù coù baùc só Phaïm Kim Töông laø nhaø trí thöùc tieáng taêm cuûa thaønh phoá, baùc gaùi laø meï cuûa chò Nhö Söông, hoïc sinh Marie-Curie, nay ñaõ maát. Baùc gaùi cuøng chò em chuùng toâi tham gia quyeân goùp gaïo, aùo quaàn, phaùt thuoác, tieáp teá thöùc aên vaø nöôùc cho caùc anh coâng nhaân, sinh vieân hoïc sinh, caát laïi nhaø cho ñoàng baøo naïn nhaân.”

Troïn moät ngaøy laøm vieäc, ñoaøn hoïc sinh sinh vieân vaø coâng nhaân lao ñoäng ñi cöùu teá ñaõ laáp ñöôïc gaàn 200 caùi hoá, ñaáp ñöôïc 2.000 neàn nhaø vaø döïng leân ñöôïc 336 tuùp leàu.

2.2.4. YÙ nghóa cuûa cuoäc cöùu teá

Xin coù nhaän ñònh moät vaøi yù nghóa coù theå ruùt ra qua phong traøo cöùu teá ñoàng baøo bò hoûa hoaïn ôû khu Baøu Sen-ñình Taân Kieång ( Saøi Goøn ) trong thaùng 3/1950 :

- Laàn ñaàu tieân, cuoäc cöùu teá ñoàng baøo bò hoûa hoaïn ñöôïc toå chöùc moät caùch chu ñaùo, treân quy moâ lôùn, vôùi yù thöùc kyû luaät cao. Ñoù laø coù söï laõnh ñaïo cuûa Ñaûng ñoái vôùi ñoàng baøo caùc giôùi noùi chung vaø ñoái vôùi hoïc sinh sinh vieân noùi rieâng.

- Trong phong traøo chung cuûa nhaân daân thaønh phoá cöùu teá ñoàng baøo bò hoûa hoaïn, löïc löôïng hoïc sinh sinh vieân tuy môùi nhaäp hoïc trôû laïi taïi tröôøng sau ñôït ñaáu tranh baõi khoùa, nhöng cuõng taäp hôïp ñöôïc ñoâng ñaûo ñeå ñi cöùu teá vôùi tinh thaàn haêng haùi vaø ñoùng goùp coâng söùc to lôùn ñaùng keå. Ñieàu naøy noùi leân ñoäi nguõ caùn boä HSSV naém chaët löïc löôïng quaàn chuùng cuûa mình.

- Cuoäc cöùu teá khoâng chæ coù tính caùch cöùu trôï xaõ hoäi, maø coøn neâu cao tinh thaàn ñoaøn keát, toû roõ söï caêm phaãn cuûa caùc giôùi ñoái vôùi nhaø caàm quyeàn ñöông thôøi, coù yù thöùc ñaáu tranh chính trò saâu saéc.

OÂng Phaïm Xuaân AÅn, cuõng trong saùch Ngoøi phaùo 9-1, ñaõ vieát : “ Nhôø khí theá ngaøy 12-1-1950 – ngaøy ñaùm tang anh Ôn – maø ñeán ngaøy 12-3 – ngaøy cöùu trôï ñoàng baøo bò ñoát nhaø ôû Baøu Sen – tuïi toâi ñi quyeân tieàn ñoàng baøo raát deã. Ñi tôùi ñaâu, ngöôøi ta cho tôùi ñoù, coù ngöôøi oâm chuùng toâi khoùc, noùi : “ Caùc caäu gioûi quaù ! Gan quaù !”.

- Phong traøo cöùu teá naøy tieáp tuïc phaùt huy phong traøo ñaáu tranh cuûa hoïc sinh sinh vieân ngaøy 09-01-1950 vaø ñaùm tang hoïc sinh Traàn vaên Ôn ngaøy 12-01-1950, ñoàng thôøi laøm ñaø noái tieáp ñeán phong traøo choáng can thieäp Myõ ngaøy 19-3-1950.

2.3 HSSV tham gia cuoäc bieåu tình choáng can thieäp Myõ ngaøy 19-3-1950

Cuoäc khaùng chieán cuûa nhaân daân caû nöôùc ta sang ñeán ñaàu naêm 1950 ñaõ laøm cho giaëc xaâm löôïc Phaùp bò toån thaát naëng neà treân khaép chieán tröôøng. Maët khaùc, Caùch maïng Trung Quoác ñaõ giaûi phoùng hoaøn toaøn luïc ñòa Trung Hoa giaùp caû bieân giôùi Vieät Nam ( 01-10-1949 ). Tình hình ñoù baùo hieäu nguy cô thaát traän cuûa Phaùp ôû Ñoâng Döông khoâng xa. Ñeå cöùu nguy cho Phaùp vaø vôùi aâm möu can thieäp vaøo chieán tranh Ñoâng Döông, ngaøy 06-3-1950, moät phaùi ñoaøn Myõ do töôùng Griffin caàm ñaàu ñeán Saøi Goøn ñeå baøn vieäc vieän trôï cho thöïc daân Phaùp. Ngaøy 16-3-1950, ñeá quoác Myõ ñöa haïm ñoäi 7 vaøo vuøng bieån Trung Boä Vieät Nam ñeå dieäu voõ döông oai vaø ngaøy 18-3-1950 ñöa 2 chieán haïm laø Anderson vaø Stickwell caëp caûng Saøi Goøn.

Tröôùc khí theá ñaáu tranh nhöõng ngaøy 09 – 12-01-1950 vaø bieåu döông tinh thaàn ñoaøn keát cöùu teá ñoàng baøo trong vuï hoûa hoaïn ngaøy 04-3-1950 cuûa nhaân daân Saøi Goøn-Chôï Lôùn, Thaønh uûy chuû tröông tieáp tuïc ñaåy maïnh phong traøo ñaáu tranh phaûn ñoái can thieäp Myõ. Höôûng öùng chuû tröông naøy, caùc cô sôû caùch maïng trong caùc tröôøng nhanh choùng vaän ñoäng HSSV tham gia.

Trong ñeâm 18-3-1950, treân 20 phaùt ñaïn suùng coái cuûa quaân khaùng chieán naû vaøo höôùng hai chieán haïm Myõ hoã trôï cho cuoäc bieåu döông löïc löôïng cuûa nhaân daân Saøi Goøn-Chôï Lôùn vaøo saùng hoâm sau. Saùng 19-3-1950, haøng ngaøn HSSV vaø ñoàng baøo caùc giôùi luõ löôït keùo ñeán tröôøng Toân Thoï Töôøng ôû soá 9 ñaïi loä Gallieùni ( nay laø tröôøng THPT Ernest Thalmann treân ñöôøng Traàn Höng Ñaïo ) döï cuoäc mít-tinh nghe Luaät sö Nguyeãn Höõu Thoï, Tröôûng Phaùi ñoaøn Ñaïi bieåu Caùc giôùi, noùi chuyeän veà aâm möu can thieäp cuûa ñeá quoác Myõ. Khi chieác xe hôi chôû Luaät sö Nguyeãn Höõu Thoï mang bieån soá NBA-377 do moät nöõ trí thöùc Phaùp laø baø Hoaøng Quoác Taân ( teân thaät laø Jacqueline, vôï cuûa traïng sö Hoaøng Quoác Taân ) vöøa laùi ñeán tröôøng thì bò chaën laïi. Laäp töùc quaàn chuùng traøn ñeán xoâ daït boïn caûnh saùt ñeå cho xe chaïy thaúng vaøo saân tröôøng. Luaät sö leân thaúng laàu 1 cuûa tröôøng, vaåy tay chaøo ñoàng baøo vaø baét ñaàu noùi chuyeän. Nhöõng bieåu ngöõ “ Ñaû ñaûo can thieäp Myõ ”, “ Ñeá quoác Myõ khoâng ñöôïc can thieäp vaøo chieán tranh Ñoâng Döông ” ñöôïc caêng ra cuøng vôùi côø ñoû sao vaøng phaáp phôùi rôïp trôøi. Tieáng hoâ nhöõng khaåu hieäu choáng can thieäp Myõ choác choác vang leân. Cuoäc noùi chuyeän chöa kòp chaám döùt thì nhaø caàm quyeàn thöïc daân Phaùp ñaõ cho caûnh saùt ñeán duøng duøi cui, löïu ñaïn cay giaûi taùn . Ñoaøn mít-tinh nhanh choùng laäp haøng raøo baûo veä xe chôû Luaät sö Nguyeãn Höõu Thoï ra khoûi saân tröôøng vaø cuoäc mít-tinh chuyeån qua bieåu tình dieãu haønh töø tröôøng Toân Thoï Töôøng theo caùc truïc loä keùo ñeán chôï Beán Thaønh, höôùng veà beán Argon ( töùc beán Baïch Ñaèng ), nôi hai chieán haïm Myõ boû neo . Cuoäc mít-tinh töø vaøi ngaøn ngöôøi luùc ban ñaàu, ñeán khi dieãu haønh qua caùc ngaõ ñöôøng ñaõ taêng leân haøng chuïc vaïn ngöôøi. Moät ñaûng vieân coäng saûn Phaùp giöông cao côø ñoû sao vaøng ñi ñaàu ñöôïc ñoaøn ngöôøi coâng keânh. Nhaø caàm quyeàn cho löïc löôïng caûnh saùt Phaùp-Vieät ñeán ñaøn aùp. Baáy giôø coù ñoaøn xe löûa chaïy ñeán quaûng tröôøng Cuniac ( ngay buøng binh chôï Beán Thaønh ) döøng laïi. Thanh nieân HSSV vaø ngöôøi bieåu tình lieàn chieám laáy cuûi treân wagoon xe löûa ñeå laøm vaät ñaùnh traû laïi boïn caûnh saùt. Treân caùc con ñöôøng ñoaøn bieåu tình ñi qua, côø Phaùp, côø Myõ, côø ba que cuûa chính quyeàn buø nhìn bò xeù naùt, vöùt vöông vaûi döôùi ñöôøng ( theo “ Ñaùm cöôùi giöõa muøa thu ” cuûa Buøi Thò Nga ). Moät caùnh bieåu tình vöøa keùo ñeán tröôùc toøa ñoâ chính ( nay laø truï sôû UBND TPHCM ) ñeå queïo qua ñöôøng Charner

( nay laø Nguyeãn Hueä ) xuoáng beán taøu, thì teân trung taù Phaùp teân Perrieux laùi chieác xe Jeep xoâng vaøo ngaên caûn, giaät côø ñoû sao vaøng. Teân só quan Phaùp naøy lieàn bò ñoaøn bieåu tình ñaùnh troïng thöông vaø sau ñoù cheát trong beänh vieän; chieác xe Jeep bò laät ñoát.

Ñoaøn bieåu tình laøm chuû khu trung taâm buøng binh chôï Beán Thaønh vaø caùc truïc loä de Lasomme ( nay laø Haøm Nghi ), Bonard (nay laø Leâ Lôïi ), Charner ( nay laø Nguyeãn Hueä ) vaø beán taøu cho ñeán tröa. Phaùp chuaån bò ñöa quaân ñoäi ñeán ñaøn aùp bieåu tình. Ban laõnh ñaïo bieåu tình thaáy khoâng neân ñeå quaàn chuùng bò thieät haïi, cho ngöôøi phaát côø ñoû sao vaøng chuyeån doøng ngöôøi bieåu tình ra khoûi khu vöïc trung taâm ñeå giaûi taùn. Ñeâm 19-3-1950, hai chieán haïm Myõ laëng leõ ruùt khoûi Saøi Goøn mang theo noãi nhuïc ñaàu tieân cuûa teân ñeá quoác huøng maïnh nhaát theá giôùi khi ñeán Vieät Nam.

Theo baùo caùo cuûa chính quyeàn Saøi Goøn veà soá ngöôøi cheát vaø bò thöông trong cuoäc bieåu tình naøy: phía ngöôøi bieåu tình coù 3 ngöôøi cheát, 10 ngöôøi bò thöông; phía chính quyeàn coù 35 caûnh saùt coâng an vaø 2 quaân nhaân. Ty Caûnh saùt Mieàn Ñoâng cuõng baùo caùo baét 8 ngöôøi, trong ñoù coù 3 hoïc sinh. Luaät sö Nguyeãn Höõu Thoï cuõng bò baét trong ñôït ñaáu tranh naøy. Tuy nhieân, cuoäc ñaáu tranh anh duõng choáng Myõ ñaàu tieân cuûa ñoàng baøo vaø HSSV Saøi Goøn ñaõ giaønh thaéng lôïi vang doäi. Ngaøy 19-3 lòch söû trôû thaønh ngaøy “ Toaøn quoác choáng xaâm löôïc Myõ ” cuûa nhaân daân Vieät Nam.

2.4 Phong traøo ñaáu tranh cuûa hoïc sinh ngöôøi Hoa vaø Nhaø caàm quyeàn thöïc daân Phaùp saùt haïi nöõ sinh Traàn Boäi Cô.

Ngöôøi Hoa ôû Nam Boä noùi chung, ôû Saøi Goøn-Chôï Lôùn noùi rieâng, cuøng chòu chung hoaøn caûnh vôùi nhaân daân Vieät Nam trong cheá ñoä cai trò taøn baïo cuûa thöïc daân Phaùp, neân ít nhieàu ñaõ tham gia caùc phong traøo ñaáu tranh caùch maïng cuûa nhaân daân Vieät Nam, laøm cho chính quyeàn thöïc daân Phaùp phaûi quan taâm.

Anh hùng lực lượng Vũ Trang Trần Bội Cơ

clip_image111

Thaùng 11-1948, chính quyeàn thöïc daân Phaùp ra leänh ñoùng cöûa tröôøng hoïc sinh ngöôøi Hoa laø tröôøng Nam Kieàu ôû Chôï Lôùn vôùi lyù do coù hoaït ñoäng tuyeân truyeàn cho Vieät Minh. Giaùo sö hieäu tröôûng Vöông Quaùn Nhaát vaø moät soá giaùo vieân cuûa tröôøng, trong ñoù coù nhaø giaùo Hoàng Taû Quaân, laàn löôït bò truïc xuaát khoûi Vieät Nam. Traàn Boäi Cô, moät nöõ sinh cô sôû caùch maïng, vaø nhieàu hoïc sinh phaûi chuyeån sang hoïc taïi tröôøng Phöôùc Kieán ôû soá 266 ñöôøng Quai de Fuckien ( sau ñoåi teân laø ñöôøng Baønh Hoà, roài Khoång Töû, nay laø ñöôøng Haûi Thöôïng Laõn OÂng ).

Hieäu tröôûng tröôøng Phöôùc Kieán teân Löu Thuïy Sinh laø moät Hoa kieàu raát phaûn ñoäng. Tröôøng naøy coøn ñöôïc caøi vaøo teân Ñoã Lan, moät nhaân vieân Phoøng Nhì ( 2eø Bureau, cô quan tình baùo Phaùp ) vaø teân La Huy, moät teân ñaëc vuï Quoác Daân Ñaûng Trung Quoác cuûa Töôûng Giôùi Thaïch, ñeå caáu keát nhau theo doõi, keàm keïp phong traøo.

Nhöng löïc löôïng tieán boä trong giaùo vieân, hoïc sinh ngöôøi Hoa cuõng ñoâng, do Ñaûng uûy Hoa vaän laõnh ñaïo, ñöùng ñaàu laø Ngoâ Lieân. Töø naêm 1949, ngöôøi Hoa vaø hoïc sinh ngöôøi Hoa ôû Chôï Lôùn ñaõ höôûng öùng caùc cuoäc ñaáu tranh cuûa nhaân daân Saøi Goøn-Chôï Lôùn. Traàn Boäi Cô vaø caùc baïn cuûa mình vaän ñoäng hoïc sinh tröôøng Phöôùc Kieán cuøng tham gia vôùi hoïc sinh caùc tröôøng Hoa khaùc ñaáu tranh baõi khoùa ngaøy 23-11-1949, vöøa ñoøi traû töï do cho 5 hoïc sinh bò baét, vöøa laø kyû nieäm ngaøy Nam Kyø Khôûi Nghóa, tham gia cuoäc bieåu tình ngaøy 09-01-1950 vaø ñöa tang Traàn Vaên Ôn ngaøy 12-01-1950, tham gia cöùu teá ñoàng baøo bò hoûa hoaïn.

Teân hieäu tröôûng Löu Thuïy Sinh raát töùc giaän, ra leänh caám hoïc sinh toaøn tröôøng tham gia baát cöù toå chöùc hoaït ñoäng naøo cuûa hoïc sinh Vieät Nam. Haén goïi hoaït ñoäng ñoù laø “ troø kích ñoäng cuûa coäng saûn ”.

Baát chaáp moïi ngaên caám, ñe doïa, Boäi Cô vaø ñoàng baïn tieáp tuïc vaän ñoäng hoïc sinh tröôøng Phöôùc Kieán tham gia cuøng HSSV vaø nhaân daân Saøi Goøn-Chôï Lôùn xuoáng ñöôøng choáng can thieäp Myõ ngaøy 19-3-1950.

Ñoái phoù vôùi phong traøo hoïc sinh ngöôøi Hoa ngaøy caøng leân cao, ngaøy 05-5-1950, nhaø caàm quyeàn thöïc daân Phaùp ra leänh ñoùng cöûa caùc lôùp trung hoïc tröôøng Phöôùc Kieán vaø giaûi theå cheá ñoä noäi truù.

Ñöôïc söï laõnh ñaïo cuûa caùnh Hoa vaän, ngaøy 06-5-1950, Traàn Boäi Cô toå chöùc buoåi hoäi thaûo ngay trong saân tröôøng cho hoïc sinh lôùp mình ( töông ñöông lôùp 9 baây giôø ) vôùi treân 200 hoïc sinh caùc lôùp tham döï, phaûn ñoái quyeát ñònh ñoùng cöûa caùc lôùp trung hoïc vaø giaûi theå noäi truù, vaïch maët nhoùm chæ ñieåm cuûa chính quyeàn thöïc daân Phaùp trong nhaø tröôøng.

Boïn Ñoã Lan baùo caùo ngay cho caûnh saùt cuoäc Quaän 4 ( nay laø truï sôû Coâng an Quaän 5 ). Boïn caûnh saùt ñeán bao vaây, ñoùng kín caùc coång tröôøng, xoâng vaøo duøng duøi cui ñaùnh ñaäp daõ man taát caû hoïc sinh döï hoäi thaûo. Luùc ñoù, Traàn Boäi Cô ñöùng treân dieãn ñaøn keâu goïi hoïc sinh ñoaøn keát ñaáu tranh vaø phaûn ñoái ñaøn aùp hoïc sinh. Boïn caûnh saùt traøn leân quaät ngaõ, baét Traàn Boäi Cô ñaåy leân xe bít buøng cuøng vôùi haøng traêm hoïc sinh khaùc ñöa veà boùt. Chuùng tra taán hoïc sinh daõ man ngay taïi saân caûnh saùt cuoäc, baét phôi naéng, boû ñoùi. Suoát 6 ngaøy ñeâm ôû boùt Quaän 4, boïn chuùng ñaõ duøng moïi cöïc hình tra taán Boäi Cô, maø chuùng cho laø thuû lónh phong traøo hoïc sinh tröôøng Phöôùc Kieán, ñeå khai thaùc bí maät cuûa toå chöùc. Song tröôùc sau Boäi Cô vaãn im laëng. Töùc giaän tröôùc söï ngoan cöôøng cuûa Boäi Cô, chuùng ñaõ duøng tôùi thuû ñoaïn man rôï moå buïng, moùc ruoät, moi gan, roài phao tin Boäi Cô töï saùt, hoøng troán traùnh dö luaän quaàn chuùng. Traàn Boäi Cô hy sinh ngaøy 12-5-1950, ôû tuoåi 18.

Töø hoâm Boäi Cô vaø caùc baïn hoïc sinh bò ñaøn aùp ñöa veà caûnh saùt cuoäc, haèng ngaøy, oâng Traàn Thuûy Nam, cha cuûa Traàn Boäi Cô, ñeán xin thaêm nuoâi gaëp maët con ñeàu bò töø choái. Maõi ñeán ngaøy 12-5-1950, chuùng baûo ñaõ thaû Traàn Boäi Cô ôû Beänh vieän Chôï Raãy. OÂng Traàn Thuûy Nam vaøo beänh vieän, ñeán nhaø xaùc vaø ngaát xæu tröôùc thi haøi con bò tan naùt, vuøi daäp.

Toå chöùc Hoa vaän baøn vôùi oâng Traàn Thuûy Nam giöõ xaùc con ñeå ñaáu tranh. Nhöng tröôùc caùi cheát quaù thöông taâm cuûa con, oâng tha thieát xin toå chöùc thoâng caûm cho choân.

Boïn thöïc daân vaø tay sai sôï xaûy ra ñaùm tang lôùn nhö ñaùm tang Traàn Vaên Ôn, buoäc gia ñình oâng Traàn Thuûy Nam phaûi tuaân theo 5 ñieàu kieän môùi cho choân laø : phaûi choân trong 5 tieáng ñoàng hoà; khoâng ñöôïc ñoïc ñieáu vaên; khoâng ñöôïc laøm leã truy ñieäu; khoâng ñöôïc duøng xe tang vaø ngoaïi tröø thaân nhaân khoâng ñöôïc cho ngöôøi naøo ñi ñöa tang.

Quan taøi Traàn Boäi Cô ñaët treân chieác xe hai baùnh baèng goã ( loaïi xe cuùt kít ), phaûi duøng daây raøng vaøo hai caøng tröôùc ñeå keùo ñi. Theo sau, chæ coù oâng Traàn Thuûy Nam vaø moät vaøi thaân nhaân; moät tieåu ñoäi caûnh saùt trang bò suùng gaén löôõi leâ, duøi cui, baùm saùt xe tang canh giöõ khoâng cho nhaân daân tham gia ñöa tang. Soá hoïc sinh ngöôøi Hoa vaø baø con ngöôøi Hoa, ngöôøi Vieät ñöùng doïc hai beân ñöôøng chôø ñöa tang ngaøy caøng taêng daàn. Ñeán khi xe tang laên baùnh, soá ngöôøi chôø ñöa tang ñaõ leân ñeán caû ngaøn. Luùc naøy, coù moät soá ngöôøi xoâng leân ñaët voøng hoa töôi leân xe chôû quan taøi, laäp töùc bò boïn caûnh saùt ñaäp duøi cui tuùi buïi. Ñoàng baøo xung quanh lieàn hoâ la phaûn ñoái ñoàng thôøi duøng gaïch, ñaù, mieång chai lieän tôùi taáp vaøo boïn caûnh saùt. Chuùng daøn haøng ngang baén chæ thieân moät loaït. Ñoâng ñaûo thanh nieân thuû theá xoâng vaøo ñaùnh boïn chuùng. OÂng Thuûy Nam ñau xoùt ñeán baûo teân chæ huy : “ Caùc oâng ñeå toâi noùi vôùi baø con vaøi lôøi ”. Ñöôïc teân chæ huy caûnh saùt ñoàng yù, oâng ñöùng caïnh quan taøi, daây veà phía baø con noùi lôùn baèng tieáng Hoa:

- Xin baø con nhôù cho, ngöôøi quaân töû traû moái thuø möôøi naêm chöa muoän.

Roài oâng noùi tieáp baèng tieáng Vieät nhö ñeå dòch laïi :

- Gia ñình chuùng toâi xin caûm ôn baø con. Tôùi ñaây ñuû roài, xin baø con haõy ra veà.

Ñoaøn ngöôøi ngaäm nguøi thöông Traàn Boäi Cô, thöông gia ñình oâng Thuûy Nam, naán naù moät hoài môùi laàn löôït ra veà. Xe chôû quan taøi Traàn Boäi Cô ñeán xeá chieàu môùi ñeán nôi an taùng taïi nghóa trang Phuù Thoï Hoøa.

Sau khi lo xong moà maõ cho Traàn Boäi Cô, oâng Thuûy Nam ñeán vöïa luùa Chôï Lôùn laáy tieàn, môùi hay boïn giaëc ñaõ tòch thu soá luùa cuûa oâng vôùi lyù do oâng hoaït ñoäng kinh taøi cho Vieät Minh. OÂng ñau xoùt vaø caêm giaän boïn aùc gian, theà quyeát taâm theo caùch maïng ñeán cuøng ñeå traû thuø. OÂng veà ñeán queâ ôû Vónh Long lieàn bò chuùng baét giam. Nhöng nhôø ñoàng baøo Hoa-Vieät phaûn ñoái maïnh meõ, chuùng buoäc phaûi thaû oâng sau maáy hoâm baét giöõ ñieàu tra.

Nhieàu cuoäc mít-tinh phaûn ñoái haønh ñoäng ñaøn aùp daõ man ñoái vôùi hoïc sinh ngöôøi Hoa vaø Traàn Boäi Cô taïo neân laøn soùng phaãn noä cuûa ñoàng baøo Hoa-Vieät ôû Nam Boä ñoái vôùi thöïc daân Phaùp vaø tay sai.

Vaøo thaùng 6-1950, taïi vuøng töï do treân kinh 1 Chaéc Baêng ( Caø Mau ), Toång Hoäi Giaûi Lieân Nam Boä ( Toång Hoäi Lieân Hieäp Hoa Kieàu Giaûi Phoùng Nam Boä ) toå chöùc leã truy ñieäu Traàn Boäi Cô. Ñeán döï coù ñoâng ñaûo nhaân daân vuøng töï do, oâng Ngoâ Lieân vaø caùc baïn hoïc cuøng lôùp, cuøng tröôøng, cuøng bò baét ñaõ chöùng kieán giaây phuùt hy sinh anh duõng cuûa Traàn Boäi Cô. Baøi haùt “ Tieác thöông Traàn Boäi Cô ” caát leân khieán moïi ngöôøi khoâng caàm ñöôïc nöôùc maét : “… Boâng hoa thaùng naêm luoân ngaùt höông thôm, öôùp taám thaân tan naùt cuûa em… Mai ñaây doøng maùu cuûa em laøm xanh cuoäc ñôøi hoïc sinh … Nhôù maõi Traàn Boäi Cô… ” ( Nhaïc cuûa Phöông Minh, Lôøi Hoa cuûa Chaâu YÙ Maãn, Lôøi Vieät cuûa Löu Caàu, saùch Ngoøi phaùo 9-1,Nxb Treû, t 236-237 ).

Coù leõ Traàn Boäi Cô anh duõng hy sinh khi tuoåi coøn raát treû vaø keû thuø gieát haïi Boäi Cô quaù taøn baïo, daõ man, neân coù khaù nhieàu nhaïc phaåm vaø baøi thô ca ngôïi .

Baøi haùt “ Nhö vì sao saùng, moät trong naêm lieân khuùc veà Traàn Boäi Cô, nhaïc vaø lôøi cuûa Traàn Vaên Nhaïn coù nhöõng caâu : “… Traàn Boäi Cô, em nhö vì sao saùng ngôøi, daãn daét lôùp ngöôøi treû thô … Teân Traàn Boäi Cô saùng maõi trong loøng mieàn Nam. ”

Traàn Minh Ñaùng ñaõ ñeà cao tinh thaàn kieân cöôøng baát khuaát cuûa ngöôøi nöõ anh huøng tuoåi treû baèng baøi thô “ Traàn Boäi Cô, taám göông saùng ngôøi ” :

Soâi suïc khí theá ñaáu tranh chung

Traàn Boäi Cô nhö ngoïn löûa buøng

Baát khuaát tinh thaàn ñaàu soùng gioù

Kieân cöôøng khí tieát choán lao lung

Phong traøo ñaáu tranh loøng son saét

Caùch maïng tham gia daï hieáu trung

Naèm xuoáng giöõa muøa xuaân khaùt voïng

Xöùng danh muoân thuôû nöõ anh huøng.

Vaøo dòp kyû nieäm ba naêm ngaøy hy sinh cuûa Traàn Boäi Cô ( 12-5-1953 ), oâng Hoàng Taû Quaân ñaõ vieát laïi taám göông hy sinh baát khuaát cuûa coâ hoïc troø nhoû vaøo taäp hoài kyù cuûa mình vôùi töïa ñeà “ Moät cuoäc töôûng nieäm qua muoân truøng soâng nuùi ”. Boán möôi naêm sau, naêm 1992, oâng trôû laïi Vieät Nam vôùi tö caùch laø khaùch cuûa Vaên phoøng Trung öông Ñaûng Coäng Saûn Vieät Nam, khi ñi thaêm tröôøng Traàn Boäi Cô ( töùc tröôøng Phöôùc Kieán, ñeán thôøi Ngoâ Ñình Dieäm ñoåi teân laø tröôøng Phöôùc Ñöùc, sau ngaøy Giaûi phoùng Mieàn Nam 1975, tröôøng ñöôïc mang teân Traàn Boäi Cô ), oâng ñaõ vieát : “ Toâi voâ cuøng ñau ñôùn vì maát ñi moät hoïc sinh ngaây thô, chaát phaùc, nhöng ñoàng thôøi cuõng töï haøo khoâng gì baèng laø tröôøng cuõ ñaõ ñaøo taïo moät chieán só kieân trung, baát khuaát nhö Traàn Boäi Cô .” Khi ñeán saùt pho töôïng lieät só Traàn Boäi Cô, oâng kheû goïi :“ Boäi Cô, hoïc troø toát cuûa thaày, thaày ñaõ ñeán thaêm em.”

Vaøi neùt veà tuoåi treû Traàn Boäi Cô tröôùc luùc hy sinh

Traàn Boäi Cô sinh naêm 1932 taïi xaõ Töôøng Loäc, huyeän Tam Bình, tænh Vónh Long, trong moät gia ñình ngöôøi Hoa, cha laø Traàn Thuûy Nam, meï laø Laâm Kim Hoá, coù hai em gaùi laø Traàn Boäi Anh, Traàn Boäi Chaâu. OÂng Traàn Thuûy Nam queâ tænh Phöôùc Kieán, Trung Quoác, do khoâng chòu noåi cheá ñoä haø khaéc cuûa phong kieán Maõn Thanh, ñaõ cuøng vôùi moät soá ngöôøi trong toäc hoï ñoùng thuyeàn xuoâi phöông nam, troâi daït vaøo muõi Caø Mau, Vieät Nam. Taïi ñaây oâng soáng ngheà chaøi löôùi, nhöng thöôøng bò boïn cöôùp bieån hoaønh haønh, buoäc phaûi chuyeån veà Vónh Long buoân baùn taïp hoùa, luùa gaïo. Khi cuoäc khôûi nghóa Nam Kyø noå ra, oâng töï nguyeän ñoùng goùp taøi chính, thuoác men vaø giao chieác xe hôi cho caùch maïng söû duïng.

Naêm 1946, khi hoïc xong tieåu hoïc ôû Vónh Long, Boäi Cô ñöôïc gia ñình cho leân Chôï Lôùn hoïc tieáp taïi tröôøng trung hoïc tö thuïc Nam Kieàu ôû soá 107 ñöôøng Mareùchal Foch ( nay laø ñöôøng Lyù Thöôøng Kieät ). Tröôøng do moät soá tö saûn Hoa kieàu tieán boä goùp voán xaây döïng, ñeå cho moät nhoùm trí thöùc treû coù tö töôûng daân chuû, choáng ñeá quoác thöïc daân, ñöùng ñaàu laø thaày hieäu tröôûng Vöông Quaùn Nhaát, thueâ daïy hoïc. Tröôøng coù khoaûng 400 hoïc sinh ngoaïi truù vaø ñoä 100 hoïc sinh töø caùc tænh leân ôû noäi truù. Ñeán giôø hoïc lòch söû, thaày hieäu tröôûng taäp trung caùc lôùp vaøo hoäi tröôøng lôùn, giaûng veà chuû nghóa xaõ hoäi, phaân tích tình hình theá giôùi, trong nöôùc… Thö vieän cuûa tröôøng cuõng coù nhieàu loaïi saùch nghieân cöùu veà chuû nghóa Marx, Engels, Leùnine, Caùch maïng thaùng Möôøi Nga, Chieán tranh nhaân daân Trung Quoác, coù caû taùc phaåm “ AQ chính truyeän ” cuûa Loã Taán. Rieâng taäp “ Nhaät kyù trong tuø ” cuûa Chuû tòch Hoà Chí Minh in baèng chöõ Hoa ñöôïc nhieàu hoïc sinh thích ñoïc, phaûi ñaêng kyù maáy hoâm môùi möôïn ñöôïc.

Vaøo hoïc tröôøng Nam Kieàu ít laâu, Boäi Cô tham gia vaøo toå chöùc caùch maïng, baét tay vaøo vieäc phoå bieán caùc baøi haùt caùch maïng tieáng Hoa, tieáng Vieät. Trong nhöõng ngaøy ñaáu tranh, Boäi Cô cuøng taäp theå haùt vang baøi “ Thanh nieân Hoa ” höøng höïc khí theá :

ÔÛ tuø khoâng aên thua gì vôùi chuùng toâi

Thaû chuùng toâi ra laø chuùng toâi hoaït ñoäng trôû laïi

Chuùng toâi cöùng ñaàu laém, chuùng toâi ngoan cöôøng laém

Neáu coù hy sinh thì moät ngöôøi naèm xuoáng, traêm ngöôøi ñöùng leân.

Rieâng Traàn Boäi Cô thích haùt caû caùc baøi tieáng Vieät nhö Leân ñaøng, Thanh nieân haønh khuùc…Boäi Cô cuõng haêng haùi vieát nhieàu baøi baùo töôøng, trong ñoù coù baøi “ Chuùng ta hoïc chuû nghóa Maùc-Leâ nin ñeå laøm gì ? ”, kyù teân Nhò Nöông, vôùi noäi dung keâu goïi hoïc sinh ñoaøn keát haønh ñoäng, ñöùng döôùi côø Vieät Minh do chuû tòch Hoà Chí Minh laõnh ñaïo ñeå giaûi phoùng ñaát nöôùc.

Traàn Boäi Cô sôùm haáp thuï tö töôûng yeâu nöôùc töø ngöôøi cha raát möïc yeâu con. Coù moät laàn, nhaân ngöôøi baïn thaân cuûa oâng Traàn Thuûy Nam hy sinh vì hoaït ñoäng caùch maïng, oâng ñaõ baøy toû suy nghó cuûa mình vôùi caùc con : “ Toå tieân mình ngaøy xöa khoâng kham noåi cheá ñoä aùp böùc boùc loät cuûa phong kieán Maõn Thanh, phaûi rôøi boû queâ höông sang Vieät Nam sinh soáng. Nay chuùng ta laïi cuøng caûnh ngoä vôùi bao gia ñình ngöôøi Vieät phaûi chòu caûnh aùp böùc boùc loät cuûa thöïc daân Phaùp. Baùc Naêm baïn cuûa ba ñaõ hy sinh, nhöng ñoù laø taám göông cho moïi ngöôøi neáu mình muoán coù ñoäc laäp, töï do”.

Tuoåi thô ôû queâ, Boäi Cô ñaõ coù loøng thöông ngöôøi. Moät hoâm, cha Boäi Cô thaáy tay con xöôùc maùu, gaën hoûi. Boäi Cô thuù thaät : “ Con chaët nöùa cho ngöôøi ta laøm giaáy ñeå laáy tieàn, lôõ chaët vaøo tay.” Cha ngaïc nhieân hoûi tieáp : “ Con coøn nhoû caàn tieàn ñeå laøm gì ?” Boäi Cô ngaây thô nhìn cha : “ Con muoán coù tieàn ñeå ñöa cho dì Taùm mua xaø boâng giaët quaàn aùo. Toäi nghieäp dì aáy laém, giaët toaøn baèng nöôùc tro.” Coù laàn, cha Boäi Cô töø Vónh Long leân thaêm con ñang theo hoïc taïi tröôøng Nam Kieàu, thaáy con khoâng ñeo nhaãn, gaën hoûi. Boäi Cô xin cha tha loãi vaø thuù thaät ñaõ baùn nhaãn ñeå ñoùng hoïc phí cho ngöôøi baïn gaùi ngheøo Toân Ngheâ Bình khoûi phaûi dôû dang vieäc hoïc.

Traàn Boäi Cô coù khaû naêng öùng xöû linh hoaït khi giao tieáp, laø hoïc sinh gioûi cuûa tröôøng Nam Kieàu. Khi veà hoïc tröôøng Phöôùc Kieán, Boäi Cô ñöôïc tín nhieäm baàu laøm tröôûng lôùp. OÂng Hoàng Taû Quaân, thaày giaùo cuõ cuûa Boäi Cô ôû tröôøng Nam Kieàu, vaãn coøn nhöõng hoài öùc veà coâ hoïc troø cuõ cuûa mình : “ Cô yeâu, gheùt roõ raøng, caêm gheùt haønh vi xaâm löôïc cuûa thöïc daân Phaùp, yeâu töøng ngoïn coû, khoùm caây Vieät Nam. Thaät laø moät thieáu nöõ nöôùc Nam ñaùng yeâu bieát bao!”

Ghi nhôù coâng ôn cuûa ngöôøi nöõ lieät só ñaõ hy sinh vì ñoäc laäp, töï do, ngaøy 02-9-1950, Chính phuû nöôùc Vieät Nam Daân Chuû Coäng Hoøa truy taëng Traàn Boäi Cô huaân chöông khaùng chieán haïng hai. Sau Giaûi phoùng, trong naêm hoïc 1977-1978, UÛy ban Nhaân daân Thaønh phoá Hoà Chí Minh ra Quyeát ñònh soá 583/QÑ/UB ñoåi teân tröôøng Phöôùc Ñöùc ( töùc tröôøng Phöôùc Kieán ) thaønh tröôøng “ Trung hoïc cô sôû Traàn Boäi Cô ”. Moä lieät só Traàn Boäi Cô ñöôïc quy taäp veà Nghóa trang lieät só Thaønh phoá, naèm caïnh moä caùc lieät só Nguyeãn Vaên Troãi, Traàn Vaên Ôn, Quaùch Thò Trang…

Nhaân dòp chuaån bò kyû nieäm 50 naêm Ngaøy hoïc sinh sinh vieân 09-01, Chuû tòch nöôùc Traàn Ñöùc Löông kyù quyeát ñònh ngaøy 22-3-2000 truy taëng danh hieäu Anh huøng löïc löôïng vuõ trang nhaân daân cho Ñoã Ngoïc Thaïnh, Traàn Vaên Ôn vaø Traàn Boäi Cô.

2.5 Trung ñoäi vuõ trang Traàn Vaên Ôn

Naêm 1950, beân caïnh caùc cuoäc ñaáu tranh chính trò, cuõng coù boä phaän toå chöùc chieán ñaáu vuõ trang ngay trong noäi thaønh, laøm cho ñaàu naõo ñòch roái raám, hoang mang. Ñoù laø hoaït ñoäng cuûa Trung ñoäi Traàn Vaên Ôn.

Phaïm Huøng Phi, cöïu hoïc sinh tröôøng Peùtrus Kyù, queâ ôû Caàn Ñöôùc, coù cha tham gia caùch maïng. Gia ñình ngöôøi caäu thöù Naêm vaø anh trai ruoät bò cheát vì truùng phaùo coái cuûa giaëc Phaùp baén vaøo laøng. Ñaàu naêm 1946, anh theo cha meï leân Saøi Goøn ôû soá 45 ñöôøng Phöôùc Höng quaän 5 Chôï Lôùn. Töø cuoái naêm 1946, nhaø anh thöôøng xuyeân coù caùc anh lôùn tuoåi ñeán hoïp vaø ôû, coù khi moät ngaøy, naêm ba ngaøy nhö Phuøng Löôïng - Thaønh uûy vieân, Baûy Ñònh ( töùc Ñaøo Naêng An, phuï traùch baùo Choáng Xaâm Laêng ), Traàn Huyønh Long, Voõ Ngoïc Laân - Thaønh uûy vieân, Bí thö thaønh ñoaøn Saøi Goøn-Chôï Lôùn, Daân Thanh - Quaän ñoäi tröôûng Quaän ñoäi Quaän 2…Phaïm Huøng Phi baét ñaàu tham gia khaùng chieán choáng Phaùp.

Phaïm Huøng Phi, nguyeân laø Trung ñoäi tröôûng Trung ñoäi Traàn Vaên Ôn, nguyeân Phoù chuû nhieäm UÛy ban Khoa hoïc Kyõ thuaät TPHCM, ñaõ keå laïi trong saùch Ngoøi phaùo 9-1 ( Nxb Treû-2000, trang 144-155 ) nhö sau :

“……….

Ñaàu naêm 1947, toâi ñi hoïc trôû laïi ôû tröôøng Leâ Baù Cang, hoaït ñoäng ôû ñaây vôùi tö caùch caùn boä ñoaøn hoïc sinh Saøi Goøn-Chôï Lôùn………

Naêm 1948, toâi vaø moät soá baïn cuøng lôùp thi ñaäu vaøo tröôøng Peùtrus Kyù lôùp 3eø anneùe D. Nôi ñaây toâi baét lieân laïc vôùi anh Du vaø anh Traàn Vaên Ôn……….

Ñeán ngaøy 9-1-1950 ñôøi toâi coù nhieàu thay ñoåi lôùn……….

Ñöôïc tin anh Traàn Vaên Ôn bò baén cheát, chuùng toâi vaøo nhaø xaùc beänh vieän Chôï Raãy, thaáy anh Ôn naèm treân baøn, ñaõ cheát, ñaàu bò caïo troïc nham nhôû, ba vieân ñaïn baén töø phía sau ra phía tröôùc, coù moät vieân ñaåy troøng maét traùi gaàn loït ra ngoaøi vaø ai ñoù ñaõ ñaåy trôû vaøo. Toâi baøng hoaøng thaûng thoát : chieâm bao chaêng, môùi chia tay nhau vaøo buoåi saùng maø giôø ñaây anh chæ coøn laø moät caùi xaùc khoâng hoàn. Caêm thuø quaù! Phen naøy maùu phaûi traû baèng maùu, toâi coù yù nghó phaûi tham gia löïc löôïng voõ trang ôû noäi thaønh ñeå traû thuø cho anh Ôn vaø cho taát caû….

Veà nhaø toâi tìm gaëp anh Daân Thanh noùi roõ yù ñònh cuûa mình. Vaøi ngaøy sau, anh Daân Thanh ñöa cho toâi hai quaû löïu ñaïn töï taïo do coâng binh xöôûng Saøi Goøn-Chôï Lôùn ôû chieán khu saûn xuaát ñeå ñi neùm thöû. Toâi nghó ngay ñeán anh Phuøng Vaên Löu – ngöôøi baïn noái khoá cuûa toâi. Anh Löu gaät ñaàu khoâng do döï. Chuùng toâi cuøng nhau ñi neùm löïu ñaïn ôû raïp Lido, ñöôøng Thuûy Binh caïnh Ñaïi Theá Giôùi ( hieän nay laø ñöôøng Traàn Höng Ñaïo B ). Chieàu toái chuùng toâi aên maëc bình thöôøng, xuaát phaùt töø nhaø toâi. Luùc naøy nhieàu ngöôøi haøng xoùm ra ngoài hoùng maùt ôû tröôùc nhaø cuûa mình. Ñeå nguïy trang, löïu ñaïn ñöôïc daùn giaáy traéng bao phuû beân ngoaøi daét ôû daây nòt, aùo boû ngoaøi. Ñeán tröôùc cöûa raïp haùt, toâi neùm tröôùc, löïu ñaïn noå nghe aàm moät tieáng, anh Löu neùm quaû thöù hai. Hai ñöùa nhaân ngöôøi ñi ñöôøng chaïy troán, traø troän theo. Khi veà ñeán nhaø, toâi ñöa caùi choát an toaøn ra, anh Löu môùi giaät mình : “ YÙ, mình queân ruùt choát löïu ñaïn roài, heøn chi khoâng nghe tieáng noå thöù hai.”

Toâi ñöa choát löïu ñaïn cho anh Daân Thanh vaø xin hai traùi khaùc. Laàn naøy neùm ôû chôï An Bình. Caû hai ñeàu noå, hai caùi choát an toaøn ñöôïc ñöa laïi cho anh Daân Thanh. Ñöôïc anh aáy khen ngôïi vaø cho phaùt trieån löïc löôïng ra theâm. Ñoù laø coâ Phuøng Thò Truyeàn, em thöù taùm cuûa anh Baûy Löu, coâ Ngoïc Mai baïn thaân cuûa coâ Truyeàn. Caû hai laø hoïc sinh tröôøng Gia Long, ñeàu laø hoa khoâi cuûa hoïc sinh vuøng Chôï Lôùn. Anh Nguyeãn Kieâm Phuïng-giaùo vieân tröôøng Trung hoïc Phaùp-Hoa (Lyceùe Franco-Chinois ). Anh Phan Höõu Troø laø baø con baïn dì ruoät cuûa toâi, ngöôøi Caàn Ñöôùc leân Saøi Goøn laøm thôï moäc. Hai vôï choàng anh ôû taïm nhaø maù toâi ôû gaàn tröôøng muø ngaõ saùu Chôï Lôùn. Anh La Quoác Kyø- teân thöôøng goïi laø An, em chò Sôn baïn cuûa chò ruoät anh Baûy Löu. Vaø hai ngöôøi baïn khaùc cuûa toâi vaø anh Baûy Löu, moät ngöôøi toâi coøn nhôù laø Ñình nhaø ôû Baøn Côø vaø X. ( toâi queân teân ) nhaø ôû ñöôøng Caây Mai gaàn chôï Thaùi Bình.

Thaùng 02-1950, anh Daân Thanh cho thaønh laäp Tieåu ñoäi bieät ñoäng, chæ ñònh toâi laøm Tieåu ñoäi tröôûng, anh Baûy Löu laøm Tieåu ñoäi phoù.

Ngaøy 19-3-1950, cuoäc bieåu tình choáng Myõ noå ra taïi tröôøng Toân Thoï Töôøng (hieän nay laø tröôøng Thalmann ). Toâi vaø caùc baïn trai trong tieåu ñoäi cuøng moät soá ngöôøi khaùc töï nguyeän laøm nhieäm vuï ñi ñoaïn haäu cuoäc bieåu tình, chuùng toâi ñaõ duøng gaïch caïy treân væa heø, sau ñoù duøng cuûi treân toa xe traàn ñaäu giöõa ñöôøng töø ga Cuniac ñeán ga xe löûa Saøi Goøn ( nay laø Coâng vieân 23-9 ) choáng traû quyeát lieät vôùi caûnh saùt vaø bom hôi cay. Maõi khi ñoaøn bieåu tình ñaõ ñi xa veà phía beán taøu Saøi Goøn, sau khi chôï Beán Thaønh boác chaùy, chuùng toâi môùi ruùt lui veà phía ñöôøng Leâ Thaùnh Toân hieän nay. Ñeán xaõ Taây Saøi Goøn ( nay laø UÛy ban nhaân daân thaønh phoá ) chuùng toâi thaáy moät chieác xe jeep bò laät ñoå vaø boác chaùy, chuùng toâi ñi tieáp ra beán taøu Saøi Goøn.

Sau ngaøy 19-3-1950, Tieåu ñoäi vuõ trang hoïc sinh ñaõ phaùt trieån ñöôïc khoaûng ba möôi ngöôøi. Anh Troø, anh Ñình vaø anh X. ñaõ toå chöùc theâm ngöôøi vaø tröïc tieáp ñaùnh nhöõng traän töø ba ñeán naêm quaû löïu ñaïn. Anh Daân Thanh ñeán baùo tin möøng: caáp treân ñaõ cho laäp trung ñoäi mang teân anh Traàn Vaên Ôn, quyeát ñònh cöû toâi laøm Trung ñoäi tröôûng, anh Baûy Löu laøm Trung ñoäi phoù, ñieàu anh Phaïm Vaên Toát ( bí danh laø Muoân - ñaûng vieân Ñaûng coäng saûn ) veà laøm chính trò vieân cho trung ñoäi. Caùc anh Troø, Ñình vaø X. ñöôïc ñeà baït laøm tieåu ñoäi tröôûng. Tieåu ñoäi cuûa anh Troø goàm toaøn coâng nhaân, coøn hai anh Ñình vaø X. thì keát naïp hoïc sinh. Luùc naøy caùc traän ñaùnh nhoû töø naêm quaû löïu ñaïn trôû xuoáng do caùc tieåu ñoäi ñaûm nhieäm. Coøn trung ñoäi thì chuyeân ñaùnh caùc traän lôùn hôn. Töø thaùng tö ñeán heát thaùng baûy coù nhöõng traän ñaùnh cuûa trung ñoäi nhö sau :

2.5.1. Traän cöôùp suùng tieåu lieân MAS ôû ñöôøng Caây Mai-Jaccareùo ( nay laø ñöôøng Taûn Ñaø ) ngaøy 19-5 ñeå kyû nieäm sinh nhaät Baùc Hoà.

Töø thaùng tö toâi ñaõ ñi tìm vaø choïn muïc tieâu: gieát teân lính Phaùp thöôøng mang suùng tieåu lieân MAS ñi laïi treân væa heø ñöôøng Jaccareùo khoaûng töø ñöôøng Caây Mai ( hieän nay laø ñöôøng Nguyeãn Traõi ) ñeán ñöôøng Thuûy Binh. Toâi ñaõ töøng ñeán nôi naøy nhieàu laàn ñeå tìm hieåu ñòch tình vaø caùch sinh hoaït cuûa daân chuùng. Toâi döï ñònh seõ cho xe hôi chôø ôû ngaõ ba ñöôøng Caây Mai-Jaccareùo. Chuùng toâi seõ giaät suùng teân lính Phaùp roài chaïy ra xe hôi. Chieàu toái 19-5, toâi cuøng anh Baûy Löu vaø anh Toát aên maëc bình thöôøng ngoài xe Renault ñen ñi vaøo Chôï Lôùn theo ñöôøng Thuûy Binh. Ñeán ngang ñöôøng Jaccareùo khoâng thaáy teân lính Phaùp ñaâu, toâi cho xe chaïy thaúng luoân vaøo ñöôøng Toång Ñoác Phöông ( nay laø ñöôøng Chaâu Vaên Lieâm ), roài quaønh ra Saøi Goøn theo ñöôøng Caây Mai. Ñeán ngaõ ba ñöôøng Lyù Thöôøng Kieät tröôùc chuøa Chaø, toâi cho xe ngöøng laïi, daën laùi xe quaønh sang phía traùi, ñaäu beân phaûi con ñöôøng naøy, caëp saùt xaõ Taây Chôï Lôùn vaø ôû ñoù chôø. Toâi cuøng hai anh Baûy Löu vaø anh Toát ñi boä laïi ñöôøng Jaccareùo. Hai caây suùng luïc cuûa toâi vaø anh Toát ñeàu goùi trong hai tôø baùo vaø caàm ôû tay. Ñeán tröôùc cöûa ñoàn binh Phaùp toâi thaáy teân lính Phaùp thay vì ñi boä qua laïi treân ñöôøng Jaccareùo nhö thöôøng leä, maø coøn ñöùng ôû ñoù, tay ñeø leân caây MAS ñöôïc mang treân vai phaûi. Cuøng vôùi anh Baûy Löu vaø anh Toát saùnh ba ñi baêng qua ñöôøng veà phía teân lính gaùc, toâi duøng tieáng Phaùp hoûi maáy giôø. Teân lính Phaùp chöa kòp traû lôøi thì toâi ñaõ chóa suùng leân ñaàu baén moät phaùt. Suùng khoâng noå. Teân lính Phaùp hai tay caàm laáy tay toâi. Töôûng laø phen naøy “ ra ñi khoâng heïn ngaøy veà ”, toâi vuøng maïnh, khi suùng ngang buïng teân lính toâi boùp coø. Laàn naøy thì suùng noå. Teân lính Phaùp naèm teù saáp treân neàn ñöôøng, buïng ñeø leân khaåu suùng, mieäng keâu inh oûi. Toâi baén phaùt nöõa vaøo ñaàu noù, baûo anh Toát ñöa suùng luïc cho anh Baûy Löu coøn anh aáy thì gôõ caây MAS ra. Toâi thì lo baén chaën boïn lính trong ñoàn. Anh Toát laät teân lính Phaùp leân, thaùo caây suùng ra vaø loùng ngoùng leân ñaïn sao maø ñaïn trong gaép suùt ra, rôùt xuoáng ñaát ba boán vieân. Toâi vaø anh Baûy Löu baén vaøo ñoàn luùc naøy ñaõ coù tieáng suùng baén ra. Khi anh Toát löôïm heát caùc vieân ñaïn naïp gaáp vaøo suùng, toâi ra leänh ruùt lui. Hai anh chaïy tröôùc coøn toâi chaïy ñoaïn haäu beân phaûi saùt töôøng raøo xaõ Taây. Ñaïn cuûa boïn lính Phaùp baén ñuoåi theo toâi cöù xeøn xeït treân töôøng nhöng khoâng hieåu taïi sao khoâng truùng phaùt naøo. Ñeán ngaõ ba thì thaáy xe ñaõ chaïy chaäm chaäm chôø, toâi ñuoåi theo môû cöûa nhaûy voâ laáy quaû löïu ñaïn OF ñeå phoøng xe ñòch ñuoåi theo. Sau khi queïo qua ñöôøng Charles Thompson ( nay laø ñöôøng An Döông Vöông ), thaáy khoâng coù xe ñuoåi theo toâi cho xe queïo vaøo ñöôøng Lacaze ( nay laø ñöôøng Nguyeãn Tri Phöông ). Cho anh Toát vaø anh Baûy Löu xuoáng xe chaïy moät luùc nöõa toâi baøn giao taát caû vuõ khí cho anh laùi xe roài cuõng xuoáng xe luoân.

2.5.2. Traän ñaùnh boùt caûnh saùt Baøn Côø

Boùt naøy naèm giöõa khu Baøn Côø coù khoaûng hai möôi teân caûnh saùt do moät teân coø lai Phaùp chæ huy. Moät xeáp maät thaùm vaø moät soá nhaân vieân maëc thöôøng phuïc ra vaøo nôi ñaây. Caáp treân ra leänh ñaùnh boùt naøy ñeå daèn maët vì boïn noù phaù hoaïi phong traøo ôû khu vöïc naøy. Toâi ñi nghieân cöùu tình hình moät mình. Moät ngaøy tröôùc khi ñaùnh boùt, toâi môùi daãn anh Toát vaø anh Löu ñi xem. Toâi yeâu caàu anh Daân Thanh cho ñem quaàn aùo caûnh saùt vaø vuõ khí ñeán nhaø dì anh Baûy Löu gaàn chuøa Tam Toâng Mieáu. Hai coâ Truyeàn vaø Mai giaû laøm ngöôøi ñi chuøa mang ñeán hai gioû lôùn ñöïng hoa quaû trong aáy coù boán khaåu Webley coù bao suùng, saùu quaû löïu ñaïn, naêm boä quaàn aùo vaø naêm beâ-reâ ñen cuûa caûnh saùt. Baûy giôø toái hoâm ñoù, toâi cuøng anh Baûy Löu, anh Toát, anh Troø vaø anh Phuïng coù maët. Thay ñoåi quaàn aùo, ñeo suùng luïc beân tay phaûi, ñaàu ñoäi beâ-reâ. Toâi vaø anh Toát ñi quan saùt laàn choùt, boùt Baøn Côø vaãn y nhö ngaøy tröôùc : thaèng coø Phaùp lai ngoài trong phoøng, beân ngoaøi daõy gheá coù hôn möôøi caûnh saùt ngoài ñoù. Moät teân caûnh saùt ñöùng gaùc beân choøi nhoû tröôùc boùt. Quay veà, toâi ra leänh cho moïi ngöôøi xuaát phaùt. Keá hoaïch ñaùnh boùt nhö sau : Anh Phuïng ngoài gaùc ôû loái ñi vaøo khu nhaø caûnh saùt ôû tröôùc boùt, khi caàn thì neùm hai quaû löïu ñaïn; anh Troø uy hieáp teân lính gaùc; anh Baûy Löu vaø anh Toát neùm hai quaû löïu ñaïn vaøo boïn caûnh saùt ñang ngoài vaø uy hieáp chuùng; coøn toâi thì lao vaøo phoøng teân coø töôùc suùng noù, laáy taøi lieäu hoà sô treân baøn roài ruùt lui ra xe hôi ñaäu caïnh boùt. Luùc naêm ngöôøi chuùng toâi ñeán, anh Phuïng laïi ngoài ôû loái vaøo khu nhaø caûnh saùt, anh Troø noå suùng uy hieáp teân caûnh saùt ñöùng gaùc. ÔÛ daõy gheá doïc haønh lang boùt khoâng ai ngoài caû nhöng hai quaû löïu ñaïn vaãn ñöôïc neùm vaøo. Toâi voït vaøo phoøng teân coø thaáy vaéng tanh. Nghi coù keû phaûn boäi neân boïn caûnh saùt ñaõ duøng keá “ ñieäu hoå ly sôn ” toâi quay ra ngay vaø noå moät phaùt suùng ra leänh ruùt lui. Ñeán xe hôi ñaäu chæ coù boán ngöôøi, ñang daùo daùc tìm boãng nghe tieáng anh Phuïng keâu to : “ Phi ôi ! Löu ôi ! ”. Chuùng toâi quay trôû laïi boùt ñeán choã ra phía nhaø cuûa caûnh saùt thaáy ngöôøi ta ñang bu ñoâng. Moät ngöôøi maëc thöôøng phuïc ñang ñeø anh Phuïng ñeå moät caûnh saùt duøng vaùn loùt qua möông daàn ñaàu ñeå baét soáng. Moät quaû löïu ñaïn ñang xì khoùi roài boác löûa beân caïnh nhöng khoâng noå. Toâi voït tôùi baén vaøo ñaàu teân ngoài ñeø anh Phuïng, anh Phuïng voït chaïy. Teân caûnh saùt caàm vaùn daàn ñaàu anh Phuïng boû chaïy. Chöa kòp baén theo ñaõ thaáy teân coø Phaùp lai chaïy tôùi, toâi baén moät phaùt suùng vaøo buïng noù. Caùc anh Löu, Toát vaø Troø cuõng baén vaøo boïn caûnh saùt ñang chaïy troán. Maáy ngöôøi vôï caûnh saùt ôû gaàn ñoù ñöùng cöù nhö bò trôøi troàng. Chuùng toâi ruùt lui ra xe chôø moät luùc khoâng thaáy anh Phuïng ñaâu ñaønh phaûi cho xe chaïy. Doïc ñöôøng toâi cho anh Toát vaø anh Troø xuoáng vaø caét daây duø ñeo suùng coät quaû löïu ñaïn ñaõ ruùt ngoaøi nhöng chöa neùm cuûa anh laïi roài cuøng anh Baûy Löu ñi veà nhaø. Veà tôùi nôi thaáy anh Phuïng ñang naèm ñoù ñaàu ñoäi khaên maët nhuùng nöôùc noùng do coâ Taùm Truyeàn ñaép. Toâi hoûi coù sao khoâng, anh Phuïng ngöøng reân traû lôøi khoâng. Möøng quaù ! Theá laø thaéng lôïi roài. Saùng hoâm sau baùo chí Saøi Goøn ñaêng tin toái hoâm qua moät toáp Vieät Minh voõ trang baèng tieåu lieân ñaõ ñaùnh boùt Baøn Côø ! Toâi coù ñi ñaùm ma cuûa teân maëc thöôøng phuïc ñaõ cheát, hoûi ñoàng baøo ñuùng noù laø truøm maät thaùm cuûa nôi naøy.

2.5.3. Ñaùnh vuõ tröôøng cuûa lính Phaùp

Saøi goøn naêm 1950 laø nôi nghæ ngôi giaûi trí cuûa quaân ñoäi vieãn chinh Phaùp. Caùc

buoåi toái, ñaëc bieät laø toái thöù baûy vaø chuû nhaät, lính Phaùp vaø lính leâ döông thöôøng ñeán giaûi trí vuõ tröôøng vöøa môû cöûa daønh rieâng cho chuùng ôû ñöôøng Gallieùni giöõa ga Arras vaø ga Louvain ( ôû Saøi Goøn voâ naèm beân traùi - hieän nay laø Sôû Thöông nghieäp thaønh phoá). Toâi ñeå gaàn hai tuaàn leã ñeå tìm hieåu quy luaät taäp hôïp cuûa boïn lính, söï canh gaùc cuûa caûnh saùt ôû caùc ngaõ ñöôøng vaøo khu vöïc naøy, luùc naøo ít daân qua laïi maø boïn lính Phaùp vaø leâ döông ñoâng nhaát, caùc ngaõ ñöôøng ruùt lui sau khi ñaùnh cuûa saùu ngöôøi. Cuoái cuøng toâi choïn phöông aùn ñaùnh vaøo luùc 19 giôø. Trong traän taäp kích naøy, toâi choïn 12 quaû löïu ñaïn toát nhaát, toaøn ban chæ huy trung ñoäi vaø ba tieåu ñoäi tröôûng seõ tham gia. Moïi ngöôøi ñeàu phaûi coù maët ôû vò trí ñöôïc phaân coâng tröôùc möôøi laêm phuùt. Ñeán giôø heïn toâi ñi töø phía Saøi Goøn vaøo, ôû caùc goác caây ñaõ coù ñuû naêm ngöôøi. Toâi ñi ngaõ ga Arras vaøo nhaø anh La Quoác Kyø ôû gaàn ñoù laáy 12 quaû löïu ñaïn ( ñaõ ñöôïc ñöa ñeán luùc 12 giôø tröa ) boû trong moät hoäp giaøy môùi. Caùc quaû löïu ñaïn ñeàu ñaõ ñöôïc daùn giaáy traéng bao quanh. Toâi quay trôû ra ga Arras, ñöa cho anh Troø tröôùc, daën anh aáy ñôïi ñuùng moät phuùt sau haõy neùm. Xong laàn löôït gaëp anh Toát, anh Baûy Löu vaø hai ngöôøi coøn laïi. Toâi laø ngöôøi neùm hai quaû cuoái cuøng. Ñuùng baûy giôø anh Troø neùm tröôùc, hai quaû noå reàn. Tieáp theo taùm quaû nöõa noå. Trong khoùi bay muø mòt, lính Phaùp vaø lính leâ döông chaïy baït maïng, thaát thaàn. Hai quaû cuoái cuøng cuûa toâi neùm ra luùc côn hoãn loaïn ñang ôû giai ñoaïn toät böïc. Sau ñoù toâi ra buøng binh Saøi Goøn ngoài hai möôi phuùt chôø naêm ngöôøi baïn chieán ñaáu laàn löôït ñaïp xe qua. Ñuû caû ! Toâi möøng quaù veà nhaø nguû ngon.

Ñaàu thaùng taùm naêm 1950, sau khi tình côø bò loä chieác xe ñaõ saün saøng taán coâng soøng baïc Caàu OÂng Laõnh ( chi nhaùnh cuûa soøng baïc Ñaïi Theá Giôùi ), tìm anh Daân Thanh khoâng thaáy, toâi cuøng anh Toát tìm ñöôøng veà Thaønh ñoäi daân quaân Saøi Goøn-Chôï Lôùn. Luùc naøy ñaõ coù chuû tröông thoáng nhaát caùc löïc löôïng voõ trang noäi thaønh nhö Bieät ñoäng ñoäi, Caûm töû quaân vaøo Thaønh ñoäi daân quaân Saøi Goøn-Chôï Lôùn. Chuùng toâi……. ñeán cô quan Thaønh ñoäi ñoùng ôû huyeän Long Thaønh Baø Ròa……. Sau moät ngaøy ñi boä treân ñöôøng ñaù ñoû chuùng toâi ñeán nôi. Hoäi nghò daân quaân toaøn thaønh vöøa môùi hoïp xong, caùc ñaïi bieåu coøn laïi raát ñoâng. Caùc anh laõnh ñaïo hoäi nghò trong ñoù coù anh Leâ Taán Ích -Thaønh ñoäi phoù - tieáp chuùng toâi raát nieàm nôû. Anh cho bieát trung ñoäi Traàn Vaên Ôn vöøa ñöôïc baàu laø ñôn vò xuaát saéc nhaát toaøn thaønh. Caù nhaân toâi ñöôïc baàu laø caùn boä öu tuù nhaát vaø ñöôïc hoäi nghò taëng thöôûng huy chöông vaøng duõng caûm…….

Sau ñoù toâi ñöôïc lieân laïc daãn veà vaên phoøng Thaønh uûy ôû Vöôøn Cau. Toâi gaëp laïi anh Phuøng Löôïng ôû ñaây. Luùc naøy anh laø Thöôøng tröïc Thaønh uûy vaø laø chính trò vieân Thaønh ñoäi vaø anh Laâm- teân thaät laø Nguyeãn Hoaøng Luaân…….

Ñöôïc soáng ôû vuøng töï do toâi thaáy cuoäc ñôøi sao maø toát ñeïp…….. Thaám thoaùt ñaõ ñeán ngaøy phaûi trôû veà noäi thaønh. Ngaøy 08-9-1950, toâi ñöôïc keát naïp vaøo Ñaûng coäng saûn Ñoâng Döông do anh Phuøng Löôïng vaø anh Nguyeãn Hoaøng Luaân giôùi thieäu. Ít böõa sau toâi leân ñöôøng trôû veà noäi thaønh Saøi Goøn vôùi nhieäm vuï lôùn lao hôn : tham gia Ñaûng ñoaøn Hoïc sinh Saøi Goøn-Chôï Lôùn, phuï traùch hoïc sinh xung phong.”(4)

IV. PHONG TRAØO ÑAÁU TRANH CUÛA HSSV SAØI GOØN GIAI ÑOAÏN 1951-1954 VAØ CHÍNH SAÙCH KHUÛNG BOÁ CUÛA CHÍNH QUYEÀN THÖÏC DAÂN PHAÙP.

Trong naêm 1950, tröôùc caùc cuoäc ñaáu tranh maïnh meõ cuûa nhaân daân vaø HSSV Saøi Goøn-Chôï Lôùn, nhaø caàm quyeàn thöïc daân Phaùp ñaõ ñoái xöû baèng nhöõng cuoäc ñaøn aùp, khuûng boá. Töø ñaøn aùp ñaãm maùu cuoäc bieåu tình cuûa HSSV ngaøy 09-01-1950 gaây ra caùi cheát cuûa troø Traàn Vaên Ôn, roài ñaøn aùp phong traøo cöùu teá ñoàng baøo bò hoûa hoaïn, ñaøn aùp cuoäc bieåu tình choáng can thieäp Myõ cuûa nhaân daân Saøi Goøn-Chôï Lôùn ngaøy 19-3-1950, ñeán khuûng boá phong traøo hoïc sinh ngöôøi Hoa, saùt haïi taøn baïo, daõ man nöõ sinh Traàn Boäi Cô, boïn thöïc daân Phaùp vaø tay sai theå hieän söï ñieân cuoàng tröôùc nhöõng thaát baïi treân caùc chieán tröôøng vaø tröôùc nhöõng choáng ñoái cuûa nhaân daân ñoâ thò. Qua giai ñoaïn 1951-1954, chuùng caøng ra söùc ñaøn aùp, khuûng boá nhaân daân ñoâ thò nhaèm baûo veä nôi ñaàu naõo cuûa chuùng. Nhöõng caùn boä HSSV ñaõ bò loä dieän ñöôïc laõnh ñaïo ñieàu ñoäng ra vuøng khaùng chieán. Phong traøo ñaáu tranh cuûa HSSV Saøi Goøn trong giai ñoaïn naøy gaëp nhieàu khoù khaên.

1. Hoaït ñoäng cuûa HSSV trong naêm 1951. Söï ñaøn aùp cuûa chính quyeàn thöïc daân Phaùp vaø tay sai.

1.1 HSSV kyû nieäm 1 naêm ngaøy maát cuûa Traàn Vaên Ôn vaø bò ñaøn aùp

Nhaân moät naêm ngaøy maát cuûa Traàn Vaên Ôn ( 09-01-1950 – 09-01-1951 ), hoïc sinh caùc tröôøng ôû Saøi Goøn toå chöùc caùc hình thöùc kyû nieäm nhö mang hoa, traøng hoa ñeán ñaët treân moä Traàn Vaên Ôn, mang vaûi tang treân ngöïc aùo, …

Teân Mai Höõu Xuaân, Giaùm ñoác Caûnh saùt vaø Coâng an Quoác gia Nam Vieät ( cuõng laø teân aùc oân khaùt maùu kheùt tieáng döôùi thôøi Ngoâ Ñình Dieäm sau naøy vôùi chính saùch dieät Coäng, baét nhöõng ngöôøi tuø coäng saûn ly khai Ñaûng ) ñaõ toå chöùc ñaøn aùp hoïc sinh tham gia kyû nieäm ngaøy maát cuûa anh Ôn. Teân naøy ñaõ coù coâng vaên baùo caùo vôùi Toång Giaùm ñoác Caûnh saùt vaø Coâng an Quoác gia Vieät Nam, vôùi Thuû hieán Nam Vieät ôû Saøi Goøn laø ñaõ baét giöõ 42 hoïc sinh cuûa moät soá tröôøng hoïc khaùc nhau trong khu Saøi Goøn-Chôï Lôùn, vì ñaõ tham gia bieåu tình, kyû nieäm moät naêm ngaøy maát cuûa Traàn Vaên Ôn, ngaøy 09 thaùng gieâng naêm 1951. Taát caû 42 hoïc sinh bò baét thuoäc 12 tröôøng goàm : Huyønh Khöông Ninh 6; Vieät Nam Hoïc Ñöôøng 4; Nam Vieät 1; Peùtrus Kyù 15; Chasseloup Laubat 1; Gia Long 5; Leâ Baù Cang 5; tröôøng doøng Gia Ñònh 1; Nguyeãn Vaên Khueâ 1; Phan Thanh Giaûn 1; Nguyeãn Trung Chaùnh 1; tröôøng Hoa Ninh Giang 1. Trong soá naøy coù 12 hoïc sinh “bò baét tröôùc ga-ra Olympic, nôi ñaõ dieãn ra cuoäc bieåu tình ngaøy 09-01-1951”.( Theo tö lieäu taïi Trung taâm Löu tröõ Quoác gia II-TTLTQG II )

1.2 Bieåu tình kyû nieäm ngaøy leã Lao ñoäng Quoác teá 01-5-1951. Toå chöùc caùch maïng cuûa Thaønh Ñoaøn Hoïc Sinh Cöùu Quoác Saøi Goøn-Chôï Lôùn vaø caùc tröôøng bò ñaùnh phaù.

Luùc naøy, thaønh phoá Saøi Goøn-Chôï Lôùn ñaõ coù toå chöùc Hoäi Hoïc Sinh Vieät Nam maø thöïc chaát laø Ñoaøn Hoïc Sinh Cöùu Quoác Thaønh phoá. Töø thaùng 8-1950, caùc löïc löôïng voõ trang noäi thaønh nhö Trung ñoäi Traàn Vaên Ôn, Bieät ñoäng ñoäi, Caûm töû quaân thoáng nhaát vaøo Thaønh ñoäi Daân quaân Saøi Goøn-Chôï Lôùn. Sau thôøi gian ngaén ra chieán khu, Phaïm Huøng Phi ñöôïc phaân coâng trôû vaøo noäi thaønh tham gia Ñaûng ñoaøn Hoïc sinh Saøi Goøn-Chôï Lôùn vaø phuï traùch hoïc sinh xung phong.

Sau ñaùnh phaù phong traøo hoïc sinh trong ñôït kyû nieäm moät naêm ngaøy maát cuûa Traàn Vaên Ôn 09-01-1951, töø thaùng 3-1951, Nha Caûnh saùt Coâng an Nam Vieät do Mai Höõu Xuaân laøm Giaùm ñoác tieáp tuïc toå chöùc maät baùo theo doõi vaø ñaùnh phaù phong traøo nhaèm ngaên chaën ñôït kyû nieäm ngaøy leã Lao ñoäng Quoác teá 01-5-1951.

Theo baùo caùo ngaøy 13-6-1951 cuûa Mai Höõu Xuaân göûi Toång Giaùm ñoác Caûnh saùt vaø Coâng an Quoác gia Vieät Nam vaø Thuû hieán Nam Vieät cuûa chính phuû buø nhìn Saøi Goøn, Ty Caûnh saùt Ñaëc bieät Mieàn Ñoâng ngaøy 05-4-1951 baét ñöôïc Phaïm Huøng Phi thuoäc “Thaønh Ñoaøn UÛy” khu Saøi Goøn-Chôï Lôùn ( TÑU S/ C ), laø uûy vieân toå chöùc cuûa “Hoäi Hoïc sinh Xung phong” ( Eleøves d’Assaut ). Sau ñoù, chuùng baét theâm Phuøng Vaên Löu töï Baûy, hoïc sinh lôùp ñeä töù ( nay lôùp 9 ) tröôøng Leâ Baù Cang, thö kyù cuûa TÑU S/ C; Ñoã Nghieân, thöông gia ( coù nhaø laøm vaên phoøng TÑU S/ C; Cao Kyø Taâm töï Tö laøm lieân laïc “Hieäu Ñoaøn UÛy” ( HÑU ) tröôøng Vieät Nam Hoïc Ñöôøng. Tuy nhieân, sau vuï baét bôù naøy, nhö Mai Höõu Xuaân töï nhaän : “chuùng toâi cuõng khoâng ngaên ñöôïc TÑU S/ C toå chöùc cuoäc bieåu tình vaøo ngaøy Leã Lao Ñoäng 01-5 ñaõ ñöôïc chuaån bò töø tröôùc theo nhö baùo caùo… cuûa chuùng toâi ñaõ göûi cho Quyù Ngaøi vaøo ngaøy 28-4-51”.

Cuõng theo baùo caùo treân, nhaèm laøm thaát baïi cuoäc bieåu tình noùi treân, ngaøy 27-4-1951 chuùng baét Huyønh Höõu Myõ, hoïc sinh lôùp ñeä tam D Trung hoïc Peùtrus Kyù, thaønh vieân “Ban Chaáp Haønh” ( BCH ) lôùp thuoäc “HÑU” cuûa tröôøng ( ñaõ bò baét laàn tröôùc vaøo ngaøy kyû nieäm 09-01-1951 ) vaø baét Nguyeãn Höõu Phöôùc cuõng hoïc sinh lôùp ñeä tam Peùtrus Kyù. Chuùng ñaõ baét theâm vaøo nhöõng ngaøy sau 16 hoïc sinh ôû caùc tröôøng ( Peùtrus Kyù 2; VNHÑ 1; Chasseloup Laubat 11; Leâ Baù Cang 1; Nguyeãn Vaên Khueâ 1 ) maø chuùng cho laø thaønh vieân cuûa “Ñoaøn Hoïc Sinh Vieät Nam” ( ÑHSVN ), cuûa “HÑU” caùc tröôøng, “BCH” caùc lôùp, cuûa nhaø in bí maät Traàn Vaên Ôn, cuûa “Ban Quaân söï” cuûa ÑHSVN”.

Baùo caùo naøy cho bieát “ÑHSVN laø thaønh vieân cuûa “Hoäi Lieân Vieät”, taïi S/ C, ñaïi dieän cho “ÑHSVN” laø moät uûy ban teân goïi “TÑU”, coù moät boä phaän tuyeân truyeàn laø tôø baùo bí maät “Chieán Thaéng” ñöôïc nhaø in bí maät “Traàn Vaên Ôn” in töø 300 ñeán 500 baûn. “TÑU” phuï traùch nhieàu “HÑU” vaø caùc tröôøng sau ñaây ñaõ thaønh laäp “HÑU”:

- HÑU Huyønh Thuùc Khaùng tröôøng Chasseloup Laubat

- HÑU Nguyeãn Thò Giang tröôøng Gia Long

- HÑU Phan Minh Loäc tröôøng Peùtrus Kyù

- HÑU tröôøng Marie Curie

- HÑU tröôøng Nguyeãn Vaên Khueâ

- HÑU tröôøng Ngoâ Quang Vinh

- HÑU tröôøng Leâ Baù Cang

- HÑU tröôøng Huyønh Khöông Ninh

- HÑU tröôøng Vieät Nam Hoïc Ñöôøng

( vieát theo tö lieäu taïi TTLTQG II, nhöõng töø trong “” laø töø cuûa Mai Höõu Xuaân trong baùo caùo )

1.3.Anh Ba Hoïc sinh Ñoã Ngoïc Thaïnh hy sinh

Theo saùch Ngoøi phaùo 9-1” ghi :

Ngaøy 29-11-1951, do moät teân phaûn boäi nhaän daïng chæ cho maät thaùm Phaùp, anh Ba Hoïc sinh Ñoã Ngoïc Thaïnh, ngöôøi laõnh ñaïo phong traøo HSSV Saøi Goøn-Chôï Lôùn bò ñòch baét taïi chôï Thaùi Bình tröôùc truï sôû Hoäi Duïc Anh ( ôû goùc ñöôøng Nguyeãn Traõi-Coáng Quyønh baây giôø ). Anh bò ñòch tra taán daõ man nhöng khoâng heà khai baùo ñieàu gì. Ñòch ñaäp vôû ñaàu anh vaø vöùt xaùc anh xuoáng caàu Kinh-Thanh Ña. Caùi cheát cuûa anh ñöôïc oâng Traàn Vaên Trí, chöôûng lyù toøa thöôïng thaåm Saøi Goøn baùo rieâng cho cha cuûa anh laø oâng Ñoã Nhö Khöông bieát vôùi caû nhöõng chi tieát anh duõng kieân cöôøng trong tay giaëc.

Ngöôøi Ñaûng vieân treû Ñoã Ngoïc Thaïnh ñaõ hy sinh troïn veïn cuoäc ñôøi mình cho tình yeâu Toå quoác, cho lyù töôûng caùch maïng ôû tuoåi 21, ñeå laïi moät taám göông kieân cöôøng, baát khuaát soáng maõi trong loøng anh em ñoàng chí, ñoàng baøo nhö moät bieåu töôïng anh huøng cuûa tuoåi treû thaønh phoá trong nhöõng naêm ñaàu khaùng chieán choáng Phaùp.

Sau ngaøy giaûi phoùng, theo Quyeát ñònh soá 13/QÑ ngaøy 14-8-1975 cuûa Chính phuû CMLT CHMNVN, moät con ñöôøng ôû Phöôøng 14, Phöôøng 15 Quaän 5 vaø Phöôøng 4, Phöôøng 6 Quaän 11 ñaõ mang teân anh, ñöôøng Ñoã Ngoïc Thaïnh.

Nhö vaäy, trong naêm 1951, phong traøo yeâu nöôùc, caùch maïng cuûa HSSV Saøi Goøn ñaõ bò chính quyeàn thöïc daân Phaùp vaø tay sai ñaøn aùp, khuûng boá; nhieàu caùn boä vaø quaàn chuùng caùch maïng trong hoïc sinh bò baét, bò tuø ñaøy vaø hy sinh. Trong LSSGCLGÑKC ( 1954-1975 ) ñaõ nhaän ñònh : Nhìn chung, töø thaùng 8 naêm 1950 ñeán cuoái naêm 1951 laø giai ñoaïn Saøi Goøn-Chôï Lôùn-Gia Ñònh bò ñòch khuûng boá, ñaùnh phaù aùc lieät. Phong traøo caùch maïng bò toån thaát naëng neà. Caùc caáp uûy Ñaûng vaø chính quyeàn khaùng chieán ñaõ noå löïc ñieàu chænh toå chöùc chieán tröôøng, löïc löôïng, cuõng nhö phöông thöùc, bieän phaùp tieán haønh ñaáu tranh nhaèm ñoái phoù vôùi aâm möu vaø haønh ñoäng cuûa ñòch, ñaáu tranh giaèng co quyeát lieät vôùi chuùng, töøng böôùc khoâi phuïc vaø gìn giöõ phong traøo khaùng chieán ( Sñd, t 255 ).

2. Phong traøo HSSV chuyeån höôùng hoaït ñoäng.

Tröôùc khuûng boá cuûa nhaø caàm quyeàn thöïc daân Phaùp, phong traøo HSSV Saøi Goøn-Chôï Lôùn ñi vaøo theá taïm laéng. Baáy giôø, moät soá caùn boä töø caên cöù hoaëc ôû caùc tænh ñöôïc taïo ñieàu kieän chuyeån vaøo Saøi Goøn-Chôï Lôùn gaày döïng laïi löïc löôïng. Phong traøo ñöôïc chuyeån höôùng hoaït ñoäng ñeå taäp hôïp hoïc sinh, sinh vieân vaø chuaån bò cho nhöõng cuoäc ñaáu tranh môùi. Ñaàu naêm 1953, Huyønh Taán Phaùt, Bí thö caùn söï B noäi thaønh tröïc tieáp phuï traùch vaän ñoäng caùc töøng lôùp trí thöùc, HSSV vaø coâng chöùc Saøi Goøn ( Theo Lòch söû Saøi Goøn-Gia Ñònh khaùng chieán 1945-1975, trang 271 : Ñaëc khu uûy Saøi Goøn-Chôï Lôùn do Nguyeãn Vaên Kænh laøm bí thö, thaønh laäp hai Ban caùn söï noäi thaønh. Ban caùn söï A do Huyønh Vaên Taân laøm Bí thö phuï traùch phong traøo coâng nhaân lao ñoäng. Ban caùn söï B do Huyønh Taán Phaùt laøm Bí thö. ).

ÔÛ caùc tröôøng baây giôø hình thaønh nhieàu toå chöùc coâng khai hôïp phaùp vôùi nhöõng hình thöùc nhö nhoùm vaên ngheä, chôi aâm nhaïc, nhoùm ñaù banh, nhoùm hoïc taäp theå…vaø tham gia caùc hoaït ñoäng xaõ hoäi. Caùc tröôøng coâng laäp, tö thuïc baây giôø xaây döïng hình thöùc sinh hoaït daân chuû nhö baàu tröôûng baøn, tröôûng lôùp vaø ñaïi dieän tröôøng, roài lieân heä giöõa caùc tröôøng vôùi nhau…Qua caùc hoaït ñoäng naøy, moät soá giaùo vieân laø caùn boä khaùng chieán, caùch maïng, coøn giöõ ñöôïc theá hôïp phaùp, daàn daàn xaây döïng moät lôùp hoïc sinh yeâu nöôùc theá heä môùi, tieáp noái haønh ñoäng caùch maïng.

Töø naêm 1951, ñeå daäp caùc vuï ñaáu tranh, giaûi taùn caùc khu lao ñoäng, ñòch ñaõ ñuoåi nhaø, ñoát nhaø baø con ôû caùc khu Baøu Sen, Khaùnh Hoäi, Nguyeãn Tri Phöông, Baøn Côø, Coáng Quyønh,… gaây caêm phaãn trong ñoàng baøo. Phong traøo choáng aâm möu treân nhanh choùng hình thaønh. Baø con caùc khu xoùm lao ñoäng töï toå chöùc caùc cuoäc phoøng hoûa, cöùu hoûa. Caùc UÛy ban Cöùu teá hoûa hoaïn ñöôïc thaønh laäp do phuï nöõ laøm noøng coát ñöôïc ñoàng baøo vaø HSSV uûng hoä, ñoùng goùp tieàn baïc, löông thöïc, thöïc phaåm, vaät lieäu xaây döïng vaø caû nhaân löïc ñeå giuùp ñôõ baø con khaéc phuïc haäu quaû.

Ñôøi soáng nhaân daân Saøi Goøn-Chôï Lôùn ñaõ heát söùc khoù khaên, chính quyeàn thöïc daân Phaùp laïi phaù giaù ñoàng baïc Ñoâng Döông, neân roä leân söï choáng ñoái cuûa caùc giôùi. Coâng nhaân caùc haõng xöôûng ñình coâng ñoøi taêng löông. HSSV laïi tham gia caùc cuoäc quyeân goùp tieàn baïc uûng hoä caùc cuoäc ñaáu tranh ñình coâng, baõi vieäc cuûa coâng nhaân caùc haõng xöôûng nhö haõng ASAM, ...

3. Chính quyeàn tay sai thöïc daân Phaùp ñaøn aùp phong traøo HSSV choáng lònh ñoäng vieân baét lính vaø baét nhaø giaùo Nguyeãn Coâng Toäc.

Ngaøy 07-5-1954, chieán dòch Ñieän Bieân Phuû toaøn thaéng. Ñoàng baøo vaø HSSV ôû Saøi Goøn-Chôï Lôùn cuõng nhö caû nöôùc raát nöùc loøng phaán khôûi. Roài ñeâm 31-5 raïng 01-6-1954, kho bom Phuù Thoï Hoøa bò ta taán coâng, ñaõ noå tung, laøm rung chuyeån caû thaønh phoá.

Töø ñaàu naêm 1953, do thaát baïi naëng treân caùc chieán tröôøng Trung Boä, Baéc Boä, giaëc Phaùp phaûi ñöa löïc löôïng ôû Nam Boä ra chi vieän vaø chính quyeàn tay sai raùo rieát hoaït ñoäng baét lính ôû noäi thaønh vaø caùc nôi ñoâng daân. Ñieàu naøy ñoäng ñeán quyeàn lôïi hoïc taäp cuûa HSSV. ÔÛ Myõ Tho, caùc tröôøng bieåu tình choáng lònh goïi nhaäp nguõ. Nhaø caàm quyeàn ñaõ cho ñoùng cöûa caùc tröôøng Myõ Tho töø ngaøy 05-6-1954. ÔÛ Saøi Goøn, laõnh ñaïo caùc tröôøng chuaån bò moät cuoäc ñaáu tranh choáng ñoäng vieân baét lính.

Naém ñöôïc chuaån bò haønh ñoäng cuûa hoïc sinh, Ty Caûnh Saùt Ñaëc Bieät Mieàn Ñoâng ñaõ baét 15 hoïc sinh tröôøng tö thuïc Kieán Thieát, cho raèng “toan bieåu tình choáng ñoäng vieân ngaøy 9-6-54” vaø sau ñoù, ngaøy 19-6-54 baùo caùo traû töï do 13 hoïc sinh ( coøn Nguyeãn Vaên Tuaân, 17 tuoåi, hoïc sinh lôùp ñeä luïc vaø nöõ sinh Phan Thò Haûi, 19 tuoåi, khoâng coù teân trong danh saùch thaû ).

Ngaøy 15-6-1954, Ty naøy baét Buøi Minh Tröïc, 20 tuoåi, hoïc sinh lôùp ñeä nhò tröôøng Peùtrus Kyù, xeùt nhaø thu ñöôïc: kieán nghò cuûa toaøn theå hoïc sinh tröôøng Peùtrus Kyù; keá hoaïch haønh ñoäng 6 thaùng vaø moät soá taøi lieäu khaùc.

Ngaøy 16-6-1954, chuùng theo doõi vaø baét ñöôïc Nguyeãn Coâng Toäc treân ñöôøng Ñaïi töôùng De Gaulle vaø thu ñöôïc moät soá taøi lieäu. Chuùng cho raèng “ Nguyeãn Coâng Toäc coù chön trong Lieân Vieät Ñaëc Khu Saøi Goøn-Chôï Lôùn vôùi tö caùch bí thô Ban Tuyeân Truyeàn, ôû khu Vieät Minh veà thaønh ñoä moät naêm nay”.

Veà nhaø giaùo Nguyeãn Coâng Toäc

Nguyeãn Coâng Toäc töï Phong Thaïnh, nguyeân laø hoïc sinh tröôøng Peùtrus Kyù, trong Ban laõnh ñaïo Ñoaøn SET cuûa tröôøng thôøi gian 1944-1945. Naêm 1954, Nguyeãn Coâng Toäc laø nhaø giaùo daïy hoïc taïi tröôøng Ñoàng Nai. Sau khi bò baét, oâng bò chính quyeàn thöïc daân Phaùp vaø tay sai eùm giöõ laïi, khoâng trao traû theo Hieäp ñònh ñình chieán Geneøve, roài bò ñaøy ra Coân Ñaûo. Naêm 1961, döôùi thôøi Myõ-Dieäm ôû Saøi Goøn, oâng vaø nhöõng ngöôøi tuø coäng saûn khaùc ôû chuoàng coïp Coân Ñaûo kieân cöôøng ñaáu tranh baûo veä khí tieát caùch maïng, choáng laïi chieán dòch Mai Höõu Xuaân baét ly khai Ñaûng. Töø ngaøy 24-3 ñeán 27-3-1961, boïn “caûi huaán” ñöa giaáy buùt baét 17 chieán só coäng saûn xaùc ñònh laäp tröôøng. 17 tôø giaáy traéng nhö laø 17 baûn aùn töû hình, nhöng 17 chieán só ñaõ bình tænh töï choïn cho mình…! Nguyeãn Coâng Toäc laø moät trong 17 chieán só aáy ñaõ ghi vaøo tôø giaáy traéng nhöõng doøng chöõ nhö sau :

Coân Sôn ngaøy 27 thaùng 3 naêm 1961

Toâi kyù teân döôùi ñaây laø Nguyeãn Coâng Toäc xin xaùc nhaän

laäp tröôøng laø toâi khoâng ly khai Ñaûng Coäng Saûn.

Vôùi lôøi vaên vaø neùt buùt ñep, saùng ngôøi vaên hoùa, duõng khí Vieät Nam tröôùc luõ giaëc hung taøn. Nguyeãn Coâng Toäc ñaõ hy sinh ngay ñeâm 27-3-1961 trong nhöõng traän ñaùnh ñaäp baïo taøn cuûa chuùng ( ghi laïi theo lôøi vaên treân böùc aûnh cuûa Nguyeãn Coâng Toäc ).

4. Chính quyeàn tay sai thöïc daân Phaùp ñaøn aùp nhaân daân vaø HSSV Saøi Goøn-Chôï Lôùn möøng hoøa bình.

Ngaøy 20-7-1954, Hieäp ñònh Geneøve veà chaám döùt chieán tranh, laäp laïi hoøa bình treân toaøn coõi Ñoâng Döông ñöôïc kyù keát. Ñoàng baøo vaø HSSV Saøi Goøn-Chôï Lôùn vui möøng ñoùn hoøa bình baèng moät cuoäc bieåu tình lôùn. Sau ñoù moät soá tröôøng bò ñoùng cöûa, trong ñoù coù tröôøng Huyønh Khöông Ninh bò ñoùng cöûa moät thaùng vaøo ñaàu naêm hoïc môùi 1954-1955.

5. Nhuõng neùt chính veà phong traøo HSSV Saøi Goøn nhöõng naêm 1952-1954

Caùc hoaït ñoäng cuûa phong traøo HSSV luùc naøy ñaõ ñöôïc nhaø caàm quyeàn thöïc daân vaø tay sai theo doõi saùt sao. Moät baùo caùo tình hình khaù roõ neùt cuûa Quyeàn Giaùm ñoác Sôû Hoïc chaùnh Nam Vieät ngaøy 29-7-1954 gôûi Toång tröôûng Boä Quoác gia Giaùo duïc Saøi Goøn, nhaèm phuùc ñaùp maät thô cuûa Boä naøy ngaøy 21-4-1954, vôùi ñeà muïc “ Phong traøo hoaït ñoäng hoïc sanh nôi caùc tö thuïc Nam Vieät ” nhö sau :

“ ……..

Ñeå phuùc ñaùp coâng vaên chieáu thöôïng, toâi traân troïng kính trình Ngaøi roõ, Nha toâi ñaõ nhaän thaáy söï ngaám ngaàm phaùt trieån cuûa phong traøo hoaït ñoäng hoïc sinh döôùi hình thöùc caùc toå chöùc “ HOÄI AÙI HÖÕU HOÏC SANH ” nôi vaøi tö thuïc, neân toâi ñaõ döï lieäu bieän phaùp haàu ngaên ngöøa vaø baøi tröø caùc haønh ñoäng cuûa hoïc sanh coù phöông haïi ñeán neàn an ninh traät töï coâng coäng.

Vieän côù “ Toå chöùc hoïc sanh töï trò ” trong moãi lôùp do hoïc sanh baàu Tröôûng baøn, Tröôûng lôùp vaø moät Ban ñieàu khieån ñeå ñi ñeán söï toå chöùc cô quan Trung Öông töùc laø “ HOÄI NGHÒ HOÏC SANH ÔÛ MOÄT TRÖÔØNG ”, baûn taâm cuûa caùc laõn tuï oï sanh laø mong nöông theo toå chöùc aáy ñeå deã beà lieân laïc vôùi ñaïi bieåu caùc tröôøng khaùc haàu toång hôïp löïc löôïng thaønh nhoùm “AÙI HÖÕU HOÏC SANH VIEÄT NAM ” vaø tích cöïc höôûng öùng moïi phong traøo coâng taùc xaõ hoäi cuøng hoaït ñoäng chaùnh trò.

ÔÛ nhieàu tö thuïc, phong traøo Thanh nieân ñaõ phaùt khôûi coù qui cuû nhôø söï uûng hoä, trôï giuùp tröïc tieáp cuûa caùc giôùi chæ huy hoïc hieäu vaø moät phaàn lôùn do nôi söï coå xuùy, thuùc giuïc cuûa baùo chí.

Thoaït tieân coù cuoäc nhoùm hoïp nôi tröôøng Ñoàng Nai, Kieán Thieát, roái ñeán löôït hoïc sanh tröôøng Huyønh Khöông Ninh ñöôïc huy ñoäng vôùi söï döï thính cuûa moät soá ñoâng ñaïi bieåu caùc tröôøng.

Muoán cho nhaø chuyeân traùch ít quan taâm ñeán muïc ñích chaùnh cuûa caùc cuoäc nhoùm hoïp naøy, neân chöông trình nghò söï goàm coù nhöõng vieäc toå chöùc lôùp, toå chöùc tröôøng, laäp thô vieän, hôïp taùc xaõ, ban vaên ngheä, ban aâm nhaïc, hoäi theå thao, troø giaûi trí…vaø caùc cuoäc coâng taùc xaõ hoäi nhö laø :

- Cöùu teá hoûa tai, naïn luït;

- Xaây döïng nhaø cöûa cuûa daân chuùng bò thieâu huûy;

- Quyeân tieàn uûng hoä nhôn coâng baõi vieäc ( thaày thôï haõng ASAM ) v.v…

Haønh ñoäng deø daët aáy, kyø thaät laø ñeå thaêm doø dö luaän cuøng ño löôøng hieäu löïc traán aùp cuûa nhaø caàm quyeàn.

Cuõng nhö Ty Coâng An Nam Vieät, Nha toâi luoân luoân theo doõi moïi söï hoaït ñoäng cuûa phong traøo hoïc sanh vaø ñaõ thi haønh moät bieän phaùp chung haàu ngaên ngöøa caùc ñieàu baát haûo coù theå xaûy ra trong giôùi tröôøng tö.

Moät maët, toâi gôûi ñeán caùc oâng Hieäu tröôûng tö thuïc ôû Ñoâ thaønh Saøi Goøn-Chôï Lôùn tôø thoâng tö 8-CT/ VP1 ngaøy 15-2-54 ñeå nhaéc nhôû caùc oâng neân laøm troøn söù maïng trong vieäc ñaøo taïo thanh nieân vaø trieät ñeå aùp duïng chöông trình tieåu hoïc vaø trung hoïc cuûa Quí Boä ñaõ ban haønh veà moân ñöùc duïc vaø coâng daân giaùo duïc.

Maët khaùc, toâi coù tö thô gôûi oâng hieäu tröôûng tröôøngKieán Thieát ñeán taïi Nha Hoïc Chaùnh Nam Vieät ñeå caûnh caùo veà moïi vieäc nhoùm hoïp cuøng hoaït ñoäng hoïc sanh nôi tröôøng oâng, nhöùt laø hoïc troø tröôøng Kieán Thieát ñaõ coâng khai môû cuoäc laïc quyeân haàu trôï giuùp coâng nhaân haõng ASAM, hoài luùc ñình coâng.

Trong thaùng saùu vöøa qua, moät nhoùm hoïc sanh ôû Myõ Tho bò quyeán ruû tham gia cuoäc bieåu tình choáng lònh goïi nhaäp nguõ, vaø quaáy roái traät töï, khieán cho giôùi höõu traùch phaûi taïm ñoùng cöûa caùc tröôøng Myõ Tho töø ngaøy 5-6-1954. Taïi tröôøng trung hoïc P. Tröông Vónh Kyù “Saøi Goøn”, vaøi ba hoïc sanh lôùp ñeä nhò vaø ñeä töù nieân toan raûi truyeàn ñôn, hoâ to khaåu hieäu quaáy roái traät töï. Nhöng moïi bieän phaùp ngaên ngöøa ñaõ aùp duïng trieät ñeå neân kyû luaät cuûatröôøng ñöôïc duy trì nguyeân veïn. Phuï huynh cuûa nhöõng hoïc sanh noùi treân ñöôïc caùo tri vaø caùc phaàn töû baát haûo bò truy taàm, bò ñuoåi taïm hoaëc caûnh caùo.

Ñeå kieåm soaùt dö luaän, Nha toâi cuõng ñaõ gôûi maät thô yeâu caàu oâng Giaùm Ñoác Nha Thoâng Tin Nam Vieät neân quan taâm ñeán nhöõng baøi baùo coù tính caùch khích ñoäng taâm trí hoïc sanh cuøng thuùc giuïcloøng haùo thaéng cuûa tuoåi treû vaø loâi cuoán chuùng ñi laàn ñeán moät phong traøo baïo ñoäng nhö hoài naêm 1950-1951.

Cuõng trong thô aáy, toâi ñaõ xin oâng Giaùm Ñoác Nha Thoâng Tin can thieäp vaø nhaéc nhôû caùc oâng chuû baùo neân tieân lieäu haäu quaû khoâng toát neáu hoïc sanh höôûng öùng theo lôøi keâu goïi cuûa caùc kyù giaû.

Veà bieän phaùp ngaên ñoùn hoïc sanh baïo ñoäng, theo thieån kieán cuûa toâi thì nhôn luùc phong traøo nhoùm hoïp hoïc sanh ñang boàng boät, giôùi höõu quyeàn veà caùc toå chöùc Thanh nieân cuõng neân thöøa cô hoäi aáy tuyeân truyeàn raùo rieát haàu daéc daãn thieáu sinh treân ñöôøng ngay neûo chaùnh.

Hieän nay ôû Nam Vieät khoâng coù cô quan naøo chuyeân lo veà vieäc huy ñoäng vaø laõnh ñaïo caùc ñoaøn theå thanh nieân vì leõ töø thaùng 8 naêm 1952 caùc Ty, Sôû Thanh nieân vaø Theå thao Nam Vieät ñeàu taäp trung veà Boä Thanh nieân, Theå thao ( nay ñoåi laïi laø Nha Toång Giaùm Ñoác Thanh Nieân, Theå Thao ).

Trong phaïm vi giaùo duïc, toâi cuõng ñaõ böï lieäu söï kieán taïo moät cô quan chaùnh thöùc ôû Nam Vieät, coù ñuû thaåm quyeàn vaø nhôn vieân chuyeân moân ngoû haàu ñaûm nhaân vieäc aáy, neân Nha toâi ñaõ ñeà nghò vôùi quí Boä xin laäp moät phoøng Thanh tra Theå duïc, Theå thao vaø Thanh nieân hoïc sanh ñeå chuyeân lo caùc cuoäc hoaït ñoäng cuûa hoïc sanh veà maáy moân noùi treân, chaêm nom söï thi haønh caùc chæ thò cuûa quí Boä veà phöông dieän naày,cuõng kieåm soaùt vieäc aùp duïng chöông trình Theå duïc nôi taát caû caùc hoïc hieäu Trung, Tieåu, Coâng, Tö ôû Nam Vieät ( Coâng vaên soá 4.708-TNTT ngaøy 31-3-1954 ).

Toùm laïi, trong luùc ty caûnh saùt, coâng an coù phaän söï thi haønh bieän phaùp traán aùp caùc cuoäc hoäi hieäp coù ñaëc tính tranh ñaáu vaø baïo ñoäng, trong luùc Nha Thoâng tin lo kieåm duyeät chaët cheõ nhöõng baøi baùo giuïc thuùc thanh nieân laøm ñieáu caøn dôõ thì Sôû Hoïc Chaùnh caàn 1 ngaên ngöøa baèng hoïc vaán, giaùo duïc ñeå giaùc ngoä thanh nieân vaø daéc daãn hoïc sanh trôû veà ñöôûng ngay neûo thaúng.” ( Trích nguyeân vaên tö lieäu taïi TTLTQG II )

Cuoäc khaùng chieán choáng thöïc daân xaâm löôïc Phaùp keát thuùc thaéng lôïi, nhöng phaân nöûa Toå quoác töø vó tuyeán 17 trôû vaøo vaãn coøn chòu söï chieám ñoùng cuûa giaëc ngoaøi. Ñeá quoác ñaàu soû Myõ seõ thay chaân thöïc daân Phaùp, xaâm löôïc nöôùc ta vaø tieáp tuïc gaây cuoäc chieán tranh môùi. Nhaân daân vaø HSSV Saøi Goøn-Chôï Lôùn cuõng nhö caû Mieàn Nam, caû Vieät Nam laïi phaûi ñi vaøo cuoäc ñaáu tranh môùi, cuoäc khaùng chieán môùi, choáng xaâm löôïc Myõ, cöùu nöôùc.

V. VAØI NHAÄN ÑÒNH VEÀ PHONG TRAØO ÑAÁU TRANH CUÛA HSSV SAØI GOØN TRONG KHAÙNG CHIEÁN CHOÁNG XAÂM LÖÔÏC CUÛA THÖÏC DAÂN PHAÙP 1945-1954

Veà phong traøo ñaáu tranh cuûa HSSV Saøi Goøn trong giai ñoaïn khaùng chieán choáng xaâm löôïc cuûa thöïc daân Phaùp 1945-1954, xin coù vaøi nhaän ñònh sau ñaây :

1. Töø sau nhöõng ngaøy ñaàu khaùng chieán choáng thöïc daân Phaùp xaâm löôïc laàn thöù hai, Ñaûng ñaõ thaáy ñöôïc caàn phaûi xaây döïng löïc löôïng caùch maïng trong moät boä phaän to lôùn vaø quan troïng, nhaïy beùn cuûa thanh nieân ñoâ thò laø HSSV. Chính quaù trình xaây döïng löïc löôïng caùch maïng trong caùc tröôøng hoïc ôû noäi thaønh cuûa Ñaûng ñaõ taïo ñöôïc keát quaû laø cao traøo ñaáu tranh cuûa HSSV Saøi Goøn naêm 1950.

2. Tinh thaàn ñaáu tranh kieân cöôøng, baát khuaát vaø ñaày möu trí, saùng taïo cuûa HSSV Saøi Goøn theå hieän yù chí töï haøo, anh duõng, saün saøng hy sinh cuûa ngöôøi daân ñaát Vieät vöøa môùi giaønh ñöôïc ñoäc laäp töï do, ñaùp lôøi keâu goïi cuûa Chuû tòch Hoà Chí Minh, vò cha, vò laõnh tuï kính yeâu cuûa daân toäc, “ thaø hy sinh taát caû, chöù khoâng chòu maát nöôùc, khoâng chòu laøm noâ leä”.

3. Cuoäc ñaáu tranh cuûa HSSV Saøi Goøn ñaõ theå hieän tinh thaàn ñoaøn keát, yeâu thöông nhöõng ngöôøi cuøng khoå, theå hieän söï phoái hôïp haønh ñoäng nhòp nhaøng, maïnh meõ cuûa HSSV vôùi ñoàng baøo caùc giôùi, döôùi söï laõnh ñaïo ñuùng ñaén cuûa Thaønh uûy Saøi Goøn, vöøa chaêm lo cho ñoàng baøo laâm caûnh hoaïn naïn, vöøa ñaáu tranh choáng boïn thöïc daân Phaùp vaø tay sai, choáng söï can thieäp cuûa ñeá quoác Myõ, goùp phaàn vaøo cuoäc khaùng chieán mau giaønh thaéng lôïi.

4. HSSV Saøi Goøn laø nuùm ruoät cuûa nhaân daân Saøi Goøn-Chôï Lôùn, cuûa nhaân daân Nam Boä vaø caû nöôùc. Do ñoù, khi HSSV ñaáu tranh thì cuoäc ñaáu tranh cuûa HSSV deã trôû thaønh ngoøi phaùo thuùc ñaåy söï buøng noå ñaáu tranh cuûa ñoâng ñaûo ñoàng baøo caùc giôùi.

5. Qua quaù trình ñaáu tranh ñoù ñaõ ruùt ra moät kinh nghieäm lôùn laø phaûi giöõ gìn löïc löôïng ñeå coù theå lieân tuïc chieán ñaáu laâu daøi vôùi ñòch vaø ñi ñeán thaønh coâng. Kinh nghieäm ñoù raát quyù baùu cho caû thôøi kyø ñaáu tranh choáng xaâm löôïc Myõ, cöùu nöôùc sau naøy.

- o 0 o -

GHI CHUÙ :

(1) Theo Xếp Bút Nghiên Lên Đàng ( XBNLĐ ), tác giả Huỳnh Văn Tiểng, NXB Trẻ, t 127

(2) Saøi Goøn Septembre 45-taùc giaû Traàn Taán Quoác-Baùo Vieät Thanh xuaát baûn-Saøi Goøn 1947

(3). Phong traøo thanh nieân Nam boä töø tröôùc Caùch maïng Thaùng 8 naêm 1945 ñeán thaùng 7-1954 (Giai ñoaïn choáng thöïc daân Phaùp)-Ban bieân soaïn lòch söû Ñoaøn Thanh nieân Nam boä- In xong thaùng 6-1993.

(4). Ngoøi phaùo 9-1 Veà phong traøo hoïc sinh, sinh vieân Saøi Goøn-Chôï Lôùn thôøi khaùng chieán choáng Phaùp- NXB Treû-2000.

(5).Baûng hieäu baèng xi-maêng tröôùc ñình Taân Kieång hieän nay vaãn giöõ laø “Taân Kieån”, khoâng coù “g”.

THAY LỜI KẾT

Phong trào đấu tranh của học sinh-sinh viên Sài Gòn từ lúc khởi đầu cho đến kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp- Như phần trước cuốn sách nầy- xin có mấy lời tạm kết như sau :

I-/.Những tac động sâu sắc từ hoàn cảnh lịch sử đổi thay .

Nếu lấy từ cái mốc nền giáo dục Tây học được thiết lập với trường học đầu tiên L’Adran ( 1862 ) mà từ đó giới học sinh rồi đến sinh viên ra đời sau nầy, thì xã hội Việt Nam, đặc biệt là ở Nam Bộ có sự chuyển hóa sâu sắc về chất, trong đó có những yếu tố tác động có ý nghĩa quyết định đến giới và phong trào đấu tranh của Học sinh-Sinh viên Sài Gòn . Những yếu tố đó là :

- Nước ta, trước hết là Nam Bộ- thời Pháp thuộc gọi là Nam Kỳ- nơi Pháp đặt nền trực trị sớm nhất, từ một xã hội thuần phong kiến, trong đó nhiều giai cấp từng lớp mới ra đời, mà giới Học sinh-Sinh viên là một .

- Việc dạy và học chữ Nho lịm dần trong sự cáo chung-một sự cáo chung không hề khuất phục trước sự xâm nhập của nền giáo dục thực dân phương Tây. Chữ Pháp và văn hóa Pháp, hệ tư tưởng thực dân đế quốc ở vị trí thống trị . Ánh sáng văn minh phương Tây soi rọi vào các thế hệ thanh niên Việt Nam đương thời chủ yếu là ở Nam Bộ, tạo ra một lớp thanh niên mới, ban đầu ở các trường học, hoàn toàn khác với lớp học trò thầy đồ. sĩ tử, từ phong cách sinh hoạt, lối sống đến tư duy và cách thức hành động, ứng xử .

- Sự cai trị và khai thác thuộc địa tàn bạo, miệt thị người bản xứ của thực dân đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của các tầng lớp nhân dân không riêng gì người nghèo . Đó là các cuộc khởi nghĩa Cần Vương, khởi nghĩa của nông dân, các cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ở khắp nơi từ bưng biền nông thôn, đến thành thị, không chỉ ở lĩnh vực dân sinh, dân chủ mà cả tr6n mặt trận quân sự chính trị, văn hóa tu tưởng . Tinh thần dân tộc bất khuất của các phong trào, các lực lượng nói trên tác động sâu sắc và thường trực vào các tầng lớp nhân dân trong đó có Học sinh- Sinh viên mặc dù là tầng lớp ưu đải trong xã hội đương thời .

2/. Tính chất phong trào đấu tranh của Học sinh- Sinh viên Sài Gòn trước và sau khi có Đảng lãnh đạo .

Gần 50 năm thiết lập nền giáo dục, nếu tính đến những năm đầu thế kỷ 20 thực dân Pháp chỉ mới giải quyết chưa đầy 2% số người đến trường mà hầu hết ở trình độ tiểu học, từ đó chỉ để đào tạo đủ phục vụ cho bộ máy cai trị . Chính sách ngu dân của thực dân Pháp đã cố tình đẫy trên 98% người dân Việt Nam rơi vào mù chữ .

Từ cuối những năm 10 của thế kỷ nầy, trước áp lực của nhu cầu xã hội đến mức không thể kềm hảm được, Pháp mới cho mở thêm nhiều trường công, đặc biệt cho phép mở trường tư . Diện đi học trước đây khoanh trong phạm vi con cái của các gia đình quan chức, thể lực, thì nay nới rộng đến thường dân khá giả hoặc có ít nhiều điều kiện, thậm chí con em họ có thể trở thành sinh viên du học tại Pháp .

Từ đây phong trào đấu tranh của Học sinh-Sinh viên chống lại các chánh sách cai trị của thực dân Pháp bắt đầu khơi dậy, bùng lên đó đây và cả tại nước Pháp dưới nhiều hình thức. Từ những năm 20 của thế kỷ 20 khi mà luồng tư tưởng của xã hội tiến bộ mới được du nhập từ Pháp, thong qua các nhà trí thức, các sinh viên yêu nước du học chuyển về thì phong trào ngày càng đậm màu sắc chính trị yêu nước, tiến bộ .

Mặc dù xã hội có sự thay đổi về chất, nhưng cái không thay đổi và không gì lay chuyển cho dù phải đối mặt với cuộc sống cám dỗ vinh thân phì da để làm tay sai hay phải đối mặt với sung đồng tàu sắt hiện đại và tù đày, tra tấn giết choc . . . đó là tinh thần bất khuất của dân tộc, là hào khí Đồng Nai, khí phách anh hùng Việt Nam ở đất phương Nam này. Học sinh-Sinh viên, tầng lớp mới sinh là con em của các tầng lớp nhân dân, tiếp thu trực tiếp nền văn hóa thực dân và văn minh phương tây, được thực dân dành nhiều ưu đải, nhưng vẫn không bao giờ là người ngoại lệ . ngược lại nó còn tỏ rõ, ngày càng trở thành là lực lượng mang tính đối đầu . Yêu nước và truyền thống bất khuất của dân tộc- chứ không phải yếu tố nào khác-là tố chất chủ yếu chi phối tư tưởng và hành động của phong trào Học sinh-Sinh viên. Nó biểu hiện rất rõ ngay từ uộc đấu tranh của học sinh trường Chasseloup Laubat, bải khóa ủng hộ cuộc đấu tranh của thủy thủ 5 tàu viễn dương chống lại bọn chủ tàu thực dân năm 1920, hay cuộc biểu tình ngày 21 tháng 5 năm 1930 của hàng trăm sinh viên Việt Nam trước điện Elysée ( dinh tổng thống ) ở Paris, đòi trả tự do cho những nhà yêu nước khởi nghĩa ở Yên Bái, cuộc biểu dương lực lượng ngày 24 tháng3 năm 1926, đưa tang nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh tại Sài Gòn, rồi những năm sau này, những bài ca, các vở kịch của nhóm Hoàng Mai Lưu, những hoạt động yêu nước của nhóm Scola Clup. Kể cả sau khi được tiếp nhận sự lãnh đạo của Đảng vào thời kỳ tiền khởi nghĩa cho đến suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, trại hè suối Lồ Ồ, Đoàn SET, tiếp đến cao trào Thanh Niên Tiền Phong và cuộc võ trang tổng khởi nghĩa cướp chính quyền tháng 8 năm 1945, công uộc củng cố và xây dựng chính quyền nhân dân 28 ngày độc lập, cao trào xếp bút nghiên tham gia kháng chiến ở chiến khu, cao trào 9-1, 19-3, phong trào cứu tế hỏa hoạn, võ trang đánh địch trong nội thành Sài Gòn những năm 1951-1953 v.v. . .thì yếu tố yêu nước vẫn là yếu tố chủ đạo, là nội dung chính của lý tưởng, tu tưởng hành động của thanh niên, động cơ của phong trào Học sinh-Sinh viên .

Áp bức dân tộc gắn liền với áp bức bốc lột các giai cấp, các tầng lớp cần lao nghèo khổ là tầng lớp chiếm tuyệt đại đa số trong xã hội, là nền tảng của dân tộc mà Học sinh-Sinh viên là con em và là núm ruột của đồng bào các giới. Cho nên dù chưa hay đã có sự lãnh đạo của Đảng, phong trào Học sinh-Sinh viên bao giờ cũng gắn liềnvới phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân hòa mình cùng các giới đồng bào, phối kết hợp với nhau như một yếu tố tất yếu . Tuy nhiên, lịch sử cũng cho ta xác định một điều, vào thời kỳ chưa tiếp nhận sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh của Học sinh-Sinh viên dù có sôi nổi, quyết liệt như thế nào, thì vấn đề con đường đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập chủ quyền còn là ẩn số, vẫn là khát vọng của tuổi trẻ yêu nước. Nhưng từ khi có sự lãnh đạo của Đảng thì con đường giải phóng dân tộc đã sáng tỏ . Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng đã nhân nhiệt tình yêu nước của tuổi trẻ và sức mạnh của phong trào lên gấp nhiều lần cả lượng lẫn chất. Phong trào Học sinh-Sinh viên nằm trong lực lượng giải phóng đất nước của cả dân tộc và con đường tiến đến thực hiện lý tưởng xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh dân chủ công bằng văn minh- theo cách hiểu của nhiều người lúc bấy giờ .

Khi hai kẻ thù Nhât Pháp bắn nhau, Nhật đảo chánh Pháp thì thời cơ giành độc lập đã ló dạng. Vào thời kỳ đó chỉ là một quyết định của Bí thư XứUỷ Trần Văn Giàu, Đảng phải nhanh chóng xáp vô lãnh đạo, thì lập tức phong trào Học sinh-Sinh viên Sài Gòn bước từng bậc thang vững chắc tiến lên cao trào hòa vào đại cuộc cùng toàn dân giải phóng dân tộc dưới sự dìu dắt của Đảng, của Xứ Ủy Nam Kỳ .

3-/. Góp phần thực hiện sáng tạo trong thực tiễn phương pháp cách mạng tập hợp quần chúng của Đảng, làm chuyển đổi tương quan giành thắng lợi .

Một bài học lớn của cách mạng Tháng Tám ở Sài Gòn chính là phương pháp cách mạng . Bước vào chuẩn bị khởi nghĩa, Đảng bộ Nam Bộ vừa trải qua tổn thất hết sức nặng nề trong sữ kiện Nam Kỳ khởi nghĩa đã bị thất bại cách đó không lâu .

Trước thời cơ chiến lược tổng khởi nghĩa giành chính quyền sẽ diễn ra, theo Bí thư Xứ Ủy Trần Văn Giàu, lực lượng cách mạng-một trong các điều kiện quyết định thắng lợi- ta chỉ có 1, còn lực lượng phản động thân Pháp thân Nhật có đến 10 . Làm sao chuyển hóa được tương quan lực lướng 1/10 nầy trong tình thế cấp bách để giành chính quyền về tay nhân dân . Nếu làm theo kiểu cũ chỉ với vài ngàn nồng cốt cách mạng góp nhóp vừa củng cố được thì không thể thành công . Đáp án bài toán phương pháp cách mạng ở đây chính là tổ chức Thanh Niên Tiền Phong, lợi dụng thế công khai hợp pháp mả ta khôn khéo khai thác được, huy động tập hợp quần chúng đang sục sôi sẵn sang đứng lên giải phóng quê hương . Đây là một sáng tạo cực kỳ xuất sắc của xứ ủy bấy giờ . Khi tổ chức Thanh Niên Tiền Phong ra đời thì tương quan lực lượng đã được đảo ngược, cách mạng 10, bọn phản động không còn là một nguyên vẹn . Ta không cần đi sâu thêm bài học vô cùng quí giá nầy . Tuy nhiên, điều muốn nhấn mạnh ở đây là, Học sinh-Sinh viên lúc bây giờ là cánh tay đắc lực của Đảng, một trong những lực lượng nồng cốt góp phần thực hiện phương pháp cách mạng sang tạo nầy của Đảng . Từ đây, Đảng ta có được phương châm, phương pháp cách mạng đấu tranh chính trị là : kết hợp một cách linh hoạt giữa 3 hình thức đấu tranh công khai hợp pháp, bán công khai và bí mật . Đây là một “ bửu pháp “ tạo sức bật cho phong trào đấu tranh chính trị, làm nên những quả đấm thép giáng vào đầu kẻ thù .Trên thế trận công khai còn có vai trò của những bài hát Lên Đàng, Tiếng Gọi Thanh Niên, Xếp Bút Nghiên, Gieo Ánh Sáng, Hội Nghị Diên Hồng của nhóm sinh viên Hoàng Mai Lưu, có sức hiệu triệu như một lời hịt- như Bí thư xứ ủy Trần Văn Giàu đánh giá - thôi thúc toàn dân đứng lên khởi nghĩa cướp chính quyền, cởi ách nô lệ .

4-/. Phong trào chỉ rõ khả năng đấu tranh chính trị to lớn ở đô thị:

Từ sau khi được Đảng lãnh đạo, vai trò của lực lượng Học sinh-Sinh viên sài Gòn càng tích cực nổi bật hơn cả về tính chất cách mạng, sức chiến đấu lẫn qui mô tập hợp lực lượng mà điển hình nhất là vai trò trong cuộc tổng khởi nghĩa thắng năm 1945 ở Sài Gòn, cuộc xuống đường ngày 9/1/1950 và sau đó là lễ tang học sinh Trần Văn Ơn, cuộc xuống đường chống can thiệp Mỹ ngày 19/3/1950 vang vội cả thế giới .

Đối với cuộc cách mạng tháng Tám ở Sài Gòn, Học sinh-Sinh viên là một trong các lực lượng nồng cốt, xung kích, dũng cảm đắc lực nhất, đặc biệt là nồng cốt trong việc tổ chức Thanh Niên Tiền Phong- một trong những điều kiện quyết định của cuôc khởi nghĩa ngày 25/8/1945 cướp chính quyền ở Sài Gòn và toàn Nam Bộ, xây dựng và củng cố chính quyền non trẻ trong 28 ngày độc lập và góp phần tích cực tổ chức Nam Bộ kháng chiến ngày 23/9/1945 ngay khi giặc Pháp nổ phát súng xâm lược tại Sài Gòn .

Mặc dù trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đấu tranh chính trị ở các thành thị chưa đặt ngang tầm, nhưng các cuộc xuống đường của Học sinh-Sinh viên tại Sài Gòn từ tiền khởi nghĩa đến suốt quá trình cuộc kháng chiến đã chỉ ra khả năng to lớn của đấu tranh chính trị ở đô thị, khả năng tập hợp lan tỏa, lôi cuốn mạnh mẽ cac giới đồng bào vào công cuộc đấu tranh, chuyển hóa thành bảo táp chính trị làm rúng động chính quyền thực dân . Từ đó làm tiền đề cho đường lối chiến lược đấu tranh chính trị, kết hợp đấu tranh vũ trang trên cả ba vùng chiến lược ( nông thôn đồng bằng, rừng núi, đô thị ) trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước sau nầy .

5-/. Đó là phong trào sản sinh ra nhiều dấu ấn lịch sử, nhiều tấm gương anh hùng và một đội ngủ đông đảo cán bộ cách mạng tài năng, trung kiên vững vàng cho các giai đoạn cách mạng sau nầy .

Nhìn lại phong trào đấu tranh của Học sinh-Sinh viên Sài Gòn thời Pháp thuôc, nếu so với thời chống Mỹ, tuy ở vào hoan cảnh điều kiện lịch sử khác nhau, nhưng nét nổi bật cũng là một phong trào đấu tranh rất oanh liệt, rất anh hùng và vng vội, có những nét độc đáo sang tạo không thua kém bất kỳ thời kỳ nào, địa phương nào. Nó đã để lại khá nhiều dấu ấn lịch sử nhiều tấm gương anh hùng và một đội ngủ cán bộ cách mạng tài năng tung kiên rất đáng tự hào. Nhiều người trưởng thành xuất thân từ phong trào nầy đã trở thành những nhân vật lịch sử, như nhóm Hoàng Mai Lưu với các tên tuổi Huỳnh Văn Tiễng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước cùng nhiều tác phẩm có sức động viên cổ vũ mạnh mẽ, không chỉ là dấu ấn phong trào một thời xông pha oanh liệt mà còn vượt ra khỏi phạm vi giới, trở thành những tác phẩm lịch sử bất hủ trong kho tàng văn hóa dân tộc. Bản thân các tác giả cũng trở thành những nhân vật lịch sử trong cuộc khởi nghĩa Tháng Tám tại Sài Gòn . Phong trào ngày 9/1 trở thành ngày Học sinh-Sinh viên cả nước, ngày 19/3 trở thành ngày toàn quốc chống Mỹ .

clip_image113Phong trào đã sản sinh biết bao anh hùng, biết bao tấm gương hy sinh vì Tổ Quốc, tiêu biểu như Trần Văn Ơn, Trần Bội Cơ, Đổ Ngọc Thạnh, Nguyễn Công Tộc , Phạm Hùng Phi . . ., những cán bộ trung kiên cho sau nầy, tiêu biểu như Lê Minh Quới, Trần Quang Cơ, Hồ Hảo Hớn …Phong trào đã đóng góp phần quan trọng cho sự nghiệp kháng chiến cứu nước, chắc chắn không thể là lửa rơm và không thể chỉ là ngòi pháo ,

Những chứng cứ lịch sử của phong trào Học sinh-Sinh viên cho phép và buộc chúng ta phải đánh giá lại vai trò cách mạng của Thanh niên, Học sinh- Sinh viên ở chiến trường đô thị một cách

nghiêm túc, khách quan, không bằng định

kiến giai cấp, thành phần chủ nghĩa áp

đặt phong trào Học sinh-Sinh viên là tiểu tư sản lửa rơm, ngòi pháo, trong khi thực Nguyễn Công Tộc

tế lịch sử diễn ra hoàn toàn khác . Sẽ là

có lỗi với lịch sử nếu chúng ta không biết đến các giá trị lớn lao mà phong trào Học sinh-Sinh viên Sài Gòn trong thời kỳ nầy đã đóng góp vào sự nghiệp chung, hoặc nhận thức lệch lạc về vai trò của lực lượng Học sinh-Sinh viên trong cách mạng ở đô thị ./.

NHỮNG PHỤ CHÚ

I- SỐ GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

( 1919-1952 . )

Năm Số giáo viên Số sinh viên

-----------------------------------------------------------------------------------------------------

1019-1920 110 448

1026-1927 156 394

1932-1933 82 591

1935-1936 43 541

1936-1937 44 612

1941-1942 46 834

1943-1944 60 1222

1951-1952 110 1669

Tổng cục Thống kê, số liệu thống kê Việt Nam quyển I (1901-1975 )

Nhà xuất bản thống kê

. II- ĐẠO QUÂN THỨ NĂM.

Công cuộc xâm lược Nam Bộ ,sau đến nuốt chiếm toàn cỏi Việt Nam của thực dân Pháp do “‘ công lao của Vatican thu thập các tin tức tình báo chiến lược, móc nối những người Việt Nam mang quốc tịch Vatican, để thành lập đạo quân thứ năm hờ chờ sẵn để tiếp ứng vào khi đoàn quân viễn chinh từ ngoài biển tiến vào và tìm những người Viêt mang quốc tịch Vatican cung ứng cho nhu cầu làm tay sai, tai mắt, đáp ứng cho bộ máy cai trị của thực dân . Thực dân Pháp bỏ tiền ra bao giàn cho cuộc chiến , cung ứng quân đội và hoạch định kế hoạch hành quân tấn chiếm Việt Nam .Tòa thánh Vaticăn thực thi đúng theo sắc lệnh của Giáo Hoàng Martin V và Calixte III ban hành vào băm 1449 và 1450 . Theo tinh thần 1449 thì đất đai

----------------------------------------------------------------------

“, trích chánh sách thực chất của Giáo hội La Mã , biên khảo lịch sử , tập I, năm 1999, của Ông Nguyễn Mạnh Quang, tốt nghiệp giáo dục về môn Sử Địa, hiện đang dạy các môn Lịch Sử Hoa Kỳ , American History .

thuộc về chúa Kito và người đại diện của chúa Kito có quyền xử dụng tất cả những gì không do tín đồ của chúa chiếm hữu, những kẻ ngoại đạo không thể là kẻ chiếm hữu hợp lý bất cứ một mảnh đất nào Năm 1.533, các nhà truyền giáo làm gián điệp, được tòa thánh Vaticăn gởi đến Việt Nam với danh nghĩa là các nhà truyền giáo để thiết lập đạo quân thứ năm nằm hờ chờ giờ hành động . Đến khi có đầy đủ các tin tức tình báo chiến lược về Đông Dương và thành lập xong đạo quân thứ năm , Tòa thánh Vaticăn mới cho linh mục Alexandre de Rhodes vẽ bản đồ Đông Dương với đầy đủ các chi tiết về các vị trí tin tức chiến lược và chính thức viết thư vận động triều đình Pháp xuất quân đánh chiếm Việt Nam . (Sách thực chất về Giáo hội La Mã , trang 197 của giáo sư sử học. Nguyễn Mạnh Quang ) .

Viết về các Bà trong cung Nguyễn – Tập I Nhà Xuất Bản Văn Hóa , Huế 1.996 , nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã dẩn : “ Minh Đức Vương Thái Phi , vợ thứ của Chúa Nguyễn Hoàng là một bà phi triều Nguyễn, chịu phép rữa tội của đạo Thiên chúa. Năm 1.624, Alexandre de Rhodes ,đến Huế giảng đạo, có lần A. de Rhodes đến Huế gặp khó khăn về chổ di trú, Ông đều được mời về ở ngay trong nhà bà Minh Đức . Khoảng tháng 7/1644, chúa Thượng ra lệnh cho Trấn Thủ Quãng Nam lục soát nhà A.de Rhodes ở Hội An , Rhodes chạy trốn được nhưng cuối cùng cũng bị bắt , bị kết án trảm quyết , bà Minh Đức xin, chúa Thượng bằng lòng nhưng buộc A.de Rhodes phải lên tàu rời Việt Nam ngay .”.

Linh mục A.de Rhodes của Dòng Tên, đến Việt Nam vào 1624 . Một thập niên sau, Ông gởi về Tòa thánh La Mã và nước Pháp, một bản báo cáo rất chính xác về tiềm năng kinh tế , chính trị và thương mại của vùng nầy . Tức thì những ông tu sỉ Dòng Tên được chiêu tập gởi sang Đông Dương để giúp Ông ta các công việc biến đổi dân địa phương theo đạo Kito La Mã và mở rộng các hoạt động thương mại . Alexandre de Rhodes, người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam . Vị linh mục giáo sỉ gián điệp nầy nêu rằng : “ Tôi tin rằng Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới sẽ cung cấp cho tôi nhiều binh sỉ để chinh phục toàn thể phương Đông . Và ở đó tôi sẽ có thể tìm ra nhiều cách để có nhiều giám mục vốn là các cha và các thầy của chúng ta trong các nhà thờ . Tôi rời La Mã ngày 11/9/1652 , với ý định đó “ .

Cả tòa thánh La Mã và nước Pháp đều coi trọng việc làm nầy là những hoạt động có liên hệ khắng khít với việc đánh chiếm các quốc gia Đông Dương . ( Sách “ Việt Nam ! Why did we go . ? Manhattan , trang 157) Trong thư ngỏ gửi Đức Giáo Hoàng John Paul II , STE - PHA-NÔ giáo sư sử học Nguyễn Mạnh Quang đã viết : “ Giáo hội đã có lỗi lầm trong những việc làm có chủ ý làm nguy hại đến an ninh và chủ quyền của quốc gia Việt Nam, từ tiền bán thế kỷ XVI cho đến nay :

Trong Tập San, Thực Chất Của Giáo Hội La Mã , trang 22, Quyển Một , xuất bản năm 1999 đã viết : “ Hoạt động gián điệp, thâu thập các tin tức tình báo chiến lược gửi về Vatican và chính quyền Pháp . Dụ dỗ những thành phần cùng đinh nghèo khổ, móc nối với những thành phần du đảng và bất mản đối với chính quyền thời đó để lôi cuốn họ theo đạo . Trên thực tế tuyễn mộ người chỉ là để tổ chức một màng lưới gián điệp nằm vùng , chờ khi có đoàn quân viễn chinh của quân đội liên minh Vatican-Pháp tiến đến thì sẵn sàng làm nội ứng “ .

Những điệp viên chuyên nghiệp dưới danh nghĩa các nhà truyền giáo đến Việt Nam điều khiển các hoạt động tình báo, rồi lại trở về châu Âu , đến tại thủ đô Paris để vận động chính quyền Pháp đem quân đến đánh chiếm Việt Nam .

Giám mục Pigneau de Béhaine tức Bá Đa Lộc ,chết ngày 9/10/1799

, mang hoàng tử Cảnh mới 4 tuổi đến Paris vào giữa thập niên 1780, chết ngày 21/3/1980 . vận động với triều đình Pháp hoàng tử Louis XVI xin gửi quân viện cho Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn . Thúc đẩy và tiếp tay cho giám mục Pigneau de Béhaine tích cực can thiệp vào chính sự Việt Nam , đặc biệt nhất là đem viện quân và vũ khí đến giúp Nguyễn Ánh trong cuộc chiến giành giựt ngay vàng với nhà Tây Sơn , để chuẩn bị cho mưu đồ xâm lược Việt Nam sau đó .

Giám mục Pellerin, linh mục Legrand de Liraye và linh mục Huc đến Paris vào thập niên 1880 để vận động với Hoàng hậu Eugenie và Hoàng đế Napoléon III đem quân đánh chiếm Việt Nam .

Đức cha Lefèbvre được phong đại lý Đức Giáo Hoàng tại miền Tây Nam Kỳ Đầu Đức Cha bị triều đình Nam treo giải thưởng , từ khi khai chiến với Pháp , nhưng đúc cha Lefèbvre trốn thoát nạn và ngày 15/2/1859 thì lén được về Pháp . Tháng 2/1859 theo chân quân đội Pháp Đúc cha Lefèbvre trở lại Sài gòn chiêu tập các tử đệ công giáo về lập ấp từ đồn Nam , Tân Thuận chạy đến kinh Tàu Hủ , sách Sài gòn Năm Xưa , trang 27, của Vương Hồng Sển , Nhà Xuất Bản TP Hồ Chí Minh

Đại tá Gabriel Auburet thông dịch viên và là cố vấn cho Đề Đốc Bonard, thống đốc Nam Kỳ viết : “ Chúng tôi tin tưởng rằng sẽ không bao giờ thực sự thuộc về chúng ta cho đến khi được Gia Tô hóa. Trong tất cả các đường lối xâm lăng, thì đó là đường lối chắc chắn và lâu bền nhất “ .

.

clip_image114Ill .TIẾN SĨ LUẬT SƯ PHAN VĂN TRƯỜNG

MỘT HỌC GIẢ YÊU NƯỚC UYÊN BÁC

Ông Phan Văn Trường là luật sư có bằng Tiến sỉ đầu tiên thời Pháp thuộc . Ban đầu Ông học chữ Nho , sau học chữ Quốc Ngữ và chữ Pháp và đã tốt nghiệp trường thông ngôn Hà Nội . Khi phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục nổi lên ,1907 , Phan Văn Trường và hai người anh theo học ở trường Đông kinh Nghĩa Thục.

Lo sợ trước sự lan rộng của phong trào, cuối năm 1908 , , thực dân Pháp vội đóng cửa trường, bắt giam các nhà lãnh đạo như Lương văn Can, Hoàng Tăng Bi , Nguyễn Quyền và ba anh em Phan văn Trường, Phan Tuấn Phong , Phan Trọng Kiên. Do không đủ chúng cớ , Pháp phải trả tự do cho Phan Văn Trường . Phan Trọng Kiên bị án mười năm khổ sai , lưu đày ra nhà tù Côn Nôn và Phan Tuấn Phong , cũng bị kết án tù, lưu đày sang Nouvelle Calédonie .

Phan Văn Trường sang Pháp xin làm phụ giảng tiếng Việt tại Trường Ngôn Ngữ Phương Đông . Năm 1910 , Ông thuê căn nhà, số 6 Villa des Gobelins để làm nơi hoạt động cách mạng hợp pháp . Ông nhập quốc tịch Pháp vào tháng 3/1911 và tham gia Đoàn Luật Sư Paris ,1912 , hành nghề ở Tòa Thượng Thẩm . Do tài năng và đức độ nên Ông được Chủ nhiệm Đoàn Luật sư người Pháp kính trọng.

Bản thân Phan Văn Trường rất ham học và ham hoạt động xã hội. Văn chương nổi tiếng một thời . Ông vừa đi làm vừa ghi danh theo học Luật khoa và Văn khoa . Sau ba năm học tập miệt mài , Ông thi đổ Cử Nhân cả hai ngành nói trên cùng một lúc . Ông gặp chí sĩ Phan Châu Trinh ở Paris và chính ông đón cụ Phan về ở chung ngôi nhà thuê tại số 6 Villa Gobelins đễ hoạt động cách mạng .

Năm 1914-1918 xảy ra chiến tranh Đức- Pháp, vì có quốc tịch Pháp Phan Văn Trường bị bắt lính và phiên chế vào bộ binh . Tháng 9/1914 , Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh bị bắt vì bị nghi ngờ có âm mưu chính trị chống chính phủ Pháp . Hội Nhân Quyền cùng Đảng Xã Hội Pháp tích cực vận động, nên đến tháng 7/1915, Chính phủ Pháp phải trả tự do cho hai Ông .

Cuối năm 1918, Nguyễn Ái Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh sau nầy về ở chung nhà với hai cụ Phan , bắt đầu viết Bản Yêu Sách 8 điểm gửi cho Hòa Hội Versailles , Phan Châu Trinh dịch sang chữ Hán , Phan văn Trường dịch sang tiếng Pháp, Nội dung đòi ân xá tù chính trị. bình đẵng giữa người Pháp và người Đông Dương , đòi tự do báo chí , hội hợp , đi lại .

Bản Yêu Sách, ký tên Nguyễn Ái Quốc, gửi cho các đại biểu dự hội nghị, gửi cho Nghị viện Pháp , gửi đăng trên báo L’ Humanité tức Nhân Đạo và Peuple tức Dân Chúng . Bản yêu sách cũng in thành truyền đơn phân phát trong giới binh lính, thợ thuyền Việt Nam .Tên tuổi Nguyễn Ái Quốc vang lừng, khiến cho chính phủ Pháp bối rối . Từ đó Phan Văn Trường , Phan Châu Trinh và đặc biệt Nguyễn Ái Quốc đi đến đâu , làm gì đều cũng bị mật thám Pháp theo sát .

Đại hội Tours tháng 12/1920 , Đảng Xã Hội Pháp phân hóa thành hai Đảng , phái Đệ Nhị Quốc Tế vẫn giữ tên Đảng Xã Hội Pháp , phái Đệ Tam Quốc Tế lấy tên Đảng Cộng Sản Pháp . Nguyễn Ái Quốc đã tham dự và đồng thời là sáng lập viên đảng nầy . Phan Văn Trường cũng đứng trên lập trường Đảng Cộng Sản Pháp , ủng hộ Nguyễn Ái Quốc , nhưng bản thân Ông không vào Đảng .

Ngày 19/2/1922 , Nguyễn Ái Quốc và Phan Văn Trường đến dự cuộc hợp của Liên Hiệp Thuộc Địa ở số 28 , đường Arago . Cuộc hợp đã quyết định xuất bản tờ Le Paria tức Người Cùng Khổ . Tờ báo ra số đầu tiên ngày 1/9/1922, ông Phan Văn Trường đã viết nhiều bài lên án chế độ thuộc địa , vạch trần chủ nghĩa đế quốc Pháp ở Đông Dương .

Phan Văn Trường sống ở Paris tuy nghèo , nhưng là luật sư của Tòa Thượng Thẩm , là giáo sư của trường Đại Học Pháp . Nhiều trường Đại Học các nước cũng mời Ông giảng dạy . Ông được Nhà nước Pháp kính nể, mặc dù chúng vẫn lo sợ và luôn theo dõi . Luật sư Phan Văn Trường có công giúp đỡ Nguyễn Ái Quốc trong thời gian ở Pháp .

Tháng 2/1923, nhà trí thức trẻ Nguyễn An Ninh đã mời Phan Văn Trường về Sài gòn cùng làm báo La Cloche Fêlée , tức Chuông Rè.,xuất bản số một vào 10/12/1923 với nội dung tiến bộ , tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa Cộng sản của Mac- Angel, lên án chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương, đăng nguyên vă bản Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản ngay trong xứ thuộc địa Nam Kỳ nhằm thức tỉnh đồng bào .

Chuông Rè bị đóng cửa, Phan Văn Trường chuyển sang xuất bản tờ L’ Annam, ra ngày 6/5/1926, kế tục tôn chỉ mục đích của Chuông Rè , vẫn lên án chính sách cai trị ngu dân của chủ nghĩa thực dân Pháp . Ông vận động đồng bào cả nước quyên tiền giúp cụ Phan Bội Châu đang bị Pháp giam lỏng ở Huế. Thực dân Pháp nhân cơ hội nầy cho lục soát nhà ở và tòa soạn báo, tại số 116, đương Mac Mahon , nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa . Chính quyền thuộc địa Pháp tịch thu nhiều tài liệu và bắt luật sư Phan Văn Trường, ra lệnh đóng cửa tờ báo.

Tòa án Sài gòn ngày 21/3/1928 , đưa Ông ra xét xử với tội danh “ xúi dân bản xứ nổi loạn “ . Ông bị kết án 2 năm tù giam . Luật sư Trường chống án sang Pháp. Ông sang Paris chờ ngày tòa xét xử . Tháng 8/1929, Tòa Thượng Thẩm Paris xử Ông y án . Ông bị giam tại nhà lao Pháp đến năm 1931 Mãn hạn tù, trở về Sài gòn rồi ra Hà Nội, ở nhà người anh ruột Phan Cao Lâm , số 25 Gambetta , nay là đường Trần Hưng Đạo. Ngày 22/4/1933 Phan Văn Trường qua đời do bệnh tim tái phát . Ông được đưa về yên nghỉ trong nghĩa trang gia đình, tại làng Đông Ngạc,Từ Liêm, Hà Nội . Theo Ông Hà Huy Giáp : “ Phan Văn Trường là một học giả yêu nước uyên bác. . . ,có công lao cùng với Nguyễn An Ninh, Nguyễn Khánh Toàn , truyền bá chủ nghĩa Cộng Sản trực tiếp vào giới sinh viên- học sinh , nhà giáo . Ông có uy tín trong giới trí thức nước ta “ .

clip_image116 IV-. NGUYỄN AN NINH, MỘT TRÍ THỨC

TRẺ TẦM CỞ,

NHÀ YÊU NƯỚC VĨ ĐẠI ( 1990-1043) .

Nguyễn An Ninh sinh ngày15/9/1900 tại làng Long Thượng , tổng Phước Điền Thượng , tỉnh Chợ Lớn, nay thuộc huyện Cần Giuộc , tỉnh Long An . Năm 10 tuổi , theo cha mẹ lên Sài gòn, ở tại khách sạn Chiêu Nam Lầu, đường kinh lấp , nay là Nguyễn Huệ để đi học .

Năm 1916, học xong trung học ở trường Lycée Chasseloup Laubat , nay là trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn . Sau khi thi đậu Brevet élémentaire, nổi tiếng giỏi tiểng Pháp, Nguyễn An Ninh ra Hà Nội học trường Cao Đẵng Luật Học , do đậu trung học hạng ưu nên được tuyển thẳng. Sang năm học thứ hai, nhân nghỉ hè Nguyễn An Ninh về Sài gòn , thưa chuyện với cha : “ Con chọn ngành luật mà cũng chỉ là luật để cai trị, không phải đào tạo trạng sư. Vì vậy con có ý định sang Pháp học . Con không muốn phung phí thời gian học điều vô bổ . Con sẽ học luật của chính đất nước sinh ra luật lệ đó .Nếu có điều kiện con muốn học cao hơn nữa, muốn sang một số nước Châu Âu để xem cung cách cai trị nước họ ra sao, dân chúng sống như thế nào , có phong trào cách mạng gì và cung cách hoạt động của họ ra sao. Con biết Ba cũng nhiều lần bị nhà nước làm khó dễ, suýt bị tù . Nếu con đi , chỉ còn cách là đi bí mật. “

Ông Nguyễn An Khương lo bán ruộng gấp để đủ tiên cho Nguyễn An Ninh ăn học vài năm và nhờ em Nguyễn Thị Phòng, đang kết bạn với Ông Huỳnh Tấn Kiệt , viên chức hảng tàu Les Chargeurs Réunis ở cảng Sài gòn, cũng là người yêu nước , giúp Nguyễn An Ninh sang Pháp, .

Đến Paris , Nguyễn An Ninh đến gặp Cụ Phan Châu Trinh, trình lá thơ cụ Nguyễn An Khương gởi gấm . Cụ Phan đã biết Nguyễn An Khương là một nhà hào kiệt, hết lòng vì đất nước , đã giúp Nguyễn An Ninh kết thân với tiến sĩ luật sư Phan Văn Trường là người chỉ dẵn cho Ông Ninh trong những năm theo học tại Pháp .

Thời gian, 1918 đến 1920, Nguyễn An Ninh theo học Đại học Sorbonne , thỉnh thoảng gặp Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thế Truyền . Năm 1920, Ông đậu bằng Cử Nhân Luật hạng ưu và xin Bộ thuộc địa về nước làm luận án tiến sỉ .Tháng 8/1920 ,Nguyễn An Ninh trở qua Pháp,đến số 6 Villa des Gobelins, tiếp xúc Nguyễn Ái Quốc, trao đổi về tình hình đất nước .

Nguyễn An Ninh nghiên cứu Tuyên Ngôn Cộng sản của Marx- Engels và báo L’ Humanité đăng dự thảo đề cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa .Ông bắt đầu gác lại chuyện học , chuyển sang nghiên cứu Chủ Nghĩa Cộng Sản và mua những sách báo chính trị có liên quan đến phong trào cách mạng các nước chuyển theo tàu viễn dương từ Pháp về Sài gòn , đưa về gia đình ở Hóc Môn cất giữ . Bọn mật thám Pháp biết , song do luật pháp thực dân quy định , người nào có từ 200 quyển sách trở lên, được xem là nhà nghiên cứu ; có quyền nghiên cứu các loại sách cấm .

Trong một lần tiếp kiến với Nguyễn Ái Quốc , Ông được nghe nhận định hiện tình nước nhà rằng: “ Nhất thiết phải có Đảng Cộng Sản, chỉ có Đảng Cộng Sản mới lãnh đạo cách mạng thắng lợi ”.khiến Ông suy tư rất nhiều và rồi không còn nghỉ gì đến học hành .Từ 1921, Nguyễn An Ninh gia nhập Hội Người Việt Nam Yêu Nước , Hội Liên Minh Nhân Quyền , Hội Liên Hiệp Thuộc Địa và viết bài cho tờ Le Paria , vạch tội thực dân Pháp ở Đông Dương .

Nguyễn An Ninh mời tiến sỉ luật sư Phan Văn Trường về Sài gòn cùng làm báo La Cloche Fêlée , tức Chuông Rè , với mục đích thổi bùng ngọn lữa yêu nước , truyền thống chống ngoại xâm , thức tỉnh đồng bào mà theo Ông, bắt đầu từ trí thức, thanh niên có học và sinh viên-học sinh .

Tối 25/1/1923 , Nguyễn An Ninh, đăng đàn diễn thuyết tại Hội Khuyến Học Nam Kỳ, đường Aviateur Garros , nay là Thủ Khoa Huân , cửa Bắc chợ Bến thành. Đề tài mang nội dung : Chung đúc nền học thức cho dân An Nam . Người đến dự đông chưa từng thấy, phần lớn là lớp trẻ. Họ lắng nghe và hoan nghênh nồng nhiệt.

Tối 15/10/1923 , Hội Khuyến Học Nam Kỳ tổ chức cho Nguyễn An Ninh diễn thuyết đề tài : “ Lý Tưởng Thanh Niên An Nam “, “ Văn Hóa Là Tâm Hồn Dân Tộc “ , nhằm nêu lên niềm tự hào về lịch sử dân tộc Việt Nam , Ông khuyên : “thanh niên sống phải có hoài bảo , ước mơ, mà ươc mơ cao đẹp nhất là phụng sự đất nước , và phải dám ra khỏi nhà, quan sát cuộc sống quanh mình, mở tầm nhìn rộng, đem tài năng đưa dân tộc ta lên ngang hàng với các nước trên thế giới , làm cho cuộc sống dân ta tươi đẹp hơn . ”. Thính giả cổ vũ cuồng nhiệt, bởi lâu lắm rồi, thuộc địa Nam Kỳ mới có người lên tiếng nhắc thanh niên sống phải có lý tưởng, đem tài sức ra phục vụ đất nước mà người đăng đàn là một chàng trai, mới 23 tuổi .

Những buổi diễn thuyết của Nguyễn An Ninh gây ảnh hưởng lớn trong các giới đồng bào, nhất là học sinh các trường trung học . Ông bị Thống Đốc Nam Kỳ , Cognacq, triệu đến soái phủ . Buổi gặp có cả trùm mật thám Đông Dương Arnoux. Chúng hạch hỏi Ông về buổi diễn thuyết ở Hội Khuyến Học Nam Kỳ, dù chúng thừa hiểu .

- Anh nói gì ở Hội Khuyến Học Nam Kỳ?

Nguyễn An Ninh trầm tỉnh:

- Thì ra Ngài cũng chú ý những gì tôi nói hôm ấy? Tôi nói rằng đất nước tôi cần trí thức , thanh niên An Nam cần có lý tưởng.

Không đợi Nguyễn An Ninh nói dứt, hắn quát:

Không cần trí thức ở đất nầy . Nếu anh muốn làm trí thức hãy sang Moscou mà làm . Anh định gieo hạt giống ở nước này nhưng nó không bao giờ nẫy mầm được đâu . Cái xứ Nam Kỳ nầy phải vâng lời tôi . Nếu anh không biết vâng lời, anh sẽ đón nhận những biện pháp cuối cùng .Từ nay tôi cấm anh tụ tập đông người và diễn thuyết .

Thấy Nguyễn An Ninh im lặng, hắn mềm lại và vổ ngọt :

-Tôi thương và kính trọng tài năng của anh nên mới nói vậy . Anh đã đỗ cử nhân luật tại Pháp . Anh thông minh và nói tiếng Pháp giỏi hơn người Pháp . Anh chấp nhận cộng tác với nhà nước thì vợ đẹp con ngoan, xe hơi nhà lầu với chức quan to sẵn sàng cho anh .

-Tôi học không phải để làm quan .

-Vậy anh muốn làm luật sư ? .

-Làm luật sư là làm nô lệ .

- Vậy anh làm chánh án , sẽ không phụ thuộc vào ai .

- Làm chánh án càng nô lệ hơn vì phải xử những người yêu nước Việt Nam theo luật của các Ngài.

- Vậy anh muốn làm gì? Làm chính trị , làm quốc sự ? Khám lớn đang mở rộng cửa và Côn Đảo cũng còn rộng chỗ cho anh. Những tư tưởng của anh là tư tưởng phiến loạn.

- Tại sao gọi là phiến loạn, tôi sẽ tranh luận cùng ngài. Chẳng lẽ tôi yêu mến nước Pháp, tôi muốn học điều hay về dân chủ, bình đẳng,công bằng, bác ái của Cách mạng Pháp, tôi truyền đạt những điều tốt đẹp đó với đồng bào tôi mà gọi là phiến loạn à ?. Thưa ngài những việc làm của tôi chỉ để giống lên tiếng chuông cảnh tỉnh đồng bào tôi mà thôi.

Cognacq hằng học thét to :

- Nhưng tiếng chuông của anh là tiếng chuông nứt, tiếng chuông rè, hiểu chưa?

Nguyễn An Ninh mỉm cười vì ngài Cognacq làm nảy sinh trong đầu Ông cái tên cho tờ báo sắp cho ra đời ở Sài gòn , Báo La Cloche Fêlée, tức Chuông Rè . Ông sang Pháp mời Luật sư Phan Văn Trường về Sài gòn cùng làm báo . Ngày 10/12/ 1923 , La Cloche Fêlée ra số đầu nhằm thức tỉnh quần chúng nhân dân, chống lại bộ máy cai trị của thực dân . Chính vì vậy mà người sáng lập , nhà in, người bán và độc giả luôn bị bọn cai trị đe dọa . Chuông Rè trở thành cái gai trong con mắt của bọn thống trị . Khi bài Lý Tưởng Thanh Niên An Nam công khai đăng trên Chuông Rè , ngay lập tức bị thực dân Pháp cấm bán.

Nguyễn An Ninh phải tự ôm báo ra đường rao bán . Mật thám theo dõi, ghi tên, ghi địa chỉ. Chủ nhà in , hết đe dọa đóng cửa, đến được lệnh niêm phong . Tuy vậy Chuông Rè vẫn được các giới đồng bào, công chức, thanh niên, học sinh đón nhận và ông Ninh luôn được trọng nể, mến mộ .

Thống đốc Nam Kỳ còn lệnh cho các công sở, trường học và quân lính: “Ai đọc Chuông Rè, nếu công chức thì đuổi việc, học sinh thì đuổi học, binh lính thì đưa đi xa “. Người dân Sài gòn quá quen với ông Ninh diễn thuyết, ông Ninh bán báo, ông Ninh đánh lính, nên mỗi khi thấy nhà trí thức trẻ tuổi, mặc áo dài trắng, tay ôm Chuông Rè rao lên là người dân dỏi theo, Khi không thấy bóng mật thám, vội mua lấy một tờ . Nữ sinh Mai Huỳnh Hoa, học sinh trường đạo thường nói : “ Tuy bị cấm đoán nhưng trong trường, từng nhóm vẫn chuyền tay nhau xem báo Chuông Rè . Ở công sở, trong ngăn tủ viên chức, bên dưới là tờ báo của Ông Ninh ”.

Tháng 1/1925, Nguyễn An Ninh trở qua Pháp đón cụ Phan Châu Trinh . Cụ Phan về Sài gòn tháng 6/1025 , bến cảng ngày ấy đông nghẹt người đón và hoan hô náo nhiệt . Nguyễn An Ninh tổ chức cho cụ Phan nói chuyện với đồng bào Sài Gòn, và tin rằng thông qua Cụ , đồng bào các giới ở Sài gòn và Nam Kỳ cùng cả nước sẽ thấy được tấm gương yêu nước, suốt đời chỉ lo hoạt động cho đất nước và cho dân tộc.

Nguyễn An Ninh bị bắt , ngày 24/3/1926 , tối đến Cụ Phan Châu Trinh qua đời . Luật sư Phan Văn Trường đứng ra tổ chức lễ tang chí sỉ Phan Châu Trinh. Từ nhà giam , Nguyễn An Ninh đã bí mật nhắn chuyển ra, nhắc Luật sư Trường cố gắng tổ chức tang lễ cụ Phan chu đáo và qua cụ , giáo dục tấm gương yêu nước cho thanh niên .

Tin ông Ninh bị bắt chấn động Sài gòn và Nam Kỳ . Phong trào đòi thả Nguyễn An Ninh rầm rộ. Khi Pháp đình Sài gòn xử , 8/6/1926 , đồng bào Sài gòn và nhiều tỉnh Nam Bộ kéo tràn tòa án đấu tranh. Chúng kêu án Ông mười tám tháng tù giam ; song Ông chỉ ngồi tù chưa đến 10 tháng, được tha ,7/1/1927 .

Ra tù , Nguyễn An Ninh xuống chùa Vĩnh Tràng Mỹ Tho , để cùng Mai Văn Ngọc và Phan Văn Hùm cùng hợp bàn thành lập tổ chức Thanh Niên Cao Vọng Đảng và huy động cuộc biểu dương lực lượng , nhân cúng giáp năm cụ Phan Châu Trinh . Sáng ngày 14/3/1927, hàng trăm ngàn người Sài gòn và các tỉnh, đổ về nơi an nghỉ của cụ Phan dự mit tinh , khiến kẻ địch không kịp trở tay.

Thời kỳ 1925 - 1926, tổ chức Thanh Niên Cao Vọng Đảng, một tổ chúc quần chúng ra đời với Ban lãnh đạo, gồm Nguyễn An Ninh , Phan Văn Hùm và Mai Văn Ngọc , một nhà yêu nước uyên thâm về Hán học và Tây học , rễ của bà Sương Nguyệt Ánh . Lực lượng Thanh Niên Cao Vọng Đảng phát triễn trên 4.000 người , nhất là quanh vùng Sài gòn, Đức Hòa , Đức Huệ , Hóc Môn ,Bà Điểm . Lực lượng Thanh Niên Cao Vọng Đảng do Nguyễn An Ninh tổ chức đã tham gia tích cực nhiều cuộc đấu tranh giành quyền lợi dân sinh dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng .

Ngày 8/8/192 , Nguyễn An Ninh sang Pháp, tìm đến Nguyễn Ái Quốc tại Paris báo cáo về Thanh Niên Cao Vọng Đảng sẵn sàng là lực lượng quần chúng để Nguyễn Ái Quốc tuyển chọn khi về nước thành lập Đảng Cộng Sản . Thời gian trên đất Pháp Ông gặp các giáo sư và các bạn Pháp , các lãnh tụ Cộng sản Pháp phản ảnh hiện tinh Đông Dương về chính sách cai trị ngu dân, mất dân chủ, bắt bớ tù đày ác độc ; mong muốn có sự hổ trợ bằng hành động can thiệp để thả tù chính trị .

Các lãnh tụ Cộng sản Pháp nhận sẽ : “ đấu tranh mạnh trên báo chí, tạo áp lực với Bộ thuộc địa ; đồng thời động viên Nguyễn An Ninh rằng đấu tranh trên báo chí ở Sài gòn đã qua là rất tốt ; song cần công kích mạnh mẽ hơn chánh sách cai trị tàn bạo, vi phạm nhân quyền ”.

Ngày 6/1/1928, Nguyễn An Ninh trở về Sài gòn cùng với gia đình Nguyễn Thế Truyền. Thực dân Pháp càng cay cú về Nguyễn An Ninh chẳng những không đi học mà còn đưa về Sài gòn thêm một phần tử nguy hiểm nữa cho chế độ .

.Ngày 28/9/1928, sau chuyến đi các tỉnh miền Tây cùng với Phan Văn Hùm để triễn khai tổ chức và huấn luyện Thanh Niên Cao Vọng Đảng , trên đường trở về Phan văn Hùm bị bắt . Thống Đốc Nam Kỳ ra lệnh truy nã Nguyễn An Ninh .Biết không thoát, Ông đến phòng bồi thẫm Sài gòn trình diện và Ông bi địch bắt , bị giam hơn 7 tháng .Cognacq cho gọi người vợ đang mang thai , sắp sinh lên dụ dỗ . :

- Bà Ninh làm lụng cực nhọc lắm phải không ? .

- Tôi làm lụng quen rồi , chẳng thấy cực nhọc gì lắm .

- Ông Ninh làm quốc sự ở tù hoài chẳng có lợi gì cho vợ con . Bà hãy khuyên Ông Ninh ra làm quan tòa hay trạng sư gì cũng được . Tôi hứa sẽ đề nghị chánh phủ Pháp cấp tiền bạc cho Bà . Người Bà như thế nầy, vừa trẻ vừa đẹp, phải có nhà lầu xe hơi, có nhiều ruộng đất, hột xoàng mới xứng . Bà hãy nói với ông Ninh làm quốc sự như vậy đủ rồi . Như mấy ông Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long trước kia cũng làm quốc sự, bây giờ đều nghỉ hết rồi .

- Tôi sẽ nói lại cho chồng tôi biết ý kiến của ông . Tôi là phận đàn bà đâu có quyền xen vào công việc của chồng tôi .

Ngày 8/5/1929 , tòa Sài gòn xử Nguyễn An Ninh 3 năm tù giam ,5 năm mất quyền công dân và 1.000 quan tiền phạt về tội chủ mưu lập hội kín .Cuối năm 1931 , khi ra tù tên chánh mật thám nói :

- Ông Ninh ra tù lần nầy ráng đừng làm quốc sự nữa để khỏi vào khám lôi thôi .

- Nguyễn An Ninh cười đáp :

- Các ông cứ cho mật thám theo sát bên lưng thì tôi , còn làm gì được nữa .

- Hắn lẹ mồm :

- Hể Ông thấy thằng lính kín nào đi cách Ông mười thước thì cho đánh đó .

- Tôi tin sẽ không đánh lính của ông trong vòng mười thước .

Tên chánh mật thám nghĩ là khó có lính kín nào theo sát đối tượng gần như vậy . Ông Ninh nhân đó , đánh bọn lính kín mà không sợ tội . Mỗi khi trông thấy lính kín , Ông hô bà con áp ra đánh . Nhiều lần bọn chúng lò dò đến nhà là bị vây đánh , khiến chúng không còn dám lai vảng rình mò quanh nhà Ông .Do vậy mà những cán bộ cấp trung ương thường hay lui tới như Tổng bí thư Lê Hồng Phong , Hà Huy Tập , Nguyễn Văn Cừ, Ung Văn Khiêm ,Châu Văn Liêm , Nguyễn Thanh Sơn , Nguyễn thị Minh Khai ,Võ Văn Tần . Võ Văn Ngân , Hồ Văn Long , Nguyễn Văn Trân , Nguyễn Văn Tạo , Nguyễn Văn Nguyễn , Dương Bạch Mai ,Trần Văn Giàu, tìm đọc và nghiên cứu sách báo như được bảo vệ .

Bà Andrée Violis trong đoàn nhà báo Pháp cũng đến phỏng vấn Nguyễn An Ninh ngay khi ra tù . Ông nói : chính quyền tìm hết mọi cách để đè bẹp tờ báo của Ông .Chính phủ đã làm cho tôi thành một người cách mạng, mặc dù tôi không xuất thân từ tầng lớp vô sản . Giờ đây tôi hy vọng chủ nghĩa cộng sản đến cứu vớt chúng tôi, một dân tộc bị nô lệ .

Sau thời gian tòa Đại hình Sài gòn xử 121 người cộng sản , 1933 , nhân Ông Paul Vaillant Couturier, ủy viên trung ương Đảng cộng sản Pháp ghé lại Sài gòn , Nguyễn An Ninh tìm gặp và tranh thủ Couturier lên án vụ xử những người cộng sản Việt Nam . Đầu năm 1934 ,Quốc Tế Cộng sản cử nghị sĩ quốc hội Pháp , Gabriel Péri dẫn đầu phái đoàn Cứu tế đỏ sang Đông Dương tìm cách giúp tù chính trị . Nguyễn An Ninh đứng ra hướng dẫn Đoàn đi nhiều nơi , kể cả vào tận Khám Lớn Sài gòn .

Nguyễn Văn Trân sau khi ra tù đã bọc bạch :

Tôi thấy Anh rất lo cho anh em và ai cũng biết anh hết lòng giúp Đảng như vậy, tại sao anh không đứng vào hàng ngũ của Đảng ?.

- Chuyện trong hay ngoài Đảng đâu có gì là quan trọng . Cái chính là làm thế nào hoạt động có lợi nhất cho cách mạng .

Thời kỳ 1934 - 1935, Nguyễn An Ninh cùng Nguyễn Văn Trân , thường vụ xứ ủy Nam Kỳ , góp sức cùng Đảng khôi phục lại phong trào . Cả hai củng đạp xe đi hơn hai năm .Trên đường đi nơi nào thấy có đông người , Nguyễn An Ninh dừng xe , rau bán dầu cù là . Ông rao : “ Cù là An Ninh . chuyên trị bá chứng, riêng chứng bịnh mất nước thì không trị được . Mời bà con cô bác dùng thử ! ” . Nhiều người mua không lấy lại tiền thối, hoặc trả gấp đôi ba lần .

Năm 1936, khi chính phủ của Mặt Trận Bình Dân Pháp nắm chính quyền , Nguyễn An Ninh hiến kế mở Đông Dương Đại Hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng kết hợp hoạt động công khai và hoạt động bí mật. , phát động cao trào đấu tranh của quần chúng để xây dựng lực lượng . Ngày 29/7/1936, báo La Lutte đã đăng bài của Nguyễn An Ninh về “ Tiến tới một Đại Hội Đông Dương .” Sau bài hiệu triệu, cac tỉnh ở Nam Kỳ đồng loạt thành lập các Ủy Ban Hành Động , dưới sự lãnh đạo của các chi bộ cộng sản .

. Nhà cầm quyền Pháp lo sợ . Chính quyền thuộc địa khẫn báo về Pháp cho là nhân dân Đông Dương nổi loạn với 600 Ủy Ban Hành Động mọc lên khắp nơi, gây náo loạn xóm làng , các ban hội tề không còn hoạt động . Bộ trưởng thuộc địa Moutet, tức tốc gửi công điện sang cho Toàn quyền Đông Dương . Chính phủ yêu cầu ông ngăn chận bạo động hoặc xúi giục bạo động . Phải dung biện pháp mà luật pháp đã ban hành để giữ gìn trật tự .

Thống đốc Nam Kỳ, ngày 21/9/1936 , gởi tối hậu thơ cho Nguyễn An Ninh . Báo La Lutte bị lục soát. 27/9/1936 . Nguyễn An Ninh , Nguyễn Văn Tạo và Tạ Thu Thâu bị bắt . Cả ba đồng tuyệt thực tại Khám Lớn từ 26/10/1936 để phản đối . Sài gòn nhốn nháo . Sau 11 ngày nhịn ăn, không chịu uống nước , buộc Pagès, thống đốc Nam Kỳ phải ký lệnh thả vào 5 giờ chiều ngày 5/11/1936 .

Chuẩn bị ra tờ báo tiếng Pháp lấy tên L’Avant Garde của trung ương vào tháng 5/1937 , Nguyễn An Ninh cùng Nguyễn Văn Nguyễn xuống tỉnh Trà Vinh vận động tài chính . Ngày 7/5/1937 khi đến Càng Long gặp lính bao vây tim bắt số người diễn thuyết do Đảng cộng sản tổ chức. Biết nguy hiểm nhưng Nguyễn Văn Nguyễn nghỉ là không có liên quan nên nghỉ đêm tại thị xã . Đồng bào biết có Nguyễn An Ninh kéo đến thăm hỏi và nghe Ông nói chuyện về tình hình nước Nga .

Trở về Sài gòn yên ổn . Không ngờ lại có trát đòi hầu Tòa về việc xúi dân biểu tình ở Càng Long và viết bài chống đối nhà cầm quyền trên báo La Lutte . Nguyễn An Ninh viết thư cáo bịnh và lánh mặt quanh Hóc Môn , Bà Điểm . Ngày 21/5/1937 , địch phát lệnh truy nã trên toàn Nam Kỳ, thông báo ra cả miền Trung và miền Bắc . Tờ truy nã có in ảnh , dán khắp mọi nơi . Tuy vậy Nguyễn An Ninh vẫn viết bài đăng trên báo L’Avant Garde theo yêu cầu của Hà Huy Tập Và Nguyễn Văn Cừ , nhằm tranh thủ độc giả của báo La Lutte về với L’Avant Garde.

Nguyễn Văn Nguyễn bị bắt , 19/7/1937 , bị kêu án 5 năm tù ,10 năm biệt xứ về tội hoạt động lật đổ . Nguyễn An Ninh bị xử vắng mặt , với cùng mứt án và tội danh . Mãi gần hai tháng sau, thực dân Pháp mới bắt Ông , ngày 5/9/1937, tại nhà Hội đồng Võ CôngTồn .Tại tòa Sài gòn ngày 24/9/1937, Ông vẫn bị tuyên theo án của tòa tỉnh Trà Vinh . Nguyễn An Ninh chống án sang Pháp. Đến đầu năm 1938 tòa án nước Pháp hạ án xuống còn hai năm tù và 5 năm biệt xứ .

Ngày 18/2/1939 , Ông ra tù trước thời hạn và chuyển gia đình xuống Mỹ Tho vì cái án biệt xứ 5 năm . Năm 1939, Nguyễn An Ninh ra ứng cử Hội đồng , bất đắc dĩ và thất bại , theo yêu cầu của Xứ Ủy Nam Kỳ .

Thế chiến thứ hai năm 1939 bùng nổ . Ở Đông Dương , Toàn quyền Catroux , ra sắc lệnh cấm đảng cộng sản hoạt động, giải tán các tổ chức công khai, tịch thu hàng loạt tờ báo ở Sài gòn và truy bắt những nhà hoạt động cách mạng thuộc mọi xu hướng chính trị . Địch bắt những người đang hoạt động và gom cả những người bị quản thúc , biệt xứ và hốt luôn số mới ra tù mà chúng cho là thành phần nguy hiểm , phải tập trung đưa đi trại giam tập trung .

Trưa ngày 4/10/1939, mật thám Pháp đến đọc lệnh bắt Nguyễn An Ninh , tại nơi ở Mỹ Tho . Ông bình tỉnh dặn dò các con ráng học hành cho giỏi, lớn lên làm người có ích cho dân cho nước .Phải nghe lời má ; Định, Bình phải phụ má dạy dỗ các em .rồi quay sang người vợ khuyên giữ gìn sức khỏe . Bọn mật thám đẫy Ông lên chiếc xe cây bít bùng, trước bao nổi uất nghẹn của người vợ và đàn con ! . . .

.Ngày 14/5/1940, Tòa Tiểu Hình tổ chức họp kín, dù không có chứng cứ , chúng vẫn kết án Nguyễn An Ninh 5 năm tù , 10 năm biệt xứ , bị tước quyền công dân vì “ tội chỉ bản cho nông dân chống lại chinh phủ thuộc địa ” . Ngày 10/12/1940 ,Ông bị đày ra nhà ngục Côn Nôn .

Đứa con đầu Nguyễn An Định bị đuổi học và cấm các trường công và tư trên cả nước không được nhận Định vào học . May có Mai Huỳnh Hoa, bạn thân của gia đình vận động một chủ trường tư ở Sài gòn nhận nuôi và cho Định theo học anh văn . Riêng Bình , em kế của Định được người dì đem về nuôi và cho học tại trường Áo Tím . Cùng lúc Cô của Nguyễn An Ninh trở bịnh nặng , qua đời giữa lúc nhà tiền bạc không còn . May sao số cán bộ và cơ sớ cách mạng còn bí mật trụ tại Hóc Môn giúp lo tang cho Bà chu đáo .

An táng người cô xong cũng là lúc Nguyễn An Tịnh, Nguyễn Thị Minh và Mẹ đều bị sốt thương hàn . Dù đang bị địch truy bắt, Mai Huỳnh Hoa tìm cách đón ba mẹ con đưa xuống Bà Chiểu, tìm đến bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng trình bày hoàn cảnh…Bác sĩ Hưởng bàn cùng các bác sĩ Phạm Ngọc Thạch , Hồ Tá Khanh , Hồ Văn Nhựt chuyển hết cả ba về bệnh viện tư của bác sĩ Nhựt ở Phú Nhuận chửa trị miển phí .

Nguyễn An Ninh bước chân vào nhà ngục Côn Đão , chỉ được ở chung cùng anh em bạn tù một thời gian . Sau đó Ông bị tên chúa đảo Bouvier ghép vào thành phần nguy hiểm và gán cho cái tên là “ à titter dangeureux ” ; Ông bị đưa đi biệt giam một mình trong gian hầm chật hẹp , ngột ngạc , thiếu ánh sáng . chỉ đủ để xoay trở . Việc ăn ngủ ,tiêu tiểu đều giải quyết ngay tại bên trong căn hầm và Ông phải chịu trận như vậy gần ba năm 1940- 1943 .

Bề ngoài , Bouvier lu loa rằng Ông Ninh sức khỏe kém, thường hay bịnh hoạn, cần được ở riêng như vậy để có sự yên tỉnh , để “ an dưỡng tinh thần ”. Kỳ thật , Bouvier chán biết Nguyễn An Ninh là nhà trí thức nổi tiêng yêu nước, có thành tích đấu tranh được mọi người mến phục . Hắn lo sợ để ở chung đụng rồi thì Ông sẽ tổ chức tù nhân đấu tranh gây nhiều mối nguy , nhất là những tù nhân chịu ảnh hưởng của Nguyễn An Ninh , sẽ gây tai họa cho an ninh , trật tự cho nhà tù . Kẻ thù cô lập Ông Ninh khắc nghiệt từ những quyết sách khũng bố, giết dần, giết mòn Ông nơi địa ngục Côn Đảo .

Bouvier đổi đi , đến chúa đảo Brouillonnet rồi Tisseyre , một đại hung thần, , Ông Ninh lại bị hành hạ “ cấm cố hầm ”, tương đương án tữ hình . Ông bị bịnh phù thủng và bịnh kiết lỵ rất nặng lại xuất huyết mà không có gì chửa trị .

Chúa Đảo đưa Ông ra ngoài , nhằm mục đích muốn cách ly và hạ uy thế với anh em tù chính trị, để tiện bề kiểm soát ; đồng thời làm cho bạn tù nghỉ rằng Ông Ninh chịu ra làm tôi tớ để kiếm chút lợi lộc gì đó. Ông đã đi guốc trong đầu hắn trước rồi .Đời nào Nguyễn An Ninh chịu hạ mình về việc chỉ có lợi cho riêng cá nhân . Ngay những gì mà người nhà gởi cho, Ông không bao giờ giữ riêng để xài mà góp chung để sau đó chia đều cho những bạn tù không được gia đình tiếp tế .Ông thường nói “ nhiều bạn tù còn thiếu thốn hơn , vả lại những gì mình muốn thì người khác cũng muốn như vậy .

Giữa năm 1943, đang lúc lâm bịnh, bị nhốt cách ly , bọn Nhựt ra Côn Đảo mời Nguyễn An Ninh đứng ra lập chính phủ . Nếu chịu hợp tác , chúng sẽ can thiệp đưa Ông về Sài gòn chửa trị . Ông từ chối . Khi về Sài gòn, bọn Nhật lại tìm đên nhà người vợ , báo tin Ông bịnh rất nặng, mạng sống như chỉ mành treo chuông và khuyếu dụ nếu bằng lòng thuyết phục Ông Ninh nhận hợp tác với chính phủ Nhật , chúng sẽ đưa ngay về đất liền chạy chửa . Người vợ vẫn một mực , “ Tôi không dám xen vào công việc của chồng tôi ” . Cuối cùng Bà nói thẳng với bọn Nhật :

- Anh Ninh từng dặn tôi, đuổi Tây mà rướt Nhật thì khác nào đuổi hùm cửa trước, rướt hổ cửa sau, tránh võ dưa lại gặp võ dừa .

Bọn Nhật bỏ đi , trông rất hặm hực . Sau đó Bà gặp người bạn Mai Huỳnh Hoa trao chuyện . Huỳnh hoa rủ :

- Hai thím cháu ra Lăng Ông xin một quẻ để thím vơi đi nổi lo.

- Rủi quẻ xấu lại càng lo thêm . Nói vậy nhưng rồi Bà cũng cùng đi ra Lăng Ông khấn vái và rút liền hai cây xâm , nhờ thầy đoán quẻ .

Ông thầy nhìn cây xâm và nhìn vào quyển sách chữ nho đọc :

Ông tơ ghét bỏ chi nhau,

Chưa vui sum hợp đã sầu chi ly .

Bạn Huỳnh hoa nhắc :

-Thầy đoán tiếp quẻ kia giùm xem

Ông thầy lại đọc :

Cũng đừng tính quẩn lo quanh ,

Tan nhà là một, thiệt mình là hai .

Hôm đi xin xâm về , tối đến Bà thấy Ông Ninh trở về lại ngôi nhà trên Mỹ Hòa, Hóc Môn . Ông vô nhà rót nước uống, rồi đi kiếm mấy đứa nhỏ , không hỏi không nói gì. Giấc chiêm bao trùng hợp với việc đi xa của nhà trí thúc trẻ tài ba , Nguyễn An Ninh đến khó tin , đó là lúc Ông đã trúc hơi thở cuối cùng lúc 22giờ20 , đêm 14 tháng 8 năm 1943 !.

Nguyễn An Ninh hy sinh là ngày Đại tang nơi ngục tù Côn Đảo .Tù nhân đã cử hành lễ truy điệu rất long trọng , vô cùng thương tiếc chí sĩ Nguyễn An Ninh, nhà yêu nước vĩ đại .

Thời kháng chiến chống Pháp, Bà Nguyễn Thị Minh có lần hỏi Mẹ :

-Lần cuối cùng bị bắt , Ba có nói gì với Má không ? .

- Căn dặn nhiều, như là lời trăn trối , cứ mỗi lần nhớ lại nước mắt cứ trào ra

Ba dặn những gì hở Mẹ ? .

- Dặn đừng lo gì cho anh, dù xãy ra điều gì anh đều biết cần phải làm như thế nào . Em nên để sức mà lo dạy dỗ các con . Nhắc chúng nó nhớ, nhà ta đã ba đời chống Tây, không màng miếng đỉnh chung . Dặn các con phải ráng học hành . Có học mới biết tổ tiên ta giữ nước như thế nào . Có học mới biết được mình phải làm gì cho non sông Tổ Quốc . Các con sẽ không tủi hổ vì ông cha của mình . . .

Dự lễ kỹ niệm Nguyễn An Ninh 100 tuổi , giáo sư sử học Trần Văn Gìàu, xúc động, phát biểu trong nước mắt : “ Không có Nguyễn An Ninh , không có Trần Văn Giàu. Bác Sáu Trần Văn Giàu, nhà cách mạng lão thành nhắc nhở công đức lớn lao của bậc thầy Nguyễn An Ninh , trong những năm cách mạng mới được nhen nhóm : “ Chúng ta sinh ra vào một thời đại mà nhiệm vụ đòi hỏi ở ta quá nặng nề, vượt quá sức của ta . Chúng ta có bổn phận hy sinh để xây dựng một tương lai mà chúng ta không nhìn thấy mà ít nhất ta có thể mong mỏi nhìn thấy những điều hứa hẹn , Sách Nguyễn An Ninh . Từ cuối những nắm 1920 trở đi, trên chính trường Nam Kỳ, thần tượng Nguyễn An Ninh đượC xem như là một người Mác-xít-Lênin nit .

Nhân 50 năm ngày giổ Nguyễn An Ninh, cố Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh phát biểu : “Năm 1938 , tôi có dịp sống gần Ông ở Mỹ Tho . Từ năm 1939, tôi và ông đã bị đế quốc Pháp đày đọa ở nhà ngục Côn Đảo cho đến ngày Ông hy sinh . Ở trong tù , Nguyễn An Ninh luôn luôn đoàn kết với chúng tôi, những người cộng sản, để chống lại bọn cai nguc dã man . Khi Ông lâm bệnh mất đi , chúng tôi đã cử lễ truy điệu Ông rất long trọng và thương tiếc nhà chí sĩ Nguyễn An Ninh , nhà yêu nước vĩ đại ” . Báo Sài gòn Giải Phóng ngày 14/8/1993 .

Nguyễn An Ninh được chính phủ tặng Bằng Tổ Quốc Ghi Công. Mộ Ông được nhà nứơc tôn tạo tại Nghĩa Trang Hàng Dương , huyện Côn Đảo, thành phố Vủng Tàu .Tháng 9 năm 2000 , nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn An Ninh, Thành Ủy và Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định xây nhà lưu niệm Nguyễn An Ninh ngay chính trên mảnh đất ngày xưa cha mẹ ông tạo lập, nay thuộc phường Trung Mỹ Tây, quận 12 , thành phố Hồ Chí Minh .

VI- GIÁO SƯ TRẦN VĂN GIÀU, LÃNH TỤ CỦA CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Ở NAM BỘ, NHÀ SỬ HỌC UYÊN BÁC , NGƯỜI ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN TIẾN VỀ PHÍA TRƯỚC

( 1911-2011).

Giáo sư Trần Văn Giàu, sinh ngày 11 tháng 9 năm 1911 tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành ,tỉnh Tân An , nay là tỉnh Long An , từng đảm nhiệm nhiều trọng trách như Bí thư Xứ Ủy Nam Kỳ Đảng Cộng Sản Đông Dương , Chủ tịch Ủy Ban Khởi Nghĩa, Chủ tịch Ủy Ban Hành Chính Kháng Chiến Nam Bộ, một trong những nhà lãnh đạo của cao trào Cách Mạng Tháng Tám. năm 1945 , giành chính quyền về tay nhân dân của Sài gòn, Gia Định và Nam Bộ .

Sinh trưởng trong một gia đình điền chủ gìàu có, thuở nhỏ Ông đi học ở Trường Tiểu Học Tầm Vu, huyện Châu Thành , tỉnh Tân An . với tên Mười Ký, tuy nhiên nhiều người biết Ông với tên Sáu Giàu .

Do điều kiện gia đình, năm 1926, Ông lên Sài gòn , theo học tại trường Lycée Chasseloup Laubat , nay là trương trung học phổ thông Lê Qúy Đôn. Học sinh Trần Văn Giàu chịu ảnh hưởng các nhà yêu nước đương thời nhất là “ phong trào Nguyễn An Ninh đang gây tiếng vang lớn, khi Ông Ninh kêu gọi thanh niên cần rời khỏi ngôi nhà mình , phải đi thật xa để tìm để tìm một lý tưởng “ . Năm 18 tuổi tốt nghiệp Tú Tài, Ông xin gia đình cho sang Pháp du học , với ý chí học thật giỏi, và “ tìm một cái gì mới “ cố giành hai bằng tiến sĩ văn và luật để trở về viết báo cổ vũ long yêu nước , mở phòng luật sư bên vực quyền lợi và giúp đồng bào mình vơi bớt khổ đau .

Ông theo học tại Đại Học Toulouse , học văn và luật . Ông dành thời gian tiếp cận với những người cộng sản Pháp, đọc các trước tác lý luận Mac- Lênin và “ Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp “ của Nguyễn Ái Quốc . Năm 1929 Ông xin gia nhập và trở thành đảng viên Đảng Cộng Sàn Pháp , tích cực tham gia các phong trào công nhân và phong trào đấu tranh của du học sinh và công nhân người Việt ở thành phố Toulouse .

Sinh viên Trần Văn Giàu đã dấn thân hoạt động yêu nước ngay thời sinh viên ,tháng 5 năm 1930 , Ông được công nhân và du học sinh Việt Nam ở Toulouse cử làm đại biểu lên Paris tham gia biểu tình trước điện Elysées , dinh Tổng thống Pháp , đòi hũy bỏ án tử hình đối với các thủ lĩnh trong cuộc khỡi nghĩa Yên Bái . Cảnh sát bắt Ông cùng 18 sinh viên người Việt tham gia đấu tranh, đưa về giam tại nhà tù Loa Roquillis; Ông cùng các bạn bi đuổi học .bị chính phủ Pháp trục xuất về nước .

Trở về Sài gòn , Ông đi dạy học tại trường Huỳnh Công Phát, số 19, 23 Boulevard Kitchener , nay là Nguyễn Thái Học ,quận một và tham gia hoạt động cách mạng bí mật tại Sài gòn, 1930. Khi được kết nạp vào Đảng Công Sản Đông Dương, Ông cùng Hải Triều phụ trách Ban Học Sinh và Ban Phản Đế của Xứ Ủy Nam Kỳ .

Giữa năm 1931 , Trần Văn Giàu được tổ chức cử sang Liên Xô học tại trường Đại Học Đông Phương Matxcơva Năm 1933 , Ông bảo vệ thành công đề tài tốt nghiệp “ Vấn đề ruộng đất ở Đông Dương “, được xếp hạng Thủ Khoa , niên khóa 1931, 1932 , 1933 .Trần Văn Giàu về Sài gòn, trên cương vị Bí thư, 1934-1935 , tổ chức lại Xứ Ủy Nam Kỳ, xuất bản báo Cờ Đỏ và bộ sách Cộng Sản Tùng Thư . Ông nhiều lần tham gia các buổi diễn thuyết trước hàng ngàn người ở Sài gòn để đánh thức lòng yêu nước .Uy tín Ông càng tăng trong đồng bào các giới, nhất là thanh niên, học sinh , sinh viên, trí thức Sài gòn và Nam Kỳ .

Trước khi đảm trách Bí thư Xú Ủy và liên lạc quốc tế , chủ yếu do Ông tạo lập từ khi ở Matxcơva về Sài gòn , đến 1934 thì bàn giao lại cho Nguyễn Văn Đức,để đi dự hội nghị ở Hồng Kông . Tháng 3 năm 1935, khi Ông trở về Sài gỏn, bị mật thám Pháp bắt , do chính tên Sáu một tên nội gián của Pháp cày cấm vào , đã sang đón Ông từ Hồng Kông . Trong hồi ký 1940-1945 , nguyên Bí thư Xứ Ủy Trần Văn Giàu viết : “Sáu làm cán sự thành , sau đó kiêm cả liên lạc quốc tế vì nó biết nói chút ít tiếng Pháp, tiếng Quảng Đông “.

Mật vụ Pháp áp giải Ông về bót Catinat , nay là Sở Văn Hóa Thể Dục Thể Thao và Du Lịch thành phố Hồ Chí Minh . Kẻ địch dùng mọi cực hình tra tấn, còng nhốt trần truồng Ông trong xà lim . Chúng giam Ông ở Khám Lớn Sài gòn , nơi mà Ông đã bị bắt và bị giam hồi giữa năm 1930, sau khi bị trục xuất về nước . bị xử 5 năm tù treo vì cái tội “ “vô gia cư chuyên môn “ dù mật vụ Pháp biết chán Trần Văn Giáu là “ “nhà cách mạng chuyên nghiệp “ .

Ngày 25/ 6/1935 , Ông cùng 27 người bị đưa ra Tòa Tiểu Hình Pháp tại Sài gòn . Chúng kết án Ông 5 năm tù và 10 năm quản thúc vì tội lật đổ chính quyền . Thời gian bị cầm tù tại Khám Lớn Sài gòn, Ông được các tù nhân cử làm Tổng đại diện . Sau nhiều lần đấu tranh đòi chúa ngục cải thiện chế độ sinh hoạt cho anh em tù , Ông liền bị đưa vào biệt giam cùng với một số tù chính trị mà chúng cho là đặc biệt nguy hiểm cần phải nhốt cách ly, cô lập thầy giáo đỏ Trần Văn Giàu .

Đối với Trần Văn Giàu, vô tù như đi vào trường học chính trị . Ông trở thành chủ tịch hội đồng giáo sư đỏ, nên cứ cơm nước xong, cửa khám đóng lại, thì lấy sách ra đọc . Sàn xi măng là bảng đen . Gạch vụn là phấn . Ông bị biệt giam suốt ba năm cho đến ngày mãn tù .

Ngày 23 tháng 4 năm 1940 được ra tù ; song chỉ 8 ngày sau lại bị địch bắt , bởi Trần Văn Giàu thuộc trong số người nguy hiểm đất Nam Kỳ cần phải tập trung an trí ở trại giam Tà Lài, hồi nầy gọi là Camp Tà Lài , Camp des travailleur Ta Lai , trước là trị Sở đẵc biệt của thực dân Pháp vùng người Thượng, cạnh một bến phà, nằm vê phía Đông Bắc Biên Hòa . Camp Tà Lài có khoãng 300 tù chính trị chỉ có Cộng sản và người theo đạo Cao Đài thân Nhật .

Đảng Ủy trại Tà Lài sớm thành lập. Trần Văn Giàu được tập thể nhà tù cử làm Bí thư , đồng thời là Tổng Đại Diện Camp, chuyên lo việc huấn luyện chính tri tư tưởng. Nơi đây Ông liên lạc với bên ngoài qua công tác binh vận đối với lính khố xanh , công tác dân vận đối với đồng bào Mạ vùng Tà Lài .Trần Văn Giàu xem Camp Tà Lài như “ trường học nội trú “ của Đảng .

Khi cuộc khỡi nghĩa Nam Kỳ nổ ra , 23/11/1940 bị thất bại, chủ tỉnh Biên Hòa , La Rivière lên Camp Tà Lài cùng một tiểu đội lính khố xanh hộ vệ . Tên thiếu tá Ménétrier xếp Camp dẫn chủ tỉnh đến chỗ tù đang xeo đá đấp đường. Hắn ra lệnh :

-Tất cả tập hợp lại .! Cuốc xẽng bỏ hết xuống đất !.

Tất cả 500 tù ở Camp tập hợp lại dưới dốc , Sau lưng tên Chủ tỉnh, toán lính lên cò súng trường nghe rôm rốp . Tù nhân nói nho nhỏ với nhau

- Chắc có biến rồi . Chắc khủng bố .

- Bình tỉnh . Bình tỉnh . Đứng thưa ra, Trần Văn Giàu khẻ bảo .

Chủ tỉnh nói : Hãy nghe ta đây ! Vừa qua thừa nước Pháp bị bại trận ở Châu Âu và bị rối ở biên giới Thái Lan . Đảng Cộng Sản của các người đã cầm vũ khí nổ lên toan đánh đổ chính quyền Pháp ở Nam Kỳ. Đảng của các người đã hoàn toàn thất bại. Chính phủ đã và đang thẳng tay đàn áp không thương tiếc . May lắm mươi , mươi lăm năm nữa, đảng của các người mới có thể ngóc đầu dậy. Ta báo tin cho các người biết. Bây giờ các người trả lời cho ta câu hỏi sau đây

- Hỏi các người tán thành hay phản đối cuộc bạo động vừa qua ở Nam Kỳ ?.

Một câu hỏi đầy thách thức , khó trả lời . Anh em tù lo ngại . Rõ là tên chủ tỉnh khiêu khích .

Ông Trần Văn Giàu bước tới đứng trên một tảng đá cao :

Nầy ông chủ tỉnh ! Ông hỏi vậy chúng tôi ở Tà Lài tán thành hay không tán thành cuộc khởi nghĩa vừa mới xãy ra ở đồng bằng ?. Tôi xin trả lời chắc ông đủ bình tỉnh để nghe. Ông ơi ! Nước Việt Nam của chúng tôi từ mấy chục năm nay ở dưới quyền thống trị của nước Pháp , cũng như mấy tháng nay nước Pháp yêu dấu của các ông bị quân Đức Hitler xâm chiếm , dày xéo , thống trị. Chúng ta , ông cũng như tôi, đều là đồng cảnh ngộ mất nước. Tôi được biết, và ông thừa biết hơn tôi , rằng hang chục vạn người Pháp thường dân và binh lính đang nổi lên cầm vũ khí tiếp tục đánh Đức để giải phóng quê hương . Tôi tin chắc rằng trong thâm tâm của ông chủ tỉnh, ông rất đồng ý với những người Pháp kháng chiến rằng không thể van xin quân Đức rút lui mà nhất thiết phải đánh đuổi chúng nó bằng vũ lực, bằng súng đạn . Ở gốc trời Đông Dương xa xâm nầy, vì tấm lòng yêu nước Pháp, vì ý thức bảo vệ danh dự người Pháp, ông tuy không nói ra, ông không thể nói ra mà ông thật sự một lòng với người Pháp trong nội địa nước Pháp .Thì nói dấu chi ông, ở cái xó Tà Lài rừng núi này, tôi sao lại không thông cảm với đồng bào của tôi trong biến cố tháng 11 vừa qua ở Nam Kỳ “. Đó , tôi đã trả lời câu hỏi của ông chủ tỉnh “.

Rivière nín thinh , ngó xuống đất .

Trần Văn Giàu nói tiếp :

Còn như ông bảo rằng may ra mươi, mươi lăm năm nữa đảng chúng tôi mới sống lại được. Thì ông ơi, làm sao biết được mươi , mươi lăm năm nữa, cuộc diện thế giới và cuộc diện Đông Dương sẽ biến đổi hoàn toàn. Ông còn sống , tôi chắc cũng còn sống, mọi người ở đây cũng còn sống, chúng ta tất cả là những chứng nhân của lịch sử, chúng ta nhất định sẽ vui mừng thấy được nước Đức của Hitler bị bẻ gãy xương sống, nước Pháp của các ông và nước Việt Nam của chúng tôi đều được tự do “.

Rivière xem chừng mất hết cái hùng hỗ ban đầu , không nói , không rằng, quay lưng đi , khoát tay cho bọn lính khố xanh giải tán .

Sau Tết 1941, Trần Văn Giàu tổ chức cho Dương Khuy quê xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm ,tỉnh Bến Tre , Nguyễn Văn Khước , Mõ Cày Bến Tre và Minh Thẹo , quê tỉnh Vỉnh Long vượt ngục Tà Lài. Cả 3 vượt đi trót lọt .Tiếp đến , tháng 3/1942, đồng chí Trần Văn Giàu cùng với bảy anh em tù Camp Tà Lài, gồm Dương Văn Phúc tức Dương quang Đông, Nguyễn Tấn Đức , cựu tỉnh ủy Bến Tre , Trương Văn Nhâm , thành ủy viên Sài gòn, thời Nguyễn thị Minh Khai , Tô Ký , thanh niên Hóc Môn , mưu trí, giỏi võ, Kỷ sư Trần Anh Kiệt tức Văn sinh viên trường Đại Học Cộng Sản Đông Phương, quê Huyện Chợ Lách, tỉnh Bến tre , Châu Văn Giác , cán bộ cựu trào, đã từng hoạt động ở Cao Miên , nhà báo Nguyễn Công Trung , cán bộ hoạt động Công Đoàn cùng vượt ngục thành công . Tất cả phân tán thành nhiều hướng, tìm bắt liên hệ móc nối trở lại hoạt động .

.Chiến trường Sài gòn và Nam Kỳ thời nầy đang rơi vào tình cảnh khó khăn ngặt nghèo . Đến đâu cũng thấy địch dán yết thị kêu gọi dân chúng chỉ bắt những phần tử nguy hiểm, những nhà làm quốc sự, những đảng viên cộng sản. Hình ảnh của những người hoạt động cách mạng được địch phóng đại, thấy rõ đến từng cọng lông mày, từng sợi ria mép .

Trần Văn Giàu không về Sài gòn mà ngược lên Đà Lạt tạm ẩn tránh một thời gian . Ông hòa mình trong quần chúng lao động , sống lam lủ như trồng rau , làm hồ, làm công nhân bắn đá , chở đá ; suốt ngày ở sườn núi, bìa rừng , khổ cực . Trong khi Tô Ký bị bắt từ Đà Lat , bị áp giải về bót Catinat Sài gòn . Trong lúc tra tấn lấy cung , cò Bazin hỏi cấp tập , Trần Văn Giàu hiện ở đâu ? . Tô Ký khai , Sáu Giàu ra miền Trung với ý định ra nước ngoài vận động cách mạng ở hải ngoại . Bazin không tin nên ra lệnh tra tấn vô cùng ác độc .Tô Ký gồng mình, cắn răng chịu đòn , nhất mực không hở môi về địa điểm Trần Văn Giàu , Châu Văn Giác và Tô Ký đã quy ước sẽ gặp nhau tại Đà Lạt .

Trần Văn Giàu mắc bịnh thương hàn, sốt cao, tiểu ra máu. Nổi lo không giấy thuế thân khi chủ nhà đưa đi nhà thương. sẽ bị địch phát hiện .Nhờ nữ tu ở nhà thương Couvent des oiseaux chăm sóc tận tâm, Ông đã thoát chết .Một lần thót tim, khi ông đang làm hồ thì gặp phải người bạn học cũ thời du học bên Pháp , từ những năm 1928, 1929 , 1930 , đó là Phan Hiếu Kính đang là kiến trúc sư công trình .

Không dây dưa chém vè mãi ở Đà Lạt , thừa dịp Tết , Trần Văn Giàu vè Sài gòn trong một tối và đến ngay căn cứ cũ ở Phú Lạc Chợ lớn . Trước tình hình chổ ở Sài gòn –Chợ Lớn đang quá khó , Ông theo ghe buôn bán mắm của người quen xuống miệt U Minh , Xẻo Bần ở Rạch Giá , mướn ruộng sát bìa rừng canh tác, để phòng bất trắc , rút lui “ có trật tự “ .

Từ 13 đến 15 tháng 10 năm 1943 , đại biểu Cộng Sản các tỉnh Mỹ Tho, Gò Công ,Bến Tre , Trà Vinh, Sa Đéc , Long Xuyên , Cần Thơ, Sóc Trăng , Bạc Liêu , Biên Hòa, Sài gòn họp Hội nghị ở Chợ Gạo , trong Nhà Bác Hương Trưởng Hoài , xã Tân Thuận Bình , Đại biểu 10 tỉnh vắng mặt vì khó khăn đi lại . Hội nghị quyết định tái lập Xứ Ủy Nam Kỳ . Hội nghị bầu ông Dương Văn Phúc làm Bí thư Xứ Ủy, tuy nhiên Ông Phúc tuyên bố chỉ tạm nhận chức và sẽ trau lại chức Bí thư nầy cho Trần Văn Giàu , Hội nghị đồng ý .

Trong hoàn cảnh không liên lạc được với Trung ương Đảng ngoài Bắc, cũng không hay biết Nguyễn Ái Quốc đã về nước, triệu tập Hội nghị trung ương lần thứ VIII năm 1941 ở Cao Bằng và thành lập Việt Minh . Trần Văn Giàu tự trang bị cho mình một đường lối cách mạng cho Nam Kỳ ,dựa vào nghị quyết Trung ương VI trong khi chờ đợi chỉ thị của Trung ương Đảng .

Xứ ủy Nam Kỳ, tích cực hoạt động, xây dựng củng cố tổ chức , phát triển lực lượng , Trần Văn Giàu chủ trương ; “ Ta phải mạnh hơn tất cã các chánh đảng và giáo phái than Nhật cộng lại thì mới đem chính quyền về tay nhân dân được “. Tự Ông lập Ban Cán Sự Thành, gồm các đồng chí Nguyễn Oanh, Đặng Văn Thức , Tư Chi , cả 3 đều là công nhân kỳ cựu của thành phố, từng hoạt động cách mạng thời Mặt Trận Bình Dân , Đỗ Tương Hoàn, học sinh tú tài trường Petrus Ký và đồng chí Hảo, học sinh tốt nghiệp trường Kỹ Nghệ Thực Hành. Tiếp đến Ông thành lập Ban Cán Sự Chợ Lớn, Ban Cán Sự tỉnh Gia Định , Ban Cán Sự tỉnh Tân An , Ban Cán Sự tỉnh Biên Hòa . . .

Xứ Ủy Nam Kỳ khôi phục hệ thống tổ chúc cơ sở Đảng các cấp, mạnh hơn hết là tại Sài gòn - Chợ Lớn do chính Trần Văn Giàu trực tiếp phụ trách .Tháng 4/1944, Ông thành lập Tổng Công Đoàn và trong vòng nữa năm đã phát triển 40 Công đoàn cơ sở với 5000 đoàn viên , cùng nhiều trí thức, sinh viên, những nhà công thương vào Tân Dân Chủ Đoàn .

Trần Văn Giàu vào vận động tập hợp thanh niên và cả thanh niên học sinh sinh viên, tiểu tư sản ,trí thức. Ông đã thấy nơi thanh niên là lớp trẻ, đầy nhiệt huyết, có khả năng đấu tranh cho giải phóng dân tộc, dám hy sinh một khi được cách mạng trang bị lý tưởng cách mạng tốt đẹp và kiến thức khoa học, sẽ sáng tạo rất nhiều hình thức hoạt động yêu nước phong phú ..

Từ ra báo Tiền Phong và các sách bỏ túi như “Việt Nam Trên Đường Độc Lập “ , “ Rạng Đông Của Dân Tộc “, mở các lớp huấn luyện chính trị cho công nhân, học sinh-sinh viên , trí thức do chính Bí thư Trần Văn Giàu trực tiếp giảng bài . Ông nhận định : “ Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, riêng lực lượng của Đảng không làm nổi cách mạng, phải có sự tham gia, sự nổi dậy của hàng triệu đồng bào

Với phương sách “ tương kê tựu Kế “, Ông chủ động cùng Xứ Ủy thành lập và trực tiếp chỉ đạo tổ chức Thanh Niên Tiền Phong , tháng 5/1945 ) thông qua số đảng viên bí mật như Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Bác sĩ Nguyễn Văn Thủ và Sinh viên y khoa Huỳnh Văn Tiểng , tạo bình phong cho những đảng viên cộng sản hoạt động, tập hợp được một lực lượng lớn mạnh, vượt qua những tổ chức chính trị khác thời bấy giờ kể cả nhóm những đồng chí của mình trong Xứ Ủy Giải Phóng thành lập , 20/3/1945, tại Xoài Hột, Mỹ Tho.

Ngày 14/8/1945, khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh, thời cơ đã đến, Ông hợp thường vụ Xứ Ủy Nam Kỳ, ngay trong đệm 15/8/1945 tại Chợ Đệm quyết định thành lập Ủy Ban Khỡi Nghĩa, bàn về Tổng Khỡi Nghĩa, nhân Lễ tuyên thệ của Thanh Niên Tiền Phong lần thứ II , tại vườn Tao Đàn Sài gòn .

Hội nghị Chợ Đêm tối 16/8/1945, một số đại biểu tranh luận gay gắt về thời điểm, từ thất bại của cuộc khởi nghĩa Nam kỳ 23/11/1940 . Hội nghị đồng ý tiếp tục chuẩn bị chu đáo, chờ tin Hà Nội .

Sáng ngày 18/8/1945, lễ ra mắt 50.000 đoàn viên Thanh Niên Tiền Phong lần thứ hai được tổ chức tại Sài gòn , Tổng số đoàn viên Thanh Niên Tiền Phong đến tháng 7/1945 riêng Sài gòn là 200.000 đoàn viên, trong đó có 120.000 là công nhân và đoàn viên Công đoàn , hàng trăm trụ sở T.N.T.P mọc lên khắp các quận ,khu phố , nhà máy, trường học , một hình thức biểu dương lực lựơng rầm rộ ,quy mô, do Xứ Ủy chỉ đạo . Tiếp đến, 21/9/1945, Mặt Trận Việt Minh ra mắt tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo và đưa Bí thư Xứ Ủy Trần Văn Giàu lên vị thế nhạc trưởng cuộc Tổng khởi Nghĩa giành chánh quyền ở Sài gòn và Nam Bộ chỉ vài ngày sau đó .

Ngày 21/8/1945 lại hợp Xứ Ủy hợp mở rộng tại Chợ Đệm, Bí thưTrần Văn Giàu đề nghị đêm 22/8/1945 sẽ khởi nghĩa ở Sài gòn và sáng 23/9/1945 biểu tình chính trị vũ trang với khoảng 1.000.000 người ở trung tâm Sài gòn, sau khi nhận được tin Hà Nội khởi nghĩa thăng lợi . Song vẫn còn có đại biểu e ngại vì quân Nhật còn một lực lượng có thể trấn áp . Bí thư đề ra ngay một thỏa ước là giao cho Tỉnh Bộ Tân An làm thí điểm khởi nghĩa .

Khởi nghĩa Tân An thành công vào đêm 22/8/1945, hội nghị Chợ Đệm lần thứ III, đêm 23/8/1945 , lập tức Xứ Ủy chỉ định lập ra Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời cho toàn Nam Bộ, gọi tắt là Lâm Ủy Lâm Thời Nam Bộ, Bí thư Trần Văn Giàu làm Chủ tịch . Sẫm tối 24/8/1945, Ông có mặt tại trụ sở chỉ huy khởi nghĩa, số 6, đường Colmbet, nay là Thái Văn Lung, nơi sinh viên Huỳnh Văn Tiểng được phân công thường trực , nghe báo cáo từng phút một. Tin từ Nhà Giây Thép , ta lấy như trở bàn tay, lệnh cho viên chức tiếp tục làm việc .Tin từ Nhà Đèn Chợ Quán , ta làm chủ một cách êm thấm ; nhà đèn phát điện liên tục .Tin từ khắp các nơi báo về cho thấy việc giành chính quyền không tốn một giọt máu, kể cả chiếm Sở Mật Thám Catinat, Sở Cảnh Sát Đô thành, các bót quan trọng, đài phát thanh , Dinh Đốc Lý và tất cả các cây cầu trong thành phố .Cờ cách mạng treo đỏ rực khấp thành phố .

Bí thư Trần Văn Giàu cho rằng “ cuộc khởi nghĩa xem như đã thực hiện hơn phân nữa, vì còn cuộc biểu tình võ trang khởi nghĩa ngày mai .” Ông chỉ đạo kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế và chi huy mấy chục công nhân, dựng ngay ở ngả tư đại lộ Bonard- Charner , nay là Lê Lợi- Nguyễn Huệ một tháp đài cao bằng gỗ bọc vải đỏ, ghi danh sách 9 Ủy Viên Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Bộ . Một lễ đài dựng lên sau nhà thờ, trên đại lộ Norodom , nay là đường Lê Duẩn

Báo “Sài gòn”, số ngày 28/8/1945 đã đăng hàn tít chữ lớn : “ Một ngày chưa từng có trong lịch sử nước nhà ! Quốc dân ta cử hành một cuộc biểu tình vĩ đại để tỏ cho hoàn cầu biết dân tộc Việt Nam là một dân tộc có đủ tư cách hoàn toàn độc lập dưới chế độ cộng hòa dân chủ.”

“ Một Kỷ nguyên mới trong lịch sử Viêt Nam ! Trên một triệu người khắp Nam Bộ và từ Cao Miên về, cùng các đại biểu Hoa Kiều tram dự cuộc biểu tình Việt Minh, ủng hộ chính phủ cộng hòa dân chủ.”

Chiều tối 25/9/1945 Xứ Ủy hợp kiểm điểm, Chủ Tịch Lâm Ủy Nam Bộ Trần Văn Giàu yêu cầu ra quyết định cử người tổ chức tàu , ghe rướt anh em tù còn ở ngoài Côn Đảo. Ông ký ngay lệnh lấy tàu De L‘Anessan để đón rướt cho mau chóng .Một Ban chuyên trách đựơc thành lập ngay gồm 3 người: Đào Duy Kỳ , Nguyên Bí Thư Xứ Ủy Bắc Kỳ, chủ bút báo Dân Chúng , Nguyễn Công Trung , Viết báo Dân Chúng và Tưởng Dân Bảo từng ở Côn Nôn . Ban nầy giao cho Lý Văn Chương , người Gò Công thực hiện .

Một đoàn ghe biển Vàm Láng 50 chiếc loại lớn, mỗi chiếc chở ít nhất 100 người cùng với 2 tàu kéo Rodier 4 , kéo đoàn ghe 20 chiếc và Rodier 12 , kéo 12 chiếc lên đường ra Côn Đảo .Đêm 22 rạng 23/9/1945 , anh em tù Côn Đảo xuống tàu ghe về đất liền . Riêng Bác Tôn Đức Thắng đích thân lái một ca-nô về . Lễ đón rướt trọng thể tù Côn Đảo về đất liền được tổ chức tại trường Taberd , tỉnh Sóc Trăng vào giữa tháng 9/1945 .

Độc lập chỉ chưa tròn một tháng, đêm 22 tháng 9/1945. quân Pháp nổ sung chiếm trụ Sở Lâm Ủy, Dương Quang Đông với trách nhiệm bảo vệ đã chỉ huy lực lượng canh giữ nổ sung chống trả , diệt một số tên Pháp, rồi ra lệnh rút lui .Trong lúc Lâm Ủy hợp tại nhà sô 629, đường Câ Mai Chợ Lớn , nay là đường Nguyễn Trải , thành lập Ủy Ban Kháng Chiến ngày 23/9/1945 ,

Khi được cử làm Chủ Tịch , Ông Trần Văn Giàu chỉ định sinh viên Huỳnh Văn Tiểng làm phó chủ tịch và đồng chí Lưu cùng phụ trách nội thành Sài gòn , Ông phát lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến và thực hiện chiến thuật “ trong đánh , ngoài vây , cầm chân địch cả tháng ở Sài gòn , làm thất bại kê hoạch đánh nhanh thắng nhanh của địch .

Giữa tháng 10/1945 , Ông Hoàng Quốc Việt trao thư trung ương điều động Trần Văn Giàu và Bác Sỉ Phạm Ngọc Thạch ra Hà Nội . Ra đến miền Bắc Ông đề đạt nguyện vọng xin được trở lại chiến trường Sài gòn và Nam Bộ, nếu không thì cho Ông sang Cao Miên hoặc Thái Lan lập một căn cứ hậu cần cho Nam Bộ . Đề đạt thứ hai của Ông dược chấp thuận .

Trần Văn Giàu đến Thái Lan với danh nghĩa Ủy Viên Quân Sự Hải Ngoại ,thời thủ tướng Luang Pradit Phanomyong , là bạn học thời sinh viên ở Pháp, có cảm tình đặc biệt với cuộc kháng chiến giành độc lập của Việt Nam , Trần Văn Giàu vừa vận động nhiều thanh niên Việt Kiều về Nam Bộ chiến đấu , vừa mua sắm vũ khí tiếp tế cho quân dân Nam Bộ đánh giặc .

Được sự giúp đỡ của Đảng cộng sản Thái Lan , cử đồng chí Na ,Việt Kiều trong Đảng Bộ, đưa Trần Văn Giàu sang Mã Lai gặp đảng cộng sản Mả để quan hệ xin vũ khí . Thật hửu duyên thiên lý, Trần Văn Giàu và Dương Quang Đông , Năm Đông gặp lại đồng chi Phạm Văn Đắc, gốc Long Điền ,đất đỏ Bà Rịa , từng ở chung chi bộ với các đồng chí Kiêt và Khâm ở Dakao , Sài gòn . Bây giờ Đắc đổi tên Mã là Lai Đặt, đang là Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Mã Lai

Năm Đông nhìn nhận, Đắc cực kỳ thông minh , nói và viết tiếng Mã như người Mã, nói và viết tiêng Hoa như người Hoa . Tiếng Anh , Pháp tuông thạo. Đắc viết báo cùng lúc hai tờ; tờ Quần Chúng chữ Mã,, tờ Chiến Hửu chữ Hoa .Đắc nói : Phải lấy cho được võ khí đưa về Nam Bộ càng sớm càng hay. Không thì thằng Anh cũng lấy hết Năm Đông tranh thủ chở 150 tấn võ khí Malaysia của Đảng bạn tặng về nước , Sách Dương Quang Đông Xuyên Tây, trang 115 ,tác giả Nguyên Hùng ,Nhà Xuất Bản Trẻ .Không chỉ hoạt động trên lĩnh vực quân sự , Trần Văn Giàu còn thong thạo trên mặt trận ngoại giao .

Theo Tiến sĩ Phan Văn Hoàng , viết trên báo Sài gòn Giải Phóng tháng 12/2010 đến 2/4/1947, Ông Trần Văn Giàu thay mặt Việt Nam cùng với hơn 190 đại biểu của 28 nước Châu Á tham dự hội nghị Liên Á tổ chức tại New Delhi của Ấn Độ . Ngày 30/3/1947, ngay diễn đàn hội nghị, Ông kêu gọi các nước giúp đỡ cuộc kháng chiến của Việt Nam chống thực dân Pháp . Ông nói :” Điều cần thiết ở Châu Á lúc nầy không phải là một khối trung lập, mà là một liên minh chiến đấu bảo vệ tự do “ .Tháng 9/1947,Ông cùng một số trí thức và nhà hoạt động chính trị các nước Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Indonesia, Lào họp tại Bangkok để thành lập Liên minh Đông Nam Á. Ông được bầu làm Phó Chủ Tịch Ban Chấp Hành Liên Minh.

Cuối năm 1947, Trần Văn Giàu được điều trở về Việt Bắc . Năm 1949 và được Đảng và Nhà nước giao trọng tràch Lảm Tổng Giám Đốc Thông tin tuyên truyền toàn Quốc . Năm 1951,Ông tham gia Bô Giáo Dục, xây dựng ngành dự bị Đại Học Sư Phạm cao cấp. Năm 1954 , sau Hiệp định Genève Ông được cử về tiếp quản các trường Đại Học Hà Nội. Khi nhà nước thành lập Trường Đại Học Sư Phạm Văn Khoa và Khoa Học, Ông giữ trọng trách Bí Thư Đảng Ủy nhà trường , trực tiếp giảng dạy các môn khoa học chính tị , triết học, lịch sử cận đại Thê giới và Việt Nam . Nắm 1956, Ông giữ chức Bí thư đảng ủy, kiêm chủ nhiệm trường Đại HọcTổng Hợp Hà Nội, Chủ nhiệm sáng lập khoa lịch sử .

Với lòng yêu nước nông nàn, nghị lực phi thường và trí thông minh sáng tạo, giáo sư Trần Văn Giàu đã vượt qua mọi nghịch cảnh đi tới thành công . Ông đã viết :” Đời tôi trải qua nhiều bước thăng trầm, có lúc sa vào hoàn cảnh éo le, nhưng tôi giữ tinh thần lạc quan, vì tôi tin tưởng rằng cuối cùng sự thật sẽ chiến thắng . Kiểm lại, tôi thấy trong hơn ba, bốn mươi năm bị hàm oan, tôi không hề rời công tác Việc gì giao cho dù nhỏ tôi cũng làm tròn , không giao việc gì thì tôi viết sách , viết báo , dạy học và tôi đã đạt thành tựu tôi mong muốn, giữ vững tư cách đảng viên, giữ vững nhân cách Việt Nam “ , Hồi Ký 1940-1945, trang 332- Trần Văn Giàu .

Đối với gia đình, Ông giữ cho mình tấm gương trung hiếu, thủy chung . Đi học xa , đi làm cách mạng suốt đời vẫn luôn đau đáu nổi nhớ nhà . Hình ảnh người cha trước lúc lâm chung, cố lấy lực tàn,vịn vào cột nhà đứng dậy, lần theo vách, vừa đi vừa kêu “ Ký ơi, Ký ơi ! Con đi đâu mà không về với tía , do người chị kể lại, luôn in đậm trong tâm và Ông nguyện lấy trung với nước mà làm đạo hiếu với mẹ cha . Với, Bà Đổ Thị Đạo, người vợ rất mực chung thủy, Ông ví như Kiều Nguyệt Nga và tự thấy mình chưa trọn đạo làm chồng vì đi biền biệt hết tuổi thanh xuân, không kịp có một đứa con khôn lớn với Bà .

Ngoài sự nghiệp chính trị, Giáo Sư Trần Văn Giàu là một đại trí thức, giàu sáng tao trong lĩnh vực khoa học xã hội-nhân văn .Theo phó giáo sư, tiến sĩ Phan Xuân Biên thì chưa có một người Việt Nam nào viết nhiều như Giáo Sư Trần Văn Giàu : “Hơn 150 công trình khoa học đã được in ra, ghi dấu ấn và sự cần mẫn của Ông.”. Một đồng nghiệp thân cận, giáo sư Vũ Khiêu đánh giá : “ Các tác phẩm về sử học của Giáo Sư Trần Văn Giàu đều có sự hấp dẫn của văn và chiều sâu của triết . Ở Giáo Sư, trong văn có triết và trong triết có văn .Cả hai đều được lý giải vững vàng, gắn liền với sự chứng minh của sử học .Giáo sư đã có đóng góp to lớn cho sự nghiệp vẻ vang của Đảng, dân tộc ta” .

Giáo sư sử học Phan Huy Lê vinh danh : “ Giáo Sư Trần Văn Giàu là một học giả uyên bác, Một cây đại thụ của nền sử học Việt Nam . Giáo sư là một nhà sử học Mácxít kiên định trên những quan điểm cơ bản của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử ; đồng thời là một trí thức yêu nước, suốt đời chiến đấu vì lợi ích của nhân dân , của dân tộc .”. Theo Giáo sư Hoàng Như Mai thì Giáo Sư Trần Văn Giàu : “ con người thần tượng của lớp thanh niên học sinh chúng tôi là sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 .”

Giáo Sư Trần Văn Giàu , một nhà cách mạng lão hành , kiên trung đã hiến dâng trọn cuộc đời mình cho cuộc hành trình đầy gian lao khốc liệt mà rất đổi anh hùng của chặng đường lịch sử của Đảng và của dân tộc . Ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân Chương Hồ Chí Minh,Huân Chương Độc Lập Hạng Nhất, Giải Thưởng Hồ Chí Minh đợt I , Anh Hùng Lao Động và Huy Hiệu 80 năm tuổi Đảng . Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tôn vinh : “ Giáo Sư Trần Văn Giàu, người con ưu tú của Nam Bộ Thành Đồng, người lãnh đạo tài năng , người trí thức, nhà khoa học uyên bác, người đảng viên cộng sản kiên trung . Tên tuổi và sự nghiệp đồng chí thật to lớn và mãi mai ngời sáng .” ./.

clip_image118

Đại Tướng Võ Nguyễn Giáp - Giáo Sư Trần Văn Giàu

V. DÒNG CA NHẠC KỊCH YÊU NƯỚC

PHÁT KHỞI ĐẦU TIÊN TỪ HỌC SINH- SINH VIÊN SÀI GÒN .

Khoảng giữa cuối năm 1939 , câu lạc bộ học sinh có tên Scola Club được thành lập do nhóm học sinh yêu nước của trường Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký , nồng cốt là Huỳnh Văn Tiễng với sự hổ trợ của Hội Nam Kỳ Đức Trí Thể Dục , S.A . M. I .P.I.C . . Mục đích công khai của Câu Lạc Bộ là Học Tập , Đoàn Kết , Giải Trí lành mạnh , rèn luyện thân thể và tinh thần . Hoạt động của Câu Lạc Bộ là ca hát , diễn kịch , ngâm thơ , hoạt động thể dục , thể thao , hội thảo chuyên đề về lịch sử ,văn hóa , đặc biệt là hoạt động văn nghệ .

Câu Lạc Bộ sáng tác riêng bài hát lấy tên là Hành Khúc Thanh Niên Nam Kỳ , Marche de la Jeunesse de Cochinchine . Lưu Hữu Phước viết nhạc , Mai Văn Bộ viết lời bằng tiếng Pháp mới được hát . Trong bài có câu Mỗi chúng ta đều nghỉ đến ngày mới . Vì ngày ấy là ngày giải phóng và rồi câu sau phải đổi lại “ …chúng ta đi , tim đầy hy vọngđể được Sở kiểm duyệt cho qua.

Câu Lạc Bộ Học Sinh dành trọng tâm cho hoạt động văn nghệ với những tiết mục tự biên , tự diễn mang nội dung yêu nước như Hành Khúc Thanh Niên Nam Kỳ , kịch Thầy Pháp gạt dân , Những người đau khổ nhứt thế gian , Lương Kha , Tục Lụy , bài phú Đưa Anh Lính Thợ sang Pháp .

Một chương trình văn nghệ được chuẩn bị dàn dựng, tập dược công phu của Câu Lạc Bộ Học Sinh để ra mắt tại Nhà Hát Tây Sài gòn. Công chúng nghe tin náo nức mua vé đến xem . Địch biết rõ nội dung tố cáo chế độ , do tên chỉ điểm Hiền Sĩ nhà báo xem các buổi diễn tập báo cáo , nên ra lệnh cấm diễn và sau đó cấm luôn tổ chức Câu Lạc Bộ Học Sinh, Scola Clup ,1940 . Mặc dù vậy , những tiết mục ấy vẩn được Học Sinh công khai phổ biến trong các cuộc sinh hoạt . Đó là cuộc chạm trán đầu tiên của tổ chức và phong trào văn nghệ của học sinh với thực dân Pháp thống trị .

Đậu tú tài, phần lớn nhóm học sinh Scola Clup, Lycée Pétrus Ký ra Hà Nội để vào trường Đại học vào thời kỳ Pháp ký Hiệp định đầu hàng Nhật , 23/9/1940 . Từ Lạng Sơn , Hải Phòng, quân Nhật kéo về Hà Nội . Chủ nghĩa Đại Đông Á được Nhật và tay chân cổ xúy rùm beng Ngày 27/9/1940 , cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra . Pháp vội đóng cửa tất cả các trường Đại học, xua học sinh , sinh viên ra khỏi Hà Nội .

Khi các trường Đại học mở cửa trở lại, thì tình hình nhân dân Nam Kỳ Khởi nghỉa chống ách thống trị của Phápnổ ra , 23/11/1940 . Nhật làm ngơ, mặc cho Pháp đàn áp dẫm máu . Đọc báo thấy đưa nhiều tin Pháp đàn áp , nhiều gương hy sinh anh dũng của các chiến sĩ cộng sản khiến sinh viên Nam Kỳ trắng đêm không sao ngủ được . Sinh viên Lưu Hữu Phước khóc và đặt vấn đề , có phải là thời kỳ khởi nghĩa ? . Sinh viên Mai Văn Bộ cho đúng là thời kỳ khởi nghĩa . Lưu Hữu Phước viết ngay bài hát “Kêu Gọi Khởi Nghĩa” . Mở đầu :

“ Nào anh em ơi tiến lên dưới cờ giải phóng

Đồng lòng cùng nhau , ta đi sá gì thân sống . “

. . . . . . . . . . . . . . . . “

Về sau theo yêu cầu của chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Dương Đức Hiền cần có bài hát riêng cho sinh viên, bài hát nói trên được sữa lại lời và đổi thành bài hátTiếng Gọi Sinh Viên “ :

“ Nầy anh em ! Tiến lên đến ngày giải phóng

Đồng lòng cùng đi , ta đi sá gì thânh sống . .

Bằng nhịp phách hùng tráng , lời bài hát đã thổi hồn nước vào tâm hồn thanh niên , sinh viên , học sinh . Nhóm Hoàng Mai Lưu, chủ yếu là Lưu Hữu Phước bắt đầu hướng sáng tác âm nhạc của mình về truyền thống lịch sữ oai hùng của dân tộc , nhằm đánh thức lòng yêu nước , chí quật cường , góp phần xua đi những mặc cảm tư tưởng mê muội trong họ . Bài hát Bạch Đằng Giang với lời ca :

“ Đây Bạch Đằng Giang, sông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng, giống Lạc Hồng, giống anh hùng Nam Bắc Trung

Trên trời xanh , muôn sắc đua chen bóng ô .

Dưới đáy dòng nước, ánh sang vởn vơ nhấp nhô. Hàng cây cao soi bong, gió cuốn mươn ngàn lau. Hồn ai đang phảng phất trong gió, cảm xiết bao !

Mây nước thiêng liêng còn ghi chép rành , thời liệt oanh của bao người xưa trung chánh.

Vì yêu quóc gia vui lòng hiến thân.

Liều mình ra tay tuốt gươm bao lần ! .

Dòng nước vẫn sống dưới trời quang đảng.

Từ xưa nêu cao tấm gương anh hùng .

Dù có sấm sét, bão bùng mưa nắng,

Đằng giang vẫn sáng để cho nòi giống soi chung

Lập tức , Hành khúc Bạch Đằng Giang “ đã một thời khiến bao mái đầu xanh chợt tỉnh cơn mê , nơi nơi sinh viên, học sinh chuyền đi rất nhanh từ Bắc vào Nam . Bạch Đằng Giang được Lưu Hữu Phước sáng tác nhân chuyến qua sông Bạch Đằng .

Lưu Hữu Phước tiếp tục làm cuộc đối thoại với người xưa với người nay trong bài Người Xưa Đâu Tá “, một sự cật vấn lương tri khiến người người cùng nhìn vào cảnh đất nước điêu linh , nhớ đến truyền thống oai hùng , huy hoàng của ông cha mà xót xa , ray rứt , khuyên thanh niên , sinh viên , học sinh đừng say mê trụy lạc , hãy xứng đáng là con cháu Lạc Hồng :

clip_image119

Cổ Loa Thành Huyện Đông Anh Hanoi ( Cổ Loa Thành tạo cảm hứng cho Lưu Hữu Phước sáng tác bài Người Đâu Tá )

“ Trời mây u ám , gió cuốn tả tơi hoa cỏ

Thời xưa lưu dấu âm vang nỉ non trong gió

Người xưa đâu tá ! Có khóc những đêm lạnh lẽo ?

Người xưa đâu tá ! Có khóc những khi trời chiều ?

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

Người nay đâu tá ! Có biết hỗ cùng đèn lữa ?

Còn ai nghe đến những tiếng nước non đâu nữa ?

Nào ai mê ngủ , mê man trên đường lợi danh

Nào ai mê ngủ say sưa trụy lạc quên mình ! “

Bài hát Người Xưa Đâu Tá với tựa ban đầu là “ Kinh Cầu Nguyện, sau một thời gian tập, đến khi chuẩn bị trình diễn trước công chúng, tại giảng đường Đại học, nhưng trước đó 10 phút , sinh viên Trần Văn Khê đang chỉ huy dàn nhạc, được cảnh sát đến trao một tờ giấy , cho biết bài nầy không được quyền hát , do quyết định của Sở kiểm duyệt và Sở mật thám .

Xem xong, sinh viên nhạc sĩ Trần Văn Khê nói :

clip_image121

“ Hôm nay tôi vừa mới được lịnh bài nầy cấm hát , xin các em hợp xướng ngậm miệng lại ; nhưng không cấm đánh nhạc , các bạn đánh nhạc cứ đánh to lên ; nhưng không ngờ mọi người đã có nghe , có biết bài hát , nên vừa đánh bản nhạc, tất cả đứng lên hát to hơn , mặc dù không cho hát.

Sau đó Lưu Hữu Phước và tôi được cảnh sát mời lên và dọa rằng: Các anh là học bỗng, ra đây học lo đi học , làm những chuyện nầy có ngày mất học bỗng .

Cả hai chúng tôi cùng cười . Chúng tôi không có làm gì sai hết , cấm hát chúng tôi không hát . Không cấm đàn , chúng tôi đàn ; như thế có gì là sai ? . “

Bài hát “ Người Xưa Đâu Tá “ do Ban Văn Nghệ Tổng Hội Sinh Viên công diễn trong đêm Hội trại về nguồn tại đền Hùng , 10/3/1942 của 200 sinh viên, đã gây xúc động mạnh trước cả ngàn người đến dự .

Phong trào Hướng Về Cội nguồn , phong trào ca hát Thanh Niên Và Lịch Sử, hàng loạt bài hát lại nối tiếp nhau ra đời như : “ Ải Chi Lăng “, Hát Giang Trường Hận “ , “Hờn Sông Gianh “, “Hội Nghị Diên Hồng “ :

“ Nào ai yêu nước nhà , yêu giống nòi , vì hận thù .

Làm sao lương dân thoát khỏi cơn đau khổ .

Người Nam anh dũng quyết dâng mạng sống cho non sông “

( Hát Giang Trường Hận nay là Hồn Tử Sĩ ).

Ôi sông Gianh, hồn mi nên sánh, cùng con sông Hát , cùng con sông Đằng .

Ôi sông Gianh lòng mi tủi chăng, hồn mi hổ chăng, dạ có buồn chăng “

( Hờn sông Gianh ) (1 )

Những bài hát của nhóm Hoàng Mai Lưu muốn đánh mạnh vào tư tưởng kỳ thị Nam Bắc mà một số thanh niên bị tiêm nhiễm bởi âm mưu chia để trị của thực dân .

Đến bài Hội Nghị Diên Hồng như là một kết luận dứt khoát sau hồi đánh thức lòng yêu nước , cật vấn lương tri . Một loạt bài chủ đề “ tìm về nguồn.Quyết chiến trong Hội Nghị Viên Hồng là một kết luận đã rồi của lịch sữ , nhưng là một đòi hỏi bức bách đối với tất cả nhũng người Việt Nam trước thời cuộc hôm nay , nhất là thanh niên sinh viên , học sinh đang mang nổi nhục mất nước – cho dù là thân phận nhược tiểu- lẽ đương nhiên phải đứng lên chiến đấu như cha ông ngày trước đã chống kẻ thù xâm lược mạnh gấp nhiều lần :

clip_image123

Đền Kiếp Bạc nơi thờ Trần Hưng Đạo và Trần Quốc Tuấn thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương

Toàn dân nghe chăng !

Sơn hà nguy biến

Hận thù đằng đằng

Biên thùy rung chuyển

Vang lừng non sông rền vang tiếng vó câu gây oán nghìn thu .

Toàn dân Tiên Long !

Sơn hà nguy biến !

Nào người hào hùng !

Nên hòa hay chiến? .

Diên hồng tâu lên cùng minh chúa báo ân

Hởi đâu tứ dân !

Chúng ta hình dung , sau tiếng loa buổi ban mai rạng rỡ , một đoàn bô lão ăn vận áo dài the ,quần dài trắng, đầu bịt khăn đóng, chân yếu , lưng còng , người chóng gậy , người che dù , người tay chấp sau lưng cùng nhau đi phó hội non sông . Họ vừa đi vừa hát đầy lạc quan , cả quyết .

“ Kìa vầng hồng bừng chiếu trên đỉnh núi

Ôi Thăng Long! Khói kinh kỳ phơi phới

Loa vang vang , chiếu ban truyền bốn phương

Sông núi thiêng khí hùng luyện chí giống nòi.

Thề chung một lòng gìn non nước, yêu quê hương!

Giống anh hùng nêu cao chí lớn, giống anh hùng theo tiếng quốc hồn

Đi phen nầy lòng mong tâu đến long nhan

Dòng Lạc Hồng xin thề liều thân , liều thân

Đường còn dài, hờn vương trên quan ải

Xa xa trông,áng mây đầu non đoài “.

Và cuộc phó hội giữa bô lão và Hưng Đạo Vương

“Trông quân Nguyên tàn phá non song nhà

Đạp thành trì , toan xéo dày lăng miếu

Nhìn quân gian ác lấn xâm tràn nước ta

Ôi ! Sông núi nhà rền tiếng muôn dân kêu la

- Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến ?

- Quyết chiến!

- Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến ?

- Quyết chiến!

- Quyết chiến luôn ! Cứu nước nhà. Nối chí bao hùng anh

- Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh ?

- Hy sinh !

- Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh ?

- Hy sinh !”Thề liều thân cho sông núi.

- Muôn năm lừng uy .

Bài “ Hội Nghị Diên Hồng “,sừng sửng một khí phách ngoan cường , lẫm liệt của cha ông .

Cùng với loạt bài hát , sinh viên Huỳnh Văn Tiễng đã sáng tác hai vở kịch “ Nợ Mê Linh “ và Đêm Lam Sơn “, đưa ra công diễn tại Nhà Hát Tây Sài gòn trong ba đêm dạ hội văn nghệ ca kịch . Kỷ sư nông nghiệp Ông Nguyễn Đăng Pierre, sinh viên thời ấy, trong vai diễn Lê Lợi tâm đắc rằng : “ Đêm Lam Sơn “ nó hay lắm . Ngay đọc mình cũng thấy hay rồi , nhất là màng cuối cùng . Ông đã tái diễn đấy cảm xúc :

“ Tổ Quốc Việt Nam đã bị giày xéo dưới gót giày nhà Minh

Dân tộc Việt Nam đang rên rỉ dưới ách bạo tàn của quân xâm lược

Lòng căm thù ngút tận trời xanh, chí quật cường chuyển rung song núi

Trước vong linh của bậc anh hùng tiên liệt ; trước ngọn lữa thiêng chứng giám lòng thành

Tất cả chúng ta chung một lời thề”

Tôi rút gươm đưa lên , gươm tôi mang từ Hà Nội về , thét lớn :

“Nhục nước phải rữa bằng máu ! “

Anh em nghĩa sĩ cùng rút gươm đua lên và đồng hô vang :

Xin thề ! Xin thề ! Xin thề ! “

Hướng về khán giả , tôi như nói với muôn người :

“Hãy nhìn thẳng vầng hồng lố dạng ở chân trời , báo hiệu nước Việt Nam ta thoát khỏi vòng hắc ám . Rạng rỡ trong hào quang tự do” .

Và tôi dõng dạt hô thật to . Trên sân khấu của nhà hát Tây, toàn thể diễn viên đồng hô nhất loạt :

Việt Nam độc lập muôn năm !

Dân tộc Việt nam tự do muôn năm !”

Ba đêm hội diễn , báo chí Sài gòn thời đó cho rằng nhóm Hoàng Mai Lưu đã làm nổi song Bạch Đằng ngay giữa Sài gòn . Ông Nguyễn Oanh , thành viên Ban cán sự Sài gòn lặng lẽ theo dỏi và về báo cáo trong Xứ ủy , đồng chí Bí thư Xứ Ủy Nam Kỳ Trần Văn Giàu đặt vấn đề :

“ Ta hãy tìm xem số sinh viên nầy họ là ai , làm sao mà mướn được Nhà Hát Tây , làm sao mà dám diễn khởi nghĩa Lam Sơn tại Nhá Hát Tây giữa Sài gòn ? . Họ muốn nói gì với Pháp đây ? . Hoặc có thể đây là mưu đồ của Decoux ,con bài của Pháp trong thế cờ mới, muốn làm cho đồng bào ta lầm tin rằng Pháp không còn là kẻ áp bức Dân tộc ; hoặc là số sinh viên nầy lợi dụng tuyên bố thừa nhận Dân tộc của Decoux ở Việt Nam để tạo ra một phong trào yêu nước trong sinh viên ; đáng nghi mà cũng đáng khâm phục, đáng hy vọng . Hy vọng với sức phát triễn mạnh mẽ của phong trào thanh niên , sinh viên- học sinh . “

Về sau nhà sử học Trần Văn Giàu đã viết trong Hồi Ký 1940-1945 :

Ba vở kịch Đêm Lam Sơn , Nợ Mê LinhHội Nghị Diên Hồng, toàn là những đề tài lịch sữ , đề tài yêu nước chống ngoại xâm . Công chúng Sài gòn hoan nghênh Đêm Lam Sơn dữ lắm .bằng mọi cách khêu gợi lòng yêu nước, kêu gọi tinh thần dân tộc , khêu gợi tự hào dân tộc thì dễ khuấy lên phong trào quần chúng , đẩy nhanh cách mạng tới trước . “

Năm 1943 , là năm đánh dấu phong trào “ ca hát kịch “ và phong trào về nguồn “ của sinh viên, học sinh yêu nước Sài gòn đã gặt hái nhiều thành quả trong sáng tác , trong tổ chức biểu diễn các ca khúc , các vở kịch, các hoạt cảnh , đặc biệt phổ biến ca khúc của một số sinh viên -học sinh như Lưu Hữu Phước , Huỳnh Văn Tiễng , Mai Văn Bộ , Nguyễn Mỹ Ca , Trần Văn Khê, Lương Ngọc Châu , Bùi Kiêm Bích tức Bùi Đức Tịnh , Đặng Ngọc Tốt , Quách Vĩnh Chương tức Quách Vũ , Phan Thanh Hòa . v .v . trong đó nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là“ cây đinh “ của phong trào trong nhóm Hoàng-Mai-Lưu sáng lập từ năm 1941 .

Nhóm sinh viên-học sinh Sài gòn đã phát khởi nên dòng ca hát kịch yêu nước đầu tiên và nhanh chóng trở thành một trào lưu văn nghệ mới, tạo nên dấu ấn mạnh mẽ . Những bài hát giàu tinh thần chiến đấu , thể hiện bản sắc dân tộc ,không những làm thức tỉnh lòng người về nhục mất nước mà còn nung đúc ý chí quật cường , thúc giục mọi người đứng lên xã thân vì nghĩa lớn ,cứu quê hương. Nhiều bài đã trở thành truyền thống , thành những tác phẩm bất hủ , in đậm thêm dấu ấn lịch sử oai hùng của dân tộc .

Trong cùng trào lưu văn nghệ đó cũng có nhiều bài khác của sinh viên cùng nội dung yêu nước , cũng được sinh viên-học simh hoan nghênh và phổ biến như: “ Bóng Người Núi Lam “ của Lương Ngọc Châu , “ Đến Trường “ của Nguyễn Mỹ Ca , “ Trên Sông Bạch Đằng “ . “ Bóng Cờ Lau “, “ Nước Non Lam Sơn” , “ Ngày Xưa “ của nhóm Tiếng Đồng Vọng , “ Hùng Vương “ , “ Nhà Việt Nam “ của Thẩm Oánh . Ca Cảnh “ Chim Than , Lời Cha Già “ của Đỗ Nhuận . Bài hát “ Nhà Việt Nam “ rất được phổ biến trong giới học sinh của nhiều trường học ở Sài gòn và các tỉnh thành ở Nam Kỳ thời bấy giờ .

Những thầy cô yêu nước thường qua tốp ca cây nhà lá vườn “ , từ học sinh nhà trường , tập dược và đưa ra công diễn với . Nữ sinh trang phục áo tứ thân, đầu chít khăn mõ quạ, tượng trưng cho miền Bắc ; nữ sinh áo dài truyền thống sắc vàng, đầu đội mấn màu vàng , biểu tượng của Huế miền Trung và nữ sinh trong áo dài quần dài trắng ,đầu đội nón lá ; biểu trưng cho Nam Kỳ . Bài hát chống chia rẽ đất nước , dân tộc có sức truyền cảm mạnh mẽ được khởi lên từ

“ Nhà Việt Nam , Nam Bắc Trung sáng trưng Á Đông

Bốn ngàn năm đó văn hóa xây đắp bao kỳ công

Người Việt Nam Căn Quốc bao anh hùng ,

Từng phen lướt danh dưới trời Á Đông

Ai ơi ! Đừng phân chia Nam Bắc Trung , một nhà Việt Nam

Nam Bắc Trung chung giòng ,

Dân con Việt Nam hàng mong bền tâm , cố xây nhà Việt Nam

Nam Quang cho đến Cà Mau

Nhà Việt Nam non nước tưoi một màu

Yên vui anh trước em sau

Đừng có xa nhau mà lòng tan nát đau

Khăng khăng thì tay nắm tay

Kìa ánh vinh quang đang sáng soi ngập trời

Người Việt từ đây

Nam Bắc Trung chung lòng mừng vui .”

Phong trào hướng về nguồn cội ngày một dâng cao . Năm 1943 ,Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương tổ chúc trại Hè khắp các miền Bắc Trung Nam. Ở Nam Kỳ . Trại Hè quy mô được tổ chức tại Suối Lồ Ồ , thuộc làng Bình Trưng , quận Thủ Đức tỉnh Gia Định , 11/1943 ,kéo dài suốt một tháng với hàng ngàn lượt người tham gia, ngoài sinh viên còn thu hút đông đảo học sinh các trường và nhiều nhân sĩ , trí thức , công chức ở Sài gòn các tỉnh Nam Kỳ và đến dự .

Nhiều bài hát , thơ , kịch khơi dậy lòng yêu nước và ý chí quyết tâm giành độc lập cho Tổ Quốc . Qua phong trào về nguồn , nhiều người cảm thấy phấn khởi, hăng hái như tìm thấy con đường giải phóng quê hương .

Nhìn lại thời kỳ đầu của nền tân nhạc Việt Nam; dòng văn nghệ yêu nước phát khởi đầu tiên của sinh viên-học sinh Sài gòn và Nam Kỳ ở giai đoạn nầy đã làm được sứ mạng góp phần tích cực giải phóng tâm lý mặc cảm bi quan , bế tắc , thức tỉnh nhiều người đang mê ngủ, say sưa trụy lạc, mê man trên đường lợi danh .

Thời kỳ tiếp theo là thời kỳ chiến thắng vang vội của Hồng Quân Xô Viết . Nước Đức phát xít “ từ đánh đâu thắng đó “ , không tránh khỏi bại trận và ở Châu Á việc Nhật thua trận chỉ còn là thời gian .Tuy Nhật ra sức tăng cường lực lượng ở Đông Dương trong chiến lược cố thủ trước thất bại ở những nơi khác . Mỹ bắt đầu dội bom xuống Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc . Thời cuộc chính trị rối ren, đất nước nghiêng ngữa . Sinh viên - học sinh không sao tập trung vào việc học hành .

Văn nghệ thời kỳ nầy bắt đầu từ “ phong trào Xếp Bút Nghiên của sinh viên Sài gòn, chuẩn bị trở về Nam đón thời cơ giành chánh quyền theo chủ trương của Việt Minh , do Đảng lãnh đạo

“ Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu !

Xếp bút nghiêng coi thường công danh như phù vân

Sơn hà xao xuyến tiến ta tiến !

Một lòng yêu non sông vì dân ta liều thân “

(xếp bút nghiên)

Cùng với bài hát “ Xếp Bút Nghiên , nhóm Hoàng Mai Lưu cho ra đời Mau Về Nam “ , “ Gieo Ánh Sáng, phổ biến ngay trong sinh viên tại Đông Dương Học Xá , cư xá của sinh viên được thực dân Pháp xây dựng, nằm trong chủ trương nắm sinh viên qua phong trào “ Đoàn kết-Khỏe để phụng sự “ của phó Toàn quyền Ducoroy phát động , tìm hậu thuẩn nơi lớp trẻ Việt Nam chờ dịp quật lại Nhật .

Phong trào xếp bút nghiên cùng ba bài hát trên được sinh viên hưởng ứng . Sinh viên Hà Nội , sinh viên Huế cũng bỏ học trở về quê hoặc lên vùng căn cứ Việt Bắc theo Việt Minh . Tám mươi sinh viên Sài gòn và Nam Bộ lần lượt bỏ học trở về Nam . Trên đường về Nam nhiều bài hát khác được sáng tác để động viên thêm ý chí ,quyết tâm như bài “ Nam Tiến “ , “Tám Mươi Năm “.

“ Tám mươi năm sống đời tối tâm

Ta tiêu diệt tàn bạo ,giết tàn bạo !

Bọn đế quốc nén đè chúng ta

Ta quyết đi tiêu diệt tàn bạo ,giết tàn bạo

Quyết khôi phục tự do

Quyết rữa sạch hận thù ! “ .

“Nước non xa nghìn dặm , chúng ta đi nghìn dặm

Cùng nhau tiến về hướng Nam “

( Nam Tiến )

-

Vào thời kỳ nầy, phong trào văn hóa , văn nghệ của học sinh-sinh viên Nam Kỳ ngày càng sôi nổi , đa dạng mang nội dung mới , trực tiếp cách mạng ; kêu gọi thanh niên , học sinh - sinh viên cùng hành động , hãy vùng lên giải phóng quê hương .

Sau trại Hè Suối Lồ Ồ từ giữa năm 1943, học sinh trường Lycée Pétrus Ký, hình thành tổ chức tập hợp học sinh của trường lấy tên là Đoàn Cấm Trại và Du Lịch, tên công khai là Đoàn S.E.T. , viết tắt của chữ Section d’Excursion et la Tourisme. Sau đó , nội bộ nhóm “ Xếp Bút Nghiên “ đề nghị đổi thành Đoàn Hùng . Hoạt động chủ yếu là văn nghệ , cắm trại , tham quan các di tích lịch sữ, hoạt động thể dục ,thể thao .

Đoàn Hùng là nồng cốt hoạt động trong Hội Truyền Bá Quốc Ngữ cho đến tháng 8/1945 , tham gia khởi nghĩa giành chính quyền . Ban lãnh đạo Đoàn Hùng gồm Trịnh Kim Ảnh , chủ tịch cùng hợp tác Nguyễn Văn Ảnh tức Nguyễn Duy Cương và Võ Thế Quang . Tiếp sau là Đỗ Tương Hoàng thay Trịnh Kim Ảnh , cùng với hợp sức của Nguyễn Công Tộc và Lê Hoài Đôn. Đoàn S.E.T. đặt dưới sự chỉ đạo của Xứ Ũy Nam Kỳ , trực tiếp là Bí thư xứ ủy Trần Văn Giàu .

Đoàn Hùng tổ chức 4 lần cắm trại lớn : viếng mộ Võ Tánh , trở lại Suối Lồ Ồ , hội Đoàn ở Gò Dưa , Thủ Đức ; ở đình Bà Lụa Thủ Dầu Một , nay là tỉnh Bình Dương . Các cuộc cắm trại đi liền với văn nghệ, hát những bài hát yêu nước . Huỳnh Văn Tiễng ngay sau về Nam đã gắn với Đoàn Hùng lập Ban kịch sinh viên , gồm học sinh các trường Lycée Pétrus Ký , Áo Tím , Tiểu học Tân Định và nhiều trường khác . Đến ngày 26/9/1944 , Huỳnh Văn Tiễng bị địch bắt, Bùi Kiêm Bích thay làm trưởng Ban Kịch .

Tỗng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945, bài hátTiếng Gọi Thanh Niên và bài hát Lên Đàng là những bài hát vượt khỏi phạm vi giới, trở thành bài hát góp phần tạo ra một động lực cách mạng lớn lao trong cao trào Tỗng Khởi Nghĩa. Tố Hữu, nhà thơ, nguyên phó thủ tướng, cho rằng “Tiếng Gọi Thanh Niên, lời bài hát rất hay, nhạc điệu hùng tráng và thiết tha, có sức lay động mạnh tuổi trẻ thời đó. Một bài hát cách mạng chưa từng có đã đến giữa lúc thanh niên trong thành phố đang lan tràn Buồn Tàn Thu, Giọt Mưa Thu não nề “.( lưu Hữu Phước Sự Nghiệp Âm Nhạc- Nhà Xuất Bản Trẻ 1998, trang 18 ) . Ra đời vào 4/1941, từ bài hát “ Kêu Gọi Khỡi Nghĩa “. Về sau , để phổ biến công khai nên đổi lại là “ Tiếng Gọi Sinh Viên, rồi : “Tiếng Gọi Thanh Niên , tương tự như một quốc ca . Giáo sư, nhà giáo nhân dân Trần Văn Giàu “ không thể nào bỏ qua Tiếng Gọi Sinh Viên Tiếng Gọi Thanh Niên đã từng làm dấy lên phong trào sinh viên và thanh niên trên cả nước “.

Bài “ Lên Đàng được sáng tác trong cao trào cách mạng, từ giới học sinh, nhanh chóng trở thành bài ca chính thức của phong trào Thanh Niên Tiền Phong . Một bài hát được hàng triệu người đồng ca trên đường phố, trong các cuộc tập họp . Theo nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng, có lẽ Lên Đàng “ ngự trị “ đỉnh cao của nhạc yêu nước và chiến đấu- tự nó đã nối kết quần chúng với cách mạng . Già cũng hát, trẻ cũng hát, nam nữ cũng hát, áo choàng linh mục, áo cà sa nhà sư cũng hát. Trong phong trào Thanh Niên Tiền Phong ở Nam Bộ, tiếng đếm một hai, tiếng tu huýt và bài Lên Đàng cùng chiếc nón rơm và ngọn tấm vông đi vào lich sử “ . ( Lưu Hữu Phước Sự Nghiệp Âm Nhạc- nhà Xuất Bản Trẻ . trang 23 ).

Bài Gieo Ánh Sáng cũng vượt hàng rào giới trở thành bài ca chính thức của Hội Truyền Bá Quốc Ngữ , cổ động người người giúp đỡ dạy chữ cho đồng bào nghèo :

“Lòng vui sướng , anh em ơi , tim thắm nhuần tình đồng bào , trai đời mới sao cho nên tiếng trai .

Cùng đi gieo khắp nơi chữ ta .

Nơi hương thôn tối tâm , đời mịt mù xót xa tiếng kêu than , tiếng rền vang đồng quê …đánh thức giấc toàn dân chìm đắm trong cơn mê nhọc nhằn . .” .

Bài hát Khúc Khải Hoàn sáng tác trong khám Lớn Sài gòn của Lưu Hữu Phước, lời của Nguyễn Mỹ Ca xuất hiện đúng vào thời điểm Việt Minh ra công khai kêu gọi Tỗng Khởi Nghĩa giành chính quyền tại Sài gòn .

Trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng , phong trào văn hóa văn nghệ của học sinh-sinh viên Sài gòn có vai trò hết sức tích cực và độc đáo , luôn gắn bó máu thịt với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần làm giàu truyền thống đấu tranh; làm phong phú thêm nền văn hóa nước nhà . Những nốt nhạc mang hồn phách dân tộc của Lưu Hữu Phước , mở đầu cho dòng ca nhạc yêu nước của nhóm học sinh lớp trên , lớp dưới, Ban tú tài Lycée Pétrus Ký Sài gòn năm 1939 ; trước họa thực dân đang dày xéo quê hương , nó đã mở đường cho phong trào yêu nước, từ truyền thống của dân tộc của tuổi trẻ còn ngồi dưới mái học đường .

Suốt năm năm, từ giữa cuối 1939 , nhất là đầu năm 1943 và 1944, nhóm Hoàng Mai Lưu đã không ngừng gầy dựng và phát triễn mạnh dòng ca nhạc kịch yêu nước để góp phần thúc đẫy phong trào đấu tranh trong sinh viên- học sinh ; từ chủ yếu là đánh thức “ , làm cho thanh niên thức tỉnh về nhục mất nước , khơi dậy trong mỗi người lòng yêu nước, thương dân lầm than cơ cực dưới ách thống trị của thực dân, đến đi sâu khai thác một cách có ý thức các đề tài hợp pháp về truyền thống lịch sữ đấu tranh oai hùng của dân tộc thể hiện dưới hình thức ca khúc , kịch , thơ tự sáng tác tự tổ chức dàn dựng và biểu diễn để thúc đẫy phong trào .

Mặt khác , nhiều hình thức phổ biến , bằng chuyền tay , truyền miệng trong các cuộc sinh hoạt tập thể , các cuộc cắm trại về nguồn , tổ chúc các cuộc diễn thuyết ,hội thảo ; đến mở nhà xuất bản , viết báo , làm báo ở Sài gòn ; in ấn, đăng và phát hành những bài hát yêu nước của học sinh – sinh viên, góp phần thúc đẫy mạnh mẽ cao trào văn hóa ,văn nghệ đấu tranh chuẩn bị bước vào trận chiến tổng khởi nghĩa , giành lại độc lập cho dân tộc , tự do cho nhân dân . Các bài hát do nhóm Hoàng Mai Lưu sáng tác không những được ca vang trên đường phố Sài gòn mà còn lan rộng khắp các tỉnh thành Nam Kỳ, nơi hội hợp , sinh hoạt chính trị , văn hóa cùng góp phần đắc lực vào việc nâng cao và mở rộng khí thế tiền khởi nghĩa .

Nhóm Hoàng Mai Lưu không chỉ là hạt nhân của phong trào ca hát trong học sinh-sinh viên mà trở thành phong trào của quần chúng và là những chiến sĩ xung kích chiến đấu trên mặt trận văn hóa , văn nghệ của cao trào cách mạng tháng Tám ở Sài gòn và Nam Kỳ . Ngày nay những bài hát ấy đã đi vào lịch sữ như những bài hát truyền thống của các thế hệ nhân dân Việt Nam .

Dòng ca nhạc kịch yêu nước đầu tiên của học sinh – sinh viên Sài gòn từ cuối năm 1939 đến năm 1943 , nằm trong phạm trù cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng Cộng Sãn lãnh đạo, là đỉnh cao của phong trào văn hóa văn nghệ học sinh – sinh viên . được kết thúc vẻ vang với một tầm vóc vượt khỏi giới mình và có vị trí xứng đáng trong cao trào giải phóng dân tộc , không chỉ ở thời kỳ cách mạng Tháng Tám năm 1945 mà còn pnát huy tác dụng trong các giai đoạn cách mạng sau nầy.

.

VI /. GIÁO SƯ VIỆN SĨ , NHẠC SĨ LƯU HỮU PHƯỚC

TÀI DANH CỦA DÒNG ÂM NHẠC CÁCH MẠNG

(1921-1989)

clip_image124

Lưu Hữu Phước sinh ra trong gia đình giáo chức , ở Ô Môn , Tây Đô . Thời thơ ấu luôn được cha khuyên dạy : “Con trai phải biết cầm kỳ thi họa . “, và ông cố dành dụm tiền mời thầy về nhà dạy đàn cho Lưu Hữu Phước . Do không đủ tiền nuôi thầy nên Lưu Hữu Phước đành phãi tự học .

Năm 1933 ,Lưu Hữu Phước học xong bậc tiểu học ở Ô Môn , ra tỉnh dự thi vào Collège Cantho và trúng tuyển trong danh sách 80, trên 300 thí sinh của tất cả các tỉnh miền Tây . Cậu bé Phước mới 12 tuổi đã tham gia một cuộc tuyển sinh , concours , và giành được một trong 10 học bỗng hiếm hoi lúc bấy giờ . Lưu Hữu Phước là một học sinh rất mực thông minh, có năng khiếu âm nhạc mà người thầy dạy đàn từng dặn lại gia đình : “ Thầy Ba cố gắng cho em tiếp tục học đàn. Em là thần đồng đấy “ . Phước được học đàn, mà còn học chữ Nho , chữ Pháp , học vẽ , học đánh cờ .

Thời theo học Collège Cantho, niên học 1934- 1935 , Lưu Hữu Phước kết thân với một bạn học mới , Nguyễn Mỹ Ca , người quê Chợ Giữa , tỉnh Tiền Giang , có hai dòng họ nổi tiếng về nhãc truyền thống dân tộc . Dòng họ Nguyễn và dòng họ Trần, cả hai lãi có quan hệ thong gia và do đó , Nguyễn Mỹ Ca là anh họ của Trần Văn Khê , được chuyễn từ Collège My tho đến . cùng ở nội trú và cả hai trở thành đôi bạn âm nhạc . Phước còn có quan hệ với Tô Phương Hiếu , tác giả bài hát Tĩnh Ngộ , như cánh bườm , nói lên tâm trạng bọc sinh đô thị hướng theo cách mạng .

Năm học 1934 - 1935 , Lưu Hữu Phước tham gia iổ chúc Hướng Đạo , làm đội trưởng Đội Ong Xanh, cùng có Trần Bữu Kiếm , Nguyễn Việt Nam , Tạ Bá Tỏng . Phước soạn lời ca cho bài hát của đội hướng đạo “ Ong Xanh “ . Năm học sau đó , Phước có thêm bạn đồng điệu mới cùng theo học chung trường , bạn học Quách Vĩnh Chương và Tạ Thanh Sơn , cùng hợp nhau thành một tổ âm nhạc , biết đàn và biết hát , sẵn sàng tham gia các buổi lễ của nhà trường .

Lưu Hữu Phước lên Sài Gòn theo học Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký từ niên khóa 1936-1937. Sau khi đậu bằng Thành Chung, Phước được gia đình thưởng cho cây đàn măng đô lin mới với giá 4 đồng . Năm 1939 lại được thưởng cây đàn Ghi ta Tây Ban Nha với giá 18 đồng sau khi thi đậu Tú Tài I . Nguyễn Mỹ Ca tặng cho Phước quyễn sách tập đàn Ghi ta Tây Ban Nha .

Nhân tháng nghỉ lễ phục sinh , Lưu Hữu Phước tự học hai loại đàn nói trên, đủ chơi trong giới học sinh với nhau . Tuy nhiên, Phước cảm thấy bị day dứt : “ Khi đánh nhạc cho bạn tập khiêu vũ thì nhiều bạn vui , soạn các bài hát yêu đương thì nhiều bạn thích. Chơi các bài hát lành mạnh hơn thì chỉ có ít người đến với mình, nhưng những người ấy thường là người đứng đắn trong đám đông bạn học , như Nguyễn Mỹ Ca , Mai Văn Bộ . .

Đầu năm học 1938 , thêm bạn học Trần Văn Khê đến với Lưu Hữu Phước theo giới thiệu của Nguyễn Mỹ Ca . Năm tuổi 16 ,Trần Văn Khê đã biết sử dụng hầu hết các nhạc cụ dân tộc và một số nhạc cụ phuơng Tây .Khi Câu Lạc Bộ Học Sinh, Scola Clup của trường Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký thành lập , Trần Văn Khê là người chỉ huy dàn nhạc của Câu Lạc Bộ .

Năm 1940, theo gợi ý của Huỳnh Văn Tiễng, cần có bài hát cho Câu Lạc Bộ, với nội dung cổ vũ tinh thần đoàn kết và yêu nước. Lưu Hữu Phước sáng tác nhạc , Mai Văn Bộ soạn lời bằng tiếng Pháp; bởi học sinh thuộc địa Pháp chỉ được phép hát bằng tiếng Pháp . Bài hát mang tên “ Hành Khúc của Thanh Niên Nam Kỳ Marche de la Jeunesse de Cochinchine , được phổ biến rộng rãi cùng lúc với sự ra đời của Câu Lạc Bộ . Bài hát được học hoan nghinh nhiệt liệt . Học sinh vẫn hát khi Câu Lạc Bộ bị cấm hoạt động. Qua những bài đồng ca hướng Đạo và những bài hát của cách mạng Pháp năm 1789 , Lưu Hữu Phước đã phát hiện tác dụng của hành khúc và thấy rằng mỗi phong trào cách mạng của quần chúng không thể thiếu bài hát của mình .

Trong những năm theo học ở Sài gòn, Lưu Hữu Phước tìm đọc sử Việt Nam , từ những quyển sử ký giáo khoa thư Sơ Đẳng đến quyển Viêt Nam Sử Lược . Những sách không phải là sách tốt , nhưng ít ra cũng giúp Phước có dịp hồi tưởng về quá khứ vẻ vang của dân tộc , với biết bao anh hùng đã chiến đấu xây dựng nên Tổ Quốc.

Ra Hà Nội, Lưu Hữu Phước cảm thấy như về thăm quê khi đi thăm những địa danh như sông Hồng, núi Ba Vì, núi Tam Đảo , Ải Chi Lăng , cửa Bạch Đằng …,.là những danh từ mầu nhiệm và mầu nhiệm hơn nữa là những đền đài lịch sử như Lý Bát Đế , Đồng Nhân , Cỗ Loa , Phù Đổng… , mỗi di tích giống như một quyển sử dân tộc .

Năm 1940 , tình hình trong nước và trên thế giới biến đổi nhanh. Tháng 9 năm 1939 chiến tranh Thế giới thứ II nổ ra . Ngày 22/6/1940, Chính phủ Pháp đầu hàng nước Đức phát xít ; thực dân Pháp ở Việt Nam đầu hàng quân phiệt Nhật, 23/9/1949 . Bắc Sơn khởi nghĩa , 27/ 9 /1940 , người Hà Nội bàng hoàng, sinh viên xôn xao . Pháp vội đóng cử các trường Cao đẳng và Đại học và xua sinh viên ra khỏi Hà Nội . Sinh viên Sài gòn và Huế đành lên xe lửa tạm biệt thủ đô . Tháng 11 năm 1940 các trường mở cửa . đông đảo sinh viên học sinh Đại Học bắt đầu nghỉ nhiều hơn đến tương lai đất nước và mạnh dạn tìm đường đi . Lưu Hữu Phước nằm trong phong trào chung đó .

Vào một đêm tháng 4 /1941, Lưu Hữu Phước bàn với Mai Văn Bộ : “ Nên làm một bài hát cho người khởi nghĩa . Bàn nhiều về căm thù , về hy sinh ,về khởi nghĩa… , và thấy lòng ray rức , rạo rực , trằn trọc thâu đêm ; bỗng nghỉ ra câu nhạc , liền vùng vậy , bật đèn viết lia lịa một mạch cả nhạc lẫn lời Lời ca ấy chính là tâm sự của Lưu Hữu Phước :

Nầy anh em ơi ! Tiến lên đến ngày giải phóng !

Đồng lòng cùng nhau , ta đi , sá gì thân sống !

Cùng nhau ta tuốt gươm , cùng nhau ta đứng lên ,

Thù kia chưa trả xong , thì ta luôn cố bền .

Lầm than bao năm , ta đau khổ biết mấy ,

Vàng , đá , gấm vóc , loài muôn thú cướp lấy’

Loài chó nó hút máu đào chúng ta .

Đời ta gian nan, cửa nhà tan rả ‘

Bầu máu , nhắc đến đó , càng thêm nóng sôi ,

Ta quyết thề phá tan quân dã man rồi . . .

Điệp khúc :

“ Vung gươm lên ! Ta quyết đi đến cùng !

Vung gươm lên ! Ta thề đem hết lòng !

Tiến lên cùng tiến ! Vẻ vang đời sống ,

Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng ! . “

Bài hát chỉ lưu hành trong anh em , bạn bè thân thiết . Nhưng nó lan tỏa rất nhanh và rất xa ; ngay chính tác giả cũng bất ngờ với bạn bè và cả người em trong gia đình nơi quê nhà . “ Chính em gái tôi chép được ở đâu đem về khoe với tôi, mà không biết tên tác giả, và cũng chưa biết hát theo điệu gì “ .

Từ năm học 1941- 1942 , phong trào sinh viên có chuyển biến tích cực hơn . Những sinh viên xuất sắc như Dương Đức Hiền , Huỳnh Văn Tiễng , Mai Văn Bộ , Nguyễn Ngọc Minh , Đặng Ngọc Tốt , Vũ Văn Cẫn hoạt động sôi nổi . Bài hát khởi Nghĩa , không còn bí mật và trở thành bài hát của sinh viên- học sinh và thanh niên lúc bấy giờ .

Năm 1940, Lưu Hữu Phước tham gia đoàn sinh viên 10 người , đi xe đạp từ Hà Nội đến Bắc Ninh- Kiếp Bạc- Đông Triều- Hòn Gai – Hải Phòng . Đoàn tham quan nhiều nơi, như viếng đền Trần Hưng Đạo ở Kiếp Bạc, qua sông Phả Lại , sông Bạch Đằng . Chuyến qua sông , Lưu Hữu Phước hồi tưởng : Mình có cảm giác như là đang đi thuyền trên 650 năm về trước trên những ngọn sông mà vừa mới qua quân ta đã đánh chìm bao nhiêu là thuyền chiến của quân xâm lược “ Những cảm xúc và những gợi nhớ hào hùng sau một chuyến qua sông , Phước như nhớ lại thành tích xưa và cảm thấy tình yêu nước rung lên trong tim mình . Lưu Hữu Phước sáng tác thành bài hát lịch sử đầu tiên , bài Bạch Đằng Giang “, mở đầu từ hai câu có tính chất như kèn gọi lính :

“ Đây Bạch Đằng Giang, sông hùng dũng của nòi giống anh hùng,, giống Tiên Rồng, giống Lạc Hồng Nam Bắc Trung .

clip_image125

DI TÍCH CỌC GỖ Ở SÔNG BẠCH ĐẰNG

Khi hát lên , sinh viên như đã nghe tiếng gọi trên sông Bạch Đằng để khẳng định lại dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng, Nam Bắc Trung cùng chung một nòi giống .

Trên trời xanh , muôn sắc đua chen bóng ô

Dưới đáy dòng nước, ánh sáng vẫn vơ nhấp nhô .

Hàng cây cao soi bóng, gió cuốn muôn ngàn lau ,

Hồn ai đang phảng phất trông gió ? Cảm xiết bao .”

Nhạc chậm lại để những cảm xúc lắng sâu, xoáy vào lòng người

“ Mây nước thiêng còn ghi chép rành

Thời liệt oanh của bao người xưa trung chánh

Vì yêu quốc gia vui lòng hiến thân .

Liều mình ra tay tuốt gươm bao lần

Kìa quân Ngô Tiên Chủ chém. giết quân sài lang

Kìa quân Trần Quốc Tuấn đánh thắng quân Thoát Hoan

Nay đã bao lâu ? Còn đâu nữa rồi ?

Người nay có hay đã vì chúng ta ,

Người hùng anh xưa giữ nước non nhà ?

Dòng nhạc chuyển sang nhịp đi , giục giã :

“Hồn nước vẫn sống với trời , non , nước ,

Ngày nay , ta noi tấm gương anh hùng .

Dầu khó thế mấy , quyết cùng nhau bước ! .

Làm cho rõ biết cháu con nòi giống Tiên Long .”

Bài hát Bạch Đằng Giang được sinh viên- học sinh tán thưởng . Nhưng khi đưa ra , Sở kiểm duyệt thì từ đoạn “ Kìa quân . . . .giữ nước non nhà bị cấm . Và để được in và phổ biên , phải đặt lời khác cho Điệp khúc và được Sở kiểm duyệt chấp nhận :

“ Dòng nước trắng xóa dưới trời quang đảng

Từ xưa nêu cao tấm gương anh hùng .

Dù có sấm sét , bão bùng , mưa nắng .

Đằng Giang vẫn sáng để cho nòi giống soi chung .”

Vào một tối chủ nhật , sau khi viếng đền Cổ Loa , Lưu Hữu Phước nảy ra một suy nghỉ táo bạo và sáng tác một bài hát mang tính một cuộc đối thoại giũa người thời xưa và người thời nay Sinh viên Phước cho rằng : “ Đi viếng nhiều di tích lịch sử , nhiều miểu , nhiều đình chùa ; nơi nào đồng bào cũng thờ một vị anh hùng và tin tưởng rằng dù có hay không có tên trong lịch sử, cũng là thần phò độ dân làng. Từ suy nghỉ như vậy, Lưu Hữu Phước sáng tác bài hát Người Xưa Đâu Tá “ theo một điệu kèn, mô phỏng tiếng tù và ngày xưa, mở đầu cho một cuộc đối thoại đầy bi tráng :

“ Trời mây u ám , gió cuốn tả tơi hoa cỏ

Thời xưa lưu dấu âm vang nỉ non trong gió

Người xưa đâu tá ? Có khóc những đêm lạnh lẽo ?

Người xưa đâu tá ? Có khóc những khi trời chiều ?

Người nay đâu tá ? Có biết hổ cùng đèn lửa ?

Còn ai nghe đến những tiếng nước non đâu nữa ?

Người nay đang ngủ mê man trên đường lợi danh !

Người nay đang ngủ , say sưa trụy lạc quên mình !

Vùng vậy cả thảy ! Hởi lũ trẻ ngủ say sưa , mê man không hay !

Bừng mở mắt sang ! Hãy ngó thế giới , xem gương siêng năng người tài !

Rồng Nam nổi lên trụ giống nòi !

Người Nam anh dũng ! Nói đến tấm gương kẻ xưa đừng để thiệt thòi !”

Và thành kính nguyện cầu :

“ Người xưa đâu tá ? Hãy giúp thiếu niên dũng cãm !

Người xưa đâu tá ? Hãy giúp tấm lòng can đãm !

Người xưa đâu tá ? Hãy nổi gió , mưa, lửa , sóng !

Người xưa đâu tá ? Hãy giúp cho dân Lạc Hồng ! “

Một hồi tù và trổi dài kết thúc bài hát .

“Người Xưa Đâu Tá “với những âm hưởng tê tái lòng người, đi cùng với những trách cứ gay gắt , đánh thức lương tri .

Năm 1941, sau khi bài hát Bạch Đằng Giang , bị kiểm duyệt bỏ điệp khúc và Người Xưa Đâu Tá bị bắt buộc đổi thành Kinh Cầu Nguyên , Lưu Hữu Phước bị Sở Mật Thám Pháp gọi . Chúng đưa cho Phước nhiều loại giấy khai báo đã in sẵn . Trong cung án hạch hỏi dao to , búa lớn của mật vụ , mãi hằng sâu trong ký ức thời sinh viên của Lưu Hữu Phước : “ Kê khai lý lịch , viết rõ họ tên cha mẹ , chú bác cô dì , anh chị em , cả họ nội , họ ngoại ,họ dâu , họ rễ , nghề nghiệp , nhà cửa , cơ quan…, như là sắp sửa tru di tam tộc vậy . “ . Chúng đe dọa :

Họ nhà mầy nhiều thầy giáo , cô giáo , ăn lương nhà nước cả , mầy hãy coi chừng “ .

Lưu Hữu Phước nhớ lại , trong một lần, sinh viên Nguyễn Ngọc Minh nói chuyện về chiến thắng Bạch Đằng , chương trình có ghi Ban Đồng Ca Sinh Viên trình diễn “ Sông Bạch Đằng “ và “ Kinh Cầu Nguyện “, nhưng Sở kiểm duyệt cấm hát Điệp khúc bài trước, và cấm tất cả bài sau . Khi hát Sông Bạch Đằng , một tên mật thám cầm văn bản dò theo . Đoạn I , điệp khúc đã chửa lời , rồi đoạn II đều y như trong văn bản , hắn ta vừa lòng , gấp giấy lại . Nhưng khi hết đoạn II , bài hát trở lại điệp khúc , tôi ra hiệu , ban đồng ca hiểu ý , và câu điệp khúc bị cấm nổi lên . Trái tim tôi như muốn ngừng đập .”

“ Hồn nước vẫn sống với trời , non nước .

Ngày nay ta noi tấm gương anh hùng ,

Dù khó thế mấy , quyết cùng nhau bước,

Làm cho rõ biết cháu con nòi giống Tiên Rồng .”

Giáo sư , tiến sĩ , Viện sĩ âm nhạc Trần Văn Khê nhớ lại thời sinh viên khi mà Ông chỉ huy dàn nhạc trường Đại học Hà Nội : Bài Người Xưa Đâu Tá “, sau một thời gian tập và đưa ra trình diễn trước công chúng, nhưng trước đó 10 phút, cảnh sát đến trao cho tôi một tờ giấy , cho biết bài nầy không được quyền hát , do quyết định của Sở kiểm duyệt và Sở mật thám . Xem xong tôi nói , hôm nay tôi mới nhận được lịnh bài nầy cấm hát . Các em hợp xướng xin ngậm miệng lại ; nhưng không cấm đánh nhạc, các bạn đánh nhạc cứ đánh to lên. Nhưng tôi không ngờ mọi người đã có nghe , có biết bài hát, nên vừa đánh bản nhạc, tất cả đứng lên hát to hơn, mặc dù không cho hát . Sau đó Lưu Hữu Phước và tôi bị cảnh sát mời lên và dọa rằng . Các anh là học bỗng, ra đây học , lo đi học , làm những chuyện nầy có ngày mất học bỗng . Cả hai chúng tôi cùng cười . Chúng tôi không có làm chuyện gì sai hết . Cấm hát , chúng tôi không hát . Không cấm đàn , chúng tôi đàn , như thế có gì là sai ? . “.

Bài “Người Xưa Đâu Tá “, dưới sư điều khiển của Lưu Hữu Phước và chỉ huy dàn nhạc củaTrần Văn Khê , được Ban Đồng Ca Sinh Viên trình diễn trong đêm lửa trại Đền Hùng ngày , 9/3 /1942 , do Tổng Hội Sinh Viên Hà Nội tổ chức , gây xúc động cho hai trăm sinh viên và đồng bào tham dự . Đến năm 1944, bài hát được đổi thành “ Kinh Cầu Nguyện “, mới được con dấu của Sở kiểm duyệt Sài gòn . Những năm 1944-1945 , bài hát được hát trong lễ thành lập Hội Truyền Bá Quốc Ngữ .

Trong những bài hát lịch sử của Lưu Hữu Phước, Ải Chi Lăng “ cũng được xem như thiêng hùng ca . Trong một chuyến Phước đạp xe đạp lên Hữu Lủng , trông dãy núi Cai Kinh , quan sát từng hốc đá , khe suối , lối mòn để hình dung cảnh trí trận chiến từ vùng đất lịch sử Ải Chi Lăng . Bài” Ải Chi Lăng “ , mở đầu bằng tiếng trống và tiếng chiêng từ xa, dần nghe rõ ; bỗng nhiên cả trống ,cả chiêng dồn dập điểm mạnh :

“ Chi Lăng ! Chi Lăng !

Tiếng ai hò reo vang trời ?

Trống lại giục , chiêng lại khua

Chi Lăng ! Chi Lăng !

Bóng ai tranh hùng muôn đời ? “

Nghe như cuộc giao chiến với sức thu hút mãnh liệt theo nốt nhạc miêu tả

“ Hồi chiêng khua thúc quân , tiếng loa thét lên long trời .

Hùng binh say máu, gầm như sóng , cố tràn tới .

Hồi nhớ tới vó câu khập khễnh lướt qua làn khói giáp chiến !

Hồi nhớ tới bóng muôn cờ xí phất tung hùng vĩ quyết tiến ! “

Chiêng hòa lẫn với trống, đùng đùng giống lên với khí thế ngất trời của trận thắng ;

“Khuất Nam , bình Bắc , oai hùng luôn tiến !

Trống chiêng vang rền . . .”

Để sáng tác bài hát Hận Dài Sông Hát , tức ‘ Hồn Tử Sĩ “, Lưu Hữu Phước nghỉ rằng nước ta đương bị thống trị , một chiến bại có thể kích thích lòng yêu nước sâu sắc hơn . Trong sách Âm Nhạc Và Cuộc Sống, Lưu Hữu Phước đã viết : “ Nhân một buổi mưa to , gió lớn, tôi đi ra Hồ Tây nghe tiếng sóng gió gào thét . Đang đêm , tôi đi về phía đền Đồng Nhân, vắng vẻ , tỉnh mịch . Và một ngày chủ nhật , tôi lên thăm sông Hát, nơi Hai Bà Trưng tuẩn tiết . Đưa chủ đề quật khởi vào đề tài thất trận không phải dễ . Tôi phải làm sao nói được cái buồn đầy uất hận của những người mất nước muốn quật cường , dùng nét nhạc buồn mà không sa đọa . Sáu tháng vừa đi học , vừa hoạt động và vừa sàng tác, tôi hoàn thành bài “ Hận Dài Sông Hát “, tức là “ Hồn Tử Sĩ “ .

clip_image126

Đền thờ Hai Bà Trưng còn gọi là đền Đồng Nhân .nơi đây Lưu Hữu Phước sáng tác HẬN DÀI SÔNG HÁT

Năm 1942 , nhân ngày hội sinh viên, tại Nhà Hát Thủ Đô Hà Nội , phong trào sinh viên yêu nước tổ chức hội diễn văn nghệ với những điệu dân ca Bắc , Trung , Nam và Miên Lào . Lưu Hữu Phước cho rằng : “ Đưa dân ca lên sân khấu nhà hát thủ đô lúc bấy giờ , đối với anh chị em sinh viên chúng tôi , quả thật là môt hành động cách mạng . Chúng tôi đã đấu tranh gay go , chống coi rẻ dân ca và chê dân ca không hay . Lần ấy những điệu Cò lả , Hò mái đẩy, Hò cấy lúa Bến tre . . ,đã thắng lợi trước công chúng thủ đô và đó cũng là một bước làm cho sinh viên , học sinh và công chúng thủ đô càng yêu mến vốn ca nhạc dân tộc .”

Mùa Hè 1943 , nhóm Hoàng Mai Lưu tổ chức hát trên đài phát thanh Sài gòn một loạt bài hát lịch sử như Bạch Đằng Giang , Kinh Cầu Nguyện Ải Chi Lăng, Hận Dài Sông Hát … Sau đó một tuần , Sở mật thám cấm hát và truy tố tác giả . Nha Thanh Niên Thể Dục Thể Thao Ducoroy liền chỉ thị cho các “ thủ lãnh thanh niên thể dục “ , cấm không cho thanh niên hát . Anh em sinh viên đấu tranh quyết liệt . Lưu Hữu Phước tìm lại các văn bản và công bố trên báo chí danh sách những bài hát đã được Sở kiểm duyệt thông qua , để giúp các bạn thanh niên đấu tranh với chính quyền địa phương bảo vệ lời ca tiếng hát của mình “ .

Từ cuối năm 1943 , để góp sức đề cao tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm đang khẫn trương và trở nên bức thiết cho một cao trào giải phóng dân tộc, nhóm Hoàng Mai Lưu đã nghỉ đến Hội Nghị Diên Hồng. Dựa trên sử sách, Hội Nghị Diên Hồng qua các vị bô lão từ bốn phương đã kéo về Kinh đô cùng đồng tâm hô “ Đánh ! “ . Và rồi khoảng nửa triệu quân xâm lược bị quét sạch ra khỏi cỏi bờ . Bài Hội Nghị Diên Hồng, phần lời ca do Huỳnh Văn Tiễng soạn trước . Hình thức ca cảnh mới lạ rất phù hợp với hoạt động của sinh viên . Nhiều nơi anh chị em đã dàn dựng thành tiết mục , những câu hỏi , đáp . Ca cảnh Hội Nghị Diên Hồng còn có tựa đề “ Tiếng Trống Hào Hùng “.

Khởi đầu bằng tiếng loa kêu gọi :

“Toàn dân nghe chăng !

Sơn hà nguy biến !

Hận thù đằng đằng

Biên thùy rung chuyển

Vang lừng non song rền vang tiếng vó câu

Gây oán ngàn thu.

Toàn dân Tiên Long !

Sơn hà nguy biến!

Nào người hào hùng !

Nên hòa hay chiến ?

Diên Hồng tâu lên cùng minh chúa báo ân

Hởi đâu tứ dân !”

Tiếp theo tiếng loa là hành khúc của các Bô lão ,tuổi già sức yếu , tuổi cao mà ý chí càng cao, chân bước đi mà lòng ung dung tự hào , với nhạc điệu theo thang âm Nam , xừ xừ xừ, xừ xê sang xê cống .

Kìa vừng hồng

Bừng chiếu trên đỉnh núi

Ôi Thăng Long !

Khói kinh kỳ phơi phới

Loa vang vang

Tiếng loa truyền bốn phương

Sông núi thiêng khí hùng luyên chí giống dòng

Thề chung một lòng

Gìn non nước yêu quê hương !

Giống anh hùng nêu cao chí lớn

Giống anh hùng theo tiếng quốc hồn

Đi phen nầy lòng mong tâu đến long nhan :

Dòng Lạc Hồng xin thề liều thân , liều thân ! ,”

Các Bô lão tiếp tục bước đi tự hào :

“ Đường còn dài Hồn vương trên quan ải,

Xa xa trông . Áng mây đầu non đoài à a ..”

Những Bô lão chân bước đều và kiên quyết trên đường dài tiến về thủ đô , bỗng tướng Hưng Đạo Vương xuất hiện , báo với các Bô lão :

“ Trông quân Nguyên tàn phá non sông nhà ,

Đạp thành trì , toan xéo dày lăng miếu.

Nhìn quân gian ác lấn xâm tràn nước ta ,

Ôi ! Sông núi nhà rền tiếng muôn dân kêu la”

Tức thì một cuộc hỏi, đáp đầy khí phách hào hùng của cả một dân tộc sục sôi diễn ra :

- Trước nhục nước , nên hòa hay nên chiến ?

- Quyết chiến !

- Trước nhục nước , nên hòa hay nên chiến ?

- Quyết chiến ! Quyết chiến luôn !

Cứu nước nhà ! Nối chí bao hùng anh !

- Thế nước yếu , lấy gì lo chiến chinh ?

- Hy sinh !

- Thế nước yếu , lấy gì lo chiến chinh ?

- Hy sinh ! Thề liều thân cho song núi ,

Muôn năm lừng uy ! “

Trong vở Hội Nghị Diên Hồng, Lưu Hữu Phước soạn bài hát ‘” Thượng Lộ Tiểu Khúc Mắng Lê Tắc , ngầm mượn lời nói người thời xưa để gợi lên tinh thần quật cường và nguyền rủa bọn Việt gian bán nước thời nay. Sau tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, Mắng Lê Tắc , hóa thành Mắng Việt Gian, lưu hành ở Sài gòn và khắp Nam Bộ .

Lạ thay, khi được gợi lại dưới một hình thức nghệ thuật, bài “ Hội Nghị Diên Hồng “ có sức truyền cảm mạnh . Sự kiện toàn dân đoàn kết chống ngoại xâm giành thắng lợi đã xãy ra trên 650 năm trước, giờ đang trở thành vấn đề thời sự khẫn trương trong không khí tiền khởi nghĩa, giành chính quyền tháng Tám năm 1945

Bài Hội Nghị Diên Hồng là đinh cao của loạt bài hát lịch sử cùa Lưu Hữu Phước . Từ bài hát Sông Bạch Đằng, đến nhạc phẩm Hội Nghị Diên Hồng, Lưu Hữu Phước thời ấy đã minh chứng lòng yêu nước và tài năng của mình qua những cố gắng khai thác một cách có hệ thống những đề tài lịch sử, thể hiện chức năng “ phục vụ nhân sinh “ và đồng thời đề cao bản sắc dân tộc trong tác phẩm như chính “ Bản tuyên ngôn về âm nhạc “ mà Ông đã viết trên tuần báo Thanh Niên , số 10 , xuất bản ở Sài gòn năm 1944 .

Năm 1944 , sinh viên Huỳnh Văn Tiễng, liên hệ được với cơ quan lãnh đạo của Thủ Đô Hà Nội, truyền đạt cho nhóm sinh viên Sài gòn cấp bách bỏ học về Nam tham gia chuẩn bị Tổng khởi Nghĩa . Để phát động phong trào bỏ học trong Đông Dương Học Xá, Huỳnh Văn Tiễng , Lưu Hữu Phước , Mai Văn Bộ , Đặng Ngọc Tốt…cùng nhau thức trắng một đêm để soạn cùng lúc ba bài hát Xếp Bút Nghiên , Mau Về Nam Gieo Áng Sáng . Chỉ trong mấy hôm sau đó, trong các cuộc hợp của Đông Dương Học Xá đã có sinh viên đứng lên hát :

Xếp bút nghiêng lên đường tranh đấu !

Xếp bút nghiên , coi thường công danh như phù vân

Sơn hà xao xuyến .Tiến ta tiến

Một lòng yêu non sông

Vì dân .Ta liều thân

Thấy đoàn ta tiến tới

Nước non chào mời .

Quyết bỏ lại phía sau, không tiếc nuối những gì đã buột trói sinh viên :

Hèn thay đời nhàn cư

Hèn thay vui yêu đương “

Sinh viên tự nguyện sẵn sàng tiến lên trong nhiệm vụ mới rằng :

“ Lúc quê hương cần người , dứt làn tơ vương ,

Giả trường lên yên !

Hồn Việt Nam hùng thiêng,

Từ ngàn xưa bừng chuyển ,

Kêu ta mau lên đường cứu quốc gia .

Trên đường đi xe đạp về Nam , Huỳnh Văn Tiễng , Lưu Hữu Phước , Mai Văn Bộ cùng trao đổi, thấy cần soạn ngay môt bài hát ngắn ,gọn, để nói lên nổi hận tám mươi năm mất nước và ý chí diệt thù giành độc lập . Ngày 25/8/1945 , trên đường phố Sài gòn , một nhóm thanh niên vừa đi vừa hát bài Tám Mươi Năm “ , đã lôi cuốn hàng trăm , hàng ngàn, hàng trăm ngàn người xuống đường, gia nhập vào đội ngủ đi cướp chính quyền .

Đầu tháng 4/1941 , vào một sáng chủ nhật , nhóm Lưu Hữu Phước , Huỳnh Văn Tiễng , Mai Văn Bộ cùng nhau đi thăm làng Phù Đổng và đền Sóc Sơn , để tìm cảm hứng . Bài “ Kêu Gọi Khởi Nghĩa “ ra đời sau một đêm , với tinh thần sản khoái , sôi nổi, Phước cùng nhóm hát đi hát lại làm vang động trong góc phố , phần Điệp khúc :

Vung gươm lên , ta quyết đi đến cùng !

Vung gươm lên , ta thề đem hết lòng !

Tiến lên , đồng tiến , sá chi đời sống ,

Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng !

Hết điệp khúc, quay trở lại :

Nào anh em ơi ! Tiến lên đến ngày giải phóng !

Đồng lòng cùng nhau , ta đi sá gì thân sống ! . . .

Cứ hát như thế, sáng lúc nào không hay . Bỗng có tiếng gỏ cửa , Mai Văn Bộ trông thấy vội báo :

Cảnh sát đến !

Thầy đội xếp yêu cầu :

- Các cậu sinh viên Sài gòn hát khẻ một tí .

Sau nầy theo gợi ý của Chủ tich Tổng Hội Sinh sinh Dương Đức Hiền, cần có bài hát riêng cho sinh viên, từ nhạc của bài hát kêu gọi tổng khởi nghĩa , yêu cầu cứ đặt lời và phổ biến trước điệu nhạc, khi nào thời cơ đến , ta sẽ đưa lời ca khởi nghĩa ra , mọi người sẽ hát được ngay . Câu mở đầu bài Sinh Viên Hành Khúc :

“ Này sinh viên ơi ! Chúng ta kết đoàn hùng tráng.

Đồng lòng cùng nhau , ta đi kiếm nguồn tươi sàng .

Vì tương lai quốc gia , vì tương lai quốc dân .

Từ nay ta tiến lên , từ nay ta ráng cần. . .

Và điệp khúc , sửa lời :

Sinh viên ơi ! Ta quyết đi đến cùng !

Sinh viên ơi ! Ta nguyền đem hết lòng !

Tiến lên , đồng tiến , sá chi đời sống !

Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng “.

Bài : ‘ Hành Khúc Sinh Viên “ khi đưa ra Sở kiểm duyệt bị xóa , với lý do , bài hát của Sinh Viên Đại Học Đông Pháp, lời phải làm bằng tiếng Pháp . Dương Đức Hiền , Huỳnh Văn Tiễng ,Lưu Hữu Phước , Trần Văn Khê , Phan Huỳnh Tấn lại hợp , cùng nhất trí : “ Ta cứ cho phổ biến trong sinh viên bài Sinh Viên Hành Khúc , như tài liệu mật , trong các cuộc du ngoạn , hay đốt lửa trại… sinh viên ta cứ hát . Mặc khác, cũng phải soạn lời bằng tiếng Pháp, để phổ biến rộng điệu nhạc

Mai Văn Bộ được phân công viết lời tiếng Pháp : “ La Marche des Etudiant “ và nhóm xem đề cập Indochine, Đông Dương mà không nói Indochine Francaise , Đông Pháp , có ý chỉ phục vụ cho Việt Nam , Cao Miên và Lào, không đá động nước Pháp chính quốc nên nhất trí . Sở kiểm duyệt không còn có lý do để bát bỏ .

Khi Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương , Phạm Bửu Tâm làm Hội Trưởng, Lưu Hữu Phước và Ban Âm Nhạc của Hội tổ chức cuộc thi làm lời tiếng Việt . Đến năm 1942 , đưa ra Sở kiểm duyệt vẫn bị bát Trong thực tế sinh viên vẫn chép tay , bí mật chuyền cho nhau, bài lời tiếng Việt và vẫn hát như không hề bị kiểm duyệt . Đến năm 1944, Lưu Hữu Phước vận động với sự can thiệp của nhiều người , và Sinh Viên Hành Khúc trở thành Tiếng Gọi Thanh Niên , được Sở kiểm duyệt Sài gòn mới cho phép và được in ra từ một nhà in ở tận Cà Mau . Tuy vậy Sở mật thám pháp, đã gởi thông tư mật cho các Ty Thanh Niên Thể Dục Thể Thao ra lệnh cấm , không cho phép hát các bài Tiếng Gọi Thanh Niên, Người Xưa Đâu Tá , Hồn Tử SĩBóng Người Núi Lam , nhạc của Lương Ngọc Châu , lời của Huỳnh Văn Tiễng, với nội dung vua Lê Lợi hiện về trên núi Lam , kêu gọi nhân dân nổi dậy chống ngoại xâm .

Chuẩn bị tổng khởi nghĩa, Lưu Hữu Phước nghỉ tới ngày thắng lợi gần kề, nên sáng tác bài hát Khúc Khải Hoàn , lời của Huỳnh Văn Tiễng và Nguyễn Mỹ ca . Bài hát bao quát ngàn năm lịch sử dân tộc , nói lên cái ước mơ vô tận của tâm hồn :

Việt Nam mến yêu ! Ngàn ánh vinh quang ,

Rạng chiếu sơn hà ngàn xưa !

Nòi giống Lạc Hồng , nòi giống hiên ngang,

Khắp nơi cất cao bóng cờ,

Dân ta hằng anh dũng ,

Dân ta vẫn oai hùng,

Dân ta dù nguy biến không nao .

Non sông còn yên vững,

Non sông sẽ vang lừng,

Muôn đời rèn nung thêm chí cao . “

Lưu Hữu Phước khởi viết những nốt nhạt phục vụ cho phong trào học sinh từ năm 1940 , bài Hành Khúc Thanh Niên Nam Kỳ , khi vừa 18 tuổi . Bài hát đã được hàng ngàn anh chị học sinh Sài gòn đón nhận và hoan nghinh . Trong những năm 1941-1943, bao nhiêu biến cố làm lung lay chế độ thực dân , đông đảo sinh viên , học sinh đã nghỉ nhiều hơn đến tương lai đất nước và mạnh dạn tìm đường đi ,

Ông cũng tự thấy mình cũng nằm trong phong trào ấy và như đang sống giữa tứ nhạc và ý thơ , khi vấn thân vào phong trào yêu nước . Ông chính là người đầu tiên sử dụng rất thành công thể loại hành khúc để thức tỉnh , hiệu triệu, động viên giới học sinh-sinh viên và thanh niên tham gia phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc . Vi yêu nước mà sáng tác, sáng tác để cỗ vũ tinh thần yêu nước . Lưu Hữu Phước tự thấy bản thân chỉ là sản phẩm của phong trào thưở ấy với khán giả sinh viên , hẳn không phải là người nghe dễ tính. Theo

Ông Mai Văn Bộ , sinh viên thời ấy cho rằng : ” hầu hết bài hát của Lưu Hữu Phước đều phải trải qua cuộc thử lửa nghiêt ngã . thế nhưng , không lần nào dàn nhạc trường Đại Học dưới sự chỉ huy của Trần Văn Khê đã không làm tròn nhiệm vụ khó khăn của nó và cũng không một lần nào bài hát của Lưu Hữu Phước bị vấp phải sự phản ứng không thuận lợi của sinh viên . Buổi biểu diễn nào cũng kết thúc giữa tiếng hoan hô nhiệt liệt .Tại trường Đại học Hà Nội, Trần Văn Khê phải đứng trước hàng chục cây violon và hàng loạt nhạc cụ phương Tây , và dĩ nhiên trước hơn hai chục nhạc sĩ khá sành nhạc phương Tây, trong đó có một nữ sinh viên Pháp gốc châu Phi . Đầu năm học 1942-1943, bài “ Kêu Gọi Khởi Nghĩa” vào năm 1941, được Trần Văn Khê và dàn nhạc trường Đại học trình bày tại một cuộc hợp của sinh viên, bài “ Tiếng Gọi Sinh Viên “ lập tức được chấp nhận và trở thành bài hát chính thức của Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương .” .

Trong lĩnh vực âm nhạc , ngay thời còn là sinh viên , Lưu Hữu Phước được xem là một trong những nhạc sĩ đi đầu của giới sinh viên - học sinh Sài gòn và Nam Kỳ . Bí thư Xứ Ủy Nam Kỳ Trần Văn Giàu trong những năm 1940 cho rằng : “ Lưu Hữu Phước và nhóm Hoàng Mai Lưu, bằng những bài hát yêu nước đã hiến dâng cho cách mạng dân tộc giải phóng một sức mạnh lớn … Nhớ lại ngày xưa Lý Thường Kiệt với bài thơ “ Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư “, Trẩn Hưng Đạo với “ Hịch Tướng Sĩ “ , Nguyễn Trải với “ Bình Ngô Đại Cáo “, đã động viên sức mạnh vô song của cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng ngoại xâm , thì ngày nay có thể nói Lưu Hữu Phước và nhóm Hoàng Mai Lưu đã biết phát huy một cách phong phú truyền thống của cha ông dùng võ khí văn nghệ, chủ yếu là âm nhạc, động viên phong trào quần chúng cứu nước và xây dựng đất nước “ .

Lưu Hữu Phước là tấm gương cống hiến tài năng và nghệ thuật qua các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc . Cùng với dòng âm nhạc trử tình vốn tồn tại từ trước và với biết bao chuyển biến của những năm 1940, đã xuất hiện một dòng âm nhạc hùng tráng với nguồn cảm hứng hào hùng , ngợi ca tinh thần quật khởi của toàn dân. Lưu Hữu Phước được xem là một trong những cây bút tài danh nổi trội về ca khúc .

clip_image128

Lưu Hữu phước 1921-1989 GS,NhạcSĩ, Viện Sĩ

Trong phong trào Hướng Về Cội Nguồn , phong trào ca hát Thanh Niên Và Lịch Sử, Ông đã sáng tác nhiều bài hát mang khí phách và niềm tự hào , để động viên thế hệ trẻ đương thời cùng đứng lên làm chủ vận mệnh đất nước . Lưu Hữu Phước là một nhạc sĩ của công chúng, một nhạc sĩ hành động chưa có người thay thế ở Việt Nam ( nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng- Kỷ Niệm Với Anh Lưu Hữu Phước sđd, trang 23 ) . Phẩm chất của người nghệ sĩ , chiến sĩ cách mạng .của Lưu Hữu Phước luôn là niềm tự hào của nền âm nhạc Việt Nam và của cách mạng Việt Nam .Viện sĩ , nhạc sĩ Lưu Hữu Phước mãi mãi là tấm gương cho thế hệ nghệ sĩ trẻ chúng ta .

VII./ HUỲNH VĂN TIỄNG , NHÀ KIẾN TRÚC

PNONG TRÀO SINH VIÊN- HỌC SINH YÊU NƯỚC

VÀ ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC ( 1926-2009 ).

clip_image130

Hùỳnh Văn Tiễng nhà cách mạng lão thành

Huỳnnh Văn Tiễng , sinh ngày 10/10/1920, tại làng Tân Phú Trung, huyện Củ Chi , Mẹ là bà Lê thị Thại, trong bổn phận là vợ đã nuôi dưỡng chồng suốt mười ba năm bại liệt và bốn người con nên người . Năm 1930 , Huỳnh Văn Tiễng theo học trường Tiểu học tại huyện lỵ Hóc Môn .

Thời gian học Tiểu học , Huỳnh Văn Tiễng đã hãi hùng chứng kiến cuộc biểu tình đòi giảm ,miển thuế , 3/1930 , của nhân dân Đức hòa, Củ Chi, bị đàn áp dã man ngay trước dinh quận ; hàng chục xác chết nằm la liệt trên đường phố , một số khác , gồm phụ nữ và người già ,quần áo tả tơi , thân thể bầm dập , bị trói trên đường giải về trại giam . Tiễng căm tức trước sự độc ác nhà cầm quyền Pháp và của bọn lính Lê Dương đối với những người dân vô tội , sớm chớm nở tư tưởng bi quan với xã hội mình đang sống . Tiễng được người chú Huỳnh Công Thức khuyên : “ Cháu buồn làm gì ? Cháu phải cố học giõi , rồi lớn lên biết mình phải làm gì ? “ . Một tập giấy chép tay những bài thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu , Phan Văn Trị , Phan Bội Châu , được Chú tặng và dặn nên đọc kỹ và suy nghỉ … luôn luôn ghi nhớ , cố học thật giõi lớn lên sẽ biết phải làm gì .

Năm 1935, Huỳnh Văn Tiễng thi vào trường Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký , nay là trường Lê Hồng Phong, đường Nguyễn Văn Cừ , ngôi trường trung học duy nhứt dành cho người bản xứ Nam Kỳ . Một số bạn từ trường Collège Can Tho, MyTho lên học cấp tú tài như Lưu Hữu Phước , Mai Văn Bộ ,Nguyễn Việt Nam , Ngô Như Hòa, Trần Văn Khê , Nguyễn Văn Dỹ , Nguyễn Hữu Ngư…được Tiễng kết bạn đồng tâm , cùng nhau nghỉ đến tương lai của xã hội và dân tộc , cùng mong muốn mở mang kiến thức chính trị , xã hội, tìm con đường đi cho chính mình .

Sài gòn trong năm 1936-1937 đang chuyển mình một cách khác thường . Cuộc sống chính trị xã hội đã lôi cuốn học sinh từ cao trào Đông Dương Đại Hội . Nhân dân Sài gòn tổ chức mít tinh đón tiếp ông Justin Godart đại diện Tổng Liên Đoàn Lao Động Pháp và ông George Honel , nghị sĩ Quốc hội Pháp , đại biểu đảng Cộng sản Pháp cử sang tìm hiểu phong trào Đông Dương đòi cải cách chế độ thuộc địa .

Huỳnh Văn Tiễng cổ vũ học sinh trường Lycée Pétrus Ký cùng đi nghe các ông Dương Bạch Mai , Nguyễn Văn Nguyễn , Nguyễn Văn Tạo , đại biểu Đảng cộng sản diễn thuyết ở Hội Nam Kỳ Đức Trí Thể dục , ở rạp hát Thành Xương, phiên hợp Hội Đồng thành phố ở hội trường Xã Tây ,tòa soạn báo La Lutte, báo Dân Chúng . Theo ông Mai Văn Bộ , Tiễng vận động thành lập các Ủy Ban Hành Động của học sinh tham gia phong trào Đông Dương Đại Hội năm 1936 , lập tủ sách Mác-xít và phát động phong trào học sinh đọc báo Đảng để biết phải làm gì trước những tác động đến tinh yêu nước . Lời khuyên từ những đàn anh cộng sản buổi đầu đến với Tiễng : “ Các em còn trẻ, tương lai còn dài, các anh tin tưởng vào các em sẽ vững lòng yêu nước thương dân và sẽ tự sức mình làm những việc có ích cho dân tộc .”, .

Phong trào bị đàn áp. Ban tổ chức Hội Nghị Nhân Dân Đông Dương bị giải tán . Các đại biểu cộng sản bị bắt . Từ đây, Huỳnh Văn Tiễng, trở thành cầu nối học sinh với các cuộc đấu tranh chính trị bên ngoài trường Pétrus Ký. Tiễng lập kiến nghị, kêu gọi học sinh lớp tú tài ký tên gởi Đô trưởng Sài Gòn và Thống đốc Nam Kỳ , đòi trả tự do cho cho các dân biểu cộng sản , đang tuyệt thực trong tù . Hiệu trưởng Valencot dọa những học sinh tham gia phong trào Đông Dương Đại Hội . Một số học sinh của trường bị bắt .

Huỳnh Văn Tiễng tìm đến dược sĩ Trần Kim Quan , kỷ sư Nguyễn Văn Đức , giáo sư họa sĩ Hồ Văn Lái , kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát… đang giữ trọng trách trong Hội Nam Kỳ Đức Trí Thể Dục và được khuyên : “ Trong không khí căng thẳng như hiện nay , các em muốn hoạt động cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật của nhà cầm quyền . Hiện nay trong Hội , đang thiếu một vế quan trọng là giáo dục học sinh trong các trường về mặt văn thể . Nếu được thì các em sẽ làm việc và hoạt động dưới danh nghỉa của Ban học sinh nầy . “.

Huỳnh Văn Tiễng thấy đây là thời cơ quyết định cho ra đời Câu Lạc Bộ Học Sinh , Scola Club với ý tưởng “ Làm Việc- Đoàn Kết – Danh Dự “ nhưng mục đích là cỗ vũ tinh thần đoàn kết và yêu nước Nồng cốt là học sinh Lycée Pétrus Ký , gồm Huỳnh Văn Tiễng , Mai Văn Bộ , Lưu Hữu Phước, Trần Văn Khê , Phan Huỳnh Tấn tức Phan Hữu Tùng , Nguyễn Văn Dỹ , Nguyễn Phùng Xuân, Quách Vĩnh Chương tức Quách Vũ . Ban lãnh đạo Câu Lạc Bộ gồm một số đại diện các trường công và tư như Lycée Pétrus Ký, Nữ học đường , Lê Bá Cang , Huỳnh Khương Ninh , Lycéum Nguyễn Văn Khuê, Mỹ Thuật Gia Định , Bá Nghệ Kỷ Thuật .

Tiễng nghỉ phải có bài hát cho Câu Lạc Bộ , sao cho hùng hồn nhưng tươi sáng , khêu gợi tinh thần dân tộc và tình yêu nước . Chỉ trong ba ngày, bài Hành Khúc Của Tranh Niên Nam Kỳ, nhạc của Lưu Hữu Phước mang âm hưởng Việt Nam , lời bằng tiếng Pháp của Mai Văn Bộ , vì học sinh thuộc địa Pháp chỉ được phép hát bằng tiếng Pháp . Trần Văn Khê chỉ huy dàn nhạc trường Pétrus Ký dàn dựng , tập dượt cho một Ban Đồng Ca với nhạc khí đầy đủ , trình diễn đầu tiên trong buổi lễ ra mắt Câu Lạc Bộ tại Hội trường S.A.M.I.P.I.C. số 87 , đại lộ Galliéni , nay là Trần Hưng Đạo , rất được học sinh hoan nghênh nhiệt liệt .

Câu Lạc Bộ chuẫn bị ra mắt tại Nhà Hát Tây Sài gòn vào cuối năm 1939, với nội dung trình diễn 2 vở kịch của Huỳnh Văn Tiễng, Những Người Đau Khổ , châm biếm trí thức ôm chân thực dân , do Trần Văn Khê và Hồ Thông Minh đóng và vở Lương Kha , một nghệ sĩ trẻ có tài bị thực dân hắt hủi đi đến quyên sinh , do Nguyễn Văn Dỹ , Võ Thị Ngọc và Phan Huỳnh Tấn đóng , cùng một số bài hát như Hành Khúc Thanh Niên Nam Kỳ , Ca Ngợi Hùng Vương của nhạc sĩ Thẩm Oánh , Trên Sông Bạch Đằng của nhạc sĩ Hoàng Quý . Tuy không quảng cáo rầm rộ , nhưng trong một tuần vé đã bán hết . Nhà hát phải xếp thêm ghế phụ mới đáp ứng phần nào sự hưởng ứng nồng nhiệt của khán giả. Ban tổ chức , diễn viên , nhân viên hậu kỳ trong sự phấn khởi mừng vui , bất ngờ vào ngày cuối lại nhận được lệnh của Đô trưởng Sài gòn cấm tổ chúc lễ ra mắt và cấm luôn Câu Lạc Bộ hoạt động , do nhà báo Hiền Sĩ, tên mật thám của Pháp báo cáo qua theo dỏi nhưng buổi tập dượt hai vở kịch .

Ngày 23/11/1940 , cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nam Kỳ chống ách thống trị của thực dân Pháp do Đảng cộng sản lãnh đạo nổ ra nhiều tỉnh ,trong đó có huyện Củ Chi . Huỳnh văn Tiễng rất lo cho sự an toàn của gia đình. Vào một sáng chủ nhật đi xe đạp về thăm nhà được Mẹ cho biết, đồng bào đánh mõ , rải truyền đơn , kéo nhau đi cướp nhà việc của Hội đổng làng . Pháp xua lính đi càn quét , bắt bớ , bắn giết nên không ai dám ra đường . Gia đình thúc giục Tiễng mau trở xuống Sài gòn .

Trên đường đi ,Tiễng bị tên cò Bétail xét hỏi giấy tờ . Khi biết Tiễng là học sinh trường Pétrus Ký , nói được tiếng Pháp , y gằn giọng hăm : “ Mầy là học sinh bản xứ, học trò của nước Pháp mẫu quốc, chúng tao sẽ xét lại nguồn gốc gia đình mầy ở Tân Phú Trung coi có dính liếu hay không với bọn phản loạn đang bị trừng phạt và sẽ bị chúng tao tiêu diệt sạch . “. Y còn phất tay chỉ về phía một tốp người tay bị trói bằng dây kẽm xuyên vào bàn tay, quần áo tả tơi , mình đầy thương tích đang bị áp giải bộ về trại giam . Hắn nói như để đe dọa Huỳnh Văn Tiễng : “ Đó! Mầy hãy coi kết quả của sự phản bội nước Pháp mẫu quốc “ .

Trở xuống Sài gòn , lòng Tiễng ngổn ngang căm tức và thuật lại những gì nghe thấy trong chuyến về thăm nhà cho các bạn trong nhóm, ai nghe cũng tỏ ra phẫn nộ . Tiễng cố tập trung học ,quyết giành cho được bằng tú tài toàn phần bản xứ để ra Hà Nội học , tìm một thế đứng mới cho hoạt động yêu nước .

Thời cuộc lúc bấy giờ với bao biến cố . Chiến tranh thế giới thứ II Chính phủ Pháp thua trận, ký Hiệp ước đầu hàng quân phát xít Đức ngày 22/6/1940 . Ở Việt Nam, ngày 22/9/1940 , thực dân Pháp ký Hiệp định đầu hàng quân phiệt Nhật . Từ Lạng Sơn , Hải Phòng , quân Nhật ào ạt kéo vào Hà Nội , bắt đầu chiếm đóng Đông Dương . Ngày 27/9/1940 , cuộc kởi nghĩa Bắc Sơn đã nổ ra . Pháp vội đóng cửa trường và xua học sinh –sinh viên ra khỏi Hà Nội . Tiếp đến cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, 23/11/1940 bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu . Sinh viên Huỳnh Văn Tiễng sớm nghỉ , chiến tranh đã đưa tới cách mạng , nên thường trao đổi ý kiến về thời cuộc và thái độ cần có của sinh viên Sài gòn . Huỳnh Văn Tiễng liên hệ với Hội Nam Kỳ Tương Tế , Secour Mutuel des Cochinchinois , viết tắt là S.M.C , ở số 18 Tôn Đản, xin Ban quản tri S.M.C cho dùng Hội quán làm nơi sinh hoạt của sinh viên . Tháng 2/1941 , nhân Tết cổ truyền , Huỳnh Văn Tiễng tổ chức cho sinh viên Sài gòn thành lập Ban hợp ca với tiết mục tấu hài của sinh viên Bùi sỉ Hùng và Trần Văn Khê , trình diễn các bài hát của Lưu Hữu Phước , “ Mừng Xuân Hà Nội “ .

Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương trong năm học 1941, Ban chấp hành mới được cải tổ , bổ sung những sinh viên được tín nhiệm về tinh thần yêu nước và ý chí hoạt động xã hội . Hà Nội tham gia 5 sinh viên trong đó Dương Đức Hiền Làm Chủ Tịch Tổng Hội, Huế có 6 sinh viên vào Ban Chấp Hành . Riêng số sinh viên Sài gòn cốt cán được tín nhiệm đông , với 21 sinh viên . Huỳnh Văn Tiễng trên cương vị Phó Ban du ngoạn di tích lịch sử , chuyển mạnh phong trào Hướng Về Cội Nguồn và phong trào ca hát , Thanh Niên Và Lịch Sử .

Phong trào sinh viên cần một bài hát hành khúc cổ vũ lòng yêu nước và ước nguyện tự do cùa tuổi trẻ dưới giảng đường Đại học . Bài hát Tiếng Gọi Sinh Viên do Lưu Hữu Phước sáng tác được Tổng Hội Sinh Viên treo giải thưởng viết lời, Lê Khắc Thiềng , sinh viên y khoa , người Huế đạt giải nhất và trở thành bài hát chính thức của Tổng Hội Sinh Viên, được công chúng chiêm ngưỡng như một Quốc ca mới .

Phong trào Hành Hương Về nguồn do Huỳnh Văn Tiễng khởi xướng đã được Sinh viên Sài gòn nhiệt liệt hưởng ứng . Nhiều đoàn sinh viên đạp xe đi viếng các di tích lịch sử . Vào dịp Giáng sinh 1940 , Tiễng tổ chức một đoàn sinh viên mười người đạp xe từ Hà Nội trên một cung đường Bắc Ninh , Kiếp Bạc , Đông Triều , Hòn Gai , Hải Phòng dài độ 180 cây số .

Trên lộ trình , Đoàn dừng lại tham quan nhiều nơi , qua phà Phả Lại và sông Bạch Đằng, viếng thắng cảnh vịnh Hạ Long, một kỳ quan thiên nhiên tuyệt mỹ . Đoàn đi qua Đồ Sơn Kiến An , viếng Đền thờ Trần Hưng Đạo ở Kiếp Bạc . Khi qua Bạch Đằng Giang , anh em sinh viên có cảm tưởng như là đang đi trên thuyền chiến từ 650 năm trước .Trên những ngọn sóng mà vừa mới qua ,quân Ngô Quyền đã đánh chìm bao chiến thuyền xâm lược của Ô- Mã – Nhi , Phàn Tiếp bị vướng vào cộc gỗ , bị bè lửa đốt cháy rực trời , tạo nên xúc cảm để sinh viên Lưu Hữu Phước sáng tác bài hát lịch sử đầu tiên , bài Bạch Đằng Giang .

Vào một tối chủ nhật ,Tiễng lại tổ chức đi viếng Cổ Loa Thành . Phước táo bạo sáng tác một cuộc đối thoại giữa người thời xưa và người thời nay , cho ra đời Bài hát Người Xưa Đâu Tá . Trong một chuyến đi xe đạp lên Hữu Lũng, tham quan Ải Chi Lăng .Lưu Hữu Phước sáng tác thiên hùng ca Ải Chi Lăng , nghe như trống thúc , chiêng khua .

Ngày 10/3/1942, Dương Đức Hiền, chủ tịch Tổng Hội Sinh viên cùng Huỳnh Văn Tiễng tổ chức đưa 200 sinh viên về dự ngày Giỗ Tổ Đền Hùng bằng 10 toa xe lửa . khởi hành từ Hà Nội. Từ Đền Thượng , Dương Đức Hiền cùng Huỳnh Văn Tiễng , Nguyễn Hữu Dư, đón sinh viên hành hương với ba hồi trống , chuông cùng lời khấn , chúng con là cháu chắt dòng dõi Việt Nam thành kính nưỡng mộ các bậc tiên liệt có công xây dựng đất nước, thành khẫn dâng lên lời thề nguyền nối tiếp truyền thống , quyết sống và làm việc vì lợi ích tối cao của Dân Tộc , của Tổ Quốc .

Dương Đức Hiền đứng trên ngọn tháp , giơ cao bó đuốc hô to ba lần : “ Việt Nam Độc Lập Muôn Năm ! , trước 200 sinh viên và thanh niên đứng quanh chân tháp đồng hưỡng ứng nhiệt thành. Đêm lửa trâi dưới chân núi Đền Hùng với dàn nhạc thu gọn của trường Đại học trình diễn những bài hát lịch sử nổi tiếng như Bạch Đằng Giang , Ải Chi Lăng, Người Xưa Đâu Tá,, vang vọng chân núi Nghịa Lĩnh, trước hàng trăm đồng bào địa phương đến dự . Trần Văn Khê , theo Phước là người hát hay nhứt bài Người Xưa Đâu Tá , đã hóa trang thành một Bô lão, khăn đóng áo dài , đầu râu tóc bạc , khi dàn nhạc mở đầu bằng tiếng kèn chầm chậm , bắt đầu hát :

Trời mây u ám , gió cuốn tả tơi hoa cỏ …

Người xưa đâu tá ? Có khóc những khi trời chiều ? .

Xung quanh lửa trại cùng hát :

“Tưởng nhớ tới , bao khi ai kia cưởi sóng Bạch Đằng hùng dũng ,

Tưởng nhớ tới ai kia nâng cao ngọn cờ Việt Nam .

Trần Văn Khê xướng Tiếp :

“ Người nay đâu tá ? Có biêt hổ cùng đèn lửa …Nào ai đang ngủ say sưa , trụy lạc quên mình “ .

Tất cả đồng thét :

Vùng vậy cả thảy !...

Người Nam anh dũng !

Nói đến tấm gương kẻ xưa đừng để thiệt thòi “

Tất cả cùng thành kính :

“ Người xưa đâu tá ? Hãy giúp thiếu niên dũng cảm …

Người xưa đâu tá ? Hãy giúp tấm lòng can đảm

Người xưa đâu tá ? Hãy giúp cho dân Lạc Hồng ! “ .

Huỳnh VănTiễng tổ chức nhiều Đòan xe đạp đi viếng những di tích lịch sử nhằm bồi dưỡng tinh thần dân tộc và gây dựng sự kết đoàn giữa sinh viên và học sinh các trường trung học từ Bắc chí Nam . Để phát động phong trào ca hát Thanh Niên Và Lịch Sử , năm 1941, Huỳnh Văn Tiễng sáng lập Nhóm Hoàng Mai Lưu , ghép chữ đầu là họ của 3 sinh viên , nồng cốt là Huỳnh Văn Tiễng , Mai Văn Bộ và Lưu Hữu Phước kết hợp với trí thức, sinh viên có chuyên môn như Quách Vũ, Trần Văn Khê , Diệp Minh Châu , Khương Mễ, Hồ Văn Lái ,Nguyễn Hải Trừng , Bùi Đức Tịnh, Lê Văn Ngươn , Nguyễn Sáng , Trần Văn Lắm ,Nguyễn Văn Mười .

Nhân khi Sài gòn, chính quyền thực dân tổ chức Hội chợ tại vườn ông Thượng , nay là công viên văn hóa Tao Đàn , Huỳnh Văn Tiễng nảy ra sáng kiến , bàn với Tổng Hội Sinh tổ chức một đoàn sinh viên Hà Nội vào tham quan Hội Chợ . Do để phô trương thành tích , rất cần có sự hưởng ứng của dân chúng nên đề đạt của Tổng Hội Sinh Viên được nhà cầm quyền Phap chấp thuận ngay. Ban phụ trách Đoàn gồm Huỳnh Văn Tiễng , Nguyễn Ngọc Minh , Lưu Hữu Phước, Trần Văn Khê , thuê toa xe lửa riêng đưa 150 sinh viên vào Sài gòn , 15/12/1942 với danh nghỉa tham quan Hôi Chợ Đông Dương nhưng thực chất là Tiễng tìm liên hệ với trí thức , nhân sĩ , tư sản dân tộc tiêu biểu ở Sài gòn để gầy dựng chổ dựa cho phong trào sinh viên , khôi phục và củng cố phong trào Câu Lạc Bộ Học Sinh Sài gòn …

Đoàn được một số trí thức tiêu biểu và học sinh đã hoạt động trong phong trào trước đây , tiếp đón nhiệt tình , được xếp về ở tại một số phòng của trường Pétrus Ký, lúc nầy đã dời về trường sư phạm , gần sở thú . Tiễng tổ chức buổi ra mắt của Đoàn với gần 300 nhân sĩ , trí thức để giới thiệu mục đích tôn chỉ của Tổng Hội Sinh Viên hướng về phục vụ lợi ích của Tổ quốc và đề đạt nhân sĩ , trí thức ủng hộ và giúp sức phát triển phong trào sinh viên ở Sài gòn và Nam Kỳ .

Chiều ngày 25/12/1942 , Tiễng cùng Đoàn tổ chức diễn thuyết và ca nhạc tại nhà hát Tây Sài gòn. Vở kịch Những Người Đau Khổ và Lương Kha bị cấm trước đây , nay được Sở kiểm duyệt Sài gòn cho phép biểu diễn . Chương trình ca nhạc được thu và phát sóng trên đài phát thanh Sài gòn . Từ thành quả đạt được , Huỳnh Văn Tiễng vạch kế hoạch hoạt động cho kỳ nghỉ Hè năm 1943 , bằng hoạt động triễn lảm , diễn thuyết , tổ chức dạ hội với mục đích từ giáo dục yêu nước. nâng lên thành ý chí cứu nước, giải phóng đất nước .

Cuối tháng 7/1943 , nhóm Hoàng Mai Lưu tổ chức triễn lãm bảy ngày về nguồn gốc dân tộc Việt Nam tại Dinh Đốc Lý ,nay là trụ sở Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh . Tài liệu do nhà sử học Trần Văn Khang cung cấp , tổ chức những buổi diễn thuyết con đường mới của của Thanh Niên , do Mai Văn Bộ và Đặng Ngọc Tốt trình bày .

Tiếp đến trình diễn ba đêm Dạ hội tại Nhà Hát Tây với vở kịch Nợ Mê Linh , của Huỳnh Văn Tiễng , kết thúc bằng lời thề của Trưng Trắc trước bàn thờ chồng “ Nguyện xả thân,đền nợ nước trả thù nhà “. Sau đó Trưng Trắc phát động cuộc khởi nghĩa , diệt thái thú Tô Định, giải phóng đất nước . Vở ca kịch Tục Lụy của Khái Hưng , do Lưu Hữu Phước phổ nhạc qua thơ của Thê Lữ ; nói về một tiên nữ từ bỏ cảnh thiên đàng , xuống trần gian cứu giúp người đau khổ nhằm giáo dục tình yêu thương nhân loại , ý thức về nổi khổ đau của loài người ,hướng về chân- thiện -mỹ , phù hợp với tâm lý giới văn học, nghệ thuật .

Vở kịch Đêm Lam Sơn, của Huỳnh Văn Tiễng Kết thúc bằng lời thề đanh thép của Lê Lợi chỉ vào vầng hồng vừa lố dạng cuối đêm tụ nghĩa Lam Sơn : “ Nhục nước phải rửa bằng máu “. Đêm dành cho hai giới , nam và nữ . Mở đầu là màn Gọi Hồn Đất Nước. Kịch Hội Nghị Diên Hồng của Huỳnh Văn Tiễng và Mai Văn Bộ , nhằm đề cao tinh thần dân tộc đoàn kết chống ngoại xâm , bằng lời thề của các Bô lão, đại diện của nhân dân , Quyết chiến ! Quyết chiến! . Ba lời thề của Trưng Trắc , Lê Lợi và các Bô lão, đi phó hội non sông, làm cho tất cả khán giả cùng dứng lên hò reo. hưởng ứng , cùng nhịp chân rầm rập trên nền nhà hát .

Chương trình tiếp theo của Tổng Hội Sinh VIên sẽ tổ chức trại hè ở suối Lồ Ồ . Nhưng vào tháng 8/1943 , đã bị Thống đốc Nam Kỳ Hoeffel rút giấy phép . Huỳnh Văn Tiễng điện cho chủ tịch Dương Đức Hiền vào Sài gòn gặp phó Toàn quyền Ducoroy, đặc trách thanh niên thể thao, phản đối và cho lệnh cấm vô lý , đang gây ảnh hưởng xấu trong thanh niên trí thức và sinh viên đối với nhà cầm quyền Pháp ở Nam Kỳ thuộc địa . Sau đó Thống đốc Nam Kỳ Hoeffel cho phép mở trại Hè với điều kiện sinh viên Mai Văn Bộ , Lưu Hữu Phước và Đặng Ngọc Tốt không được dự trại . Trong vai trò phó trại Hè , Huỳnh Văn Tiễng sáng tác lời bài hát Suối Lồ Ồ , bí mật gởi xuông Ô Môn ,Cần Thơ , yêu cầu Lưu Hữu Phước phổ nhạc .

Rất đông thanh niên, trí thức ồ ạt đến xin đăng ký tham gia Hôi trại, nhưng chỉ nhận khoảng 300 trại sinh . Ngày khai mạc, Huỳnh Văn Tiễng chỉ cho thượng lá cờ đỏ của sinh viên mà không có cờ tam tài của Pháp . Trại Hè với châm ngôn được Tiễng nêu một cách có ý nghỉa ; “ Luyện thân tráng kiện , Rèn chí dũng cường . Thân khỏe trí dũng .Giành lại quê hương “ . là khẫu hiệu cho trại sinh trong mỗi sáng tập thể dục .

Sinh viên Mai Văn Bộ , sau nầy là Đại sứ nước ta tại Pháp, cho rằng trại Hè suối Lồ Ồ : “ Là tiền đề báo trước sự tập hợp rộng rãi chưa từng thấy của trí thức , sinh viên , học sinh gắn liền với nông dân ngoại thành và công nhân lao động nội thành, trong phong trào Thanh Niên Tiền Phong, ngòi pháo của cuộc tổng khởi nghỉa tháng 8/1945 “.

Huỳnh Văn Tiễng vui mừng vì : “ Toàn bộ trại Hè suối Lồ Ồ là một lớp huấn luyện chính trị tổng hợp cho những trí thức trẻ tâm hồn trong sáng , yêu nước, sẵn sang phục vụ Tổ quốc , Thời gian của Hội trại không dài nhưng đã thực hiện chuyển ý thức yêu nước thành hành động cứu nước “ . Khi ngồi trên xe lửa ra Hà Nội , Tiễng đã phải suy nghỉ sẽ phải làm gì tiếp sau trong thời kỳ cá gặp nước “ với thời cuộc đang đổi thay nhanh chóng .

Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc qua mối quan hệ với cán bộ Việt Minh , Vũ Quý đã đến với Huỳnh Văn Tiễng . Khi được truyền đạt “ sinh viên Nam Kỳ nên gây phong trào sinh viên bỏ về Nam tham gia Tổng khởi nghĩa, Từ cuộc hợp với đại diện Tổng bộ Việt Minh , ở số 80 đường Jackin , nay là đường Ngô Thời Nhiệm thủ đô Hà Nội , Tiễng hợp ngay nhóm Hoàng Mai Lưu cùng sinh viên Nam kỳ , 5/1/1944 , tại Ký Túc Xá Sinh Viên Đông Dương , khu nhà do sinh viên y khoa năm thứ VI, Huỳnh Bá Nhung làm đại diện , để truyền đạt một số quyết định gây phong trào bỏ học trong sinh viên Sài gòn và Nam Bộ , bằng lý lẻ : “ Sinh viên tạm nghỉ học một thời gian vì Hà Nội luôn bị máy bay Mỹ ném bom , bắn phá “ .

Tiễng cùng Đặng Ngọc Tốt Mai Văn Bộ , Lưu Hữu Phước sáng tác ngay bài hát cỗ động bỏ học . Huỳnh Văn Tiễng viết lời bài hát Xếp Bút Nghiên, Đối “ với số sinh viên còn mơ màng công danh , chưa vì dân ta liều thân “ , Tiễng đưa ra yêu cầu : “ Phải có tiếng sáo Trương Lương “ để thúc giục và sinh viên Đặng Ngọc Tốt ,sau nầy là Viện trưởng Viện Quân Y , giảng viên trường Đại học Y Khoa viết lời bài hát Mau Về Nam .Lưu Hữu Phước phổ nhạc sao cho đượm vẻ buồn để kêu gọi : “

“ Tuổi thanh xuân buồn trôi vẩn vơ

Ao tù tối tâm , đời âm thầm

Mau xông tới, đấp xây đời mới

Ta kéo nhau về Nam, đi về thôi ! “

Mai Văn Bộ, soạn lời bài hát Gieo Ánh Sáng . Chỉ nội trong đêm , Lưu Hữu Phước phổ nhạc xong một loạt ba bài hát . Tiễng bàn chia lực lượng sinh viên miền Nam thành ba nhóm . Một nhóm sắp hoàn thành học kỳ Y Dược , Khoa Học , Nông Lâm, tiếp tục ở lại một thời gian ngắn để thi xong tốt nghiệp rồi về sau , như Nguyễn Đăng Pierre , Phan Văn Phổ , Huỳnh Xuân Hương , Võ Văn Ty .Nhóm hai gồm những sinh viên mới vào Đại học hay học được vài năm thì kiên quyết về Nam . Nhóm ba , gồm chin sinh viên khỏe mạnh , cấp tốc lên đường về Nam bằng xe đạp , vì nhiều cầu đường xe lửa bị máy bay Mỹ bắn phá hư hỏng nên xe lửa ngừng chạy .

Đoàn chin người , gồm Đặng Ngọc Tốt , Nguyễn Tôn Hoàn , Tạ Bá Tòng , Lưu Hữu Phước ,Lê Văn Ký , Trương Cao Phước , Vương Văn Lễ , riêng Mai Văn Bộ có việc đột xuất nên chưa thể cùng về . Nguyễn Việt Nam làm Trưởng và Tiễng làm phó Đoàn . Bài Xếp Bút Nghiên thúc giục mạnh mẽ việc bỏ học, không những sinh viên Sài gòn và Nam Kỳ bỏ học , sinh viên Huế và miền Trung , sinh viên Hà Nội và miền Bắc cũng rầm rộ bỏ học để đi làm cách mạng .

Khi vào đến Tô giới Ninh Bình - Thanh Hóa , giới tuyến giữa Bắc Kỳ và Trung Kỳ , Đoàn bị mật thám Pháp chận bắt , đưa lên xe, áp giải về Sở Mật Thám Hà Nội, vì tội bạo loạn , gây kích động, phạm tội hình sự của nhà nước bảo hộ .Trong lúc địch khai thác, Tiễng cùng các sinh viên trong Đoàn cực lực lên án việc vô cớ bắt bớ , giam cầm sinh viên và kiên quyết đấu tranh , đòi nhà cầm quyền trả tự do để sớm về với gia đình .

Đoàn đã chuẩn bị trước cách đối phó , nên địch thẩm vấn đến đâu cũng đều bình tỉnh trả lời rành mạch rằng : lý do bỏ học về gia đình vì Hà Nội bị bom đạn Mỹ rằng việc bỏ học đã có báo chính thức cho Hiệu trưởng trường Đại học Charton, rằng vì cầu đường bị Mỹ ném bom phà hư , nên phải đi xe đạp về gấp, rằng việc hàng trăm sinh viên Hà Nội rầm rộ tiễn nhóm đến Phủ Lý, không tùy thuộc vào đoàn . Sinh viên Đặng Ngọc Tốt và Trần Bửu Kiếm hoạt động trong phong trào học sinh Hà Nội, diễn thuyết cổ động sinh viên , trí thức nên bị tra tấn dã man , nhưng kẻ địch vẫn không moi được lời khai nào về tội bạo loạn chống nhà cầm quyền Dù vậy hai sinh viên Tốt và Kiếm giam giữ tại nhà tù Vụ Bản ở Hòa Bình .

Tiễng cùng sáu sinh viên được địch đưa trở vào Ninh Bình trả tự do ở địa đầu tỉnh Thanh Hóa tiếp tục lên đường . Ở một số nơi dừng chân như Thanh Hóa, Nghệ An , Hà Tĩnh…Đoàn được các địa phương tiếp đón, sắp xếp ăn nghỉ, , được nghe lời kêu gọi cuảTổng Bộ Việt Minh . Đến Huế, Tiễng liên lạc với nhóm sinh viên Lê Khắc Thiềng , Lê Bá Hoang , Lê Thiệu Huy . Nữ sinh trường Đồng Khánh tổ chức văn nghệ đón mừng Đoàn với bài Tiếng Gọi Sinh Viên , Xếp Bút Nghiên . Khi xuống phà qua sông Gianh. Tiễng hồi nhớ , thời Trịnh , Nguyễn chia cắt đất nước , gợi cảnh phân chia Việt Nam thành ba miền của thực dân Pháp. Tiễng viết lời bài hát Hờn Sông Gianh, Phước phổ nhạc .

Trên đường đi , Tiễng nảy ra trong đầu và trao đổi cùng Phước cần một bài hát nói lên nổi hận tám mươi năm mất nước . Theo vòng lăn bánh xe .Tiễng làm lời , theo đó Phước phổ nhạc bài hát Tám Mươi Năm . Chặng đường từ Huế, còn xe lửa chạy , đoạn đường nầy chưa bị Mỹ ném bom nên tất cả cùng lên xe về Sài gòn .Đến nới Tiễng đánh giây thép ngay cho Dương Đúc Hiền , báo tin Đoàn về đến Sài gòn an toàn và đề nghị giúp đỡ Đặng Ngọc Tốt và Trần Bửu Kiếm đang bị giam giữ ở nhà tù Vụ Bản ,

Vè Sài gòn Huỳnh Văn Tiễng tìm bắt liên hệ với những trí thức , nhân sĩ tích cực như giáo sư Phạm Thiều , dược sĩ Trần Kim Quan, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát , bác sĩ Đặng Văn Chung cùng lập Hội Truyền Bá Quốc Ngữ , góp phần chống mù chữ , thúc đẩy hoạt động văn hóa, xây dựng đời sống mới . mở mang dân trí , cổ vũ tinh thần dân tộc , nghỉa đồng bào .

Sau khi kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát giao tờ tuần báo Thanh Niên . Huỳnh Văn Tiễng cùng với. Mai Văn Bộ ,Lưu Hữu Phước , Nguyễn Hữu Ngư , Nguyễn Hoàng Tư, Nguyễn Hải Trừng , Nghiêm Xuân Việt , Nguyễn Văn Khiêm , Trịnh Hy Liệt , Bình Nguyên Lộc, Trường Sơn Chí và nhiều ký giả , nhà báo , nhà văn tên tuổi , có uy tín đã thổi lên luồng sinh khí cách mạng , nung nóng hơn nửa tinh thần yêu nước trong thanh niên , học sinh, sinh viên và các giới đồng bào .Tờ báo tạo được vị thế trong công chúng và nhất là giới trẻ .

Huỳnh Văn Tiễng bị mật thám bắt vào sáng 26/9/1944 . Từ Khám lớn Sài gòn vẫn hoạt động yêu nước . Tiễng làm lời , Phước phổ nhạc bài hát Giữ Lời Nguyền nói lên tinh thần bất khuất sơ thảo Khúc Khải Hoàn , bí mật chuyển ra cho Nguyễn Mỹ Ca chỉnh sửa .Khúc Khải Hoàn dược Trần Văn Khê dàn dựng , tập dược và đưa ra trình diễn trong buổi lễ truy điệu Nguyễn An Ninh và tổ chức Việt Minh ra mắt tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo, đêm 21/8/1945.

Ngày 9/3/1945 , Nhật đảo chính Pháp, Huỳnh Văn Tiễng ra tù , lại lao vào chuẩn bị tham gia tổng khởi nghĩa . Tiễng tìm đến thầy cũ, giáo sư Lê Văn Huấn vận động thầy đứng ra nhận chức Giám đốc Thanh Niên Thể Thao , thay cho phó Toàn quyền Pháp , đại tá Ducouroy . Do có sự đảm bảo của Đổng lý văn phòng toàn quyền Minoda Nhật, ông Lê Quang Hộ , anh ruột Lê Văn Huấn . Minoda trao chức vụ và cơ ngơi Tổng cục Thanh Niên Thể Thao , đóng ở số 1, đường Norodom cho thầy Huấn với đầy đủ văn phòng, nhân sự và ngân quỹ ; có hệ thống tổ chức xuống các tỉnh, huyện. Huỳnh Văn Tiễn được xem là thành viên năng nổ , đóng góp tích cực cho sự ra đời của Thanh Niên Tiền Phong .

.Huỳnh Văn Tiễng , trên cương vị Phó chủ tịch , Tráng trưởng Thanh Niên Tiền Phong phụ trách thanh niên , đã cùng Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phat triễn khai kế hoạch “ vô hiệu hóa bô máy đàn áp của địch .” bắt đầu từ Sở cảnh sát đặc biệt miền Đông , do tên quan năm Nhật phụ trách . Hồ vĩnh Ký làm Giám đốc, Phó giám đốc trực bót Catina, ông Huỳnh văn Phương , chú ruột kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát đáp ứng yêu cầu cung cấp một số sung đạn , giao sân tập quân sự , ra lệnh cho công an , cảnh sát không can thiệp vào các hoạt động của Việt Minh , thay số cảnh sát cũ do Pháp để lại cho Nhật .

Huỳnh Văn Tiễng chạy đua với thời gian . dốc nhiều tâm trong hai buổi ra mắt , tuyên thệ của Thanh Niên Tiền Phong tại vườn ông Thượng vào 1/7/1945 và 18/9/1945 , tiếp nhận và trao cờ đỏ sao vàng cho lực lượng Heiho , lính Nhật người bản xứ , trong cuộc mít tinh tưỡng niệm nhà yêu nước Nguyễn An Ninh tai rạp Nguyễn Văn Hảo , đêm 21/8/1945 . Tráng trưởng Huỳnh Văn Tiễng hùng hồn kêu gọi quần chúng đứng lên giành độc lập tự do cho Tổ Quốc dưới ngọn cờ của Việt Minh , tổ chức cho xe trương cờ đỏ sao vàng, phát loa khấp Sài gòn –Chợ lớn- Gia định, kêu gọi đồng bào chuẩn bị Tổng khởi nghĩa .

Trong vai trò Thư ký, Tiễng cùng với ông Kiều Công Cung làm thường trực theo dỏi Tổng Khởi Nghĩa của Thanh Niên Tiền Phong , cùng Ủy Ban Tổng Khởi Nghĩa hợp rà soát cuộc biểu tình có võ trang trên một triệu người, vào ngày 25/8/1945 , Ông tham gia Ủy Ban Hành chính Lâm Thời Nam Bộ, với vai trò ủy viên phụ trách tuyên truyền và thanh niên .Trước tình hình bạo lực phản cách mạng và quân đội Đồng Minh cố tình gây hấn . Xứ Ủy Nam Kỳ , Bí Thư Trần Văn Giàu thành lập Ủy Ban Kháng Chiến, với một Ban Thường Trực gồm 5 thành viên, do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch , Huỳnh Văn Tiễng làm Phó Chủ tịch . Vương Văn Lễ phụ trách văn phòng Ủy Ban Kháng Chiến .

Cuộc tuyển cử đầu tiên , ngày 6/1/1946 Huỳnh Văn Tiễng là một trong năm Đại biểu được nhân dân Sài gòn – Chợ lớn bầu , trong đó có đồng chí Tôn Đức Thắng , Hoàng Đôn Văn , Nguyễn Thị Lựu , Ngô Tấn Nhơn cùng tham gia vào đoàn đại biểu đi dự hợp Quốc Hội ở Thủ đô Hà Nội . Tại cuộc hợp Quốc Hội , tháng1/1946, Huỳnh Văn Tiễng thay mặt đoàn Đại biểu đề nghị Quốc Hội cho phép thành phố Sài gòn được mang tên thành phố Hồ Chí Minh . Tháng 5/1946 , một đoàn Đại biểu Quốc Hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do đồng chí Phạm Văn Đồng Và Tôn Đức Thắng sang thăm Pháp , trình bày quan điểm thống nhất ba Kỳ và tôn trọng, độc lập của Việt Nam , Ông được giao nhiệm vụ Tổng Thư Ký Đoàn , cùng đi thăm chính thức nước Cộng Hòa Pháp .

Khi Quân Ủy Trung Ương thành lâp Ủy Ban Kháng Chiến Miền Nam Việt Nam , do ông Cao Hồng Lĩnh làm Chủ tịch, Huỳnh Văn Tiễng làm Phó chủ tịch . Trên cương vị phụ trách tuyên truyền , Ông đã góp sức xây dựng và phát sóng đài Tiếng Nói Nam Bộ , Tiếng nói đau đớn , Tiếng nói căm hờn .

Trong quá trỉnh hoạt động cách mạng, Huỳnh Văn Tiễng luôn kết tập quanh mình những trí thức , sinh viên –học sinh có nhiệt tình yêu nước đã khai thác tốt thế mạnh và những thuận lợi trong nhân sĩ , trí thức và giới sinh viên-học sinh . Theo đó là sự ùng hộ tích cực của giới trí thức và một số viên chức cao cấp vốn xuất thân từ sinh viên Đại học nên khi khó khăn, phong trào sinh viên luôn được sự giúp sức của đàn anh ngay trong bộ máy chính quyền của thực dân Pháp .

Trần Văn Giàu , nguyên Bí thư xứ Ủy Nam Kỳ, Đảng Cộng Sản Đông Dương , cho rằng trước tổng khởi nghĩa tháng 8/ 1945 : “ Có lẻ chưa khi nào thành phố Sài gòn có nhiều lời ca , tiếng hát, nhất là tiếng đồng ca của hàng trăm , hàng ngàn người đi rầm rập chân trên đường phố hát Tiếng Gọi Thanh Niên và Lên Đàng . Trước tổng khởi nghĩa tháng tám , đâu đâu cũng nghe “ Nầy thanh niên ơi ! Quốc gia đến ngày giải phóng “ , hay “ Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng “ . Tôi cho rằng nhóm Hoàng-Mai-Lưu bằng nhũng bài hát yêu nước đã hiến dâng cho cách mạng và dân tộc một sức mạnh lớn, như thêm vào hàng vạn người “.

Trong những năm 1940, giới sinh viên học sinh Sài gòn và Nam Kỳ hầu như ai cũng hát bài Tiếng Gọi Thanh Niên của nhóm Hoàng Mai Lưu mà chính quyền Sài gòn đã sửa một vài ca từ, rồi lấy làm quốc ca cho chế độ. Trong kháng chiến chống Mỹ, khi Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam ra đời , bài chào cờ Giải Phóng Miền Nam , không ai không thuộc . Hoàn cảnh bài hát ra đời từ lúc Bí thư trung ương cục miền Nam, Ông Phạm Hùng đề nghị cần một bài hát thể hiện cho được tinh chất Quốc ca .cho nhân dân miền Nam, kêu gọi nhân dân vùng lên đấu tranh lật đổ chế độ tay sai của Mỹ, nêu rõ nguyện vọng thống nhất nước nhà .

Nhóm Hoàng Mai Lưu , Huỳnh văn Tiễng Lưu Hữu Phước Mai Văn Bộ

Nhóm Hoàng Mai Lưu bàn bạc thận trọng trong từng chữ , tùng lời của ca từ và cho ra đời bài hát Giải Phóng Miền Nam , lấy tên tác giả là Huỳnh Minh Liêng, nhưng in sai chữ L thành S , lấy chữ đầu họ của bộ ba ghép . Huỳnh là Huỳnh Văn Tiễng , Minh tức Mai Văn Bộ và Liêng tức Lưu Hữu Phước .clip_image132Huỳnh Văn Tiễng, môt tầm vóc đặc trưng nhà văn hóa mà tên tuổi của Ông cùng với hai bạn Mai Văn Bộ và Lưu Hữu Phước là những người con ưu tú của Nam Bộ hào sản, “ nguyền xây non nước sáng tươi muôn đời “ . Nhà sử học Trần Văn Giàu lúc sinh thời luôn đánh giá cao bộ ba nhân vật nầy trong phong trào văn nghệ không chỉ của một thời mà nhiều thời .

Nhà cách mạng trưởng thành từ cuộc cách mạng lớn lao của dân tộc gắn liền vận mệnh của đất nước, Huỳnh Văn Tiễng luôn chủ động ứng phó với mọi tình huống , không thụ động trước hoàn cảnh vốn là bản lĩnh của người Việt Nam, bản lĩnh ấy thêm độ sâu đối với người Việt Nam ở Nam Bộ .

TÀI LIỆU VÀ SÁCH , BÁO THAM KHẢO .

1/ Lịch Sử Việt Nam từ 1858 đến 1898 Nhà Xuất Bản TP Hồ Chí Minh năm 2001 .

2 /- Địa Chí Văn Hóa Thành phố Hồ Chí Minh tập I - Lịch sử , giáo sư Trần Văn Giàu – Trần Bạch Đằng , giáo sư Nguyễn Công Bình chủ biên . Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh năm 1987 .

3 / -Địa Chí Văn Hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập II – Văn Học – Giáo su Trần Văn Giàu-Trần Bạch Đằng , giáo sư Nguyễn Công Bình chủ biên . Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh – năm 1988 .

4 / - Địa Chí Văn Hóa Thành phố Hồ Chí Minh , tập III –Nghệ thuật – Giáo sư Trần Văn Giàu- Trần Bạch Đằng , Giáo sư Nguyễn Công Bình chủ biên .Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh , năm 1989 .

5 / Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Sơ Khảo. Tập 1 ( 1920-1954 ) – Nhà xuất Bản Sự Thật , tháng 5 năm 1961 .

6 /Chống Xâm Lăng của Giáo Sư Sử Học Trần Văn Giàu .

7 / Địa Chí Văn Hóa Bến Tre – Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội ấn hành năm 2000. –do Thanh Phương, Đoàn Tứ chủ biên .

8 / Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, tác giả Đào Duy Anh- Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh – Khoa Sử tường Đại Học Sụ Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 1992 .

9 / Sài Gòn Năm Xưa, Kỷ Niệm 300 NămSài Gòn của Vương Hồng Sễn – Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh , năm 1960 .

10 / Sài Gòn Từ Khi Thành Lập Đến Giữa Thế Kỷ XIX của Trịnh Tri Tấn , Nguyễn Minh Nhật , Phan Tuấn, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh—1998 .

11 / Đất Gia Định , Bến Nghé Xưa Và Người Sài Gòn ( tái bản lần thứ II ) do Sơn Nam Biên Khảo- Nhà Xuất Bản Trẻ .

12 / Thơ Văn Yêu Nước Chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu – Ty Văn Hóa và Thông Tin Bến Tre Xuất Bản 1882 .

13 / Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười- Du Ký Và Biên Khảo của Nguyễn Hiến Lê – Nhà Xuất Bản Long An ấn hành 1989 .

14 / Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê – Nguyễn Hiến Lê – Nhà Xuất Bản Văn Học ấn hành 1993 .

15 / Đường Bác Hồ Đi Cứu Nước của Trịnh Quang Phú Sưu Tập Và Biên Soạn – Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn năm 2002 .

16 / Hồ Chí Minh Một Cuộc Đời của Wiilliam Duiker ( Mỹ ) .

17 / Hồ Chí Minh Toàn Tập ,Quyển I ( 1919-1924 ) – Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia .

18 / Hồ Chí Minh Toàn Tập – Quyễn II ( 1924-1930 )- Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia .

19 / Hồ Chí Minh Toàn Tập ,Quyển III ( 1930-1945 ) . Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia.

20 / Con Đường Vạn Dặm Của Hồ Chí Minh ( tái bản lần thứ tư ) của Mai Văn Bộ - Nhà Xuất Bản Trẻ - năm 2003 .

21 /Lịch Sử Việt Nam từ 1858 đến 1898 của Giáo Sư Sử Học Trần Giàu – Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh – năm 2001 .

22 / Nguyễn An Ninh ( 15-9-1890 đến 14-8- 1943 ) “ Tôi chỉ Muốn Làm Cơn Gió Thổi “ của Nguyễn Thị Minh- Nhà Xuất Bản Trẻ năm 2005 .

23 / Phan Châu Trinh ( 1872- 1926 ) Qua Những Tài Liệu Mới của Lê Thị Kinh , tức Phan Thị Minh- Nhà Xuất Bản Đà Nẳng – năm 2001,Hiệu Chính Bản Thảo- Nhà Văn Nguyễn Ngọc ,Quyển I Tập I .

24 / Phan Châu Trinh ( 1872-1926 ) Qua Những Tài Liệu Mới ,của Lê Thị Kinh tức Phan Thị Minh . Hiệu Chính Bản Thảo- Nhà Văn Nguyễn Ngọc , Quyễn I , Tập II – Nhà Xuất Bản Đà Nẳng , năm 2003 .

25 / Biên Niên Tiểu Sử Phan Châu Trinh ( 9-9-1872 - 26/4/1926 ) . Hội Thảo Toàn Quốc nhân kỷ niệm 80 năm Tang Lễ Phan Châu Trinh ( thành phố Hồ Chí Minh 24/3/2006 ) Nhà Xuất Bản Giáo Dục, năm 2006 .

26 / Hồi Ký 1940-1945 của Trần Văn Giàu- Thư viện nhà riêng Giáo Sư Trần Văn Giàu .

27 / Nam Bộ Đất Và Người của Hội Khoa Học Lịch Sử , TậpI , Tập II. Nhà Xuất Bản Trẻ .

28 / Nguyễn Văn Nguyễn- Nhà hoạt động chính trị ,Nhà Báo , Nhà Văn Hóa . Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh .

29 / Kiều Bào Và Quê Hương ( nhiều tác giả ) Ủy Ban Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài Thành Phố Hồ Chí Minh . Nhà Xuất Bản Trẻ , năm 2.006 .

30 / Biên Niên Thế Kỷ XVII ( 1623-1699 ) .

31 / Võ Duy Dương Với Đồng Tháp Mười của Nguyễn Hửu Hiếu . Nhà Xuất Bản Trẻ .

32 / Hồi Ký Từ Đất Tiền Giang ( Đoàn Giỏi ghi ) của Nuyễn Thị Thập . Nhà Xuấh Bản Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh .

33 / Huỳnh Tấn Phát – Cuộc Đời Và Sự Nghiệp- nhiều tác giả - Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội năm 2.003 .

34 / Hồi Ký Đám Cưới Giữa Mùa Thu của Bùi Thị Nga – Nhà Xuất Bản Phụ Nữ Hà Nội ,năm 2.003 .

35 / Dương Quang Đông Xuyên Tây, của Nguyễn Hùng . Nhà Xuất Bản Trẻ , năm 2.004 .

36 / Hồ Chí Minh Chiến Sĩ Quốc Tế, của Phan Ngọc Liên. Trịnh Vương Hùng .Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân – Hà Nội năm 2.000.

37 / Góp Thêm Tư Liệu Sài Gòn – Gia Định Từ 1859 – 1945 của Giáo Sư , Phó Tiến Sĩ Nguyễn Phan Quang . Nhà Xuất Bản Trẻ -Thành Phố Hồ Chí Minh .

38 / Nhìn Lại Xếp Bút Nghiêng Lên Đàng của Huỳnh Văn Tiểng . Nhà Xuất Bản Trẻ năm 2001 .

39 / Lưu Hữu Phước – Con Người Và Sự Nghiệp , của Mai Văn Bộ . Nhà Xuất Bản Trẻ Ấn Hành năm 1989 .

40 / Âm Nhạc và Cuộc Sống của Lưu Hữu Phước . Nhà Xuất bản Ấn Hành Năm 2.001 .

41 / Gieo Ánh Sáng . Lược Sử Hội Truyền Bá Quốc Ngữ do Trương Thanh Vân – Trần Vĩnh Lạc Biên Soạn- Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2.001 .

42 / Ba Mươi Năm Đấu Tranh Của Giáo Giới Sài Gòn- Gia Định ( 1945 – 1975 ) . Nhiều Tác Giả - Câu Lạc Bộ Nhà Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh Biên Soạn : Phan Trọng Tân , Phan Xuân Nam , Lưu Văn Nam .

43 / Nữ Sinh Sài Gòn Một Thời Để Nhớ ( 1945-1975 ) . Nhiều Tác Giả - Nhà Xuất Bản Trẻ Ấn Hành Năm 2000 .

44-/,Lưu Hữu Phước- Sự Nghiệp Âm Nhạc- Nhà Xuất Bản Trẻ-1998 .

45/ Những Bước Đầu Của Báo Chí- Tiểu Thuyết Và Thơ Mới ( 1865-1882 ) của Bùi Đức Tịnh .Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 1992 .

46/ Những Báo Chí Được Tham Khảo : Gia-Định Báo , Lục Tỉnh Tân Văn , Dân Chúng , Điện Tín, Dân Báo , Phong Hóa . Du Học Báo , Đèn Nhà Nam , Đuốc Nhà Nam. Tân Dân Báo, Thần Chung, Thanh Niên. An Nam Tạp Chí , Thời Báo , Việt Nam Hồn , Đông Phương , Học Sinh. Nam Kỳ Khuyến Học Hội , Việt Nam Thanh Niên , Thanh Niên Tuần Báo , Sư Phạm Học Khoa Sài Gòn , Tương Lai , Rạng Đông Tạp Chí . Ngọ Báo , Trung Bắc Tân Văn , Xưa Và Nay .v .v . . .

47/ .Phim tài liệu 9 tập , Những Năm Bốn Mươi ( 1940 ) , chuyện bây giờ mới kể . Đài truyuền hình thành phố Hồ Chí Minh sản xuất .

THÁNG TƯ 2012

clip_image134

clip_image136

clip_image138

clip_image140

clip_image142

clip_image144

clip_image146

clip_image148

clip_image150

clip_image152

clip_image154

clip_image156

clip_image158

clip_image160

clip_image162

clip_image164

clip_image166

Hình ảnh nhóm biên tập Phỏng vấn các nhà cách mạng lão thành

clip_image168

Nhóm gặp và phỏng vấn giáo sư sử học Trần Văn Giàu lần thứ hai nguyên bí thư

xứ ủy Nam Kỳ 1945 - 1945 (ngày 1 thang 7 nam 2006 )

clip_image170

Nhóm biên soạn tiếp xúc và phỏng vấn nguyên bí thư ban cán sự nội thành Nguyễn Thọ Châu ( Ngày 07 tháng 01 năm 2006) thứ 2 từ trái qua

Nhóm tiếp xúc và phỏng vấn nhà cách mạng lão thành Huỳnh Văn Tiễng thủ lĩnh phong trào sinh viên Trung Trưởng Thanh Niên Tiền Phong nguyên phó chủ tịch uỷ ban kháng chiến chống Pháp sau CMTT8 -1945 (ngày10 tháng 08 năm 2006 )

clip_image172

clip_image174

Nhóm biên tập gặp gỡ và phỏng vấn Ô. Lê Trung Nghĩa cựu học sinh nội trú Petrusky là đại diện học sinh trong ban đại diện học sinh tham gia cuộc biểu tình ngày 9 -01-1950 hình 2 từ trái qua

clip_image176

Nhà giáo Bùi Đức Trịnh tức Bùi Kim Bích Trưởng ban sinh viên Saigon 1944-1945 và nhóm phỏng vấn đứng 17/8/2006

clip_image178

Thầy Phan Văn Phổ ( ngồi )cựu sinh viên ,người đã chép tay tài liệu việt minh đưa từ Hanoi vô Saigon giao cho lãnh tụ SV Huỳnh Văn Tiểng (nhóm PV ngày18/8/2006)

clip_image180

Ô.Nguyễn Thu Duy Dương,cán bộ tổ chức Hướng Đạo ở Nam Kỳ 1926 (ngồi ) .Nhóm phỏng vấn đứng ngày 23/8/2006

clip_image182

Bà Hoàng thị Kim Dung áo bông bí danh Bảy Bích, nhóm biên soạn 3/10/2006

clip_image184

Bà Huỳnh Ngọc Thanh (bên trái) cựu học sinh Gia Long ,tham gia công tác nội thành với anh Ba Đỗ Ngọc Thạnh HS ; nhóm biên soạn 7/11/2006

clip_image186

Bà Đỗ thị Kim Chi đeo kiếng cựu nữ sinh ban Tú Tài Gia Long một trong 5 người bị bắt ngày 1/11/1949

clip_image188

Thầy Nguyễn Văn Thiện ( đứng giữa )Hiệu Trưởng trường Petrusky 30/4/1975 ,nay là Lê Hồng Phong .Nhóm phỏng vấn 16/10/2006

clip_image190

Bà Nguyễn Bình Minh nữ sinh trường Marie Curie cựu cán bộ Đoàn học sinh cứu Quốc Nam Bộ .Nhóm phỏng vấn 3/10/2006

clip_image192

Ô. Bùi Tiến An ( bên trái) cựu cán bộ Thành Đoàn hoạt động phong trào thanh niên hướng đạo Saigon bên trái .Nhóm biên soạn 30/8/2006


(44) .Vào thời kỳ nầy, học sinh đậu bằng Tiểu học hạng giỏi và phải qua một kỳ thi, nếu được trúng tuyển mới được nhận vào học trong bốn năm; được học bổng toàn phần và ăn ở nội trú.Trường dạy hai chương trình, trung học và sư phạm; thi lấy bằng thành chung , Diplôme d’Etudes Primaires Supérieures Indochinoises .

(45) - Sách Giáo Giới Sài gòn Gia Định , trang 181,182,183, cuộc bãi khóa cũa giáo sinh sư phạm Sài gòn, tác giả Trần Văn Thơm, Câu Lạc Bộ Nhà Giáo Hưu Trí TP Hồ Chí Minh năm 2000 .

( 46 ) -Theo tòan quyền Dông Dương , Pasquier , năm 1925-1926, đã có 394 thiếu niên Nam Kỳ sang Pháp du học . Pháp lập tại Paris Đông dương Học Xá dể học trò Việt Nam trú ngụ , báo Lục Tỉnh Tân Văn ngày23/10/1930 .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét